Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804 VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, P2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm.
Wednesday, August 31, 2016
Mẹ ôm thi thể con trai khóc ngất bên bánh xe container
Sự việc xảy ra khoảng 7h45 ngày 31/8, tại km72, Quốc lộ 37 huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Vào thời điểm trên, xe container BKS 16N- 2007, rơ mooc BKS 16R 2870 lưu thông theo hướng thị trấn Nam Sách – Thị xã Chí Linh.
Khi xe container đi đến km72 đã va chạm với xe máy BKS 34B2 38427 do một thanh niên trẻ điều khiển. Cú va chạm mạnh khiến nam niên văng ra khỏi xe tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn
Anh Nguyễn Hoàng, người dân ở gần khu vực kể lại, ngay khi xảy ra vụ tai nạn, lực lượng CSGT và cơ quan pháp y có mặt tại hiện trường để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
"Ít phút sau mẹ nạn nhân có mặt tại hiện trường ôm con vật vã khóc. Nạn nhân khoảng gần 30 tuổi. Vụ tai nạn cũng khiến tuyến đường 37 qua địa phận huyện Nam Sách bị tắc nghẽn 2 chiều", anh Hoàng kể lại.
Ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường vụ tai nạn, xe máy hư hỏng toàn bộ, thi thể người thanh niên nằm dưới gầm xe container. Sau cú đâm va, container cũng bị hư hỏng một phần đầu kéo.
Phía sau việc học sinh tự tử vì... không có áo mới đi học
Tự tử vì không có áo mới đến trường
Câu chuyện đau lòng trước thềm năm học mới xảy ra tại huyện Ia Grai (Gia Lai), khiến ai cũng cảm thương cho số phận một em học sinh nghèo ở vùng khó khăn đồng bào thiểu số. Đấy là trường hợp em học sinh lớp 6 tự tử, chỉ vì... không có áo mới đến trường.
Ông Ksor H’Leo - Trưởng làng Breng 3 (xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết, học sinh tự tử là em Ksor Sôn (lớp 6, Trường THCS Trần Phú, xã Ia Der). Theo đó, học sinh này tự tử không liên quan gì đến thầy cô ở trường, mà do... không có áo quần mới đi học. "Có lẽ, do nghĩ quẩn và cảm thấy xấu hổ với bạn bè đầu năm học mới nên Sôn nghĩ quẩn.
Cũng theo người nhà của em học sinh này cho biết: Sôn tự tử do ngại mặc áo quần cũ đến trường. Trước đó, gia đình có may cho Sôn một bộ đồ mới nhưng chưa xong. Vào sáng 22/8, Sôn vẫn chuẩn bị đi học nhưng lại không đến trường. Sau đó, người dân phát hiện em treo cổ chết ở gần nhà, bên cạnh là chiếc xe đạp và sách vở. Trước khi sự việc này xảy ra, gia đình và cả nhà trường đều không có la mắng hay đánh đập gì.
Quỹ lớp 1 triệu đồng
Chiều ngày 29/8, cô giáo Phạm Thị Diu- Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện Mang Yang, Gia Lai) cho biết: Các giáo viên chủ nhiệm khối lớp 10 vừa triển khai họp phụ huynh đầu năm học, để lấy ý kiến thông qua khoản nộp quỹ lớp dự kiến ban đầu là 1 triệu đồng/học sinh.
Theo cô Diu cho biết, các khoản nộp này bao gồm tiền nước uống, thuê người quét lớp, bảng tên, ghế ngồi chào cờ, tiền hỗ trợ giấy kiểm tra, văn nghệ khi tham gia các hoạt động ngoại khoá, tiền thưởng cho các các em học sinh có thành tích, thăm hỏi đau ốm… Tổng số tiền này lên đến 1 triệu đồng. "Quả thực, số tiền này cộng lại là rất lớn đối với các gia đình học sinh. Đặc biệt, tại ngôi trường này có rất nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, khó khăn...", cô Diu nói.
