Cỏ gà hay còn gọi là cỏ chỉ, cây cỏ ống… thuộc họ lúa.
Đây là loài cây cỏ sống dai và mọc hoang ở rất nhiều nơi như ở những vùng đất ẩm thấp ven các con sông, sườn đê. Chúng là cây ưa nóng nên thường phát triển mạnh nhất vào mùa hè. Cây được cho rằng có nguồn gốc ở châu Á hay châu Phi, nhưng hiện nay chúng mọc trên khắp thế giới.
Cỏ gà là loài cây nhiều cành, thân cứng, bò thi thoảng xuất hiện thân đứng. Lá cây phẳng, ngắn và hẹp, lá nhọn dài từ 2 - 5cm, hoa và cụm hoa thường có từ 3 - 5 bông nhỏ màu tím. Quả ở đỉnh có hình thoi và dẹt, quả không có rãnh.
Theo nghiên cứu của Tây y, thành phần chủ yếu của thân, rễ cây cỏ gà chứa 1 chất là asparagine, tinh bột và các kali, vitamin C có công dụng lớn đến sức khỏe của chúng ta. Đối với Đông y, cây cỏ gà có vị ngọt, tính mát, có công dụng lợi tiểu, giải độc, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả, có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng và các vị thảo dược khác sẽ đem lại hiệu quả cao. Cây cỏ gà được chỉ định trong các bệnh về viêm nhiễm, sốt rét, các bệnh liên quan đến các kí sinh trùng, rối loạn viêm đường tiết niệu, viêm thận, bàng quang và những chứng về bệnh kinh nguyệt của phụ nữ, sốt cao ở trẻ nhỏ, bí tiểu, viêm mô các tế bào hay do rắn cắn.
Với những bệnh trên, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng cây cỏ gà bằng cách sắc thuốc uống hay hãm như trà cũng đem lại hiệu quả chữa bệnh cao. Người bệnh sử dụng toàn thân hay rễ để sắc uống. Đối với trẻ nhỏ sốt cao, có thể uống mỗi ngày 2 - 3 chén và kiên trì sử dụng liên tục từ 3 - 5 ngày mới có hiệu quả. Ngoài cỏ chỉ là vị thuốc chính, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thêm các vị thuốc như cam thảo, bạc hà, chanh để có tác dụng tốt hơn.
Với những người mắc bệnh trĩ, có thể sử dụng cỏ gà rửa sạch và ép lấy nước uống mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần 25ml.
Sự khó chịu và những hệ lụy sức khỏe mà bệnh trĩ mang lại cho người bệnh là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, cần tránh...
No comments:
Post a Comment