Monday, October 1, 2018
Cô dâu nhất định không chịu "động phòng", chú rể đành ngậm đắng vì lý do bất ngờ
Theo thông tin từ trang Btime đăng tải, anh Wang Qin, 29 tuổi, sống tại Trung Quốc, vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Tuy nhiên, nhờ thái độ cầu tiến của bố mẹ cũng như chính bản thân anh Wang, sau nhiều năm, gia đình anh cũng trở nên khá giả.
Sau khi đã có được một số vốn nhất định, con trai cũng đã đến tuổi lấy vợ nên bố mẹ anh Wang quyết định tìm vợ cho con. Bố mẹ anh đã nhờ bà mối trong vùng tìm cho con một người vợ hiền. Không lâu sau, bà mối quả thực đã tìm cho anh Wang một cô gái khá xinh đẹp và dịu dàng.
Với sự sắp đặt của gia đình hai bên, anh Wang và cô gái đã gặp nhau và xem mặt. Vừa mới gặp nhau lần đầu, anh Wang đã trúng "tiếng sét ái tình" và quyết định hẹn hò với cô gái. Sau một thời gian yêu đương và cảm thấy tâm đầu ý hợp, cả hai đã tiến tới hôn nhân.
Đám cưới diễn ra khá linh đình.
Đám cưới của anh Wang diễn ra khá linh đình với sự tham dự của rất nhiều người thân, bạn bè. Cả ngày cưới hôm đó, anh Wang cười không ngớt vì vui mừng khi lấy được người vợ xinh, lại được rất nhiều người chúc phúc. Thế nhưng, trong đêm tân hôn, anh Wang lại trở nên hụt hẫng và buồn bã vì một lý do bất ngờ.
Anh Wang đã rất hồi hộp và mong chờ đêm tân hôn nhưng thật kỳ lạ, người vợ của anh lại tỏ thái độ rất thờ ơ, nhất quyết không chịu động phòng khiến anh Wang có phần bực bội và khó hiểu.
Lúc này, anh Wang mới cố gắng gạn hỏi vợ nhưng cô tỏ vẻ xấu hổ, cúi đầu nhất định không nói, chỉ thỉnh thoảng lén nhìn về phía cửa sổ với vẻ mặt bối rối.
Cô dâu không muốn động phòng vì biết có người đang nhìn trộm mình (Ảnh minh họa)
Nhìn theo ánh mắt của vợ, anh Wang hướng về phía cửa sổ và cũng bất chợt giật nảy mình rồi hiểu ra tất cả. Thì ra, phía bên ngoài cửa sổ là bóng của rất nhiều người, bao gồm cả họ hàng và bạn bè, đang nhìn chằm chằm về phía phòng tân hôn của cặp đôi, dõi theo nhất cử nhất động của cặp vợ chồng mới.
Ban đầu, anh Wang còn tưởng đó là trò đùa của mọi người, muốn dọa ma hai vợ chồng nhưng đến khi định thần lại, anh nhận ra đó không phải là hình bóng mà là người thật. Đó hầu hết là những người độc thân trong làng muốn thực hiện tập tục "náo hôn", trêu ghẹo cô dâu, chú rể để đám cưới thêm phần vui vẻ, náo nhiệt.
Hiểu ra được vấn đề nhưng anh Wang không biết phải làm sao bởi đó là tập tục truyền thống. Mặc dù khá xấu hổ và khó chịu nhưng cuối cùng, chú rể đành phải ngậm đắng vào trong, quyết định dừng mọi hoạt động đêm tân hôn để giữ sự riêng tư và thoải mái nhất cho mình và vợ.
Vụ Hoa hậu Phương Nga: Vì sao thu hồi 2,5 tỷ từ Cao Toàn Mỹ?
Sáng 1/10, một nguồn tin cho biết Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa ra quyết định tạm giữ đồ vật, tài liệu hơn 2,5 tỷ đồng từ ông Cao Toàn Mỹ Giám đốc công ty Vina Cyber trong vụ án Trương Hồ Phương Nga (31 tuổi) hay còn gọi là Hoa hậu Phương Nga.
Tại vụ án này, Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung (28 tuổi) bị cáo buộc chiếm đoạt của ông Cao Toàn Mỹ 16,5 tỷ đồng thông qua hành vi mua bán nhà giá rẻ. Số tiền Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thu hồi là tiền bị can Nguyễn Đức Thùy Dung giao nộp để khắc phục hậu quả và cơ quan điều tra trước đó đã trả cho ông Mỹ.