Chia sẻ với Báo Giao thông, cô Diu cho hay, thực tế số tiền quỹ lớp này dùng vào nhiều khoản mà học sinh phải đóng góp, nhưng có một số tiền dùng vào các hoạt động ngoại khoá. Còn việc thu tiền từ học sinh được triển khai trong 9 tháng, mỗi tháng một ít chứ không nhất quyết phải nộp ngay từ đầu năm. Hơn nữa, đối với các trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì có nhiều khoản được miễn. Đơn cử như số tiền khen thưởng, tiền hoạt động ngoại khoá, …
Cô Diu cũng cho biết, đây chỉ là số tiền dự kiến được triển khai trong buổi họp phụ huynh, còn cụ thể số tiền nộp bao nhiêu sẽ do các phụ huynh quyết định. Những trường hợp mà không có đủ tiền, thì đưa ra trước lớp để họp bàn và miễn nộp các khoản. Hoặc những trường hợp phụ huynh thắc mắc, giáo viên chủ nhiệm sẽ có trách nhiệm giải thích rõ cụ thể để phụ huynh hiểu và chia sẻ hơn đối với các hoạt động ở trường.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài khoản tiền nộp 1 triệu đồng tiền quỹ lớp, các học sinh còn tham gia các khoản nộp khác như: bảo hiểm thân thể 100 nghìn đồng; Bảo hiểm y tế 458 nghìn đồng ( trừ trường hợp con công an, quân đội, đồng bào dân tộc thiểu số; học phí đối với vùng 1: 450 nghìn đồng, vùng 2: 243 nghìn đồng; vùng 3: 135 nghìn đồng; các khoản tiền áo quần đồng phục thể dục 120 nghìn/bộ, áo khoác 120 nghìn đồng. Ngoài ra, nếu học sinh đi xe đạp gửi xe trong nhà trường phải nộp 40 nghìn đồng, xe máy 100 nghìn đồng/năm.
Theo trường THPT Trần Hưng Đạo, năm nay cả trường có khoản 1.100 học sinh đăng ký vào lớp 10, trường đã chia làm 27 lớp. Trong đó, rất nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Sao cái nghề cao quý mà xã hội tôn vinh lại trở nên như thế này?
Câu chuyện dạy thêm - học thêm vẫn đang nóng lên từng ngày bởi quyết định mới nhất của Sở GD - ĐT TP.HCM vẫn là cấm nhà trường mở lớp dạy thêm, cấm giáo viên dạy thêm tại nhà. PLO giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của thầy giáo Nguyễn Duy Khánh, trường THPT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang...
Thầy Nguyễn DUy Khánh với nghề tay trái để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trồng người. Ảnh: NVCC
Trống tan trường! Không còn la cà "gài độ" như mọi khi. Vội vã chạy xuống cảng đón ngư dân đi biển chiều cập bến.
Chọn những con cá, tôm, mực còn sống ngon nhất.
Vội vã chạy về đóng gói cấp đông để kịp mai giao cho khách hàng ăn lễ 2 - 9.
Trong trường tôi hầu như ai cũng làm thêm. Khá thì mở tiệm buôn bán. Còn không cũng kiếm việc gì đó để trang trải.
Người ta gọi là nghề tay trái!
Cái nghề mà chả ai dạy! Nó xuất phát từ thực tế đồng lương giáo viên hiện nay.
Phú Quốc giờ phát triển và xem như miền đất hứa trong tương lai.
Những người dân bỗng chốc trở thành tỷ phú! Rồi tất cả mọi thứ, nhất là giá cả bỗng chốc tăng chóng mặt.
Con cá, con mực ngày trước rẻ, là món ăn thường trực trên mâm cơm của mọi nhà nay biến thành đặc sản hết.
Trước cứ vài hôm phụ huynh lại tạt nhà thầy cô biếu mớ cá, mớ mực.
Giờ ngay cả những ngư dân cũng không dám ăn con cá con tôm mình bắt được.
Chỉ có lương giáo viên là không thay đổi.
Nên đồng nghiệp tôi ai cũng phải làm thêm.
Có cô bán quần áo qua mạng.
Có cô bán mỹ phẩm online!
Có cô chiều chiều ngồi cuốn gỏi cuốn bán cho công nhân!
Có cô còn mua phế liệu!
Có thầy mở tiệm pho to.
Có thầy bán nước mía!
Cũng có thầy 3 giờ sáng phải dậy đi mổ heo thuê!
Nhà nào có chút đất là khỏi nghỉ tay: có thầy cô trồng rau, nuôi gà, vịt, bồ câu.
Có câu chuyện mới hè này thôi, nghe mà chảy nước mắt.
