Friday, March 31, 2017

Ăn củ cải bạn đừng quên những điều này?

Ăn củ cải bạn đừng quên những điều này? - 1

Ăn củ cải có nhiều giá trị dinh dưỡng cao

Củ cải là nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình như dùng để kho với thịt, luộc ăn uống nước, muối dưa, làm gỏi… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ cải có giá trị dinh dưỡng rất cao giúp nâng cao sức đề kháng.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong 100gr của cải chứa: Nước 93.5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Củ cải cũng có rất nhiều axit amin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0.6mg, mangan 0.41mg, bromine 7mg…cùng các vitamin nhóm B như B1 0,02mh, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C…

Trong Đông Y, củ cải được dùng như một vị thuốc qu‎y. Lương y Vũ Quốc Trung - Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, củ cải có vị ngọt, hơi cay đắng, tính bình, không độc có tác dụng lợi tiểu kích thích tiêu hóa, là khắc tinh của các bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hoá,…

Mọi người có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong để qua đêm để ngậm rồi nhai nuốt từ từ trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản rất tốt. Hoặc dùng bài thuốc: Củ cải 1 củ rửa sạch thái miếng nhỏ sắc cùng với khoảng 5 hạt hồ tiêu, 3 lát gừng, 1 miếng vỏ quýt khô sắc nước để uống.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, mặc dù củ cải có nhiều lợi ích nhưng khi ăn củ cải bạn đừng quên những điều này nếu không muốn làm giảm tác dụng của thực phẩm bổ dưỡng này:

- Không ăn quá nhiều. Ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Đặc biệt đối với bà bầu khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt gây khó chịu do củ cải có tính lợi tiểu.

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

- Không dùng kết hợp với cà rốt: Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Khi sử dụng hai thực phẩm cùng lúc sẽ làm tiêu hủy lượng vitamin C của củ cải.

- Không uống nhân sâm sau khi ăn củ cải vì cũng làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này.

- Không dùng chung với mộc nhĩ: Những enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ không tốt cho da. Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị viêm da.

Let's block ads! (Why?)

Cặp vợ chồng cãi nhau rồi bỏ đi, quên con trai 6 tháng tuổi bên đường

Vào chiều thứ 7 tuần trước (25/3), một người dân địa phương nhìn thấy bé trai bị bỏ lại một mình, không có bố mẹ trên vỉa hè một con đường ở thị trấn Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Ông đã gọi cảnh sát tới hiện trường và đưa đứa trẻ tới bệnh viện. Sau khi được kiểm tra toàn diện, các bác sỹ thông báo đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ có vài nốt muỗi đốt và mẩn đỏ ngoài da.

Các y tá đang chăm sóc cho bé trai

"Cậu bé sợ hãi nên ngủ không ngon giấc và khóc suốt", y tá chăm sóc cho bé kể lại. Các y tá đã đăng tải hình ảnh đứa bé lên các trang mạng xã hội Trung Quốc để tìm bố mẹ cho bé. 

23h cùng ngày, một cặp vợ chồng trẻ đã đến bệnh viện, nhận là bố mẹ của đứa trẻ và xin nhận lại con. 

Sau khi điều tra, cảnh sát cho biết cặp đôi này đã cãi vã, sau đó bỏ quên con bên đường. 

Theo Hà Anh (Dịch từ SCMP) (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Trẻ có thể tử vong nếu nhịn đi vệ sinh

Trẻ có thể tử vong nếu nhịn đi vệ sinh - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Theo các BS, có rất nhiều lý do khiến trẻ nhịn đi đại tiện. Đó có thể là cảm giác khó chịu từ lần đi cầu phân cứng sau một đợt ốm ngắn, hoặc đơn giản chỉ là nỗi sợ phải bước vào một nhà vệ sinh không mấy sạch sẽ.

Đôi khi trẻ mải chơi và tìm cách lờ các cơn mót, cố nhịn để khỏi phải ngắt quãng trò chơi yêu thích. Một số trẻ chọn cách nhịn đại tiện để phản đối việc học ngồi bô.  

