Quả vải được cho là nguyên nhân gây nên căn bệnh não bí ẩn ở Ấn Độ.
Theo đó, 1 trong những nguồn gốc của căn bệnh này xuất phát từ quả vải, vốn được trồng phổ biến ở thành phố Muzaffarpur, nơi cung cấp 70% vải cho cả Ấn Độ.
Kể từ năm 1995, thành phố Muzaffarpur ghi nhận rất nhiều trường hợp (hầu hết là trẻ em) đột nhiên xuất hiện những cơn co giật thường vào buổi sáng, sau đó rơi vào tình trạng hôn mê và khoảng 40% trong số đó tử vong. Sự bùng phát của dịch bệnh này bắt đầu từ giữa tháng 5 đến tháng 6, trùng với khoảng thời gian thu hoạch vải.
Các bác sỹ đã rất vất vả trong việc xác định nguyên nhân của căn bệnh này. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia về Kiểm soát Thảm họa của Ấn Độ phối hợp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ đã tiến hành phân tích gần 400 trẻ em mắc bệnh vào năm 2014 rồi so sánh với 100 trường hợp không mắc bệnh.
Kết quả cho thấy trẻ mắc bệnh ăn nhiều vải gấp 10 lần, hay đến thăm vườn hoa quả nhiều hơn 6 lần và thường bỏ bữa tối gấp 2 lần trẻ thông thường.
Hơn nữa, phân tích mẫu nước tiểu cho thấy phần lớn số trẻ em bị bệnh đã tiếp xúc với hai độc tố được tìm thấy trong hạt vải là hypoglycin và methylenecyclopropyl glycine. Những độc tố này đặc biệt ở mức cao trong những quả chưa chín.
Khi ăn quá nhiều vải mà bỏ bữa, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển hóa axit béo để sản xuất glucose, chất độc từ vải sẽ phá vỡ sự trao đổi chất của các axit béo khiến cho lượng đường trong máu suy giảm trầm trọng và dẫn đến viêm não với triệu chứng sốt, co giật rồi bất tỉnh.
Nhóm tác giả đã công bố kết quả trên Tạp chí Y khoa Lancet đồng thời đưa ra khuyến cáo trẻ nhỏ cần hạn chế ăn vải và tuyệt đối không bỏ bữa để phòng ngừa căn bệnh này.
No comments:
Post a Comment