Saturday, October 31, 2015

Atiso hầm sườn non bổ dưỡng

(WebGiaDinh.org) Không chỉ ngon, đây còn là món ăn bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho người mới ốm dậy hoặc phụ nữ mang thai. Cùng bắt tay vào thực hiện nhé!

Nguyên liệu

  • 1 bông atiso lớn
  • 1 quả chanh
  • 350g sườn non
  • 1,5l nước
  • 1,5 muỗng cà-phê hạt nêm
  • 1/3 muỗng cà-phê muối
  • 2 muỗng cà-phê nước mắm
  • Hành lá, ngò rí
Cách làm

atiso ham suon heo

Để nấu món canh này, trước tiên bạn cần sơ chế atiso và sườn non.

  • Với atiso, đầu tiên bạn chuẩn bị một bát nước lạnh, vắt chanh vào. Sau đó cắt phần chóp nhọn atiso.

atiso ham suon heo1

  • Cắt đôi, tách bỏ phần lá màu tím và lông quanh lõi atiso.

atiso ham suon heo2

  • Sau đó, ngâm atiso trong nước chanh để tránh cho atiso đổi màu và giúp loại bỏ vị chát cho atiso.

atiso ham suon heo3

  • Tiếp theo, chặt sườn thành miếng vừa ăn.

atiso ham suon heo4

  • Rửa sạch sườn non dưới vòi nước lạnh, sau đó cho vào nồi nước đun sôi, tắt bếp, chắt bỏ nước, xả sạch với nước lạnh để loại bỏ cạn, mùi.

atiso ham suon heo5
atiso ham suon heo6

  • Cho sườn vào lại nồi, thêm 1,5 lít nước vào đun sôi, nêm muối, hạt nêm, để lửa vừa. Lưu ý khi hầm canh vớt bọt để nước dùng trong.
  • Khi nước dùng sôi trở lại, cho bông atiso vào hầm cùng sườn trong khoảng 30-40 phút để sườn và atiso cùng mềm. Nêm chút nước mắm, hạt tiêu vừa ăn. Hành lá, ngò rí làm sạch, xắt nhỏ, cho vào nồi canh, trộn đều.

atiso ham suon heo

  • Tắt bếp, cho atiso hầm sườn non ra tô, ăn kèm cơm nóng, và nước mắm ớt.

Ngon mê mẩn với món thạch ngô trong suốt cực lạ!

(WebGiaDinh.org) Với những nguyên liệu khá quen thuộc như ngô, dừa nạo và đường thốt nốt là bạn đã có thể chế biến thành món thạch ngô thơm mát này đấy!

13-282bb.png

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món thạch ngô:

900ml nước

100g đường thốt nốt

50g đường trắng

150g dừa nạo tươi

150g hạt ngô đã luộc mềm

7g bột agar

Khuôn làm thạch.

Cho đường thốt nốt và đường trắng vào một cái chảo sâu lòng.

Thêm 100ml nước vào đường và đun sôi.

Lọc hỗn hợp đường qua một cái rây.

Cho phần nước còn lại và bột agar vào nồi, khuấy cho bột agar tan.

Đun hỗn hợp nước và agar trên lửa vừa và thêm hỗn hợp đường vào nồi.

Đảo đều hỗn hợp và đun sôi khoảng 5 phút.

Thêm ngô, dừa nạo vào nồi.

Đảo thạch ngô dừa nạo liên tục.

Khi hỗn hợp sôi trở lại thì tắt lửa ngay.

Đổ thạch ngô vào khuôn và để cho thạch đông lại, sau đó bạn lấy thạch ra khỏi khuôn.

Thạch ngô dừa nạo với vị ngọt thanh của đường thốt nốt, vị thơm ngon béo ngậy của dừa nạo và giòn ngọt của ngô sẽ mang lại cho bạn một món thạch vừa giòn vừa mát ngọt. Hơn nữa món thạch có màu nâu vàng óng của đường thốt nốt, trông rất bắt mắt phải không bạn? Hãy làm món thạch này và để trong tủ làm mát cho các bé yêu đi học về có món ăn xế thật ngon nhé!

Chúc bạn thành công và làm được món thạch ngô vừa đẹp vừa ngon!

(Nguồn: indochinekitchen)

Gợi ý thực đơn chi tiết cho các bé làm quen với ăn dặm tự chỉ huy

(WebGiaDinh.org) Rất nhiều mẹ hiện nay thích chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy nhưng lại e ngại không biết những ngày đầu tiên khi bé làm quen với thức ăn thì sẽ chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho con như thế nào.