Hành vi này có thể dẫn tới táo bón, đi ngoài bị đau và thậm chí khiến phân tắc nghẽn hoàn toàn, trẻ thường xuyên bị són một lượng phân nhỏ ra ngoài. 

Nếu tình trạng tắc phân kéo dài quá lâu, trực tràng và đại trạng sẽ bị giãn căng, biến dạng và không còn khả năng co bóp đẩy phân ra ngoài. Việc nhịn đại tiện trong thời gian dài khiến ruột già bị phình to, chèn ép khoang ngực dẫn đến đau tim, thậm chí còn xô lệch vị trí những nội tạng khác. Do không phát hiện sớm để đi điều trị kịp thời nên tình trạng càng trở nên nặng nề, tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột, sa trực tràng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Việc nhịn tiểu của trẻ nhỏ sẽ khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang lâu ngày sẽ là môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ nhiễm trùng có thể gây biến chứng sẹo thận, tiền cao huyết áp. Việc nhịn tiểu làm trào ngược bàng quang niệu quản gây nhiễm trùng thận, dẫn đến suy thận, có thể gây tử vong. Nhịn tiểu cũng là tác nhân gây sỏi đường niệu, tạo thói quen tiểu són, tiểu rắt, vỡ bàng quang…

Để giảm thiểu những căn bệnh do nhịn đi đại tiểu tiện, cần tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày, vào một khung giờ nhất định. Giải quyết ngay khi cảm thấy buồn đi vệ sinh. Ngoài ra, cần tăng cường uống nước, ăn rau củ… để việc đào thải trở nên dễ dàng hơn.

Dấu hiệu trẻ nhịn đi đại tiện

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết những dấu hiệu của một trẻ nhịn đi đại tiện đó là bé lắc lư uốn éo, đi nhón gót, bắt chéo đùi hay ngồi chồm hỗm. Các tư thế này giúp kéo căng trực tràng và đại tràng dưới, giữ phân ở lại.
Trẻ tìm cách chặn cơn mót đi đại tiện có thể có các biểu hiện:
- Đột nhiên ngừng mọi hoạt động.
- Trốn vào một chỗ hoặc đi ra khỏi phòng.
- Người cứng đơ, dướn căng.
- Đứng nhón chân, cơ mông thít chặt.
- Đột nhiên ngồi xuống sàn hoặc ngồi chồm hỗm.
- Nhăn mặt hoặc thay đổi giọng nói.
- Toát mồ hôi hoặc trở nên nhợt nhạt.
- Không có khả năng chú ý tới bạn.

Let's block ads! (Why?)

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô”

Vườn du lịch sinh thái – lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách từ lâu được du khách gần xa mệnh danh là lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô”. Tại đây du khách còn được trải nghiệm tự tay làm ra những miếng bánh hỏi đặc biệt.

Nằm cách trung tâm TP.Cần Thơ khoảng 15 km, vào huyện Phong Điền đi qua phà Vàm Xáng rồi tới bến đò Mương Ngang, quẹo phải, men theo đường lộ bê tông chừng 30 m là bạn đã đến vườn du lịch sinh thái - lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách.

Ông Trần Thiện Cảnh (con trai nghệ nhân Châu Kim Thuận) cho biết bánh hỏi mặt võng của gia đình ông là nghề truyền thống lâu đời, đã có cách nay hơn 50 năm. Bánh hỏi mặt võng khác hẳn với bánh hỏi khác do có vị ngọt, mặn, miếng bánh trong, dai và không dùng chất phụ gia. Bánh có hoa văn mặt võng, nhìn rất đẹp mắt do sự khéo tay của người làm.

Theo nghệ nhân Châu Kim Thuận, khi xưa làm bánh chỉ với mục đích phục vụ trong gia đình và giúp đỡ hàng xóm khi có giỗ, tiệc tùng là chính chứ không để bán. Sau này, theo đề nghị của các con, bà mới có ý định làm bánh hỏi gia công để bán. Về sau lại phát triển thành điểm du lịch thu hút khách đến tham quan.