Bị can Trương Hồ Phương Nga (31 tuổi) hay còn gọi là Hoa hậu Phương Nga tại tòa
Căn cứ yêu cầu điều tra bổ sung của TAND TP, cần thu hồi lại 2,5 tỷ đồng, chờ xử lý chung với vụ án. Được biết, sau quyết định này ông Mỹ đã làm đơn khiếu nại đến CA TP và Viện trưởng VKSND TP. Ông Mỹ cho rằng, nếu thu hồi lại trên cơ sở đây sẽ là tiền riêng của bị can Dung thì phải làm rõ lời khai của bị can này trước đây…
Được biết, trước đó, số tiền này trong quá trình điều tra, bị can Dung từng khai nhận đã chiếm đoạt 9,5 tỷ đồng/16,5 tỷ đồng nên muốn được khắc phục hậu quả. Bị can Dung yêu cầu Cơ quan CSĐT dùng sổ tiết kiệm đang bị cơ quan này thu giữ để trả cho ông Mỹ. Số tiền còn lại bị can nhờ thông báo cho gia đình tiếp tục khắc phục.
Ngày 9/11/2015, Cơ quan CSĐT công an TP đã ra quyết xử lý vật chứng trả lại lại số tiền này cho ông Mỹ. Tuy nhiên đến nay cơ quan điều tra quyết định thu hồi lại và chờ xử lý chung của vụ án. Vào 8/2017 vụ án này đã bị tạm đình chỉ. Tuy nhiên, tháng 6/2018, cơ quan CSĐT công an TP đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án và phục hồi điều tra đối với bị can Nga và Dung.
Động đất khủng khiếp ở Indonesia: Hơn 1200 người thiệt mạng, lần tìm người thân trong túi đựng thi thể
Giới chức trách Indonesia đang chuẩn bị một lễ chôn cất tập thể cho các nạn nhân của thảm họa kép đã tấn công vào TP vào tuần trước này, giữa lúc lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm, cứu hộ những người mất tích, mắc kẹt trong các đống đổ nát.
Gây nhức nhối hơn cả có lẽ là hình ảnh của những người sống sót lần tìm trong từng túi đựng thi thể để tìm kiếm những người thân mất tích. Ảnh: AP
Số người thiệt mạng vì thảm họa kép động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi của Indonesia tính tới sáng 1-10 đã vượt 1.200 người. Ảnh: EPA
Phát ngôn viên Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết: "Số người thiệt mạng sẽ còn tăng. Hôm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu chôn cất tập thể các nạn nhân để tránh dịch bệnh lây lan".
Ông Willem Rampangilei, người đứng đầu cơ quan nói trên cho biết việc chôn cất phải được thực hiện sớm nhất có thể vì lý do y tế và tôn giáo.
Trong các hình ảnh quay lại từ trên cao, TP Palu - cách thủ đô Jakarta 1.500 km, sau khi hứng chịu hậu quả nặng nề từ trận động đất 7,5 độ Richter và theo sau đó là sóng thần cao tới 6 m hôm 28-9, đã bị san phẳng nhiều khu vực. Các nạn nhân vẫn không ngừng được đưa ra từ các đống đổ nát.
Theo tường thuật của trang News.com.au, khoảng 60 người được cho là có thể đang bị chôn vùi trong đống đổ nát của một khách sạn ở Palu. Các nhân viên cứu hộ cho biết họ đã nghe thấy những tiếng gào thét và tiếng khóc của trẻ con trong đống đổ nát này.
Một phụ nữ đợi sơ tán ở Palu. Ảnh: Reuters
Lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian để giải cứu nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát. Ảnh: Reuters
Một nạn nhân bị thương ở Palu. Ảnh: Reuters
Tan hoang sau thảm họa kép. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Theo Guardian, hàng trăm thi thể được tìm thấy ở các bãi biển và giới chức trách sợ rằng nhiều người có thể đã bị sóng cuốn xa ra biển.
"Nhiều thi thể nằm rải rác trên bãi biển và nổi trên mặt nước"- một người dân địa phương có tên Nining nói với báo giới.
Trong khi đó, nhiều người sống sót tuyệt vọng phải đối mựt với nhiều đêm liên tiếp ngủ ngoài trời, xếp hàng để nhận thực phẩm cứu trợ và nhiều nơi đã xảy ra tình trạng hôi của hỗn loạn.
Gây nhức nhối hơn cả có lẽ là hình ảnh của những người sống sót lần tìm trong từng túi đựng thi thể để tìm kiếm những người thân mất tích.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 30-9 đích thân tới thăm vùng bị ảnh hưởng. Chính quyền của ông đã thông qua khoản ngân sách hơn 51 triệu USD để phục vụ cho công tác cứu hộ.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 30-9 đích thân tới thăm vùng bị ảnh hưởng. Ảnh: AP
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 30-9 đích thân tới thăm vùng bị ảnh hưởng. Ảnh: EPA
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 30-9 đích thân tới thăm vùng bị ảnh hưởng. Ảnh: AP
Hoạt động cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn do đảo Sulewesi tiếp tục xảy ra các dư chấn. Sân bay chính ở đây đã bị phá hủy sau động đất, nhiều khu vực bị cô lập sau thảm họa.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2018: Giảm biên chế, tay trần bốc thức ăn bị phạt
Bổ sung các trường hợp “được” tinh giản biên chế
Từ 15/10, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế sẽ có hiệu lực. Theo nghị định 113/2018, có thêm nhiều trường hợp được cho vào diện bị tinh giảm biên chế.
Cụ thể gồm các trường hợp chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ hoặc không phù hợp với vị trí đảm nhiệm nhưng không có vị trí khác phù hợp và không thể đào tạo lại.
Nhiều trường hợp bổ sung vào việc tinh giảm biên chế. (Ảnh minh họa: CAND).
Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ…
Tiếp đến là các trường hợp cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó; người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương.
Phạt 1 triệu đồng nếu dùng tay trần bán thức ăn
Từ ngày 20/10/2018, các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng theo Nghị định 115/2018 của Chính phủ.
(Ảnh minh họa)
Trong đó, Nghị định quy định:
- Phạt 500.000 đồng - 1 triệu đồng với người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay (trước đây chỉ phạt từ 300.000 đồng - 500.000 đồng)…
- Phạt 1 - 3 triệu đồng đối với cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay…
- Phạt 5 - 10 triệu đồng với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”…
Bỏ quy định mua thuốc cho con phải khai số CMND
Cũng có hiệu lực từ 15/10, thông tư 18/2018/TT-BYT sửa đổi thông tư 52/2017/TT-BYT về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
Thông tư 52 yêu cầu khi kê đơn thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số CMND hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Quy định này đã gây nên nhiều tranh cãi trong dư luận, vì nhiều người cho rằng việc cha mẹ đi mua thuốc cho con phải khai số CMND gây nhiều phiền phức, bất tiện.
Thông tư mới đã bỏ quy định trong đơn thuốc của trẻ dưới 6 tuổi phải ghi số CMND hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ mà chỉ yêu cầu ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.
Giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế
Từ ngày 15/10/2018, Quyết định 37/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với chức danh giáo sư, phó giáo sư cũng được quy định theo hướng chặt chẽ, khắt khe hơn.
Cụ thể, để công nhận là giáo sư, ứng viên phải đáp ứng một số tiêu chí như:
- Đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư từ đủ 3 năm trở lên;
- Là tác giả chính đã công bố được ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín; Từ năm 2020, ứng viên chức danh giáo sư phải có ít nhất 5 bài báo khoa học;
- Chủ trì biên soạn giáo trình đại học phù hợp với chuyên ngành xét công nhận chức danh giáo sư;
- Chủ trì thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
- Hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ theo quy định…
Hé lộ về “ông trùm quyền lực ngầm” khiến tiểu thương chợ Long Biên khiếp sợ
Tiểu thương chỉ nghe tên Hưng “kính” là… lảng tránh
Vừa qua một phóng sự với tiêu đề “Phức tạp hoạt động bảo kê tại chợ Long Biên” của Đài truyền hình Việt Nam được phát sóng. Theo đó, để tồn tại buôn bán ở chợ Long Biên (quận Ba Đình, Hà Nội), bà con tiểu thương sẽ phải đóng tiền bãi (hay còn gọi là tiền “bảo kê”).
Không đóng tiền thì không có chỗ đỗ xe để chuyển hàng. Ở chợ Long Biên, hàng hóa bán buôn là chính, vì vậy, không có chỗ đỗ xe coi như là hết đường làm ăn.
