Đầy bụng, chán ăn
Năm nay Tết xong có nhiều lễ, tiệc tùng hội hè, lại trúng dịp 8/3 trong tháng Giêng nên việc liên hoan ăn uống càng tưng bừng, khiến nhiều người lớn và cả trẻ em rơi vào tình trạng sợ ăn uống, chán ăn thậm chí nhiều ngày gần như chẳng ăn được gì, nhìn thấy đồ ăn là sợ.
Đã thế nhiều người lớn, trẻ em còn vui miệng ăn vặt nên tới bữa càng không muốn ăn. Ngay bữa cơm hằng ngày mọi người vì bụng căng tức, ấm ách nên bữa cơm dọn ra bị “ế” quá nửa vì cả nhà kêu không đói. Tủ lạnh thì ngồn ngộn thực phẩm, không biết ăn tới bao giờ mới hết.
Tình trạng này khá phổ biến sau Tết, bởi trong Tết khó ai cưỡng lại được sự hấp dẫn thơm ngon của đồ ăn ngon lạ trong bầu không khí vui tươi, ấm áp, hứng khởi… Nhưng ăn uống ngon nhiều, ít vận động giờ làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng, mất cân bằng dinh dưỡng, thừa cholesterol, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột...
Theo các bác sĩ, việc ăn uống quá nhiều và không khoa học, cộng với thói quen sinh hoạt thường nhật bị phá vỡ trong Tết, ăn không ra bữa, ăn vặt nhiều nên đồng hồ sinh học của cơ thể loạn nhịp, dạ dày không tiết ra dịch vị đúng bữa, khiến miệng không muốn ăn…
Việc đi du xuân quá nhiều cũng khiến đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Nguy hại hơn là do nạp quá nhiều chất đạm, chất béo, tinh bột còn có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, trướng bụng, khó chịu.
Đặc biệt trẻ em được ăn uống thỏa thích các loại bánh kẹo – mà trẻ lại rất cần dinh dưỡng để phát triển như chất đạm, vitamin và chất khoáng. Trong khi bánh kẹo chỉ cung cấp năng lượng, và bố mẹ lơ là giám sát chế độ ăn uống, nên rất nhiều trẻ bị đầy bụng, chán ăn, dẫn tới suy giảm sức đề kháng và bị ốm nhiều.
Giải phóng nhanh cho hệ tiêu hóa
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đơn giản nhất là ăn sữa chua hằng ngày vì sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng... Nhưng cần chọn loại sữa chua lợi khuẩn, không có chất bảo quản.
Theo bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), để "giải phóng" nhanh cho hệ tiêu hóa, cần ăn nhiều chất xơ (như rau xanh, các loại đậu, măng tre, giá, bắp cải, cà rốt, su hào, nấm… góp phần đẩy chất béo ra khỏi cơ thể), ăn các loại hoa củ quả... giúp dễ tiêu.
Rau củ quả nên ăn sống, xốt cà chua, dầu dấm, xà lách trộn, rau ghém, hoặc ép vắt lấy nước vì như thế mới giữ được đầy đủ các vitamin. Không nên đun quá chín hoặc để lâu sẽ làm mất nhiều hoạt chất.
- Ăn thêm gia vị như hành, tỏi, nghệ, mùi tây, húng quế… để nâng cao hiệu quả của các vitamin nhóm B, giúp tăng cường chuyển hóa và giảm béo.
- Các món cá, rong biển, ốc, hến ăn thay cho thịt sẽ dễ tiêu và không làm tăng thêm lượng calo cho cơ thể.
Canh là món dễ tiêu, nên dùng các món canh dễ làm, dễ ăn và có thêm vi thuốc thảo dược như: Canh nấm mèo thịt nạc (cho thêm hẹ) bồi bổ khí huyết, chữa bụng trướng, khó tiêu, giải độc cơ thể. Canh đại táo kiện tỳ ích khí, chữa kém ăn, tỳ vị yếu mệt. Canh thịt - giá - củ năng tăng cường sinh lực, ích khí cường thân… Canh trứng đậu phụ thêm nấm hương, trứng cút, hành tỏi… giúp bồi bổ tỳ vị, dạ dày, giúp ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe.
Theo tư vấn của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh, khi bị đầy bụng, chán ăn nên dùng các món cháo (cháo tỏi, cháo hoài sơn, cháo gừng, cháo bột ngô, cháo bát bảo, cháo gạo…) giúp cho cơ thể linh hoạt nhẹ nhàng, kiện tỳ vị, làm ấm cơ thể, chữa tiêu chảy, người mệt mỏi. Đặc biệt cháo ngũ cốc có nhiều dinh dưỡng lại rất dễ hấp thu.
Các món nước ép trái cây, rau củ tươi bổ sung cho cơ thể nhiều loại vitamin để phòng bệnh thông thường, tốt nhất là mơ, nho, dâu, cam, chanh, bưởi, sơ ri... Nhưng nên dùng nước ép rau củ tươi - ngon - sạch và trực tiếp mới giàu vitamin, không nên đã qua chế biến, hoặc đóng hộp vì đã mất rất nhiều vitamin.
Ngoài ra nên dùng các thức uống từ thảo dược giúp làm ấm tỳ vị, bổ khí, chữa kém ăn, người mệt mỏi.
Khó tiêu là vấn đề về tiêu hóa rất phổ biến, nó tạo ra cảm giác no ngay cả khi chưa ăn uống. Khó chịu hơn là gây trướng...
No comments:
Post a Comment