Để hoàn thành miếng bánh hỏi mặt võng, người nghệ nhân phải qua làm qua nhiều công đoạn công phu. Ngoài món bánh hỏi mặt võng ăn cùng với thịt kim tiền, nơi đây còn có các món ăn dân dã: ốc, lươn um, chào gà thả vườn, lẩu mắm đồng quê... Đến đây, được thư thả tinh thần dưới tán cây râm mát, thưởng thức món ăn truyền thống và trái cây vườn nhà và được tự tay trải nghiệm làm bánh hỏi mặt võng trứ danh, du khách nào cũng tỏ ra thích thú.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 1.

Nghệ nhân Châu Kim Thuận đang xếp bánh hỏi phục vụ du khách.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 2.

Bánh hỏi mặt võng được xếp thành từng xấp với 4 miếng bánh.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 3.

Bánh hỏi mặt võng được làm bằng bột gạo lọc Sa Đéc, giúp bánh có độ dai và trong.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 4.

Để tạo được bánh hỏi hình mặt võng người thợ phải hứng lá chuối dưới khuôn đổ bánh hình trụ và kết hợp thao tác tay khéo léo.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 5.

Sau khi tạo khuôn, bánh hỏi được xếp lên kệ chờ hấp.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 6.

Thịt kim tiền là món thịt ăn kèm bánh hỏi đặc trưng của lò bánh hỏi Út Dzách.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 7.

Một dĩa bánh hỏi mặt võng được xếp ăn kèm với thịt nướng kim tiền sẵn sàng phục vụ thực khách.

Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 8.
Ghé thăm lò bánh hỏi gia truyền “đệ nhất Tây Đô” - Ảnh 9.

Bánh hỏi mặt võng cắt nhỏ rồi cuốn lại với rau thơm, cho thịt nướng kim tiền cùng mỡ hành phi rưới lên bánh hỏi, rồi chấm với nước mắm chua ngọt chắc chắn sẽ khiến du khách hài lòng.

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Độc đáo cuộc thi "Kéo co ngồi" truyền thống giữa lòng Hà Nội

Sáng ngày 30/3, hàng chục thanh niên ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội) đã tham gia vào cuộc thi Kéo co ngồi qua một cây song có chiều dài từ 40m, đường kính 5cm.

Trò chơi dân gian độc đáo - Kéo co ngồi là một trong những hoạt động nổi bật tại lễ hội đền Trấn Vũ (thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) diễn ra vào ngày 30/3 (tức ngày 3/3 âm lịch). Lễ hội đã được nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đang trình UNESCO xét duyệt để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 1.

Cây song dài 40m được sử dụng để làm dây kéo trong cuộc thi.

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 2.

Khán giả nhỏ tuổi đứng cạnh hàng rào chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối.

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 3.

Rất nhiều khán giả trung thành, hàng năm vẫn mong đợi đến ngày 3-3 âm lịch, để được hòa mình vào không khí của lễ hội đền Trấn Vũ và tham gia cổ vũ các đội kéo co

Kéo co ngồi được tổ chức trên nền sân đất nện và sử dụng cây song to và nhẵn, dài khoảng 40m, cột trụ thường là gỗ lim cỡ cột đình, được chôn chặt dưới đất. Thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn cây song.Trước khi kéo, cây song được nêm chặt tại cột

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 4.

Trai tráng ngồi trên nền đất nện chuẩn bị bước vào cuộc đấu.

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 5.

Mỗi bên là đại diện cho một thôn, mọi người đều cố gắng hết sức để dành chiến thắng về cho thôn của mình.

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 6.

Sau khi có hiệu lệnh bằng 3 hồi trống, cuộc thi đấu bắt đầu, đội trưởng bắt nhịp cho các thành viên cùng hợp lực kéo.

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 7.