Thực đơn ăn dặm chi tiết của chị Nguyễn Thùy Dương, mẹ bé Natalie Nguyen, tên gọi thân mật là Na (14 tháng tuổi), hiện đang sinh sống tại Toronto, Canada dưới đây sẽ giúp các mẹ hình dung về cấu trúc một bữa ăn dặm tự chỉ huy, độ thô của thức ăn và cách chế biến đồ ăn hợp lý cho bé trong những ngày đầu bé làm quen với kiểu ăn dặm này.

Bé Na bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy từ lúc 6 tháng tuổi. Ở những ngày đầu tiên bé tập ăn dặm, mẹ Na luôn chế biến các món thật mềm để bé có thể tự nhai và nuốt được, vì thường giai đoạn này có bé mới mọc được một vài chiếc răng, có bé chưa hề có chiếc răng nào. Để thử độ mềm của thức ăn, có một mẹo mẹ Na chia sẻ đó là khi luộc/hấp rau củ quả, dùng tay bóp mềm hoặc cho vào miệng nghiền bằng lưỡi nát là đủ độ mềm để bé thưởng thức. Tuy nhiên, không nên vì sợ con nghẹn mà luộc hoặc hấp quá nát vì như thế bé sẽ không tự bốc được thức ăn để đưa vào miệng mà chỉ bóp nát hết.

Vì giai đoạn đầu các kĩ năng cầm nắm của bé còn khá vụng về nên mẹ Na ưu tiên các món dễ cầm nắm như rau, củ luộc/hấp, trứng tráng, cá chiên miếng... Để thử phản ứng của con có yêu thích phương pháp ăn dặm này không, mẹ Na cho bé làm quen với một số loại rau củ quả như quả bơ, khoai tây, táo bỏ lò..., dần dần khi bé đã ăn dặm quen, mẹ sẽ thay đổi đa dạng thực đơn các món cho bé và cho Na làm quen với các món mới nhiều hơn. Khi bé chuyển sang giai đoạn bốc nhón, bé có thể cầm nắm được các loại thức ăn khó hơn, mẹ sẽ chế biến các món cầu kì hơn như thịt viên, thịt cuốn rau củ...

Có một điều mà không ít mẹ lăn tăn khi lựa chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đó là sợ con hóc, con nghẹn. Về điều này, mẹ Na chia sẻ kinh nghiệm: "Phần lớn các bé mới ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy đều nghẹn nhưng bé sẽ tự ọe ra. Sau những lần như thế bé sẽ học được cách ăn, biết nhai, biết cắn miếng nhỏ. Điều quan trọng là bố mẹ cần nắm vững nguyên tắc chế biến đồ ăn cũng như nguyên tắc khi ăn theo từng giai đoạn phù hợp với từng bé, biết cách xử lý bình tĩnh khi trẻ bị hóc nghẹn. Hãy tin tưởng và trao cho trẻ cơ hội tự kiểm soát bữa ăn của mình, dần dần các bé sẽ vượt qua được khó khăn ở giai đoạn ban đầu này".

Tham khảo thực đơn ăn dặm tự chỉ huy của bé Na giai đoạn đầu:

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Bữa ăn dặm đầu tiên của Na: Măng tây hấp, khoai tây và táo bỏ lò nướng, táo rắc chút bột quế và khoai tây rắc chút lá thơm.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Măng tây, cà rốt, hoa lơ hấp, chấm cùng sốt trái bơ xay trộn sữa chua.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Rau củ quả hấp đơn giản gồm bí đỏ, bí ngòi, khoai lang tím, cá tilapia bỏ lò nướng với chút lá thơm.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Cá hồi chiên, rau củ quả luộc (gồm cà rốt, khoai tây, đậu cove)

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Măng tây, súp lơ luộc và trứng tráng

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Táo, cà rốt, bắp cải hấp và thịt viên chiên.

Bánh korroke khoai tây bí đỏ thịt bò, bánh ngô chiên và măng tây, khoai lang nướng.

Bánh korroke khoai tây bí đỏ thịt bò, bánh ngô chiên và măng tây, khoai lang nướng.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai (chọn loại bò thăn, thát lát thật mỏng và chần ra trước khi chế biến cho mềm), bí đỏ và su su hấp

Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc

Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc

11.

Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc

Thịt gà viên chiên cùng mộc nhĩ, nấm hương, khoai tây và bí đỏ hấp

Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc

Chả tôm hấp, bơ chiên xù, tráng miệng quả xuân đào

Bánh ngô nướng, trứng luộc, trái bơ, bánh gạo và quả mâm xôi

Bánh ngô nướng, trứng luộc, trái bơ, bánh gạo và quả mâm xôi

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Bắp cải cuộn thịt, khoai lang, bí đỏ hấp và tráng miệng quả mâm xôi.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Tôm áp chảo, khoai lang và su su luộc, cà chua bi vàng, tráng miệng đu đủ

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Bánh khoai lang chiên, đậu Nhật và cà tím luộc

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Chả đậu xanh, rau luộc và quýt tráng miệng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Thịt bò cuộn măng tây, bí đỏ, bánh bao chay và dâu tây

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Súp lơ xanh, đậu luộc, nui luộc và trứng chiên tôm.

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sốt

(WebGiaDinh.org) Sốt là một phản ứng của cơ thể và là một triệu chứng thường gặp, nhưng bản chất của mỗi loại sốt có khác nhau.

Sốt là một phản ứng của cơ thể và là một triệu chứng thường gặp, nhưng bản chất của mỗi loại sốt có khác nhau. Đa số các trường hợp sốt là do cơ thể mắc bệnh nhiễm khuẩn, tuy vậy, có một số trường hợp tuy mắc bệnh nhiễm khuẩn nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ. Mọi lứa tuổi đều có thể bị sốt nhưng đáng quan tâm nhất là trẻ em, trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân đa dạng

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Ở trẻ sơ sinh, khi bị sốt có thể do nhiễm khuẩn, ví dụ nhiễm khuẩn ở rốn do dụng cụ cắt rốn hoặc bàn tay nữ hộ sinh không vô khuẩn tuyệt đối hoặc nhiễm khuẩn do khi lọt lòng bị sặc nước ối. Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn có thể bị nặng hơn khi viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, nhất là trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân.

Bệnh nhiễm khuẩn gây sốt ở trẻ gặp nhiều nhất là viêm đường hô hấp (hô hấp trên hoặc hô hấp dưới) như viêm mũi, họng hoặc viêm tai giữa. Viêm mũi họng ở trẻ có thể gây ho, chảy nước mũi, hắt hơi. Nếu bị viêm thanh quản thì ngoài sốt, trẻ còn bị khản tiếng hoặc mất tiếng. Viêm tai giữa ở trẻ thường có sốt (có khi sốt rất cao, lên tới trên 390C), trẻ có thể đau trong tai khiến trẻ quấy khóc nhiều (trẻ dùng tay ngoáy vào tai, nhất là khi trẻ bú), nhất là ban đêm.

Trẻ cũng bị sốt khi mắc bệnh tay - chân - miệng. Mắc bệnh này thì song song với sốt, trẻ bị nổi phỏng rộp ở gan bàn chân, bàn tay, trong miệng làm cho trẻ ăn, uống khó khăn nên khóc nhiều. Một số bệnh nhiễm khuẩn ở giai đoạn đầu chỉ sốt nhẹ (trên 370C) như viêm ruột thừa nhưng sau đó thân nhiệt có thể tăng lên. Một số bệnh nhiễm khuẩn nặng gây sốt cao ở trẻ như sốt phát ban (sởi, sốt xuất huyết Dengue, thủy đậu), viêm màng não (do vi khuẩn não mô cầu, hemophilus influenzae), nhiễm khuẩn huyết. Trẻ cũng có thể sốt mà không do nhiễm khuẩn như một số bệnh về máu, sốt sau khi tiêm một vài loại vắc-xin (thường sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể).

Trẻ bị sốt

Ảnh minh họa.

Xử trí như thế nào?

Khi thân nhiệt của trẻ trên 370C thì gọi là trẻ sốt. Trẻ có thể sốt nhẹ (dưới 380C) hoặc sốt cao (trên 380C) hoặc sốt rất cao (trên 400C). Trong một ngày, biểu hiện sốt ở trẻ có thể có dao động (lúc sốt nhẹ, lúc sốt cao hoặc rất cao). Khi trẻ đã bị sốt thì nên vài ba giờ cần cặp nhiệt độ cho trẻ 1 lần để biết mức độ sốt và quy luật của các cơn sốt ở trẻ nhằm cung cấp cho bác sĩ lúc cần thiết.

Cần cởi bớt quần áo hoặc tã lót và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát. Không nên cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh ở nhiệt độ thấp và cũng không nên quạt mát cho trẻ bằng cách cho quạt xoáy gió vào trẻ. Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường cả về số lần, cả về thời gian.