Một thầy giáo có bạn ra chơi. Vợ chồng đi chợ mua ít hải sản về đãi bạn. Suốt bữa ăn, thầy chỉ ngồi gắp cho bạn. Bạn hỏi sao ông không ăn? Thầy trả lời: Ở đây ngày nào cũng cá mực ngán lắm!
Đứa con nhỏ ngồi nghe không hiểu ý nên nói: Có chú ra nhà con mới được ăn mực trứng!
Người bạn rớm nước mắt!
Rồi có thầy xin cho vợ quét dọn vệ sinh trong trường để trang trải...
Một số anh em trẻ từ đất liền ra ở nhà tập thể, cái gì cũng mua. Đến tết về quê hổng dám về vì không có tiền.
Ít có thầy cô sống bằng lương và dạy thêm!
Ở cái xứ này, dạy thêm chẳng qua là phụ huynh gửi con mình cho thầy cô kèm cặp, tiền công có khi phụ thuộc vào biển động hay êm!
Vậy mà chiều qua tôi thấy Ban giám hiệu đang ngồi cầm thông báo của Sở Giáo dục - Đào tạo về việc chuẩn bị về trường kiểm tra việc học thêm, dạy thêm!
Sao cái nghề cao quý mà xã hội tôn vinh lại trở nên như thế này?
Xin đừng bày vẽ dự án này, chương trình nọ. Xin đừng đòi hỏi chúng tôi phải là thánh trong khi cuộc sống này là trần thế, là cơm áo gạo tiền.
Giáo dục không thể phát triển khi tay cầm viên phấn được nuôi bằng tay lựa cá, tôm, xúc vôi vữa....
NGUYỄN DUY KHÁNH (Trường THPT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang)
Cắt khối u hơn 1 kg trên mặt bệnh nhân 53 tuổi
Đây là một ca phẫu thuật phức tạp bởi bệnh nhân có khối u quá lớn nằm ở khu vực mạch máu tập trung và dây thần kinh số 7.
Ngày 29-8, sau ba giờ phẫu thuật, khối u được cắt bỏ thành công khỏi mặt bệnh nhân. Được biết bà Thảo bị khối u đã 15 năm nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không đi điều trị. Ban giám đốc BV Bà Rịa đã tìm nhà hảo tâm giúp bà chi trả toàn bộ số tiền viện phí.
Ngắm phố quanh Hồ Gươm trước ngày thành "không gian đi bộ"
Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ được bắt đầu triển khai từ ngày 1/9, từ 19h ngày thứ sáu đến 24h ngày chủ nhật hàng tuần với nhiều hoạt động nghệ thuật đường phố, sinh hoạt cộng đồng, wifi miễn phí và quán bar, nhà hàng mở cửa đến 2h sáng.
Hiện tại, các tuyến phố đều được cắm biển báo, thông báo tuyến phố đi bộ và giờ hoạt động.
Trong thời gian tổ chức tuyến phố đi bộ, Hà Nội sẽ bố trí 30 chốt trực cấm phương tiện ra vào khu vực. Trong thời gian này, người dân đến tham quan hồ Hoàn Kiếm được bố trí 78 điểm trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp.
16 tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ từ 19h ngày 1/9.
Một số điểm quanh hồ Gươm đã có wifi miễn phí nhằm đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet của người dân thủ đô, giúp du khách trong và ngoài nước dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin cần thiết khi đến Hà Nội
Ngoài 6 nhà vệ sinh công cộng hiện có quanh hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm đã đề nghị một số cơ quan, đơn vị nằm trong khuôn viên của không gian đi bộ mở cửa cho du khách đi vệ sinh. Bên cạnh đó, quận cũng yêu cầu các hộ kinh doanh đến 2h sáng phải để du khách được sử dụng nhà vệ sinh.
Ngoài ra, Hà Nội còn bố trí 23 chốt trực phân luồng phương tiện giao thông từ xa để chống ùn tắc giao thông tại các nút giao thông trên các các tuyến đường, phố theo sự điều chỉnh lộ trình của của một số tuyến xe buýt và các phương tiện khác vòng tránh không đi vào khu vực cấm.
