Thursday, November 1, 2018
Hé lộ nguyên nhân khiến gã con nuôi sát hại người mẹ đã cưu mang mình từ bé
Cơ quan Công an TP Lạng Sơn đã ra lệnh bắt khẩn cấp và bàn giao đối tượng Lã Văn Tiếp (26 tuổi, trú tại xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn, Lạng Sơn) cho Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Lạng Sơn điều tra làm rõ hành vi giết mẹ nuôi là bà Mè Thị K. (60 tuổi).
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Trung Thực – Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Qua đấu tranh, nghi phạm Lã Văn Tiếp khai nhận mình là đối tượng nghiện ma túy (ma túy tổng hợp) và thừa nhận hành vi phạm tội của mình”.
Đối tượng Lã Văn Tiếp tại cơ quan điều tra. Ảnh công an cung cấp
Theo điều tra ban đầu, tối 29/10, Tiếp đi chơi về nhà thì nghe thấy mẹ đang nói chuyện với hàng xóm và phàn nàn về thói ăn chơi lêu lổng của mình. Nghe thấy vậy, Tiếp cãi lại rồi xuống bếp lấy con dao nhọn cán gỗ lên nhà tấn công vào vùng đầu bà K. Do vết thương nghiêm trọng, gây mất máu cấp nên bà K tử vong tại chỗ. Gây án xong, Tiếp lấy xe máy tìm cách bỏ trốn qua biên giới nhưng đã bị lực lượng công an phát hiện.
“Tiếp gây án vào khoảng 21 giờ ngày 30/10 thì đến khoảng 10 giờ ngày hôm sau thì bị bắt giữ. Trong lúc giết mẹ nuôi của mình, Tiếp có hành vi ngáo đá. Tiếp được vợ chồng bà K. nuôi khi mới 17 tháng tuổi”, Đại tá Nguyễn Trung Thực thông tin.
Hiện trường vụ án mạng.
Theo cơ quan công an, vì không có con nên vợ chồng bà đã nhận Lã Văn Tiếp làm con và nuôi dưỡng Tiếp từ nhỏ.
Gần chục năm trước, sau khi chồng mất, bà K. sống cùng Lã Văn Tiếp và đối tượng này đến nay vẫn chưa lập gia đình. Hàng ngày bà K. đi bán hàng rong kiếm sống, còn Tiếp lêu lổng không có nghề nghiệp ổn định.
Theo lời người dân địa phương, Tiếp bị nghi ngờ có sử dụng ma túy và khi gây án có biểu hiện “ngáo đá”.
Chính sách có hiệu lực từ tháng 11/2018: Bán hàng đa cấp phạt 200 triệu, cấp hóa đơn điện tử
3 loại thực phẩm chức năng cho trẻ em phải kê khai giá
Từ ngày 1/11, Thông tư 22/2018/TT-BYT quy định Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá sẽ có hiệu lực.
Danh mục này bao gồm 3 loại thực phẩm chức năng: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Thực phẩm dinh dưỡng y học; Thực phẩm bổ sung, bao gồm sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3 loại thực phẩm chức năng cho trẻ em phải kê khai giá (Ảnh minh họa)
Danh mục nêu trên là cơ sở để các cơ quan thực hiện quản lý giá theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Thông tư, trước ngày 1/7/2019, UBND cấp tỉnh phải đăng tải toàn bộ danh sách các sản phẩm đã được cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc do tổ chức, cá nhân tại địa phương tự công bố.
Hộ, cá nhân kinh doanh được cấp hóa đơn điện tử miễn phí
Cũng trong ngày 1/11, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về các đối tượng được cơ quan thuế cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử miễn phí được thực thi. Trong đó có:
- Hộ, cá nhân kinh doanh, trừ hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng hoặc 10 tỷ đồng trở lên lĩnh vực thương mại, dịch vụ;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong 12 tháng, kể từ khi thành lập doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh tại địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của UBND cấp tỉnh, trừ doanh nghiệp hoạt động tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn gửi thang, bảng lương
Bắt đầu từ ngày 1/11, Nghị định 121/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn gửi thang, bảng lương (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Nghị định này quy định doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hướng dẫn chi kinh phí Chương trình mục tiêu Giáo dục vùng núi
Từ ngày 5/11, Thông tư 86/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 có hiệu lực.