Đối với trẻ lớn, trong trường hợp cần thiết, có thể cho trẻ tắm nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của cơ thể vài ba độ) nhưng phải tắm ở nơi kín gió, không có gió lùa. Cần cho trẻ ăn thức ăn nhuyễn, lỏng, dễ tiêu (bột, cháo, súp). Cần cho trẻ uống nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất do sốt, nhất là sốt cao, kéo dài. Loại nước thông dụng hiện nay là dung dịch oresol (0RS) và dùng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu không có 0RS thì có thể pha dung dịch thay thế gồm muối ăn và đường mía hoặc đường glucoza. Cứ 2 thìa gạt (loại thìa cà phê) muối ăn với 8 thìa gạt đường cho vào 1 lít nước đã đun sôi để nguội, lắc thật đều cho tan hết muối và đường rồi cho trẻ uống với liều lượng như uống ORS.

Nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi. Nếu thấy trẻ không giảm sốt, thậm chí sốt còn tăng lên thì nên cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt, loại thông dụng và an toàn là paracetamol. Đối với trẻ nhỏ thì nên dùng loại viên đạn đặt hậu môn cho trẻ, liều lượng trung bình là 5-10mg/kg cân nặng của trẻ. Đối với trẻ lớn hơn hoặc không có viên paracetamol đầu đạn thì cho uống paracetamol với liều lượng như sau: dưới 1 tuổi, cho uống 60mg/lần; từ 1-3 tuổi, cho uống từ 60-120mg/lần; từ 3-6 tuổi, cho uống 120mg/lần; từ 6-12 tuổi, cho uống 240mg/lần. Cứ sau từ 4-6 giờ cho uống 1 lần (nếu như trẻ vẫn còn sốt trên 380C).

Nếu tình trạng sốt của trẻ không cải thiện được thì nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt, không được chần chừ, nhất là trẻ nhỏ (sơ sinh, nhũ nhi).

5 kẻ thù không đội trời chung của "chuyện ấy"

(WebGiaDinh.org) Nếu như ham muốn của bạn dành cho "chuyện ấy" cũng nhạt nhẽo hệt như khi bạn phải đóng thuế hoặc giặt đồ vậy, thì đã đến lúc phải xem xét nghiêm túc thói quen và lối sống của bạn.

Từ những loại thuốc bạn đang uống cho đến sự thay đổi về cân nặng, rất nhiều yếu tố tưởng như chẳng hề liên quan thực ra lại đang tiêu diệt hormone yêu tự nhiên bên trong cơ thể mà bạn không hay biết.

chuyện ấy, sex

Bác sĩ Brett Worly, một chuyên gia về rối loạn chức năng tình dục tại Đại học Y Wexner bang Ohio, Mỹ đã đúc rút ra danh sách những "tội đồ" phổ biến nhất.

1. Thuốc chống trầm cảm

Các hormone như serotonin, epinephrine và dopamine đều có vai trò quan trọng đối với ham muốn và chức năng tình dục của con người, bác sĩ Worly nhấn mạnh. Thế nhưng các loại thuốc chống trầm cảm hoặc điều trị tâm lý tương tự lại có xu hướng tiết chế những hormone này, khiến cho sự hưng phấn bị hạ thấp. "Nếu như bạn nghi ngờ loại thuốc đang dùng ảnh hưởng đến ham muốn cá nhân, hãy mang nó đến cho bác sĩ chuyên khoa kiểm tra để được tư vấn cách khắc phục, chứ đừng chỉ ngừng uống mà thôi. Theo một nghiên cứu vào năm 2013, một chuỗi bài tập nặng kéo dài 20 phút có thể giúp phụ nữ tăng ham muốn một cách rõ rệt dù trước đó, họ từng bị "lãnh cảm" do dùng thuốc trầm cảm quá nhiều.

chuyện ấy, sex

2. Sự mệt mỏi

Bạn mệt tới mức chẳng muốn nhúc nhích tay chân chứ đừng nói là làm chuyện ấy? Đó thực ra không phải là một lời bào chữa hợp lý, nhưng lại rất phổ biến với nhiều người. Hầu hết phụ nữ đều đợi đến cuối ngày mới làm chuyện ấy, sau đó thắc mắc vì sao họ không thấy hưng phấn hay ham muốn một tí nào. "Bạn cần phải lựa chọn thời điểm tối ưu trong ngày, khi năng lượng của bạn ở mức cao nhất, chứ không phải là lúc bạn cảm thấy mệt lử và căng thẳng nhất", bác sĩ Worly khuyến nghị.

