Monday, April 2, 2018

Người đàn ông đi bộ 6 ngày không ăn uống để trốn chạy khỏi trại vàng

Ngày 2-4, Trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn – Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cho biết đơn vị vừa hỗ trợ một người dân tộc quê Nghệ An trốn chạy khỏi trại vàng về quê.

Theo đó, khoảng 10 giờ ngày 30-3, trong khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, lực lượng CSGT cửa ô Hòa Nhơn phát hiện một người đàn ông mặc quần đùi, áo xanh công nhân đi lang thang với dáng vẻ mệt mỏi.

Các chiến sĩ đã hỏi thăm người này và đưa về trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn. Tại đây, người này cho biết mình tên Lò Văn Sơn (43 tuổi, dân tộc Khơ Mú, quê ở Nghệ An). 

nguoi dan ong di bo 6 ngay khong an uong de tron chay khoi trai vang - 1

Ông Sơn (trái) được CSGT Hòa Nhơn hỗ trợ và đón xe về Nghệ An

Ông Sơn cho biết ông có vợ và 6 người con hiện đang ở Nghệ An. Vài tháng trước, ông Sơn được đưa vào Quảng Nam để làm thuê cho một chủ trại vàng ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó, ông Sơn thấy mình bị bệnh và kiệt sức vì không làm nổi nên đã xin chủ trả lương để về. Tuy nhiên chủ trại vàng không đồng ý cho nghỉ và không trả lương.

Ông Sơn đã tự tìm đường trốn khỏi trại vàng và đi bộ 6 ngày từ huyện Phước Sơn về TP Đà Nẵng. Lúc này, trong người ông Sơn không có tiền, chỉ mang mỗi bộ quần áo trên người.

Trên đường đi, ông Sơn nhịn đói và xin nước uống. Khi được lực lượng CSGT phát hiện, ông Sơn đói lả và kiệt sức. Lúc này, các chiến sĩ CSGT đã gom tiền túi để mua thức ăn, đồ uống cùng 400 ngàn tiền mặt để hỗ trợ ông Sơn về quê. Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng đón xe, nhà xe cũng hỗ trợ chở ông Sơn về đến Nghệ An, miễn phí tiền xe, ăn uống dọc đường.

Chuyện chưa kể về cuộc phỏng vấn đặc biệt với 2 tử tù vừa trốn khỏi phòng biệt giam
Nếu Nguyễn Văn Tình được xếp vào danh sách nguy hiểm thì Lê Văn Thọ phải nói là một kẻ cực kì nguy hiểm. Bởi Thọ từng có nhiều tiền án, tiền sự về các...
Theo B.Vân (Người lao động)

Let's block ads! (Why?)

Người cha có con mắc chứng tử kỷ: "Đó là chuyện bình thường"

“Bố nhìn này, chúng ta đã chụp ảnh'”

Đó là lời nói Elijah sau khi xem lại những bức ảnh do bố mình chụp. Elijah sinh năm 2001 và là con đầu lòng của Timothy Archibald (một nhiếp ảnh gia tại San Francisco, Mỹ). Cậu bé không có bất kỳ biểu hiện gì bất thường cho đến khi con trai thứ hai của Archibald chào đời. Và chỉ cho tới khi Elijah đi nhà trẻ thì mọi sự khác thường của cậu bé mới bộc lộ rõ nét.

“Khi cháu có những hành vi bất thường ở nhà và trong cả sinh hoạt thường ngày. Tôi bắt đầu chụp gần như mọi bức ảnh cho con trai nhằm thu thập các dữ liệu". Archibald chia sẻ trên ABCNews.

nguoi cha co con mac chung tu ky: "do la chuyen binh thuong" - 1

Elijah sinh năm 2001, con trai của Archibald. Bức ảnh có tên là "Hệ thống đóng" 

Dự án ảnh này có tên Echolalia - một từ được dùng để diễn tả thói quen lặp đi lặp lại các từ ngữ ở trẻ tự kỷ. Elijah - bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ xuất hiện trong bộ ảnh do chính bố mình chụp mang đến cho người xem một bức tranh sống động về chứng tự kỷ mà không từ ngữ nào có thể diễn tả hết.

Theo chuyên trang của Liên Hiệp Quốc về tự kỷ giải thích: “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được phát hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội; khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ/phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần”.

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện có 1% dân số thế giới, tức là khoảng 70 triệu người đang mắc chứng tự kỷ. Đặc biệt, tỷ lệ này ở trẻ em đang ngày càng tăng. Bởi cứ 150 em nhỏ trên thế giới sẽ có 1 em mắc hội chứng này.

Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Nếu tính theo cách tính của WHO, con số này chừng 500.000. Thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay.

nguoi cha co con mac chung tu ky: "do la chuyen binh thuong" - 2

Bức ảnh có tên "Eli trong áo len chui đầu"

Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào khẳng định trẻ tự kỷ là do bị bố mẹ thiếu quan tâm, vì xem ipad, TV nhiều, không được giao tiếp với bên ngoài… Đây là suy nghĩ phổ biến của rất nhiều người về chứng tự kỷ. Và chính bởi suy nghĩ này mà vô hình chung nhiều bố mẹ có con tự kỷ dằn vặt lương tâm, đổ lỗi cho chính mình…

Dù tự kỷ đã được đồng cảm và quan tâm nhiều hơn trước nhưng cộng đồng còn khá mơ hồ trong nhận biết về hội chứng phức tạp này. Vì thế, nhiều người mắc chứng tự kỷ vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ cần thiết và lâu dài.

Nhiều người vẫn mặc định rằng tự kỷ là bệnh. Tuy nhiên, thực tế tự kỷ cũng không phải là bệnh, tự kỷ là một hội chứng đến nay chưa rõ nguyên nhân cụ thể. Việc gọi tự kỷ là bệnh sẽ khiến nhiều người hiểu nhầm rằng đã là bệnh thì tự kỷ có thể có thuốc chữa và có thể chữa khỏi hoàn toàn, dẫn tới nhiều bậc phụ huynh đưa con đi chạy chữa khắp nơi, uống thuốc các loại dẫn tới tình trạng tự kỷ ở trẻ ngày một nặng hơn.

Các khảo sát đã chỉ ra tự hội chứng này không phụ thuộc vào chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo. Bên cạnh đó, thu nhập gia đình, lối sống hoặc trình độ học vấn không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh của trẻ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra tự kỷ có một phần hoặc có liên quan đến di truyền, do đó cũng chưa có bất kỳ kết quả nghiên cứu nào khẳng định tự kỷ có thể chữa hay điều trị được. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và can thiệp sớm bằng những phương pháp riêng, hữu hiệu thì đối với trẻ ở mức độ nhẹ vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng, với trường hợp nặng hơn, các biện pháp can thiệp có thể giúp trẻ ổn định và biết cách giao tiếp hơn.

nguoi cha co con mac chung tu ky: "do la chuyen binh thuong" - 3

 Bức ảnh có tên "Cuộc hội thoại"

Nhiều người cũng mặc định trẻ tự kỷ thì thích ở một mình, không thích giao tiếp, không thích kết bạn. Tuy nhiên sự thật là trẻ tự kỷ gặp khó khăn về giao tiếp và tương tác, do đó trẻ không hẳn là không thích giao tiếp hay không muốn kết bạn mà là không biết cách để thể hiện điều đó.

Trẻ tự kỷ có cách thể hiện cảm giác khác với người bình thường nên đôi khi những hành động thân thiện với trẻ bình thường thì với trẻ tự kỷ lại làm trẻ cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, số lượng trẻ không giao tiếp tuy tất lớn nhưng không phải tất cả, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và can thiệp trị liệu ngôn ngữ tốt thì có tới 3/4 trẻ tự kỷ có thể nói được.

Trong khi đó nhiều người quan niệm rằng trẻ chậm nói, xa cách người khác và không thích giao du là biểu hiện của hội chứng tự kỉ, tuy nhiên đó thể là một dạng trầm cảm, không hẳn là tự kỉ. Không phải cứ chậm nói, xa cách mọi người là bị tự kỷ bởi tự kỷ còn kèm theo nhiều hành vi khác nữa.

Vì vậy khi thấy trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh đưa con tới các nhà chuyên môn kiểm tra, đánh giá để có kết luận chính xác, không nên vội vã kết luận con bị tự kỷ và đưa đi can thiệp.

Sau khi có kết luận chính xác cha mẹ cần thay đổi cách chăm sóc và nuôi dạy con như: Tăng cường nói chuyện với con, cùng con tập các bài tập các bài tập luyện nói và phản xạ, giảm thời gian bé tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính…

nguoi cha co con mac chung tu ky: "do la chuyen binh thuong" - 4

Bức ảnh có tên "Eli trong thế giới cổ tích"

Nhận thức thay đổi, hành động sẽ thay đổi. Để làm được điều đó, mọi người cần hiểu đúng về tự kỷ. Hiểu đúng về tự kỷ, không kì thị, phân biệt đối xử, cảm thông và chia sẻ với những người mắc hội chứng tự kỷ và những gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ bạn đã góp phần chung tay xây dựng một không gia thân thiện với trẻ em tự kỷ nói riêng và trẻ em nói chung.

Quay trở lại với câu chuyện của Elijah, năm 2014, trong chuyến đi tới Atlanta, một khán giả đã thẳng thắn hỏi Elijah rằng: “Em cảm thấy như thế nào khi bị tự kỷ?”