Một người thu tiền bến bãi cho hay, cứ lên bãi là phải đóng 200 nghìn đồng, nếu xe to thì 350 nghìn đồng. Theo các tiểu thương, số tiền bãi phải đóng của mỗi người khác nhau, có người đóng theo tháng, có người đóng năm, có người lại đóng ngày. Ví dụ, với 1 đầu xe nhỏ đỗ trên bãi cá là 100 triệu đồng/năm.
Hình ảnh một người đàn ông đứng ra thu tiền của tiểu thương ở chợ Long Biên (ảnh cắt từ clip của VTV).
Chiều ngày 26/9, trả lời PV, ông Hoàng Văn Đức, Phó trưởng Ban quản lý (BQL) chợ Long Biên cho hay: “Ông Nguyễn Kim Hưng (biệt danh Hưng “Kính” - PV) đã làm việc ở chợ Long Biên từ năm 1993 với cương vị Tổ trưởng tổ bốc xếp. Đây là một bộ phận của BQL chợ, với nhiệm vụ tổ chức điều hành bốc xếp hàng hoá cho bà con. Còn về con người, ông Hưng là người nhiệt tình, tích cực và làm việc tốt”.
“Trong quá trình làm việc tất nhiên khó tránh khỏi sai sót, mâu thuẫn. Nhận được phản ánh, chúng tôi đều giải quyết theo đúng vai trò nhiệm vụ của mình. Về thông tin phản ánh xuất hiện bảo kê ở chợ Long Biên như vừa qua, tôi khẳng định là BQL không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bảo kê nào. Hiện tại cơ quan công an vẫn đang làm việc, khi có kết quả chúng tôi cũng sẽ công bố chính thức theo kết luận điều tra”, ông Đức cho hay.
Tuy nhiên, theo thực tế ghi nhận của PV ở chợ Long Biên thì thái độ và phản ánh của tiểu thương về ông Hưng lại khác. PV có mặt ở chợ Long Biên vào buổi chiều. Vì đây là chợ đầu mối, tiểu thương giao dịch chỉ tập trung đông từ 22h đêm đến khoảng 4h sáng nên thời điểm chúng tôi tới không quá tấp nập. Thấy khách đến, tiểu thương nào cũng vồ vập mời chào.
Tuy nhiên, khi PV vừa đề cập đến tên Hưng “Kính”, vị Tổ trưởng tổ bốc xếp hàng hóa đã làm việc hơn 20 năm tại chợ thì kỳ lạ các tiểu thương lảng đi như chưa từng nghe PV hỏi gì. Người bạo dạn lắm thì được câu bâng quơ “để yên cho chúng tôi làm ăn” hay “bác già rồi chả biết ai với ai đâu”. Những câu hỏi tiếp theo về nhân vật này tiếp tục chỉ nhận được những cái lắc đầu, xua tay.
Tiếp tục di chuyển khoảng 1 giờ đồng hồ quanh khu chợ rộng lớn, PV mới được chị Q. - người kinh doanh hoa quả tiếp chuyện, chị khẽ nói: “Phóng viên hả, sau khi ông Hưng bị đưa lên truyền hình, em có hỏi cả chợ cũng không ai dám nói đâu”.
Rồi người phụ nữ trên ra ám hiệu với PV: “Cấm được viết tên và chụp hình thì vào đây chị kể”. Dứt lời, chị Q. đảo mắt nhìn quanh rồi mời PV vào.
Giọng nói chậm và nhỏ hơn, chị Q. bắt đầu kể: “Ở chợ Long Biên này làm gì có ai không biết Hưng “Kính”, ông này làm ở đây cả chục năm nay rồi. Dân buôn ở đây chủ yếu là dân tỉnh lẻ, ai cũng sợ mất miếng cơm manh áo nên không dám hé lời, không ai bảo ai cứ thế chấp nhận đóng tiền bến bãi.
Bến xe đậu hoa quả hiện nay vốn trước kia là bãi đậu xe của hàng hải sản, tuy nhiên do tiền thu từ hải sản không bằng tiền thu từ xe hoa quả nên ông Hưng đã đuổi bãi xe hải sản đi. Ông Hưng chưa từng trực tiếp đánh ai bao giờ, nhưng ai cũng sợ”.
