Thursday, September 1, 2016

Thang máy chung cư tê liệt, trẻ nhỏ "bò" cầu thang bộ

Không có việc gì không dám xuống đất

Theo phản ánh của người dân sống ở chung cư G5 (khu đô thị Đại Kim – Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), việc đi lại của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn do 2 thang máy của tòa nhà bị hỏng.

Ông Hoàng Trần Mạnh – Ban Quản trị lâm thời của tòa nhà G5 cho biết, kể từ khi người dân chuyển đến chung cư ở tháng 1/2012, thang máy đã nhiều lần gặp trục trặc như rơi tự do, mất điện, gây tiếng động trong lúc dịch chuyển…

“Khoảng hơn 1 tháng trước, một thang máy hỏng hẳn sau thời gian dài trục trặc. Một thang thì hỏng cách đây một tuần. Việc đi lại của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào 2 lối cầu thang bộ”, ông Mạnh nói.

Chung cư G5 khu tái định cư Đại Kim – Định Công mới đưa vào sử dụng nhưng đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đang chống gối lên cầu thang, bà Hoàng Thị Xuân (61 tuổi, phòng 902) cho biết: “Ngày nào tôi cũng phải leo lên leo xuống 2 lượt 9 tầng cầu thang bộ. Sáng thì đưa cháu đi học, chiều tối đón về. Lúc đi xuống không sao, đi lên phải nghỉ 2 chặng. Tôi bị vôi cột sống không bế được cháu, nhiều hôm nhìn cháu “bò” ở cầu thang từ tầng 1 lên tầng 9 mà rớt nước mắt”.

Ông Bùi Văn Thưởng (66 tuổi, phòng 1107) chia sẻ, đã một tuần nay ông chỉ ở nhà. Dù trời nóng nhưng ông cũng không dám cho cháu xuống dưới sân chung cư chơi vì ngại phải leo lên leo xuống 11 tầng cầu thang bộ.

“Hôm trước, nhà tôi hết gạo, hết gas nhưng gọi người ta cũng không mang lên vì biết cầu thang máy bị hỏng. Thế là con trai tôi phải tự đi mua và vác bộ 11 tầng. Đồ ăn thì con dâu mua về cất kín tủ lạnh để 2 ông cháu ở nhà không phải đi chợ”, ông Thưởng cho hay.

Chưa hết bảo hành, nhiều hạng mục đã xuống cấp

Ông Nguyễn Văn Chung – Tổ phó tổ dân phố số 47 Đại Kim cho biết, tòa nhà có 90 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu. Toàn bộ dân ở chung cư G5 khu tái định cư Đại Kim – Định Công được UBND TP Hà Nội quyết định chuyển về đây nhằm lấy mặt bằng phục vụ thi công tuyến đường vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng (Thanh Xuân) đến Quốc lộ 1A.

Tòa nhà do Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội thi công xây dựng và quản lý. Người dân bắt đầu đến ở từ tháng 1/2012 và thời hạn bảo hành của tòa nhà là 60 tháng. Tuy nhiên, chưa hết hạn bảo hành, nhiều hạng mục khác của tòa nhà đang xuống cấp nghiêm trọng.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh tòa nhà, ông Mạnh và ông Chung chỉ ra nhiều bất cập như công trình thoát nước của tòa nhà quá nhỏ, đường thoát nước sinh hoạt đi chung với đường thoát nước nhà vệ sinh nên thường gây tắc nghẽn, bốc mùi hôi thối.

Hai thang máy hỏng. Máy phát điện nằm trong phòng khóa trái cửa, chưa từng hoạt động. Nền nhà sụt lún, tường tầng 1 nứt toác. Đường ống cấp nước cho máy bơm cứu hỏa bị nghẽn nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ trở nên vô tác dụng…

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hữu Chúc – Chủ tịch UBND phường Đại Kim cho biết, phường có biết đến hiện trạng của chung cư G5 và cũng đã nhiều lần cho người xuống khảo sát, lập hồ sơ gửi lên cấp trên.

“Chúng tôi đã gửi kiến nghị lên Sở Xây Dựng cách đây hơn 1 tuần. Họ trả lời đang có các chỉ đạo, tìm hướng khắc phục nhưng 1 tuần trôi qua không thấy gì nên chúng tôi lại vừa gửi đơn lần 2”, ông Chúc chia sẻ.

