Friday, September 2, 2016

Hé lộ nguyên nhân thiếu nữ 16 tuổi bị người tình đâm chết

Ngày 2.9, cơ quan CSĐT Công an quận 7, TP.HCM cho biết đang tạm giữ Nguyễn Thân Tính (20 tuổi, quê Kiên Giang) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là chị T.T.M.H (16 tuổi, cùng quê Kiên Giang).

Trước đó, vào khoảng 19h ngày 1.9, giữa Tính và H. xảy ra cự cãi kịch liệt trong phòng trọ ở hẻm 164 Nguyễn Văn Linh (quận 7, TP.HCM). Sau đó, Tính đóng cửa bỏ đi với nhiều biểu hiện nghi vấn. Nghi có chuyện chẳng lành nên những người sống trong dãy trọ đến phòng gọi, gõ cửa nhưng không nghe chị H. trả lời. Khi mọi người phá cửa vào kiểm tra thì tá hỏa phát hiện chị H. đã gục chết trên vũng máu nên báo cơ quan chức năng.

Công an phong tỏa hiện trường điều tra nguyên nhân cái chết của chị H.

Về phần mình, sau khi rời khỏi phòng trọ, Tính đến công an phường đầu thú, khai nhận hành vi vừa giết chị H.

Tại cơ quan công an, Tính khai giữa Tính và H. dù chưa kết hôn nhưng đã sống chung với nhau như vợ chồng và có được một con chung 2 tuổi đang gửi ở quê cho gia đình chăm sóc. Tối 1.9 sau khi đi làm về nhà trọ, giữa Tính và H. xảy ra mâu thuẫn cự cãi với nhau vì chuyện H. đi xăm mình. Tính cho rằng, để xăm mình, H. phải cởi hết đồ và bị những người thợ xăm nhìn thấy nên cho đó là việc không đúng đắn. Sau một hồi cự cãi, trong lúc nóng giận, Tính lấy dao đâm chết chị H.

 Hiện vụ việc đang được công an điều tra, làm rõ.

Let's block ads! (Why?)

Những sai lầm thường gặp khi ăn trái cây

1. Cho rằng trái cây đều giống nhau

Dù dứa và việt quất đều chứa nhiều vitamin nhưng hẳn nhiên chúng là hai loại khác nhau rất nhiều về lượng tinh bột, đường và chất xơ.

Các loại trái cây tốt nhất là những loại chứa nhiều polyphenols và chỉ số glycemic thấp nhất. Trái cây có màu thẫm hầu hết cũng nhiều chất chống oxy hóa và ít đường hơn trái sáng màu.

Những sai lầm thường gặp khi ăn trái cây - 1

Trái cây có màu thẫm hầu hết cũng nhiều chất chống oxy hóa và ít đường hơn trái sáng màu. Hình minh họa.

2. Ăn quá nhiều

Bạn cho rằng ăn kiêng cần ăn nhiều rau trái nhưng ăn quá nhiều trái cây thì cần phải cẩn trọng. Trái cây có chỉ số glycemic, trái càng ngon ngọt thì càng dễ làm đường huyết lẫn số calo tăng lên.

Mỗi người lớn chỉ nên ăn chừng hai chén trái cây mỗi ngày, đồng thời nên chọn trái có kích cỡ nhỏ thay vì những loại trái "ngoại cỡ".

3. Không lựa chọn loại phù hợp

Khi bạn cảm thấy đói nhưng chưa đến giờ ăn, chọn lựa loại trái cây phù hợp để ăn cũng quan trọng.

Một trái táo lớn có 120 calo, trái nhỏ chỉ có 53 calo. Khi đói, bạn dễ cho rằng mọi trái cây đều giống nhau và quên so sánh lượng dinh dưỡng của nó.

4. Ăn riêng một loại trái cây

Dù trái cây tốt hơn kẹo bánh, nó vẫn có khả năng khiến đường huyết tăng giảm thất thường. Ăn trái cây chung với protein, ví dụ như pho mát hay bơ đậu phộng là cách giải quyết tốt nhất. Protein làm tăng hormone glucaon giúp cân bằng đường huyết. Người bị tiểu đường càng nên ghi nhớ điều này.

Những sai lầm thường gặp khi ăn trái cây - 2

Vỏ nhiều loại trái cây là phần có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa nhất. Hình minh họa.

5. Không mua trái cây hữu cơ

Loại này thì đắt hơn nhưng chúng chứa ít chất trừ sâu, chất bảo quản hơn. Ăn trái cây được trồng và bảo quản tự nhiên giúp bạn tránh được dư lượng thuốc trừ sâu, thêm dinh dưỡng.

6. Không ăn vỏ

Vỏ là phần bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa nhất. Vỏ táo rất dồi dào chất xơ, vitamin A,C.

Nghiên cứu cho thấy ăn vỏ còn làm giảm nguy cơ béo phì, ung thư.

7. Chỉ uống nước ép

Nước ép trái cây không có chất xơ làm chậm giải phóng glucose vào máu. Do đó, tốt hơn là nên ăn trái cây hoặc nước xay rau quả thay vì ép. Bạn cũng dễ uống nhiều nước ép hơn là ăn.

Let's block ads! (Why?)

Thiếu nữ 16 tuổi bị người tình sát hại trong đêm ở Sài Gòn

Vụ việc xảy ra khoảng 21h ngày 1/9, trong một phòng trọ nằm ở hẻm 164 Nguyễn Văn Linh (Q.7, TP.HCM). Nạn nhân  được xác định là chị Trần Thị Thảo Ly, 20 tuổi, ngụ huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Đến rạng sáng ngày 2/9 lực lượng công an vẫn đang phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác khám nghiệm điều tra nguyên nhân.

Người dân bàng hoàng đứng xem công an lấy lời khai nhân chứng

Theo đó, khoảng 19h cùng ngày, Ly cùng Nguyễn Thân Tính (20 tuổi, xã Thanh Hưng, thị trấn Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) là bạn trai trở về phòng trọ sau khi hết giờ làm việc. Lúc này cả hai xảy ra mâu thuẫn rồi dẫn đến cãi vã, trong lúc nóng giận Tính đã dùng hung khí đâm Ly chết tại chỗ. Sau khi gây án, y bỏ đi khỏi hiện trường.

Đến  khoảng 22h, người dân khu trọ phát hiện hiện nạn nhân nằm chết trên vũng máu rồi hô hoán báo công an.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt phong tỏa hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để điều tra nguyên nhân. Bước đầu, xác định, nguyên nhân có thể là do ghen tuông.

Theo một số người dân khu trọ, đôi nam nữ này cùng làm tại một công ty gần đó, và chuyển đến khu trọ này được 3 tháng, ít giao tiếp với hàng xóm.

Rời khỏi hiện trường được 10 phút, Tính đã đến cơ quan công an đầu thú. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ. 

Let's block ads! (Why?)

Ai đặt tên Quảng trường Ba Đình?

Thị trưởng đầu tiên trong nhiệm kỳ ngắn nhất

Để tìm hiểu về lịch sử tên gọi Quảng trường Ba Đình, chúng tôi tìm gặp nhà báo Xuân Ba, báo Tiền Phong - một cây phóng sự lão luyện trong làng báo. Nhà báo Xuân Ba trước kia may mắn có được cơ duyên trò chuyện, gặp gỡ với nhà văn Tô Hoài để nghe ông kể về sự tích Ba Đình.

Nhắc đến nhà văn Tô Hoài, nhà báo Xuân Ba nói vẫn nhớ như in buổi được hầu chuyện ông, câu chuyện về những tên đường, tên phố ở Hà Nội cứ như kéo dài mãi.

Quảng trường Ba Đình trước năm 1945 (Ảnh tư liệu)

"Việc đặt tên Quảng trường Ba Đình nằm trong chủ trương chung của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc bấy giờ, cùng với đó là việc thay đổi tên của nhiều tuyến phố, quảng trường, tượng đài khác… Hồi đó, Chính phủ Trần Trọng Kim muốn tỏ rõ tinh thần dân tộc bằng một chủ trương chung là xóa bỏ tên quảng trường, tượng đài, công trình công cộng được thực dân đặt tên…"

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Theo lời nhà báo Xuân Ba, ông được nhà văn Tô Hoài cho biết những thông tin rất quý về tác giả của tên gọi các đường phố và Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội. Hầu hết tên đường hiện nay ở nội thành thành phố đều do bác sĩ Trần Văn Lai đặt. Ông cũng là người đã đặt tên cho Quảng trường Ba Đình chứ không phải Chủ tịch Hồ Chí Minh như nhiều người lầm tưởng.

Bác sĩ Trần Văn Lai (1894 - 1975) là Thị trưởng người Việt đầu tiên của TP Hà Nội sau 60 năm thực dân Pháp đô hộ. Sinh ra trong một gia đình làm nghề khảm trai có tiếng đất kinh kỳ nhưng ông lại theo học ngành Y và trở thành một bác sĩ tên tuổi. Ông luôn mang trong mình tư tưởng chống Pháp, nên dù là một bác sĩ tài năng ở Nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt Đức), ông cũng từng bị Pháp giam giữ tại Nhà tù Sơn La và Nhà tù Hỏa Lò với Hoàng Công Khanh, Phạm Khắc Hòe. Đầu năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, bác sĩ Trần Văn Lai được mời ra giữ chức Đốc lý Hà Nội (tương đương chức thị trưởng) trong Chính phủ lâm thời Trần Trọng Kim.

Điều hy hữu là bác sĩ Trần Văn Lai chỉ giữ chức Thị trưởng từ 20/7/1945 thì đến 19/8/1945 - mở đầu cho cuộc khởi nghĩa vĩ đại giành chính quyền của nhân dân Hà Nội. Ngài Đốc lý thành Hà Nội về sau đã trở thành Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội và Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh. Có thể nói, đó là một nhiệm kỳ thị trưởng ngắn nhất trong lịch sử, nhưng ông thị trưởng ấy để lại hậu thế những dấu ấn đặc biệt, đó là đổi và đặt tên một loạt đường phố, địa danh trước đây do chính quyền chế độ thực dân Pháp đặt, trong đó nổi bật nhất có Quảng trường Ba Đình.

Quảng trường Ba Đình ngày nay - Ảnh:Ngô Vinh

Thay đổi nhiều tên đường, kéo đổ nhiều bức tượng thực dân

Theo lời kể của nhà báo Xuân Ba, bác sĩ Trần Văn Lai dường như đã tiên liệu được cuộc bão táp đang âm ỉ trong lòng Hà Nội, cùng đó là ý thức tự cường tự tôn của dòng máu Lạc Hồng với nỗi nhục của cái họa ngoại bang xâm lược. Do đó, ngay những ngày đầu tiên là thị trưởng thành phố, ông cho kéo đổ nhiều bức tượng thực dân như tượng Đầm xòe ở Vườn hoa Cửa Nam. Tiếp đó là tượng sĩ, nông, công, thương ở vườn hoa Canh nông (đây là bức tượng Pháp dựng để kỷ niệm cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất 1914-1918.

Dưới bốn mặt của bức tượng là hình ảnh một thày đồ cắp tráp mà họ bảo tượng trưng cho tầng lớp sĩ của người An Nam. Một anh kéo xe cút kít, tượng trưng cho tầng lớp công, một phụ nữ te tái quang gánh, bảo đấy là tầng lớp thương. Và cuối cùng là anh thợ cày lực lưỡng bước sau con trâu tượng trưng cho giai cấp nông dân An Nam). Rồi tượng Toàn quyền Văng Hôven, Phù điêu Giăng Đuypuy gần bến sông Hồng... cũng bị kéo đổ. Cả bức tượng đồng to nhất Hà thành khi ấy có lẽ là Toàn quyền Paul Bert tay cầm cờ tay xòe trên đầu ông thày đồ An Nam cắp tráp dựng ở vườn hoa bên tòa Đốc lý (nay là Vườn hoa Indira Gandhi).

Quảng trường Ba Đình - địa danh 71 năm trước đã chứng kiến giờ phút lịch sử trọng đại của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tiếp đến, năm 1954, khi bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô, Dinh Toàn quyền cũ cạnh Quảng trường Ba Đình đã trở thành Phủ Chủ tịch, Chính phủ đã cho xây dựng quảng trường Hội trường Quốc hội (nay là Hội trường Ba Đình) và cạnh đó là Đài Tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì nước.

Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Quảng trường Ba Đình cũng là nơi tổ chức lễ truy điệu của Người. Sau đó không lâu, Đảng và Nhà nước đã quyết định chọn Quảng trường Ba Đình làm nơi yên nghỉ vĩnh viễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết định xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, một công trình kiến trúc lịch sử nữa cũng được ra đời bên cạnh Quảng trường Ba Đình, đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay.

Đồng thời, với việc hạ bệ các tượng thực dân, ông thị trưởng thành phố còn đổi một loạt tên đường mang tên thực dân hay có hơi hướng thực dân. Những đại lộ đẹp nhất Hà thành như Briére de L’isle đã trở thành Hùng Vương, Carnot trở thành Phan Đình Phùng, Henri D’Orleans là đường Phùng Hưng, Gămbetta trở thành Trần Hưng Đạo, F. Gacniê - tên viên quan ba chết trận ở Cầu Giấy trở thành đường Đinh Tiên Hoàng...

Không chỉ những tên võ tướng với chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc như: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Bùi Thị Xuân, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... mà nhiều con đường Hà Nội mang tên các danh sĩ nổi tiếng đến tận bây giờ vẫn gọi, vẫn dùng như: Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Lý Văn Phức, Trần Tế Xương, Tản Đà... cũng đều do ông Thị trưởng này đặt ra cả! Có lẽ tên hai người Pháp duy nhất mà ông thị trưởng cho giữ nguyên mà bây giờ ta vẫn quen gọi là phố Yersin cũng như bức tượng nhà khoa học nổi tiếng này cùng tượng nhà khoa học Pasteur đuợc lớp hậu sinh của ông thị trưởng bảo tồn đến bây giờ.

Độc đáo nhất là thời điểm ấy cuối con đường mang tên vị linh mục Puyghiniê (nay là đường Điện Biên Phủ) có một bãi đất trống cỏ dại mọc có tên là Poăng (Point: điểm bắt đầu phố). Bác sĩ Trần Văn Lai đã đặt tên cho bãi đất trống ấy là Quảng trường Ba Đình, lấy tên căn cứ nghĩa quân Đinh Công Tráng chống Pháp rất anh dũng ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa (chứ chẳng phải hồi trước ở đây có… ba cái đình như một số người lầm!).

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau thời điểm đó, Quảng trường Ba Đình có tên mới là Quảng trường Độc lập. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Pháp chiếm lại đặt tên là Quảng trường Hồng Bàng. Sau năm 1954, đề nghị lấy tên cũ là Quảng trường Độc lập nhưng Bác Hồ không đồng ý và yêu cầu giữ nguyên tên Quảng trường Ba Đình đến bây giờ, mặc dù mãi về sau này qua mấy kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố, có người đề nghị tên mới là Quảng trường 2/9.

Let's block ads! (Why?)

Hóa thạch 3,7 tỉ năm tuổi báo hiệu sự sống trên sao Hỏa

Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.

Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland

Phát hiện đáng kinh ngạc này càng củng cố cho giả thuyết có sự sống trên các hành tinh khác, đồng thời có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời điểm bắt đầu sự sống trên Trái đất.

Hóa thạch vừa được tìm thấy ở Isua, phía tây nam Greenland. Hóa thạch chứa đá stromatolite, lớp trầm tích tạo ra nhờ sự phát triển của vi sinh vật.

Nếu được xác nhận đây chính là bằng chứng của sự sống, hóa thạch này lâu đời hơn kỉ lục trước đó 220 triệu năm.

Một trong những nhà nghiên cứu hóa thạch, Clark Friend, cho biết: "Cho đến lúc này, tảng đá stromatolite lâu đời nhất được tìm thấy ở Tây Úc khoảng 3,5 tỷ năm tuổi.

Đá hóa thạch 3,5 tỷ năm tuổi ở Tây Úc

"Nếu Trái đất có sự sống từ 3,7 tỷ năm trước, thì sự sống cũng có thể tồn tại trên các hành tinh khác vào thời điểm đó. Ví dụ 3,7 tỷ năm trước, sao Hỏa vẫn có nước".

Viết trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đến từ Úc và Anh, cho biết hóa thạch đá stromatolite phát triển "trong môi trường nước nông" ở Isua.

Các nhà nghiên cứu nói rằng hóa thạch là một gợi ý cho thấy thời điểm đó, Trái đất có khí hậu yên bình, có thể là do bầu không khí chứa nhiều khí cacbon điôxít và/hoặc khí mê-tan.

Các nhà khoa học cầm trên tay một mẫu hóa thạch để xét nghiệm

Tiến sĩ Abigail Allwood, đến từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, cho biết hóa thạch có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời kỳ bắt đầu sự sống trên Trái đất.

Bà đặt câu hỏi: "Liệu sự sống trên hành tinh này chỉ bắt đầu sau quá trình tiến hóa rất dài của Trái đất, đợi môi trường thích hợp cho sự sống xuất hiện, hay cái nôi của sự sống đã luôn sẵn sàng từ khi Trái đất mới là một “đứa trẻ sơ sinh”?"

Bà cũng tin rằng hóa thạch mới được phát hiện có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.

Bề mặt đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi

"Nếu đây thực sự là dấu hiệu của tổ tiên đầu tiên của chúng ta, nó sẽ có những tác động đáng kinh ngạc", tiến sĩ Allwood viết.

Nếu sự sống xuất hiện ở giai đoạn mới hình thành của Trái đất, thì nó không phải là một thứ ít khả thi, bà nói.

Tiến sĩ nhận định: "Sự hiểu biết của chúng ta về bản chất sự sống vũ trụ được dựa trên thông tin Trái đất mất bao lâu để hình thành các điều kiện cho sự sống.

"Và sau phát hiện mới này, sao Hỏa có thể trở thành một nơi hứa hẹn hơn trước rất nhiều, một hành tinh đầy tiềm năng cho sự sống trong quá khứ."

Hóa thạch mới được tìm thấy có thể là dấu hiệu cho thấy sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa

Let's block ads! (Why?)

Món ngon cuối tuần: Bánh xèo chảo nhân hải sản

Hướng dẫn đổ bánh xèo chảo từ bột pha sẵn với nhân nấm, hải sản cho ngày cuối tuần

Hướng dẫn đổ bánh xèo chảo từ bột pha sẵn với nhân nấm, hải sản cho ngày cuối tuần

Gia vị

  • 200gr tôm sú
  • 200gr mực lá
  • 50gr nấm bào ngư, 50gr nấm đùi gà
  • 200gr bột bánh xèo, 450gr nước cốt dừa, ½ gói bột nghệ, hành lá, giá, dầu ăn
  • Nước mắm bánh xèo: 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước, 1 muỗng cà phê tỏi, ớt băm, 1 trái chanh
  • Cải đắng, cải con

Cách làm chi tiết:

BGD---Bánh-xèo-5

Bánh xèo chảo nhân hải sản

  • Nguyên liệu cho món Bánh xèo chảo nhân hải sản gồm có:
Banh xeo 1

Nguyên liệu cần có cho món ăn

  • Tôm sú rửa sạch, cắt đầu. Mực làm sạch, cắt khoanh vừa ăn. Tôm, mực luộc vừa chín với ít muối, vớt ra để ráo.
  • Hành lá làm sạch, cắt nhỏ. Cải đắng, cải con, giá rửa sạch, để ráo.
  • Nấm bào ngư, nấm đùi gà rửa sạch, cắt lát mỏng.
  • Trộn bột bánh xèo, nước cốt dừa, bột nghệ với nhau, khuấy đều, rây mịn. Cho hành lá vào trộn đều.
Banh xeo 1

