Mới đây một vụ tai nạn giữa 2 xe khách xảy ra trên đường 784, đoạn qua ấp Thuận Hòa (xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) khiến 6 người tử vong; 8 người bị thương.
Nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn được xác định là do tài xế xe ô tô 16 chỗ buồn ngủ, chạy lấn làn dẫn đến va chạm với xe khách giường nằm. Sau tai nạn, một số nhân chứng có mặt trên chuyến xe nói rằng, trước khi xảy ra vụ tai nạn, lái xe khách đã kêu buồn ngủ và chạy quá số giờ quy định.
Hiện trường xảy ra vụ tai nạn xe khách ở Tây Ninh
Phóng viên đã có trao đổi với bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam để làm rõ quy định đối với lái xe khách đường dài.
Thưa bà, đối với các lái xe ô tô chạy tuyến đường dài (bao gồm xe khách, xe du lịch) chạy trong thời gian bao lâu phải dừng nghỉ?
Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: Một lái xe chạy khoảng 2,5 – 3 tiếng thì phải nghỉ từ 30 – 45 phút rồi mới tiếp tục chạy lại. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Đối với xe khách chạy đường dài quy định phải có mấy lái xe trở lên và chạy trong thời gian bao lâu phải hoán đổi vị trí cho nhau?
Theo quy định, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau: bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản...Căn cứ theo đó các đơn vị kinh doanh vận tải tùy theo hình thức kinh doanh, cung đường chạy xe mà xây dựng phương án kinh doanh vận tải và bố trí lái xe cho phù hợp.
Tuy nhiên, thông thường, một số đơn vị kinh doanh vận tải có thương hiệu khi xây dựng phương án kinh doanh có cự ly từ 300 km trở lên thường bố trí 2 lái xe trở lên, khoảng 2,5 tiếng (tương đương khoảng 150 km) sẽ yêu cầu lái xe phải hoán đổi vị trí lái cho nhau.
Cơ quan quản lý giám sát, quản lý các xe khách chạy đường dài như thế nào?
Nghị định 86/2014/NĐ của Chính phủ quy định: xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ, xe đầu kéo kéo rơ mooc, sơ mi rơ mooc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
Phải ghi và lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ thiết bị các thông tin tối thiểu về hành trình chạy xe, tốc độ vận hành của xe, thông tin lái xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe, thông tin về số lần và thời gian dừng đỗ xe.
Như vậy, thông qua thiết bị giám sát hành trình cơ quan quản lý nhà nước sẽ biết được các thông tin về khách chạy, xem có đảm bảo quy định hay không và xử lý những xe vi phạm.
Vậy từ đầu năm 2017 đến nay, cơ quan quản lý đã xử lý được bao nhiêu trường hợp vi phạm quy định về số giờ xe chạy, quá tốc độ, thời gian lái xe liên tục?
Từ tháng 3/2015 Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa vào hoạt động Trung tâm quản lý và khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Thông qua Trung tâm này, Tổng cục đường bộ Việt Nam có thể biết được số lượng phương tiện, số đơn vị kinh doanh vận tải đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, căn cứ Thông tư 63/2014 của Bộ GTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô thì hiện nay việc kiểm soát được số giờ lái xe khách chạy, Tổng cục đường bộ đã phân cấp cho các Sở GTVT cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp theo dõi, quản lý.
Hàng tháng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đều có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở giao thông vận tải xử lý các trường hợp vi phạm về số giờ xe chạy, quá tốc độ, thời gian lái xe liên tục. Hình thức xử phạt là lần đầu nhắc nhở, lần thứ hai trở đi sẽ thu hồi phù hiệu chạy xe. Số trường hợp vi phạm bị xử lý, tổng cục đang tổng hợp.
Quy định lái xe khách đường dài phải có 2 lái xe đổi nhau, vậy Tổng Cục đường bộ Việt Nam giám sát như thế nào việc hoán đổi vị trí lái giữa hai lái xe?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, mỗi lái xe đều phải có một thẻ gắn vào đầu đọc của thiết bị giám sát hành trình gắn trên ô tô trước khi lái xe trên đường.
Thông tin trên thẻ gồm có: thời điểm, tọa độ bắt đầu và kết thúc làm việc của từng lái xe, tên lái xe, số giấy phép lái xe, biển số xe; thời gian lái xe liên tục của từng lái xe.
Trường lái xe cắm thẻ của lái xe khác vào chạy là vi phạm các quy định của kinh doanh vận tải bằng ô tô và họ sẽ bị phía đơn vị quản lý, Sở GTVT xử lý theo quy định của pháp luật.
Xin cám ơn bà!
Quy định số giờ lái xe ở Mỹ Quy định lái xe mỗi ngày đã được luật hóa trong Luật đường bộ Mỹ. Theo đó, mỗi tài xế được phép lái xe trong bao nhiêu giờ và bắt đầu từ lúc nào trong ngày. Luật cũng có quy định rõ ràng thời gian nghỉ và tuân thủ 3 hạn mức chính: giới hạn 14 tiếng, giới hạn lái xe 60 giờ/7 ngày hoặc 70 giờ/8 ngày. Giới hạn 14 tiếng Quy định này dựa trên lượng thời gian được lái trong ngày, nhưng không tuân theo quy tắc 24 tiếng/ngày. Tài xế được lái 11 tiếng liên tục trong tổng thời gian làm việc 14 giờ, sau khi nghỉ trước đó 10 tiếng liên tiếp. Quy định 14 tiếng làm việc bắt đầu khi tài xế làm vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Sau khi kết thúc 14 tiếng này, tài xế không được làm tiếp mà phải nghỉ 10 tiếng. Quy định nghỉ ngơi 30 phút Sau khi 8 tiếng lái xe liên tục trôi qua, tài xế phải nghỉ ít nhất nửa tiếng trước khi lái tiếp. Lúc này, tài xế chỉ được lái thêm 3 tiếng và phải nghỉ ngơi 10 tiếng sau đó. Ngược lại, anh ta có thể lái xe 3 tiếng, nghỉ 30 phút, rồi lái tiếp 8 tiếng liên tục. Quy định giới hạn 60-70 tiếng làm việc Quy định làm 60-70 tiếng cũng áp dụng cho giới hạn làm liên tục từ 7 tới 8 ngày. Quy định này không tính theo giới hạn 24 tiếng mà chỉ tính khi tài xế bắt đầu làm việc. Khi tài xế đủ hạn mức quy định lái xe liên tục trong tuần, họ sẽ phải nghỉ bắt buộc. Cách thức quản lý Nhiều đơn vị quản lý xe tải/xe khách đều lắp các thiết bị điện tử trên xe để kiểm soát chính xác số giờ tài xế làm việc. Thiết bị này được gọi là “Thiết bị Ghi nhận Hành trình Tự động – AOBRD”. Nhà sản xuất thiết bị này phải đảm bảo quy chuẩn theo điều 395 khoản 15 của Luật giao thông Mỹ. Thiết bị AOBRD tự động ghi nhận thời gian sử dụng xe, tốc độ xe chạy, số dặm đã đi, ngày giờ hoạt động... Mọi thiết bị đều có thể in ra thông số trên giấy để kiểm soát. |
>> Xem thêm: Hai xe khách tông nhau, biến dạng kinh hoàng, 6 người tử vong tại chỗ</span></a>
No comments:
Post a Comment