Elijah đã trả lời: “Em không nghĩ mình sẽ nói về cảm giác của một đứa trẻ tự kỷ. Đối với em, đó là chuyện bình thường. Đó là tất cả những gì em cảm nhận được”.

Và người cha Archibald cũng đã nhắc lại câu trả lời của con mình: “Đó là chuyện bình thường”.

Bé trai 14 tuổi bị bố và mẹ kế đánh đập: Mẹ ruột sốc, không nhận ra con khi gặp
Khi nghe tin con bị bố đẻ và mẹ kế đánh, người mẹ ruột đang đi làm ở Hải Phòng lập tức về nhà, chị đã không nhận ra con trai của mình.
Theo Lam Sơn (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

Những trục trặc khi "nhiên liệu" của quý ông suy giảm

Nguyên nhân bất ngờ vụ cháy chung cư ParcSpring: Do cắm sạc dự phòng nhiều ngày

Liên quan đến vụ hỏa hoạn tại chung cư ParcSping trên đường Nguyễn Duy Trinh (phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM) khiến hàng trăm người tháo chạy, đại diện PCCC quận 2 cho biết nguyên nhân vụ cháy bắt nguồn từ một cục sạc dự phòng.

Theo đại diện PCCC quận 2, cục sạc dự phòng được cắm ở đầu giường trong căn hộ. Do cắm sạc nhiều ngày tạo nhiệt nên phát hỏa rồi bén lửa vào chồng sách, máy tính và tấm nệm gây ra vụ cháy.

nguyen nhan bat ngo vu chay chung cu parcspring: do cam sac du phong nhieu ngay - 1

 Chung cư nơi xảy ra hỏa hoạn

Trước đó, vào chiều 1.4, ngọn lửa bất ngờ bùng phát từ căn hộ ở tầng 8, khu A chung cư ParcSping kèm theo khói đen tỏa ra nghi ngút. Hàng trăm cư dân tháo chạy thục mạng xuống đất khi nghe hệ thống báo cháy vang lên

Nhận được tin báo, Cảnh sát PCCC quận 2 huy động 4 xe chữa cháy chuyên dùng cùng cán bộ chiến sĩ tiếp cận dập tắt ngọn lửa. Ngọn lửa được khống chế chỉ trong vài phút, sau đó Cảnh sát PCCC đã triển khai phương tiện thông khói, thoát khói, hút khói...

Chung cư ParcSpring gồm 394 căn hộ và 10 căn hộ thương mại, được bố trí trên 2 tháp 18 tầng và 1 tháp 12 tầng, ParcSpring nhìn ra sông Giồng Ông Tố được đưa vào sử dụng năm 2011.

TPHCM: Cháy tại tầng 8 chung cư ParcSpring, cư dân vừa tháo chạy vừa la khóc
Một căn hộ vắng chủ nằm trên tầng 8 chung cư cao cấp ở Sài Gòn bất ngờ phát hỏa vào chập tối. Vụ việc khiến hàng trăm cư dân hốt hoảng tháo chạy ra...
Theo Dương Thanh (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy chung cư ParcSpring ở TP.HCM khiến cư dân hoảng loạn

Tối ngày 1/4, trao đổi với PV, 1 lãnh đạo UBND quận 2 xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ hỏa hoạn tại tầng 8 chung cư Parc Spring (địa chỉ số 537, đường Nguyễn Duy Trinh, P. Bình Trưng Đông).

Theo đó, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn sau 30 phút và không có thiệt hại về người.

“Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC Q.2 đến hiện trường. Căn hộ bị cháy không có chủ ở nhà nên lực lượng chức năng phải phá cửa căn hộ để khống chế đám cháy”, vị này cho biết.

Cũng theo nguồn tin được xác nhận, đám cháy bắt nguồn từ tấm nệm trong phòng và nhiều khả năng là do chập điện dẫn đến cháy.

xac dinh nguyen nhan ban dau vu chay chung cu parcspring o tp.hcm khien cu dan hoang loan - 1

Cháy chung cư Parc Spring, nhiều khả năng là do chập điện

Trong khi đó, trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, ông Hồ Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND P. Bình Trưng Đông, cũng cho biết vụ hỏa hoạn đã được khống chế và không cháy lan sang các căn hộ khác.

Theo ông Hiếu: "Sau khi đám cháy được xử lý, người dân đã trở lại căn hộ của mình. Về nguyên nhân vụ hỏa hoạn, ngày mai sẽ có thông tin chính thức”.

xac dinh nguyen nhan ban dau vu chay chung cu parcspring o tp.hcm khien cu dan hoang loan - 2

Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người

Trước đó vào khoảng 18h tối ngày 1/4, nhiều cư dân phát hiện khói lửa bốc lên nghi ngút tại căn hộ tầng 8 của chung cư Parc Spring nên hô hoán tháo chạy.

