“Người sói” thời hiện đại
Jesus Aveves ở thành phố Loreto, Mexico chào đời với một lớp lông dày phủ kín khuôn mặt. Từ khi còn là một đứa trẻ, anh bị mọi người xung quanh thường xuyên chế giễu, xa lánh. Mặc cảm, Jesus luôn tìm cách trốn tránh đám đông. Anh không thích ra ngoài, ở trường anh bị những đứa trẻ khác bắt nạt, chúng kéo lông trên mặt và gọi anh là “người sói”.
Jesus Aceves (ngoài cùng bên trái) cùng các thành viên trong gia đình mắc hội chứng “người sói” kỳ lạ.
Lòng tự trọng của anh cũng bắt đầu tăng dần khi anh trở thành một thanh niên. Bây giờ ngay cả khi Jesus hơn 40 tuổi, nhưng nhiều lúc anh vẫn có những lúc cảm thấy bực tức, xấu hổ, thậm chí bất lực.
Người dân xung quanh tẩy chay gia đình Aceves. Họ còn yêu cầu gia đình anh nên sống trong rừng như những con sói. Khi thấy Jesus và những người thân, nhiều người làm dấu, cầu nguyện và nguyền rủa như thể gia đình anh là quỷ dữ. Một số người thậm chí còn giết những vật nuôi của nhà "người sói".
Không chỉ có Jesus Aveves, trong dòng họ Aveves có tới khoảng 30 thành viên cũng mắc hội chứng tương tự. Đây được coi là dòng họ có nhiều người mắc hội chứng Người sói nhất trong lịch sử loài người. Cuộc sống của họ từng trở thành đề tài cho bộ phim tài liệu nổi tiếng “Chuy, The Wolf Man” của đạo diễn Eva Aridjis, được phát hành vào tháng 9/2015.
Hội chứng đáng sợ nhất thế giới
Hội chứng Người sói (hay hội chứng Ambras) xuất hiện khi lông phát triển bất thường trên cơ thể người, là một dạng bệnh lý hiếm gặp nhất thế giới với xác suất 1/1.000.000 người. Trên thế giới, trong 300 năm qua, có khoảng 50 trường hợp, bao gồm gia đình Aceves, mắc hội chứng hiếm này.
Những đứa trẻ khi sinh ra mắc phải căn bệnh này đều mang một số những dấu vết của tổ tiên loài người như đuôi, móng mọc dài hay phổ biến nhất là hiện tượng lông và tóc mọc dài.
Bà nội của Aceves là người đầu tiên trong gia đình mang đột biến gene gây nên hội chứng “người sói”, đến nay thì một nửa số con cháu của bà có lông tóc phát triển quá mức trên cơ thể. Không ai biết rõ về nguyên nhân gây nên chứng bệnh này và cũng chưa có cách chữa trị.
Theo các kết quả nghiên cứu, đột biến gene gây nên hội chứng “người sói” của gia đình Aceves lại nằm ở nhiễm sắc thể X, tức là những người đàn ông mang đột biến gene trong gia đình sẽ di truyền cho mọi người con gái của họ mà con trai thì không, còn những người phụ nữ mang đột biến gene trong gia đình sẽ di truyền cho một nửa số con, bất kể là trai hay gái.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu Aceves và gia đình ông, họ đặc biệt quan tâm đến chứng dư thừa tóc bởi muốn tìm ra phương pháp chữa trị chứng rụng tóc đối với những người bị hói đầu. Mặc dù vậy, rất khó để chỉ ra gene nào mang đột biến, hoặc là gene lặn hay gene trội.
Trong khi chờ khoa học tìm ra cách chữa bệnh, để hòa nhập được với cộng đồng, gia đình Aceves tìm nhiều cách để tẩy bớt đi đám lông. Phụ nữ có lớp lông trên mặt mỏng hơn, nhưng với những người đàn ông lớp lông tập trung dày đặc trên mũi hay mí mắt thì rất khó can thiệp bằng những công nghệ tẩy lông tiên tiến.
“Y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị triệt để hội chứng “Người sói”. Người ta có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách tẩy trắng, cạo hay nhổ lông. Ngoài ra, sử dụng tia laser cũng là một cách hiệu quả”, tiến sĩ Ralph Trueb, một chuyên gia của Đại học Y khoa Zurich tại Thụy Sĩ, cho biết.
Sau một cuộc phẫu thuật điều trị chứng động kinh, người phụ nữ này đã mất khả năng kiểm soát tay trái và thường...
No comments:
Post a Comment