Wednesday, January 17, 2018

Sức sống mãnh liệt của bé gái 8 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng

Bố mất sớm, bé V.T.N.N (8 tuổi, quê Lai Cậy, Tiền Giang) sống với mẹ và bà ngoại. Hàng ngày, chị T. – mẹ bé phải đi làm đủ nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho N. được học hành đầy đủ.

Mới đây, bé N. lên cơn sốt cao nhiều ngày. Sau đó, bé được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Bình Chánh, TP.HCM) cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán N. bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa và tổn thương gan.

Sau khi nhập viện, bé N. được điều trị tích cực chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hồi sức tích cực như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương,…

suc song manh liet cua be gai 8 tuoi bi soc sot xuat huyet nang - 1

Bé N. trong cơn thập tử nhất sinh nằm tại phòng điều trị bệnh

Sau một ngày nhập viện, bệnh của bé N. diễn biến phức tạp, tái sốc 1 lần, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa nặng,…Thậm chí, bé bị suy hô hấp nặng phải đặt khí quản thở máy xâm lấn kiếm soát áp lực.

Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực & Chống độc cho biết: “Trước tình trạng trên, bệnh nhi được truyền máu để giải quyết tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành chọc dò dịch ổ bụng nhằm giải áp tình trạng tăng áp lực ổ bụng…”.

Hằng ngày nhìn con gái nằm bất động trên giường bệnh với bao máy móc kim tiêm xung quanh, mẹ bé N. chỉ biết rưng rưng. “Con bé nằm im, tôi đành nén đau đớn vào trong rồi cầu nguyện mọi chuyện sẽ ổn. Nếu con bé khó qua khỏi, tôi không biết phải sống sao nữa!”, chị T. nghẹn ngào.

Sau chuỗi ngày chiến đấu với tử thần, nhờ sức sống mãnh liệt, bé N. đã phục hồi kỳ diệu, dần tỉnh táo, chức năng gan tốt. Đặc biệt, bé được cai máy thở. “Đây là trường hợp Sốc sốt xuất huyết Dengue diễn biến nặng, thất thoát huyết tương nặng và kéo dài, thể hiện qua tràn dịch màng phổi và màng bụng rất nhanh.

suc song manh liet cua be gai 8 tuoi bi soc sot xuat huyet nang - 2

Bé N. tươi tắn bên bà ngoại trong ngày xuất viện về nhà

Dù vậy bệnh nhi được giúp thở đúng thời điểm, dẫn lưu ổ bụng có kiểm soát đảm bảo tưới máu ổ bụng và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu kịp thời. Nhờ vậy tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan”, bác sĩ Thy cho biết.

BS Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực BV Nhi Đồng Thành phố nhận định dù dịch sốt xuất huyết đã giảm nhiệt ở nước ta, tuy vậy người dân không nên lơ là. Cần phải  chủ động phòng chống dịch, để ý theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi con sốt.

Đó là thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện: quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc ngủ li bì; đau bụng; chảy máu cam, ói ra máu, tiêu phân đen….cần phải đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Ngoài ra,  nhiều trẻ  có biểu hiện tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống… Nếu để sang ngày thứ 4, bé có thể rơi vào sốc sốt xuất huyết thì rất  nguy hiểm.

>> Xem thêm: TP.HCM: Bé 2 tuổi suýt tử vong vì tai nạn khó tin trong lúc tập ăn

Theo Khai Tâm (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment