Elizabeth Short, sinh ngày 29/7/1924 tại Massachusettes, là một cô gái khá xinh đẹp với màu mắt xanh nhạt, tóc nâu. Năm 23 tuổi, Elizabeth Short làm bồi bàn và là diễn viên quần chúng đang nổi với hoài bão được xuất hiện trên màn ảnh Hollywood.
Thế nhưng, cuối cùng tên tuổi của Elizabeth Short chỉ thực sự nổi tiếng sau cái chết kinh hoàng cô. Đây cũng là một trong những vụ án khét tiếng nhất trong lịch sử Mỹ, sau 70 năm vẫn chưa tìm ra hung thủ.
Elizabeth Short bị sát hại năm 23 tuổi.
Mọi người nhìn thấy cô lần cuối cùng vào ngày 9/1/1947 tại khu dinh thự Biltmore Estate, Ashville, Bắc Carolina.
Sau 1 tuần mất tích, vào sáng ngày 15/1/1947, một người dân tên Betty Bersinger đi dạo cùng con gái nhỏ đã phát hiện ra thi thể của cô với nhiều vết cắt trên bãi cỏ ở Los Angeles.
Vụ án khiến các nhà điều tra bó tay 70 năm qua.
Cơ thể của Short bị chặt đứt hoàn toàn ở phần eo và rửa sạch không còn một giọt máu trong người. Ngoài ra, gương mặt của Short bị rạch từ khóe miệng cho tới lỗ tai, tạo thành một nụ cười Glasgow; nhiều vết cắt sâu ở đùi, ngực… Những nhà điều tra tìm thấy một bao xi-măng gần đó với đầy máu ở trong và có một dấu giày cao gót trên mặt đất, xung quanh đó là những dấu bánh xe. Dự đoán thi thể của cô bị giết ở nơi khác và mang đến hiện trường khoảng 2 giờ sáng.
Đáng chú ý hơn cả là dòng chữ được viết bằng son môi đỏ trên thi thể nạn nhân có nội dung: "BD AVENGER" (Người trả thù Black dahlia - Thược dược đen).
Biệt danh "Thược dược đen" có lẽ được bắt nguồn từ một bộ phim với các vụ giết người bí ẩn Blue Dahlia, được công chiếu vào tháng 4/1946. Có ý kiến lại cho rằng cái tên xuất phát từ việc bạn bè gọi Short là "đóa thược dược đen" bởi cô yêu thích màu đen và thường cài hoa thược dược lên tóc.
Khám nghiệm tử thi cho thấy, Short cao 1.65 m, nặng 52 kg. Trên cổ, cổ tay và mắt cá chân có nhiều dấu hằn của dây. Nguyên nhân cái chết được xác định là do xuất huyết trầm trọng từ một vết cắt sâu trên da và do bị đánh liên tục vào đầu và mặt.
Cuộc điều tra về cái chết của Short được thực hiện bởi Cục Cảnh sát Los Angeles. Cục cũng đã nhận được sự giúp đỡ của hàng trăm cảnh sát. Vì tính chất của vụ án, sự giật gân và đôi khi thiếu chính xác của báo chí đã thu hút sự chú ý kịch liệt từ dư luận.
Ngày 23/1/1947, một người tự nhận là kẻ giết người gọi cho nhà biên tập của Los Angeles Examiner để kể lại vụ việc và đề nghị gửi đồ của Short. Ngày hôm sau, một gói đồ được chuyển đến tòa soạn Los Angeles bao gồm giấy khai sinh của cô, thẻ làm việc, những tấm ảnh, những cái tên ghi trên một mảnh giấy, cùng với một quyển sổ địa chỉ với cái tên Mark Hansen được khắc nổi trên bìa. Hansen là một người ở ngôi nhà mà Short từng ở với bạn cô ấy, ngay lập tức trở thành một kẻ tình nghi.
Bên cạnh đó, nhiều người khác còn viết thư gửi đến tòa soạn và ký tên là "Người trả thù Black Dahlia". Vào ngày 25/1, túi xách và một chiếc giày của Short được báo cáo nhìn thấy ở trong một thùng rác ở một con hẻm gần Đại Lộ Norton.
Thế nhưng bất chấp sự ám ảnh, vô số lý thuyết, gần 60 nghi phạm, chủ yếu là đàn ông và nhiều lời thú tội kỳ lạ, sau 70 năm vụ án vẫn chưa có lời giải đáp.
Vụ án mạng được gọi là Black Dahlia – thược dược đen. Elizabeth trở thành nguyên mẫu cho rất nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết "The Black Dahlia" của nhà văn James Ellroy và bộ phim cùng tên sản xuất năm 2006.
Mới đây, sách của tác giả người Anh Piu Eatwell vừa xuất bản nói rằng đã tìm ra sự thật về cái chết của nữ diễn viên xấu số này. Những ngày tháng cuối đời Short rất nghèo túng và buộc phải bán thân cho một thương nhân Đan Mạch giàu có là Mark Hansen. Mark có quan hệ với xã hội đen và đã nhờ tay anh chị Leslie Dillon xử lý Short.
Thông qua cuốn sách, Eatwell muốn mọi người thông cảm cho cô gái xinh đẹp ngây thơ này, Short không đáng phải chịu tra tấn và sát hại dã man như vậy.
No comments:
Post a Comment