Nữ tiểu thương chia sẻ thêm: “Chị là người ở đây, chị không sợ ai. Chị buôn thúng bán mẹt mấy cân hoa quả lời lãi là bao! Nhưng thôi, vì thế mà cũng an phận. Còn dân tỉnh lẻ buôn bán lớn sẽ phải chịu tiền “bảo kê”. Cùng chỗ buôn bán chị còn lạ gì, hoa quả nhập về nhiều khi phải lô dập có khi còn lỗ. Vậy thì không hiểu nộp cả trăm triệu tiền bến bãi rồi thuế khoá, những tiểu thương kia sống kiểu gì?”.
“Muốn biết rõ hơn về Hưng “Kính” thì ra phố Hàng Đậu là khu nhà ông ấy, nếu hỏi được ai thì đừng chụp hình lấy tên người ta”, chị Q. dặn dò.
Khu vực chợ Long Biên.
Sống “kín kẽ” ở khu phố?
Theo tìm hiểu của PV, bà H. (gần 70 tuổi, trú tại phố Hàng Đậu) cho biết: “Hưng “Kính” vốn là người người Hà Nội. Sinh ra trong gia đình đông anh em, từ nhỏ các em của Hưng đã nổi tiếng ngang bướng, cả phố không ai không biết, không ai không sợ. Nhưng so với các anh em trong nhà Hưng kéo léo hơn rất nhiều và không để điều tiếng với ai trong phố bao giờ”.
Sau khi ông Hưng “Kính” xuất hiện trên truyền hình với nghi vấn bảo kê bến bãi ở chợ Long Biên đã khiến bà Th. cùng trú tại phố Hàng Đậu rất bất ngờ. Theo bà thì ông Hưng có cửa hàng buôn bán ở nhà, không nghĩ Hưng còn làm tổ trưởng tổ bốc xếp ở chợ.
Bình tĩnh lại, bà Th. nhớ ra: “Trước kia các anh trai của Hưng cũng làm ở chợ Long Biên nên có lẽ về sau ông Hưng cũng ra làm ở đây. Anh em nhà Hưng xưa kia nổi tiếng giữ giằn, nhưng riêng Hưng khá kín kẽ và chưa có điều tiếng với ai”.
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Nguyễn Dương Hải, Chủ tịch UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Chợ Long Biên là chợ loại 2 nên trực thuộc quản lý của UBND quận Ba Đình, không thuộc quản lý của UBND phường.
Phường có chức năng phối hợp để đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường và quản lý khu vực xung quanh chợ. Còn hoạt động bên trong chợ thuộc trách nhiệm chính của Ban quản lý chợ. Trong quá trình hoạt động của chợ Long Biên phường cũng chưa từng nhận đơn thư phản ánh, có lẽ tiểu thương muốn được giải quyết nhanh nên đã gửi lên những cơ quan trực tiếp phụ trách”.
Nói về ông Hưng “Kính”, vị Chủ tịch phường Phúc Xá cho hay: “Ông Hưng không phải người dân trong phường. Như tôi đã nói, công việc của họ không do phường quản lý nên tôi không biết nhiều về người này. Thậm chí, có những lúc gặp mặt, ông Hưng cũng không chào tôi bao giờ”.
Công an quận Ba Đình cho biết, đang phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành điều tra làm rõ những phản ánh của báo chí về hoạt động có dấu hiệu “bảo kê” ở chợ Long Biên. Quan điểm của cơ quan công an là sẽ làm nghiêm túc, nếu phát hiện hành vi phạm pháp thì sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Nhân vật Hưng “Kính” (ảnh cắt từ clip của VTV).
Chủ tịch TP.Hà Nội chỉ đạo làm rõ sự việc Ngày 21/9, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã có văn bản hoả tốc giao Giám đốc Công an TP chỉ đạo làm rõ hoạt động bảo kê tại chợ đầu mối Long Biên. Qua đó, Công an TP có nhiệm vụ khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; báo cáo Thành uỷ, UBND TP. Cũng trong ngày 21/9, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Ba Đình đã triệu tập các đối tượng nằm trong nội dung đơn tố cáo đến trụ sở công an lấy lời khai. Chợ Long Biên có khoảng 1.000 hộ kinh doanh với gần 300 hộ thường xuyên cần chỗ đỗ xe. Mức vé niêm yết cho các lượt xe vào để trả hàng/đóng hàng mà BQL chợ Long Biên được phép thu là từ 15-60 nghìn đồng/lượt. Tuy nhiên, theo phản ánh của người tố cáo, mức thu này gấp 10 lần và bị nhóm bảo kê tiếp tục thu thêm số tiền cao hơn nhiều lần nữa. |