Hình ảnh một số tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm khi thành tuyến phố đi bộ dịp cuối tuần
Từ ngày 1.9, Hà Nội sẽ tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến đường giao thông quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận
Phố Đinh Tiên Hoàng, hàng ngày từ sáng đến đêm luôn có rất nhiều du khách trong nước và du khách người nước ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và đường Lê Thái Tổ là nơi người dân tập trung vui chơi đông nhất từ chiều cho đến đêm muộn
Các tuyến phố đều đã cắm biển thông báo - đây là những tuyến phố đi bộ mới, có ghi ngày, giờ để người dân biết. Trong ảnh là phố Tràng Tiền, phố Đinh Lê, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Hàng Bài)
Phố Lê Lai - không gian đi bộ từ đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ
Không gian đi bộ phố Hàng Khay, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay)
Không gian đi bộ phố Hàng Bài - đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay
Phố Hoàn Kiếm sẽ không còn cảnh người dân đứng vẫy, dừng xe của khách vào quán vào buổi tối
Không gian đi bộ phố Hàng Dầu - đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Cầu Gỗ
Quanh khu vực Hồ Gươm vào những tối cuối tuần, lượng khách thường gấp đôi so với ngày thường, quanh đây tập trung nhiều cơ quan của thành phố và ít nhà dân nên việc tổ chức các tuyến phố đi bộ sẽ thuận lợi hơn ở các khu vực khác của Hà Nội
Hình ảnh ô tô, xe máy sẽ không còn trong phố quanh khu vực Hồ Gươm vào những buổi tối cuối tuần
Du khách đi thăm quan khu vực Hồ Gươm cũng không phải tránh xe máy, ô tô mỗi khi quan đường
Không gian mới khu vực Hồ Gươm vào 3 buổi tối cuối tuần chắc chắn sẽ tạo nên một diện mạo mới cho thành phố trong con mắt du khách nước ngoài cũng như du khách trong nước.
Từ ngày 1.9, Hà Nội sẽ tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến đường giao thông quanh hồ và vùng phụ cận như: Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lê Lai (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Lê Thạch, phố Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), phố Đinh Lễ, Phố Nguyễn Xí, Phố Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Hàng Bài), phố Lò Sũ (Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), phố Hàng Dầu (Đinh Tiên Hoàng đến Cầu gỗ), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), phố Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay), Bảo Khánh (đoạn từ Ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ). |
Với cách này bạn sẽ làm phẳng quần áo mà không cần là
Với mẹo cực hay này sẽ giúp bạn một tuyệt chiêu dễ dàng làm phẳng quần áo mà chẳng cần dùng tới bàn là.
Hầu hết trong chúng ta không ít lần trải qua một buổi sáng phiền nhiễu, phải mất 15 phút chỉ để chọn ra một chiếc áo để mặc, nhưng thật “đau khổ” là chiếc áo đó lại nhăn nhúm. Và bạn lại phải bắt đầu lựa chọn lại trong khi thời gian thì cứ nhích dần và bạn phải chạy đua với nó để khỏi muộn. May thay! Với mẹo cực hay này sẽ giúp bạn một tuyệt chiêu dễ dàng làm phẳng quần áo mà chẳng cần dùng tới bàn là.
Mà giải pháp lại vô cùng đơn giản: Một viên đá!
Tất cả điều bạn cần làm là ném ba hoặc bốn viên đá vào máy giặt của bạn, bật nút chế độ sấy và bây giờ thì để mặc máy vận hành. Sau khoảng 10 phút, thời gian đủ để bạn kịp ăn sáng và làm nhiều việc khác, khi máy đã hoàn thành chế độ sấy. Các viên đá sẽ tan chảy, tạo độ ẩm và một hiệu ứng hơi nước xảy ra sẽ làm làm mềm các nếp nhăn và vô tình là làm phẳng quần áo mà chẳng cần là (ủi). Quá dễ dàng đúng không?
Đây không phải ngẫu nhiên! Bí quyết này được tiết lộ bởi Lexie Sachs, một nhà phân tích hàng dệt may cao cấp trong ngành Dệt may, giấy và nhựa Lab của viện Good Housekeeping. Cô ấy nói chồng mình vẫn thực hiện điều này hàng ngày. Và nếu bạn không có sẵn đá viên thì khăn ướt cũng là một giải pháp thay thế hiệu quả.
Chúc bạn thành công và bắt đầu ngày mới tốt lành nhé!
Theo: goodhousekeeping