Người tham gia phần lớn là các thanh niên, trung niên khỏe mạnh, có thân hình vạm vỡ

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 8.

Sau cuộc thi đội thắng cuộc sẽ cuốn gọn cây song và mang vào đình.

Độc đáo cuộc thi Kéo co ngồi truyền thống giữa lòng Hà Nội - Ảnh 9.

Trò chơi kéo co ngồi không đặt nặng yếu tố thắng thua.

Kéo co ngồi ở Thạch Bàn được tổ chức với mong muốn mang lại điều tốt lành, may mắn cho bà con, làng xóm và một mùa màng bội thu, tươi tốt. Chính vì điều nay, dân làng không quan trọng chuyện thắng thua. Đội thắng, đội thua đều vui, hồ hởi, phấn khởi, cùng nhau tổ chức liên hoan.

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

3 cách cắm hoa trong hộp quà xinh lung linh bạn cần "bỏ túi"

Ưu điểm của cách cắm hoa với hộp quà là bạn không cần dùng cành hoa dài, cách cắm hoa cũng đơn giản hơn. Khi cắm bạn chú ý phối hoa với màu cho hộp hoa đẹp!

Cách 1: Cắm hoa với hộp trái tim

Nguyên liệu

- Hoa để cắm: hoa cẩm chướng trắng, màu, hoa hồng trắng

- Hộp quà hình trái tim

- Tấm giấy bạc

- Dụng cụ: kéo cắt cành hoa, xốp cắm hoa

Cách làm:

Bước 1

Đầu tiên, bạn cắt tấm giấy bạc lót bên trong hộp quà, tấm giấy bạc giúp nước không thấm ra ngoài hộp quà. Đặt tấm nắp hộp lên trên tấm xốp, để đo cắt tấm xốp có kích thước vừa với chiếc hộp.

Bước 2

Bạn dùng dao cắt gọt phần xốp rời ở ngoài nắp hộp trái tim. Và ngâm tấm xốp ngấm đều nước trước khi đặt vào trong thân hộp trên tấm giấy bạc.

Bước 3

Tiếp theo, bạn cắt ngắn các cành hoa cẩm chướng, hoa hồng dài 5cm cắm vào mặt xốp. Bạn cắm xen hoa hồng và hoa cẩm chướng với nhau. Các cành hoa cao trên mặt hộp vừa đẹp.

Bước 4

Khi cắm hoa bạn chú ý cắm các cành hoa phối màu với nhau hài hòa cho hộp hoa đẹp hơn.

Hoàn thành:

Thật đơn giản và dễ dàng, hộp trái tim đầy hoa của bạn đã hoàn thành! Thay vì cắm hoa trong bình, lọ thông thường, hút thay đổi cắm hoa trong hộp mang lại cái nhìn mới trang trí cho không gian căn phòng đẹp hợp. Bạn có thể tặng quà với hộp quà thay vì bó hoa thường ngày sẽ ghi điểm trong mắt người ấy nữa đấy.

3 cách cắm hoa trong hộp quà xinh lung linh bạn cần bỏ túi - Ảnh 6.

Cách 2: Cắm hoa hộp tròn cao

Nguyên liệu

- Hoa để cắm: 3 cành hoa đồng tiền đỏ, 4 cành salem màu tím, vài cành chuỗi ngọc, cành lá xanh

- Hộp quà tròn cao

- Tấm nilon

- Dụng cụ: kéo cắt cành hoa, xốp cắm hoa

Cách làm:

3 cách cắm hoa trong hộp quà xinh lung linh bạn cần bỏ túi - Ảnh 8.

Đầu tiên, bạn cắt tấm nilon lót bên trong hộp quà. Tiếp theo, bạn cắt xốp xanh cắm hoa đặt bên trong tấm nilon, nhớ ngâm tấm xốp ngấm đều nước trước khi cắm. Bạn cắt ngắn cành lá có chiều dài bằng với chiều cao của hộp quà, cắm 4 cành lá trên mặt xốp. Tiếp đến, bạn cắt ngắn cành salem tím cắm xen giữa các cành lá. Cuối cùng, bạn cắt 3 cành hoa đồng tiền và cắm xen giữa các hoa, lá là hộp quà hoa đã hoàn thành.

