Không hiểu đây là làm đẹp hay làm tình làm tội lên thân xác của những người phụ nữ yếu đuối.
Những hủ tục làm đẹp man rợ của tổ tiên chúng ta thời xa xưa
Hẳn là bạn sẽ cảm thấy mình thật may mắn vì đã không sinh ra ở cái thời đại mà mọi hủ tục đều hướng về việc hành hạ thân xác của phụ nữ. Không những thế, một số quan niệm lỗi thời và phi nhân đạo này hiện vẫn còn được duy trì đến tận ngày nay. Điển hình chính là 4 hủ tục làm đẹp hết sức kì dị sau đây:
Đục mũi
Chưa cần giải thích khái niệm, chỉ nghe qua cái tên thôi, có lẽ bạn đã phần nào cảm nhận được sự đau đớn của những người phụ nữ đã và đang phải gánh chịu hủ tục này. Đây là một phong tục của bộ tộc Apatani thuộc Ấn Độ, được sinh ra với mục đích bảo vệ nữ giới trong bộ tộc thoát khỏi vấn nạn bắt cóc.
Kiểu làm đẹp đau đớn này được xem như một hình thức đánh dấu cột mốc trưởng thành của các thiếu nữ trong bộ tộc
Theo đó, người ta sẽ đục 2 lỗ trên mũi rồi nhét đồng xu vào khoảng trống đó, khiến gương mặt của người phụ nữ trở nên xấu xí không ai muốn hãm hiếp. Ngoài ra, đây cũng được xem là một thủ tục đánh dấu sự trưởng thành của một thiếu nữ.
Đồng xu càng to chứng tỏ những người phụ nữ này càng xinh đẹp, và ngược lại. Đây chính là luật lệ do các trưởng lão trong bộ lạc Apatani đặt ra
Vào năm 1970, hủ tục này đã bị chính quyền Ấn Độ loại bỏ. Mặc dù vậy, những người phụ nữ lớn tuổi vẫn được xem là bằng chứng sống của phương pháp tiểu phẫu cổ xưa này nhờ những vết tích còn nguyên trên gương mặt họ.
Niềng môi
Chị em chắc hẳn sẽ khóc thét nếu lỡ chẳng may bị lạc vào xứ sở của bộ tộc Surma. Còn kinh dị hơn cả phong tục đục mũi của người Apatani, bộ tộc này rất biết cách "hành hạ" phụ nữ khi thậm chí còn rạch môi họ và nhét cả một cái đĩa thật to vào chỗ khoét. Thật không hiểu những người đàn ông thời đó sẽ hôn người phụ nữ của mình bằng cách nào!
Chiếc đĩa với đường kính trên dưới 10cm được lồng vào vết khoét cực to trên môi chính là thứ trang sức sẽ theo người phụ nữ Surma suốt cả cuộc đời
Tương tự với bộ tộc Apatani, những thiếu nữ Surma đến tuổi trưởng thành đều phải trải qua thủ tục khoét môi đau đớn này, và xem đó như một diễm phúc trong đời mình. Chiếc môi niềng được nuôi dưỡng, thay đĩa với kích thước lớn dần. Người nào nhét được chiếc đĩa có đường kính 10cm được xem như là người đẹp nhất và được tung hô nhiều nhất trong bộ lạc.
Bờ môi niềng đĩa càng lớn chứng tỏ giá trị của cô gái càng cao, và quà thách cưới đương nhiên sẽ càng tăng lên. Các chàng trai cũng đua nhau cạnh tranh để giành được những "hot girl môi bè" của bộ lạc.
Chỉ nhìn sượt qua thôi đã cảm thấy rất đau đớn rồi, huống hồ gì... à mà thôi...
Điều đáng buồn là hủ tục này vẫn diễn ra như một tục lệ bình thường ở phía Tây Nam ethiopia. Xót xa thay cho những người phụ nữ, vì có một sự thật là: Nếu cười quá mạnh, chiếc môi của họ có thể bị trầy xước dẫn đến chảy máu, tựu trung là một cảm đau đớn như muốn chết đi sống lại.