Hai thang máy của chung cư nhiều lần xảy ra trục trặc và mới đây đã hỏng hẳn.

 Bảng điều khiển không còn hoạt động. Việc bấm mở lên xuống không còn hiệu quả.

Người dân phải sử dụng lối cầu thang thoát hiểm để đi lại.

 Việc này gây khó khăn cho những hộ dân ở trên tầng cao và những cháu nhỏ.

Nền nhà đang có dấu hiệu sụt lún.

Tường bao xung quanh nhà có dấu hiệu võng xuống và xuất hiện các vết nứt gãy.

 Tường nhà tầng 1 bị nứt toác.

 Máy phát điện chưa được bàn giao và được khóa trái trong phòng.

 Vòi cứu hỏa han rỉ và không có nước.

 Các đường ống thoát nước của tòa nhà có dấu hiệu bục vỡ khiến tình trạng dột, thấm vào tường nhà.

Let's block ads! (Why?)

Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ 1/9

Tăng 8% lương hưu, trợ cấp đối với cán bộ, công chức

Theo Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 1/9/2016, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ xã, phường, thị trấn bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong thời gian từ ngày 1/1/2015 đến trước ngày 1/5/2016 được tăng thêm 8%.

Cụ thể: Mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng mới sẽ bằng mức lương hưu, trợ cấp hiện hưởng nhân với 1,08.  Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

Đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995, đang hưởng lương hưu trước ngày 1/1/2016 hoặc bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 - 31/12/2016, nếu mức lương hưu sau khi đã được điều chỉnh thêm 8% mà vẫn thấp hơn 1,15 triệu đồng thì được điều chỉnh bằng 1,15 triệu đồng/tháng, áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 - 30/4/2016.

Nếu thấp hơn 1,21 triệu đồng thì được điều chỉnh bằng 1,21 triệu đồng/tháng, áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 1/5/2016 trở đi.

Từ 1/9 lương hưu của cán bộ, công chức sẽ tăng thêm 8%.

Cán bộ quản lý thị trường không được sách nhiễu, đòi tiền

Theo Pháp lệnh Quản lý thị trường số 11/2016/UBTVQH13 có hiệu lực từ 1/9, công chức quản lý thị trường không được làm các việc sau:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.

Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ không có căn cứ, không đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Cũng theo pháp lệnh này, công chức quản lý thị trường đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và không trong thời gian bị kỷ luật sẽ được cấp thẻ kiểm tra thị trường; thẻ có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày được cấp.

Nhân viên lãnh sự nước ngoài được cấp thẻ tạm trú đến 5 năm

Có hiệu lực từ ngày 1/9/2016, Thông tư 04/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại giao quy định thẻ tạm trú cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức liên Chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc đi cùng có ký hiệu NG3, có thời hạn tối đa là 5 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

Theo quy định của thông tư, người nước ngoài đã được cấp thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG4, sau khi nhập cảnh Việt Nam nếu có nhu cầu gia hạn tạm trú thì phải thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam để gửi hồ sơ thông báo/đề nghị gia hạn tạm trú tới Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM.

Thời hạn tạm trú được gia hạn và thời hạn thị thực mới được cấp phải phù hợp với mục đích nhập cảnh, đề nghị của cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh và có thời hạn tối đa 12 tháng, ngắn hơn thời hạn hộ chiếu của người nước ngoài ít nhất 30 ngày.

Bổ sung đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 bổ sung đối tượng chịu thuế mới, đó là: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Quy định hiện hành thì đối tượng chịu thuế chỉ gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và bãi bỏ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.

Điều kiện thi thăng hạng viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường

Theo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức, nội dung thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên và môi trường có hiệu lực từ 1/9, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp và nhu cầu của đơn vị sự nghiệp.

Về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi, viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành tài nguyên và môi trường khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:Thuộc đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng; Có đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi theo quy định; Có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng; Được cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức đánh giá có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm thông báo nộp hồ sơ dự thi của cơ quan có thẩm quyền; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Xếp lương giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư

Theo Nghị định 117/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/7/2016 có hiệu lực từ 15/9 quy định bổ sung về xếp lương đối với giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư.

Cụ thể, nếu chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì giảng viên đó được xếp lên 1 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ.

Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 3 năm để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.

Cũng theo Nghị định này, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan công an nhân dân đã giữ cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ hiện đảm nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe thì được xét nâng lương.

Thời hạn xét nâng lương của cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với cấp tướng, cấp tá và đại úy là 4 năm; đối với thượng úy là 3 năm….

Let's block ads! (Why?)

Ngọc Trinh tình cảm vào bếp với mẹ kế

Hôm qua 31/8, "nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh thu hút sự chú ý của người hâm mộ khi khoe cảnh được mẹ kế nấu ăn cho mình. Bà đã ở quê lên Sài Gòn thăm cô. Ngọc Trinh và mẹ kế cùng vào bếp làm món bún nước lèo. Cô còn hạnh phúc khi được mẹ khen con gái xinh.

Ngọc Trinh chia sẻ với các fan: "Mẹ lên là có bún măm măm liền. Bún nước lèo quê tớ nè các bạnn. Có bạn nào từng ăn chưa? Mẹ lên thấy tóc mới khen con gái cắt tóc xinh, kêu Trinh để vậy luôn".

Ngọc Trinh và mẹ kế cùng vào bếp nấu ăn trong căn biệt thự triệu đô của cô

Trong loạt hình, nữ diễn viên "Vòng eo 56" vẫn rất gợi cảm khi diện áo hai dây cùng quần short mát mẻ

Người đẹp thích thú với món ăn mẹ kế nấu

Mẹ kế của Ngọc Trinh là bà Sáu Phương. Trước kia, Ngọc Trinh từng ca ngợi bà "Tuy không phải mẹ ruột nhưng đối với tôi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất thế gian". Cô cũng từng khoe căn nhà mới tặng mẹ kế và thổ lộ: "Trong nhà chỉ có một mình em thương mẹ nhất. Lỡ sau này em có chồng, có con, mấy anh chị của em không thương mẹ nữa, mẹ em cũng còn có cái nhà để ở lúc về già. Em cũng là phụ nữ nên hiểu cảm giác khi mình có một căn nhà hạnh phúc biết chừng nào".

Bà Sáu Phương cũng từng khen cô con gái riêng xinh đẹp của chồng và tiết lộ chính Ngọc Trinh là người chọn vợ cho bố khi năn nỉ bà về làm mẹ mình: "Tôi chịu cưới nhưng lúc đó tôi không có tình thương với anh Tòng chút nào, chỉ thương Trinh thôi. Tôi cũng suy nghĩ nát ra, nếu không chịu ba Trinh thì không có Trinh".

Ngọc Trinh tình cảm bên bố và mẹ kế

Cô từng gây bão dư luận với phát ngôn vô tư rằng thương mẹ kế nhưng "không ấn tượng vì về mẹ đẻ" và bị chỉ trích nặng nề.

Sở dĩ cho không có kỷ niệm nào với mẹ đẻ vì mẹ của nữ người mẫu đã mất khi cô vừa chào đời.

Mẹ kế của Ngọc Trinh cũng cho biết, mỗi tháng nữ người mẫu thường gửi tiền về cho bố và riêng bà: "Mỗi tháng Trinh gửi tiền cho ba 7 triệu đồng, tôi 3 triệu đồng, vì ba Trinh phải đi chợ mua đồ nấu ăn. Tôi nhiều lúc không hiểu ý chồng thích gì nên cứ để ba Trinh đi chợ. Còn 3 triệu đồng Trinh đưa riêng tôi là để thích sắm gì thì sắm".

Bà Sáu Phương coi Ngọc Trinh không khác gì con đẻ. Bà cũng từng mất ngủ khi con bị dư luận "ném đá", lo lắng khi con buồn và thỉnh thoảng lặn lội bắt xe khách vượt quãng đường 200km lên thành phố để nấu cho con những món mà Ngọc Trinh thích.

Let's block ads! (Why?)

Trấn Thành lại dính "phốt" khi dùng hình ca sĩ Hàn Quốc làm... ảnh thờ

Tối 30/8, đêm Chung kết Đấu Trường Tiếu Lâm đã diễn ra, đội của Trấn Thành - Duy Khương giành ngôi vô địch với tiết mục có sự góp mặt của ca sĩ Minh Hằng. Bên cạnh ấn tượng về phần thi, tiểu phẩm này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng khi có dấu hiệu "bất thường". Theo đó, hình ảnh ca sĩ Hàn Quốc Lee Areum xuất hiện với bối cảnh như một bức ảnh thờ.

Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:  

Tiết mục của Duy Khương - Trấn Thành - Minh Hằng

Hình ảnh ca sĩ Lee Areum được sử dụng trong tiết mục

Fan K-Pop đã rất bức xúc trước sự việc này

Bức ảnh của cựu thành viên T-ara

Sự việc nhanh chóng trở thành đề tài tranh cãi của người hâm mộ, không ít fan của cựu thành viên nhóm T-ara đã tỏ ra bất bình với sơ xuất này của đội Trấn Thành. Phía Trấn Thành hiện không lên tiếng, tuy nhiên ban tổ chức Đấu Trường Tiếu Lâm đã xác nhận và xin lỗi về vụ việc:

"Kính thưa quý khán giả, thay mặt BTC chúng tôi xin chân thành và sâu sắc nhận lỗi vì đã sơ suất để thí sinh sử dụng hình ảnh của ca sĩ Lee Areum vào trong chương trình 1 cách thiếu tế nhị. Chúng tôi đã cho xử lý kịp thời và xin được up lại video phần thi của các thí sinh đêm chung kết ĐTTL trong thời gian sớm nhất. Một lần nữa chúng tôi cảm ơn sự góp ý và bỏ lỗi của quý khán giả và nghiêm túc rút kinh nghiệm từ sự sơ suất này."

Video đã được xử lý và đăng tải lại trên Youtube, trong khi đó chương trình đã được phát một lúc trên hàng loạt kênh truyền hình gồm  HTV7, THTPCT, THĐT1 và THĐT2.

Trấn Thành, Duy Khương và Minh Hằng trong tiết mục dự thi đêm Chung kết

Trấn Thành đóng vai người bố bảnh bao, lịch lãm. Duy Khương hóa thân thành người mẹ thành đạt, xinh đẹp. Minh Hằng là đứa con gái ngoan hiền. Tuy nhiên Duy Khương - Trấn Thành đã ly hôn từ lâu, nhưng do không muốn Minh Hằng buồn nên luôn giả vờ đóng kịch hạnh phúc. Nhận ra điều bất thường này, Minh Hằng đã có những thay đổi đáng sợ. Cô buông bỏ học hành, lao vào những cuộc ăn chơi sa đọa với lũ bạn nghiện ngập. Một cuộc cãi vã giữa Minh Hằng, Trấn Thành, Duy Khương đã nổ ra. Minh Hằng tức giận bỏ đi. Cô phá thai và qua đời trong niềm uất nghẹn của bố mẹ, đặc biệt là "mẹ" Duy Khương. Cả Minh Hằng, Trấn Thành lẫn thí sinh Duy Khương đều khóc đẫm nước mắt trong tiết mục.

Let's block ads! (Why?)

Cách làm bún trộn thanh nhẹ dễ ăn mà đủ chất

Với cách làm bún trộn này sẽ giúp bạn có một tô bún màu sắc vô cùng tươi tắn bắt mắt, sợi bún dai kết hợp với các loại rau củ tươi giòn tạo nên một món ăn thanh mát mà không kém phần ngon miệng.



-200g bún gạo khô

-1 quả dưa chuột

-1 củ cà rốt

-¼ cây bắp cải nhỏ

-10g giá đỗ

-5-6 con tôm sú lột vỏ, bỏ đầu và đuôi

-10g lạc rang chín

-1 muỗng cà phê muối

Nguyên liệu làm nước trộn

-5g tỏi

-2 quả chanh

-Tỏi 5 gram

-3 muỗng canh sa tế (có thể giảm bớt tùy khẩu vị)

-50g đường kính

-250ml nước mắm

-250g đường phèn

-100ml nước nóng



Chuẩn bị một nồi nhỏ, đổ 100 ml nước nóng vào đun sôi trên lửa vừa, cho thêm đường kính và đường phèn vào, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi đường hoàn toàn tan chảy thì tắt bếp, để nguội.


Khi hỗn hợp đường đã nguội hẳn, chỉ còn hơi ấm, bạn thêm tỏi bằm, nước mắm, sa tế, nước cốt 2 quả chanh vào rồi trộn đều.


Đun sôi một nồi nước nóng, cho bún gạo khô vào luộc sơ cho đến khi sợi bún mềm thì vớt ra bát nước mát. Kế đó mới vớt bún ra rổ cho ráo nước.


Đun sôi một nồi nước khác với một chút muối, cho tôm vào luộc chín rồi vớt ra bát nước mát để giữ tôm được giòn. Vớt tôm ra đĩa.


Cà rốt, dưa chuột bào sợi nhỏ.


Bắp cải cũng thái sợi mỏng.


Lạc rang xát vỏ, giã dập.


Cho bún ra đĩa sâu lòng hoặc bát tô, lần lượt xếp giá đỗ, dưa chuột, cà rốt, rau bắp cải xung quanh vành đĩa. Chính giữa xếp tôm và lá rau mùi tươi cho đẹp mắt. Sau cùng mới rắc lạc giã dập.


Với cách làm bún trộn này sẽ giúp bạn có một tô bún màu sắc vô cùng tươi tắn bắt mắt, sợi bún dai kết hợp với các loại rau củ tươi giòn tạo nên một món ăn thanh mát mà không kém phần ngon miệng. Thú vị nhất có lẽ là chén nước mắm được pha rất vừa đầy đủ vị chua, mặn, ngọt, khi trộn đều lên mới cảm nhận được hết cái ngọt từ tôm, vị tổng hòa thú vị từ bún, rau, giá, cà rốt và dưa leo thái sợi, hay từ vị bùi thơm của lạc rang giã dập và vị cay nồng của sa tế hòa quyện trong từng miếng bún. Đảm bảo bạn ăn đến đã miệng mà vẫn thèm đấy!

Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Theo: Daydaycook

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

4000 tấn cá đông lạnh tồn kho ở miền Trung sẽ được xử lý thế nào?

Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã chính thức xác nhận hiện vẫn đang còn gần 4000 tấn hải sản đông lạnh tồn kho ở miền Trung. Trước thông tin trên nhiều người dân lo ngại về chất lượng số hải sản trên và câu hỏi đặt ra là liệu số hải sản đó có an toàn.

Trước lo lắng của người dân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản giao các Bộ, ngành liên quan lấy mẫu xét nghiệm, xử lý. Theo đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm xét nghiệm các sản phẩm thủy hải sản tồn kho tại các kho lạnh, kho cấp đông.

Liên quan đến việc lấy mẫu xét nghiệm số hải sản trên, chiều ngày 31/8 tại cuộc Họp báo thường kỳ Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về việc phân lô, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các lo hải sản tại các tỉnh miền Trung.

“Quan điểm của Bộ Y tế là luôn luôn đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu, do đó Bộ Y tế đã yêu cầu 4 địa phương phân lô các kho cá, Bộ Y tế sẽ lấy mẫu tất cả các lô và đưa đi xét nghiệm, chỉ những lô cá đạt tiêu chuẩn mới được lưu hành, còn lại bắt buộc phải tiêu hủy”, Thứ trưởng Long cho hay.

Theo Thứ trưởng Long, dù đây là việc làm rất khó khăn, nhạy cảm, nhưng tinh thần phải làm nghiêm để bảo vệ sức khỏe người dân.

Hiện vẫn còn gần 4000 tấn hải sản đông lạnh tồn kho ở miền Trung.

Cũng liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo chiều ngày 31/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tích cực cùng các địa phương kê khai và tính toán các thiệt hại để hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp với phương châm công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, ông Tám cho rằng, do nhiều vấn đề kê khai mà trước đó chưa lường trước được vì thế các địa phường đã có đề nghị với Chính phủ kéo dài thời gian kê khai đến ngày 15/9, đề xuất này đã được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đồng ý.

“Vấn đề không phải là nhanh hay chậm, mà điều quan trọng là chúng ta phải bồi thường công khai minh bạch, làm sao để không bỏ sót đối tượng thiệt hại nào” Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, trong ngày 30/8, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã chuyển nốt số tiền 250 triệu USD còn lại để bồi thường thiệt hại kinh tế, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân và khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung.

Được biết, hồi cuối tháng 7/2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã chuyển cho cơ quan chuyên trách của Việt Nam 250 triệu USD để bồi thường cho người dân chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty này gây ra. Như vậy đến thời điểm này, Formosa Hà Tĩnh đã giữ đúng cam kết trước đó về khoản bồi thường, hỗ trợ 500 triệu USD.

Let's block ads! (Why?)

Ca sĩ Lâm Chí Khanh: "Chuyện ấy" của người chuyển giới vẫn bình thường

Đó là chia sẻ của ca sĩ Lâm Chí Khanh (Lâm Khánh Chi) tại hội thảo định hướng xây dựng dự án luật chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 29-8. 

Ca sĩ Khánh Chi cho biết bắt đầu từ năm 2005, cô đã ấp ủ ước mơ được chuyển giới. Thời gian đầu cô phải tiêm hormone mấy năm liền để thay đổi cơ thể, làn da.

“Mình làm con gái để làm gì? Vì tình yêu, ước mơ thì được chứ làm chơi thì thôi… vì rất đau đớn. Hồi đó Khánh Chi giải phẫu ở Thái Lan cứ bốn tiếng phải tiêm thuốc giảm đau một lần nhưng thuốc chỉ có tác dụng trong ba tiếng, một tiếng còn lại rất là đau. Em khuyên mọi người nên chia làm hai lần phẫu thuật: Lúc đầu làm ngực rồi ngưng một thời gian, sau khi lấy lại sức khỏe thì hãy giải phẫu tiếp” - Khánh Chi nói.

Ca sĩ Lâm Chí Khanh (Lâm Khánh Chi) hạnh phúc với thân hình là con gái.

Tại hội thảo, trả lời câu hỏi của nhiều bạn đồng tính liên quan đến chuyện tình yêu, cô ca sĩ Lâm Khánh Chi chia sẻ: “Lúc em chưa chuyển giới là con gái, em đã từng yêu người đàn ông nhưng tình yêu đó không hai chiều. Em yêu người ta, người ta chỉ thương em thôi… vì em chưa phải là con gái. Nhưng đàn ông rất coi trọng bộ phận sinh dục và con cái, còn em thì không đáp ứng được. Chính vì vậy là con gái, em sẽ hạnh phúc”.

Nhưng sau khi phẫu thuật, Khánh Chi cho biết sức khỏe cô yếu hơn (giảm 20%-30%), đi xe xa có cảm giác mệt. Trung bình một tuần tiêm hai ống thuốc mua từ nước ngoài, giá khoảng 200.000 đồng, làn da mới đẹp được. “Về "chuyện ấy", sau khi chuyển đổi giới tính không khó, vẫn bình thường, không có vấn đề gì xảy ra, em khẳng định 100%, tất cả mọi người chuyển giới đều như vậy” - Khánh Chi chia sẻ.

Ngoài ra, ca sĩ Khánh Chi còn cho biết sau khi chuyển sang hình hài là con gái, cô thấy giống như mình sinh ra lần hai, phải thay đổi rất nhiều để thích nghi như mặc đầm, mang giày cao gót,…

Ca sĩ Khánh Chi chia sẻ: Một người sau khi chuyển giới hoàn toàn quan hệ tình dục bình thường.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn: Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng người chuyển giới nhưng theo nghiên cứu của các tổ chức khoa học uy tín, tỉ lệ người chuyển giới chiếm khoảng 0,3%-1% dân số thế giới.

Việc thu thập số liệu người chuyển giới gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị xã hội khiến người chuyển giới không thể hiện hoặc không công khai giới tính mong muốn của mình. Còn có trường hợp người chuyển giới tự nhận mình là người đồng tính. Thực tế cho thấy bản thân người chuyển giới gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, việc làm, tiếp cận y tế, an sinh xã hội…

Tính đến tháng 9-2015, có 61 quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trên giấy tờ, trong đó có 38 quốc gia châu Âu (Anh, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha…), 11 quốc gia châu Mỹ (Mexico, Brazil, Argentina…), 10 quốc gia châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phillipines…).

Tại Việt Nam, năm 2015, khi Quốc hội thông qua BLDS 2015, trong đó Điều 37 đã quy định cho phép việc chuyển đổi giới tính.

Tuy nhiên, BLDS không thể giải quyết những vấn đề cụ thể như điều kiện, cách thức chuyển giới, ai có quyền được chuyển giới, kỹ thuật chuyển giới, chăm sóc sức khỏe người chuyển giới như thế nào,…

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhân văn của hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến người chuyển giới, cần thiết xây dựng Luật chuyển đổi giới tính nhằm tạo sự bình đẳng về các quyền, lợi ích hợp pháp của con người.

Let's block ads! (Why?)