Hoàn thành:

Còn gì tuyệt vời hơn khi nhận hộp quà với đầy hoa bên trong phải không nào! Những bông hoa xinh tươi được cắm theo bố cục hài hòa về màu sắc và kiểu dáng chắc hẳn sẽ làm cho hộp quả của bạn thêm đẹp ấn tượng với người nhận.

3 cách cắm hoa trong hộp quà xinh lung linh bạn cần bỏ túi - Ảnh 9.

Cách 3: Cắm hoa với hộp quà tròn thấp

Nguyên liệu:

- Hoa để cắm nhiều loại: hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, cành lá xanh nhỏ

- Hộp quà tròn thấp

- Tấm nilon

- Dụng cụ: kéo cắt hoa, xốp cắm hoa

Cách làm:

3 cách cắm hoa trong hộp quà xinh lung linh bạn cần bỏ túi - Ảnh 10.

Tương tự như cách cắm hoa ở cách 1 và cách 2, cắm hoa với hộp quà tròn cũng vậy. Bạn lót tấm nilon, đặt xốp ngấm nước vào bên trong. Cắt ngắn các cành hoa và cắm xen nhau trên mặt xốp, sao cho các cành hoa cao vừa trên miệng hộp là đẹp. Với cách cắm hoa dạng hộp tròn thấp, bạn có thể phối nhiều màu sắc hoa khác nhau, kết hợp nhiều loại hoa khác nhau.

Hoàn thành:

Vậy là hộp quà hoa của chúng mình đã hoàn thành! Không khó để bạn có thể tự làm hộp quà đầy hoa như thế, chỉ cần chút tỉ mỉ thôi nhé! Hãy dành những điều bất ngờ cho người bạn yêu thương với hộp quà đầy hoa!

3 cách cắm hoa trong hộp quà xinh lung linh bạn cần bỏ túi - Ảnh 11.

Chúc bạn thành công với 3 cách cắm hoa hộp quà đơn giản mà đẹp này nhé!

Nguồn: theinspiredroom & julitastefashion & rakuten

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Cuối tuần đổi món với hủ tiếu khô thập cẩm

Hủ tiếu khô thập cẩm gồm thịt xá xíu và tôm mực không chỉ là món cuối tuần tuyệt ngon mà dùng cho món ăn sáng cũng rất hợp đấy! Bạn cũng có thể học cách làm thịt xá xíu từ công thức này.

Hủ tiếu khô thập cẩm gồm thịt xá xíu và tôm mực không chỉ là món cuối tuần tuyệt ngon mà dùng cho món ăn sáng cũng rất hợp đấy! Bạn cũng có thể học cách làm thịt xá xíu từ công thức này.

Gia vị

Mì khô

  • 1kg thịt xá xíu
  • 500gr mì trứng
  • 1 muỗng canh dầu mè
  • Giá
  • Hẹ
  • 500gr tôm sú
  • 500gr mực lá
  • Hành lá, dầu ăn

Thịt xá xíu

  • 1kg thịt lợn vai hoặc thịt mông
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 1/4 chén đường cát
  • 1 muỗng canh tương cà
  • 2 muỗng cà phê nước tương
  • 1/2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương
  • 1/4 chén nước sốt Hoisin
  • 1 củ tỏi bóc vỏ, đập giập
  • 1/2 muỗng cà phê màu thực phẩm màu đỏ

Nước sốt

  • 1 củ hành tím
  • 1 muỗng canh dầu thực vật
  • 2 muỗng canh Hoisin Sauce
  • 2 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng canhdầu hào
  • 1 muỗng canh đường trắng
  • 1/2 chén nước trộn hòa tan với 1 muỗng cà phê bột năng