Theo đó, kinh phí sự nghiệp được chi cho một số nội dung sau đây:
- Chi mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh; trang thiết bị, đồ dùng cho nhà ăn, nhà bếp, khu nội trú học sinh; sửa chữa, cải tạo nhà ăn, nhà bếp, khu nội trú;
Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 (Ảnh minh họa)
- Chi xây dựng và triển khai Chương trình; xây dựng bộ chỉ số, hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình; xây dựng hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin;
- Chi thuê chuyên gia tư vấn trong nước;
- Chi tập huấn phổ biến chỉ số, hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình cho cán bộ quản lý; tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao ban tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện chương trình.
- Chi cập nhật số liệu, thu thập và xử lý thông tin, xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu của Chương trình ở cấp trung ương;
- Công tác phí đối với các đợt kiểm tra, giám sát;
- Thực hiện kiểm toán đối với việc sử dụng các nguồn vốn của Chương trình.
Phạt đến 200 triệu đồng khi bán hàng đa cấp bất chính
Ngày 25/11, Nghị định 141/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng được áp dụng với tổ chức thực hiện một trong các hành vi bán hàng đa cấp bất chính sau:
- Yêu cầu người khác đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
Mức phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng được áp dụng với tổ chức thực hiện một trong các hành vi bán hàng đa cấp bất chính (Ảnh minh họa)
- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó…
Phạt gấp 2 lần mức phạt nêu trên nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trở lên.
Để tóc tém, H’Hen Niê chưa phải là thần thái nhất, nhìn Phi Thanh Vân có gì đó sai sai
Copyright 2004-2017 Eva.vn, all rights reserved. Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H. Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tel: (84-24) 73 00 24 24 hoặc (84-24) 3512 1806 - Fax: (84-24) 3512 1804. Chi nhánh: Tầng 7 – Toà nhà Việt Úc - 402 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Tel: (84-28) 73 00 24 24 hoặc (84-28) 3848 9845. Giấy phép số: 351/GP-TTĐT ngày cấp 5/2/2015. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm trang tin: Nguyễn Thị Hồng Yến
HOTLINE: 0903 288 624
Miền gái đẹp Nha Mân - vùng đất toàn con cháu cung tần mỹ nữ xưa
Chuyện xưa kể rằng, khoảng giữa năm 1784, mượn cớ giúp Chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, khoảng 2 vạn quân Xiêm đã theo hai đường thủy bộ tiến vào địa phận Kiên Giang. Liên quân này có thêm 4.000 lính của Chúa Nguyễn Ánh. Đến cuối năm 1784, liên quân Xiêm – Nguyễn chiếm được một số vùng đất ở phía Tây thành Gia Định.
Họ cho đóng quân ở vùng Trà Tân (nay thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) để dự trữ lương thảo, khí tài chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. Lúc này, Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử hàng trăm người cũng trú tại đây.
Người ta đồn, con gái Nha Mân đẹp vì thừa hưởng gen của các mỹ nữ, phi tần mà vua Nguyễn Ánh bỏ lại.
Bởi sự lộng hành của quân Xiêm - Nguyễn, nhà Tây Sơn quyết định điều quân dẹp loạn. Trận thủy chiến diễn ra ác liệt ở khu vực Rạch Gầm - Xoài Mút kết thúc với phần thắng thuộc về quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ.
Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử và một ít tùy tùng đang đóng quân ở Trà Tân nghe tàn quân báo hung tin thất trận vội quay thuyền chạy theo sông Tiền tìm đường thoát thân. Khi đến Nha Mân, do quân của Nguyễn Huệ truy đuổi ác liệt, vua Nguyễn Ánh quyết định bỏ hàng trăm cung tần, mỹ nữ ở lại để “nhẹ gánh chinh phu” cùng lời hứa, sau này làm nên sự nghiệp sẽ quay lại đón rước.