chuyện ấy, sex

"Hãy thử thay đổi thói quen giao ban từ đêm khuya sang buổi sáng sớm những ngày trong tuần, hoặc sau khi ngủ trưa vào hai ngày cuối tuần chẳng hạn. Đấy là khi bạn cảm thấy đã được nghỉ ngơi đầy đủ và tương đối hồi sức". Một mẹo khác nữa là nếu như đã chủ định "vui vẻ" vào buổi tối, hãy chuẩn bị bữa tối nhẹ nhàng thôi, với ít thịt và rau xanh. Một bữa ăn quá nhiều tinh bột (carbohydrate) sẽ khiến chất tryptophan trong não tăng vọt và khiến cho bạn buồn ngủ rũ rượi.

3. Thay đổi về cân nặng

Với phụ nữ, cân nặng thường xuyên dao động. Không chỉ tăng cân trong thai kỳ mà họ còn có thể tăng thêm 2-3 ký sau khi đi nghỉ hè về là chuyện bình thường. Nhưng dù nguyên nhân tăng cân là gì thì các chuyên gia cũng khẳng định, cân nặng chính là một chướng ngại tâm lý quan trọng cản trở phụ nữ tận hưởng chuyện ấy. "Một số người gặp khó khăn trong việc hưng phấn hơn so với những phụ nữ khác, mà lý do là vì họ tự ti về cân nặng và mức độ hấp dẫn của mình", bác sĩ Worly phân tích.

Cảm giác mạnh mẽ, tự tin và một thân hình cân đối có thể giúp phái nữ giải quyết vấn đề ít ham muốn, tăng cường năng lượng và các hormone endorphine. Do đó, hãy đến phòng gym và thực hành các bài tập ngay và luôn. Hãy thử các động tác như squat (tập cơ đùi và mông), plank (tập cơ bụng), tập tạ... để thay đổi cơ thể bạn một cách tích cực.

4. Những trục trặc trong mối quan hệ

Sex là một hoạt động kết nối không chỉ 2 cơ thể mà còn cả tâm trí hai người với nhau, do đó, nếu như giữa bạn với bạn đời có bất cứ khoảng cách nào, ham muốn và nhu cầu bên trong cơ thể bạn chắc chắn cũng sẽ tụt rất thấp.

chuyện ấy, sex

"Cho đến nay, các trục trặc trong quan hệ hai người vẫn là tác nhân số một gây ra các vấn đề về ham muốn", bác sĩ Worly phân tích. Không khó để tìm ra nguyên nhân: Khi niềm đam mê bị thay thế bởi sự căng thẳng, mệt mỏi, chán chường, bạn sẽ làm chuyện ấy đơn thuần chỉ vì thói quen. Các phiên giao ban diễn ra tẻ nhạt, vô hồn, thiếu cảm xúc. Theo thời gian, nếu không có sự thay đổi để làm tươi mới cảm xúc trở lại, sex không còn là điều thú vị và đáng để chờ đợi nữa. Phụ nữ không còn bị kích thích, không tận hưởng được nữa.

Cách duy nhất lúc này là đến gặp chuyên gia tư vấn. Họ sẽ trang bị cho bạn các kỹ năng cần thiết để giải quyết khúc mắc trong mối quan hệ, từ đó tìm kiếm sự hòa hợp trở lại trong tình dục.

5. Các phương pháp tránh thai

Dù thuốc tránh thai là một biện pháp kế hoạch hóa tuyệt vời, nhưng nó cũng có tác dụng phụ là hạn chế ham muốn và nhu cầu đối với chuyện ấy của bạn. Tại sao lại như vậy ư? Đó là vì thuốc tránh thai sẽ kìm hãm testosterone, loại hormone sản sinh ra ham muốn. Do testosterone đạt đỉnh trong suốt thời gian rụng trứng, còn những ai áp dụng phương pháp tránh thai dựa trên hormone lại không rụng trứng hàng tháng nữa nên việc nhu cầu của họ bị sụt giảm là tất yếu.

chuyện ấy, sex

Một số hình thức tránh thai dựa trên hormone có thể khiến bạn tụt ham muốn

Đó là chưa kể một nghiên cứu gần đây cho thấy, chất estrogen trong thuốc có thể làm tăng việc sản sinh ra SHBG, một chất chuyên kết đôi với testosterone và làm mất hoạt tính của hormone gây hưng phấn này.