Quả trám còn có tên gián quả, thanh quả,... (miền Trung gọi Mác cơm và cà ná ở miền Nam). Trám có hai loại: trám trắng (Canarium album Raeusch) còn gọi trám xanh và trám đen (Canarium nigrum Engl) còn gọi cây bùi màu tím thẫm. Quả trám được chế biến thành mứt, ô mai, trám muối... thịt kho trám, cá kho trám... Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Cùi trám chứa đạm, béo, đường, vitamin đặc biệt là vitamin C, B1, PP; chất xơ; các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, photpho, kali, magie, carroten;... Axit folic và các axit hữu cơ.
Sau đây là một số cách dùng trám làm thuốc
Đêm ngủ mùa thu đông thấy khô cổ muốn ho, mất ngủ: 2 - 3 quả trám trắng tươi (bỏ hột) đập giập lấy nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống.
Viêm họng cấp mạn, amidan, khô rát cổ, mất tiếng: dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng phối hợp trám tươi để hãm uống chữa đau họng và hạ hư hỏa.
Trám đen và trám trắng (trám xanh).
Sốt cao, khô môi, khát nước: Giã quả trám lấy nước uống.
Ho khản: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát, cho vào nồi, đổ ngập nước, nấu uống. Tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
Nước uống sinh tân dịch, chữa ho, thanh nhiệt giải thử: Trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5g, thái nhỏ, rễ lau 5g thái nhỏ, mã thầy 5g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10g, ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước, trên lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước để uống hằng ngày. Thích hợp cho người miệng khô, hay khạc nhổ nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo.
Nước thanh nhiệt: Trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0,5 lít nước trong 1/2 giờ lọc nước uống nóng. Tác dụng thanh phế nhiệt, hóa đàm, thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho.
Canh thanh long bạch hổ thang: Củ cải trắng 1kg, trám tươi xanh liều lượng tùy ý. Nấu nhừ (trong vài tiếng). Tác dụng: chữa họng sưng đau rát, thanh nhiệt.
Món uống ngũ vị bảo kiện: cam 10g, trám tươi 10g (bỏ hột), ngó sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 6g. Tất cả đều bỏ vỏ, bỏ hạt giã nát cho vào vải sạch vắt lấy nước (hoặc ép) để uống. Tác dụng: thanh tân, chỉ khát, giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu, trị sưng họng, ho khạc, buồn nôn, khó nuốt...
Chữa ho khan: trám đen muối 20 quả, vỏ đậu phụ 50g, nước vừa đủ nấu sôi xong chắt lấy nước uống.
Rát họng, khản tiếng: nhai trám đen nuốt nước. Ngày 7 quả, liền 3-4 ngày.
Viêm họng mạn tính: Nấu trám với chè xanh, mật ong uống.
Ho gà: Nấu trám đen với đường phèn lấy nước uống.
Lưu ý: Trong một cuốn sách đang lưu hành có ghi “quả trám còn gọi là ôliu?...”. Tránh nhầm lẫn vì cây và quả ôliu hoàn toàn khác cây quả trám.
Tâm hỏa nóng bứt dứt thường gặp ở tuổi trung niên trở lên, nhất là người tiền sử tăng huyết áp. Người bệnh thường...
No comments:
Post a Comment