Dãn cổ
Chị em hãy biết ơn vì mình không sinh ra giữa nền văn minh tàn bạo của bộ tộc Kayan. Trong khi bạn không ngừng ao ước sở hữu một chiếc cổ thon dài như siêu mẫu, thì những người phụ nữ Kayan vẫn đang phải sống chung với thứ xiềng xích đội lốt trang sức này. Ngay từ khi lên 5, các cô bé đã bắt đầu phải đeo vòng cổ và chồng các lớp vòng này lên cao dần từ năm này sang tháng nọ. Hủ tục này được lập ra, không nhằm mục đích gì cao đẹp hơn, ngoài việc ngăn chặn sự xâm nhập của nam giới thuộc các bộ tộc khác.
Cả chục chiếc vòng kim loại quấn quanh cổ như một dấu hiệu đánh dấu quyền sở hữu của đàn ông bộ tộc Kayan
Theo tục lệ, những chiếc vòng này sẽ nằm im trên cổ những người phụ nữ cho đến cuối đời, trừ khi cô ta ngoại tình và bị đích thân người chồng tháo vòng ra khỏi cổ. Hành động này cũng được xem là một sự phỉ báng lên danh dự của nữ giới trong bộ tộc.
Không hiểu những người phụ nữ này sinh hoạt và ăn uống bằng cách nào với chiếc cổ đầy gông cùm này
Hiện nay, tục lệ này vẫn được giữ gìn tại bản Nai Soi và là một trong những điều kỳ thú thu hút khách du lịch ghé đến Myanmar mỗi năm.
Bó chân
Ẩn sau bề dày lịch sử và bức tường thành văn hóa, đất nước Trung Hoa từng gây nhức nhối bởi một hủ tục đay nghiến tuổi xuân của người phụ nữ trong câm lặng. Đó chính là bó chân - phương pháp uốn xương chân bằng cách đập nát xương và nắn bàn chân lại theo hình "gót sen". Hủ tục này ra đời chính bởi sở thích của đàn ông Trung Hoa: Muốn được nhìn ngắm đôi chân người phụ nữ của mình trong hình hài nhỏ nhắn, đáng yêu.
Sự tàn phá của hủ tục bó chân hằn lên thân thể của những người phụ nữ Trung Quốc xưa
Từ khi lên 2 tuổi, những bé gái Trung Hoa đã phải làm quen với những cơn đau do tục bó chân này "ban tặng". Người ta ngâm chân của các bé gái trong nước ấm pha với thảo dược và huyết động bật cho đến khi da mềm nhũn thì dùng tay nắn rồi bẻ quặp các ngón chân ép vào lòng bàn chân. Khi toàn bộ xương ngón chân đều bị gãy nát, dùng vải bó chân để cố định bàn chân trong hình dạng gót sen, gót huệ.
Vào thời đại này, nếu con gái không được bó chân thì thường có xuất thân nô lệ, bần hèn. Dù rất đau đớn, nhưng phải công nhận đây chính là nghi thức mà mọi cô gái quý tộc đều mong muốn được trải qua để khẳng định vị thế xã hội của mình.
Tục bó chân là một nghi thức mà mọi cô nương quý tộc Trung Hoa cổ đại đều muốn được trải qua trong đời, dù rất đau đơn
Năm 1911, chính phủ Trung Quốc đã xóa bỏ tục lệ lạc hậu này, giải phóng cho một nửa đất nước thoát khỏi cảnh "bạo hành tự nguyện". Những vết tích của tục bó chân có chăng chỉ còn sót lại ở những cụ bà sống ở các vùng nông thôn.
Bằng lý do này hay lý do khác, tựu trung lại, những hình thức "tra tấn" trên thân xác phụ nữ này suy cho cùng đều xuất phát từ lòng ích kỷ và mong muốn chiếm hữu của những người đàn ông thời xưa.
Ơn giời, những hủ tục này đã bị mai một, nhưng đáng buồn là dường như nó đang dần bị thay thế bởi một "hủ tục thời hiện đại" khác mang tên: Phẫu thuật thẫm mĩ.
Theo bạn, những hủ tục này liệu có đáng sợ hơn các phương pháp cắt mắt, gọt mặt, độn cằm, hút mỡ, bơm môi...?
5 mỹ nhân này không ít lần khiến dân tình đặt nghi vấn liệu họ có từng trải qua bất kì cuộc phẫu thuật thẩm mỹ mũi nào chưa.
Theo Ngọc Yến (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
No comments:
Post a Comment