Giảm căng thẳng và lo âu
Cảm xúc và lời nói bạn cố tránh để không gây ra cãi nhau, có thể khiến bạn trở nên căng thẳng hơn. Việc kìm nén cảm xúc trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng lo âu và trầm cảm. Trong khi đó, hóc môn stress có thể dẫn tới đau đầu và mất ngủ. Nhưng căng thẳng kéo dài này có thể giải được quyết bằng một cuộc cãi cãi nhau ngắn.
Tăng khả năng tự tin
Một cuộc cãi nhau có thể chứng tỏ rằng, các cặp đôi có khả năng thỏa hiệp và vượt qua mọi việc cùng nhau. Cả hai có thể cảm thấy mạnh mẽ hơn và thường xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Một cuộc tranh luận tích cực cũng thể mang lại sự tự tin rất lớn. Nhưng bạn không nên cãi nhau nhiều lần về một vấn đề. Đây là dấu hiệu cho thấy bất đồng chưa được giải quyết.
Tăng cường sự gắn kết
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, sau mỗi lần vượt qua cuộc cãi nhau, mối quan hệ của các cặp đôi trở nên gắn kết hơn. Bởi vì qua những thách thức này, bạn sẽ nhận ra mình có thể vượt qua các sự kiện căng thẳng với người bạn đời.
Cãi nhau cũng giúp các cặp đôi có cơ hội hiểu rõ về nhau hơn và khiến mỗi người nhận thấy rằng họ vẫn yêu người bạn đời cho dù bất cứ việc gì xảy ra.
Kích thích đời sống tình dục
Các cuộc cãi nhau thường làm tăng huyết áp và cảm xúc. Nếu các khúc mắc được giải quyết, ham muốn tình dục sẽ tăng cao và thường dẫn tới “chuyện ấy” nồng nàn và hứng thú hơn. Quan hệ tình dục sau khi cãi nhau cũng tạo ra hóc môn oxytocin tốt cho tinh thần, đồng thời giúp đưa tình hình trở lại bình thường.
Cải thiện sức khỏe
Chân thành và tranh luận một cách công bằng có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Kìm nén bực tức khiến cơ thể sinh ra hóc môn cortisol và adrenaline, dẫn tới các vấn đề về đường tiêu hóa và thâm chí lạm dụng đồ uống có cồn như rượu.
Trong khi đó, việc nói ra những gì khiến bạn bực tức trong người giúp loại bỏ adrenaline và cortisol, đồng thời kích thích cơ thể giải phóng endorphin giúp bạn vui vẻ và khỏa mạnh hơn.
Trong chăn gối vợ chồng đôi khi ngưòi ta gặp phải những “tương khắc” khó tránh khỏi, lớn có nhỏ có.
No comments:
Post a Comment