Dàn mỹ nữ này do vua Nguyễn Ánh tuyển chọn gắt gao nên đều có nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn. Năm tháng trôi qua, những người con gái này sinh sống và kết duyên với những chàng trai bản địa. Từ đó, mỗi bé gái sinh ra đều thừa hưởng những nét đẹp của mẹ, ai cũng đẹp như Ngọc Nữ, Hằng Nga. Cộng thêm khí hậu nơi đây rất ôn hòa, mát mẻ bởi nằm giữa hai bờ sông Tiền và sông Hậu đã phần nào làm nên nhan sắc cho người con gái vùng đất này.
Mấy trăm năm đã qua cùng bao nhiêu biến đổi của thời cuộc, câu chuyện về những cung tần mỹ nữ mà vua Nguyễn Ánh bỏ lại cũng chỉ là truyền thuyết, nhưng có một điều bất biến chính là vẻ đẹp mặn mà của người con gái Nha Mân. Qua thời gian, nhan sắc ấy càng đằm thắm, sắc sảo hơn bởi nét đẹp vốn có được bồi đắp thêm bằng sự tảo tần, chịu thương chịu khó.
Tiếng lành thì đồn xa, nhiều nam nhân tò mò muốn tìm đến vùng Nha Mân để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp thanh tú, ngọc ngà mà dân gian vẫn truyền tụng:
“Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân.”
Câu ca dao này ca ngợi vẻ đẹp của các cô gái Nha Mân: "bảnh" có nghĩa là đẹp, bảnh bao, sang trọng. Đó là vẻ đẹp vừa có chút kiêu sa đài các nhưng vẫn giữ đượm chất quê, bình dân, mộc mạc ngắm nhìn không biết chán.
Vẻ đẹp mộc mạc, thanh tân của những nữ sinh Nha Mân.
Ngày nay, không khó để tìm đến vùng đất này. Từ cầu Mỹ Thuận rẽ vào Quốc lộ 80, chạy chừng 7 cây số, tới thị trấn Cái Tàu Hạ, nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 30km là Nha Mân (thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
Tuy nhiên, có thể bạn sẽ có phần thất vọng khi đặt chân tới nơi đây, khi mà chẳng còn mấy bóng dáng những cô thiếu nữ đẹp như trong tranh đội nón xách làn đi chợ. Cuộc sống thay đổi, những miền quê nhỏ như Nha Mân cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Những người con gái Nha Mân sớm tự ý thức được nhan sắc của bản thân, đều theo nhau lên thành phố, ra nước ngoài với ước mơ đổi đời dẫn lối.
Chị Huỳnh Thị Ngọc Dung (53 tuổi) - con gái bà Tiết (hoa khôi xứ Nha Mân một thời) - cho biết: “Gái Nha Mân nay nếu không lấy chồng nước ngoài thì cũng lên Sài Gòn làm hết rồi, tết họ mới tập trung về. Những ngày giáp tết mấy chị lên đây mà xem, cô nào cũng đẹp, ăn mặc không thua gì gái thành thị đâu nha”.
Á hậu Hoàn vũ Dương Trương Thiên Lý thừa hưởng nét đẹp của những cô gái vùng Đồng Tháp (Nha Mân là vùng đất thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
Giờ đây, họ có thể là một nữ nhân viên giữa Sài Gòn hoa lệ, một cô dâu xa xứ lấy chồng Đài Loan, hay là một trong rất nhiều thân phận phụ nữ bình thường khác.
Bởi thế nhiều khách phương xa tìm đến Nha Mân đều có đôi phần thất vọng. Ngay cả chính những chàng trai bản địa cũng tiếc nuối bởi chẳng còn dễ dàng được nhìn ngắm vẻ đẹp thanh tân của các cô gái miền “gạo trắng nước trong” này. Nhiều người dân nơi đây còn nửa đùa nửa thật khi nói rằng, giờ muốn ngắm con gái Nha Mân thì phải tìm tới các cổng trường cấp 3 mới mong được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp đã đi vào huyền thoại.