Sơ chế nguyên liệu

  • Nước mắm bánh xèo: 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước, 1 muỗng cà phê tỏi, ớt băm, 1 trái chanh
  • Nấu nước mắm, đường, nước khuấy đều cho nước sôi, đường tan, tắt bếp. Chanh vắt lấy nước cốt, cắt lấy tép chanh cho vào để nước mắm cho đẹp. Cho tỏi, ớt băm nước cốt chanh vào trộn đều, nếm vừa ăn.
  • Có thể trộn củ cải trắng, cà rốt thái chỉ vào nước mắm bánh xèo.
Banh xeo 2

Làm nước mắm chấm

  • Cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho 1 muỗng cà phê tỏi băm vào phi thơm, thêm tôm sú, mực và nấm vào đảo đều, nêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm vào xào cho chín săn, nêm nếm, tắt bếp. Trút nhân ra đĩa.
  • Dùng lại chảo, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho 1 muỗng bột bánh xèo vào tráng mỏng nấu trong 1 phút cho bánh chín, thêm nhân nấm, hải sản vào. Thêm giá vào đậu nắp vào cho chín. Thêm ít dầu vào viền bánh để bánh vàng giòn.
Banh xeo 4

Đổ bột bánh lên chảo

  • Cho bánh xèo nhân hải sản ra đĩa, dọn ăn kèm cải con, cải đắng và nước mắm chấm.
Banh xeo 5

Cho bánh ra đĩa

  • Chúc bạn thành công với món ngon này nhé!

Let's block ads! (Why?)

Một Hà Nội vắng vẻ, yên bình trong ngày Quốc Khánh

Sáng 2/9, Hà Nội không còn cảnh nhộn nhịp, ồn ã thường nhật. Đường phố vắng vẻ, yên bình, cờ rực đỏ cả góc phố. Hình ảnh, đường Điện Biên Phủ sáng nay

 Người dân đạp xe ra đường trong tâm trạng phấn khởi trong bầu không khí trong lành, mát mẻ

Phố phường êm ả, rợp cờ đỏ sao vàng , cuộc sống như chậm lại để gợi nhớ một Hà Nội xưa

Góc phố bình yên nơi phố cổ, đọc báo, tập thể dục vào buổi sáng là một thói quen không thể thiếu của người Hà Nội từ bao đời nay

Khoảng không gian trước chùa Quán Thánh (Ba Đình) yên bình, cổ kính không còn cảnh hàng quán, xe cộ ngập tràn vào mỗi buổi sáng

Nhắc đến Hà Nội không thể nhắc đến Hồ Gươm, nơi đây là trái tim của thủ đô. Thường vào mỗi buổi sáng sớm, người dân đổ về đây tập thể dục, hưởng không khí trong lành

Sáng ngày Quốc khánh, trong không gian yên bình, người dân không còn nghe thấy tiếng xe cộ, khói bụi...

Người bán báo dạo thong thả đạp vòng Hồ Gươm, ngóc nghách phố cổ để phục vụ thói quen của người Hà Nội xưa

Những người cao tuổi tập thể dục vào buổi sáng cảm nhận hết được một Hà Nội khác, một Hà Nội gần gũi, thân thương...

Ngồi vỉa hè ăn bát phở nóng là hình ảnh đặc trưng mà có lẽ chỉ Hà Nội mới có. Sáng nay, trong buổi sáng mừng ngày Quốc khánh 2/9, người dân có thể thoải mái, thư thái, vừa ăn vừa ngắm phố phường trong không gian yên tĩnh

Chị Hiền quê Nam Định cùng 3 con lên Hà Nội từ sớm đến Lăng Bác

Khắp các ngả đường đổ về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh người dân mang đồ ăn, chuẩn bị cho một ngày vui chơi ở thủ đô

Nụ cười phấn khởi của những người dân quê hương Bác (Nghệ An) khi được ra Hà Nội, vào Lăng viếng Bác

Trong ngày trọng đại của đất nước, người dân đổ về Quảng trường Ba Đình là hình ảnh đẹp nhất về sự kính trọng của người dân dành cho vị cha già dân tộc

Let's block ads! (Why?)