Súp ăn kèm

  • 1,2 kg xương heo
  • 5 lít nước
  • 1/2 chén tôm khô (ngâm trong nước nóng trong 5 phút, để ráo, rửa sạch)
  • 1 con mực khô nhỏ (ngâm trong nước nóng trong 5 phút, để ráo, rửa sạch)
  • 1 củ hành tây
  • 5 củ hành tím (Hành tím nướng trong 10-15 phút cho thơm)
  • 2 muỗng canh muối
  • 2 muỗng cà phê bột ngọt
  • 1 bó hành lá

Cách làm chi tiết:

hủ tiếu khô 1

Cuối tuần đổi món với hủ tiếu khô thập cẩm

 

Cách làm thịt xá xíu

  • Trộn muối, đường, tương cà, nước tương, bột ngũ vị hương, nước sốt Hoisin, tỏi và màu thực phẩm màu đỏ vào tô khuấy đều.
  • Thịt rửa sạch, cắt dải dài, cho vào nước ướp ướp qua đêm hoặc ít nhất 1 giờ.
  • Cho thịt xá xíu vừa ướp vào lò nướng ở 220 độ C trong 30 phút. Mở lò trở mặt thịt rồi nướng thêm 30 phút nữa cho thịt chín vàng thơm là được.

mi-kho-thap-cam-5

  • Tắt lò nướng, lấy thịt ra để nguội bớt thì xắt lát mỏng.

mi-kho-thap-cam-6

Cách nấu súp

  • Rửa sạch xương heo, chặt miếng vừa ăn, sau đó chần qua nước sôi trong 5 phút, rồi xả sạch với nước lạnh.
  • Cho 5 lít nước vào nồi, thêm xương heo vào đun sôi với 1 muỗng cà phê muối, canh vớt sạch bọt cho nước trong.
  • Thêm tôm khô, mực, hành tây, hành tím nướng vào nấu cùng cho nước ngọt.
  • Nêm thêm 2 muỗng canh đường, muối, bột ngọt vào, nêm nếm vừa ăn, nấu lửa vừa trong 2 giờ. Thường xuyên vớt bọt cho nước trong.
  • Sau cùng thêm hành lá và hành phi lên, tắt bếp, ta được nước dùng ăn kèm.

Hủ tiếu khô

  • Xá xíu xắt lát mỏng.
  • Tôm rửa sạch, luộc chín, sả sạch, để ráo.
  • Mực làm sạch, khứa caro, đem luộc với ít muối trong 5 phút rồi vớt ráo.

mi-kho-thap-cam-4

  • Hành tím bóc vỏ, bào lát mỏng. Cho 1 chén dầu ăn vào chảo, đun nóng, sau đó thêm hành tím vào đảo đều cho đến khi chuyển màu vàng nâu thì tắt bếp, vớt ra, thấm ráo dầu.

mi-kho-thap-cam-2

mi-kho-thap-cam-3

  • Để làm nước sốt, bạn cho chảo lên bếp, để lửa nhỏ, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, thêm cá cơm nhỏ vào chiên trong 1-2 phút cho thơm. Thêm các nguyên liệu làm sốt còn lại vào, đun sôi, khuấy đều cho sệt lại thì tắt bếp.
  • Đun sôi nồi nước, thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối. Thêm mì trứng và luộc trong 3 phút, sau đó trút ra rổ, xả sạch với nước lạnh. Giá rửa sạch, trụng mềm.
  • Khi ăn cho giá ra tô, thêm mì ra lên, thêm tôm mực, xá xíu, hành phi, hẹ xắt khúc lên trên. Rưới nước sốt lên trên cùng khi ăn trộn đều. Dọn kèm súp nóng.
  • Ngoài mì vàng bạn có thể ăn cùng hủ tiếu trụng cũng rất ngon.

mi-kho-thap-cam-10

Chúc bạn thành công với hướng dẫn nấu món ngon cuối tuần hủ tiếu khô thập cẩm. Món này cũng rất thích hợp cho món ăn sáng đấy!

Nguồn: vickypham

Let's block ads! (Why?)