Lực lượng bảo vệ của chung cư nhanh chóng gọi điện báo cơ quan chức năng và tiến hành cứu hỏa. Phòng Cảnh sát PCCC Q.2 đã điều nhiều xe cứu hỏa cùng các cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để triển khai công tác cứu hộ. Khoảng 18h cùng ngày thì đám cháy được dập tắt.

Chung cư Parc Spring là một dự án của Tập đoàn CapitaLand, đã được đưa vào sử dụng từ năm 2011. Được biết ngày 31/3, cư dân khu chung cư Parc Spring vừa được tuyên truyền, phổ biến kiến thức và diễn tập phòng cháy chữa cháy.

TPHCM: Cháy tại tầng 8 chung cư ParcSpring, cư dân vừa tháo chạy vừa la khóc
Một căn hộ vắng chủ nằm trên tầng 8 chung cư cao cấp ở Sài Gòn bất ngờ phát hỏa vào chập tối. Vụ việc khiến hàng trăm cư dân hốt hoảng tháo chạy ra...
Theo Lê Nguyễn (Gia đình & Xã hội)

Let's block ads! (Why?)

Mẹ bầu "sốc" vì thai trong bụng chỉ là con của chồng, không phải con của mình

Đứa trẻ Carina: Ba ơi, mình không về nhà được không ba?

Người đàn ông ngồi lặng im nơi góc sảnh. Anh là Phan Văn Thuận, một trong những người may mắn thoát chết sau vụ cháy kinh hoàng Carina.

Hình ảnh chiếc dép của một đứa trẻ nằm chỏng chơ giữa những mảnh gạch đá đã vụn nát, những con gấu bông lạc lõng vất vưởng giữa hành lang, những ngôi nhà ám khói… vẫn trở thành nỗi ám ảnh của những người ở lại.

Một tuần đã trôi qua từ sau vụ cháy thảm khốc nhưng với cư dân Carina như anh Thuận, đó là những kí ức sẽ theo họ suốt cả cuộc đời.

Lửa đã tắt nhưng 13 con người đã vĩnh viễn ra đi…

Mình không về nhà được không ba?

dua tre carina: ba oi, minh khong ve nha duoc khong ba? - 1

Anh Phan Văn Thuận: "Thôi, còn người là tốt rồi!" Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Đây là lần thứ hai, anh Thuận trở về chung cư để làm lại biên bản về việc cháy xe. Nhà anh có hai chiếc xe, cháy rụi hết. Mấy hôm rồi, anh phải mướn xe bạn bè để có phương tiện đi lại.

“Trước đó tôi xem báo đài nên tôi biết xe nhà mình cháy hết rồi, nhà ở block nào thường sẽ đặt gần đó để tiện đi lại mà.  Nhưng vợ tôi cứ hi vọng, cô ấy chạy xuống tìm, tìm mãi. Cháy rụi, cháy sạch. Xe mình đi mình biết mà, quen lắm, giờ còn cái biển số thôi. Nhưng thôi, còn người là tốt rồi!”, anh Thuận cúi đầu, đôi bàn tay buông thõng.

Hiện tại, gia đình anh và hai hộ nữa đang thuê tạm một ngôi nhà cách chung cư chừng cây số để ở tạm, mỗi tháng hơn chục triệu, cọc 2 tháng, trả trước 1 tháng tiền nhà. Mấy hôm nay vợ chồng anh phải nghỉ việc để đi tìm nhà, làm thủ tục về việc cháy xe…

 “Nhà hỗ trợ đã hết chỗ nên chúng tôi phải mướn ở ngoài, tìm mãi mới được căn nhà hiện tại, tìm cực lắm, ở tạm 3 tháng rồi tính tiếp. Ban đầu tính ở 4 hộ 16 người, giờ cháy vậy tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy nhưng khi đến đưa chứng minh thư, họ không cho. Họ bảo nếu cho mướn chỉ cho 6-10 người. Hôm sau, bả trả lại tiền cọc, hủy hợp đồng, lại đi thuê tiếp. Cực lắm!”

dua tre carina: ba oi, minh khong ve nha duoc khong ba? - 2

Chiếc dép của một đứa trẻ nằm chỏng chơ giữa những mảnh gạch đá đã vụn nát. Ảnh: THANH TUYỀN.

Nhưng anh bảo thương nhất là hai đứa trẻ con. Nhà anh mua từ năm 2014, đến bây giờ vẫn còn nợ tiền. Hai đứa trẻ lớn lên tại chung cư này, biết bao nhiêu kỉ niệm. Đi đâu xa, có vui đến đâu nhưng cứ tối là hai đứa lại đòi về nhà. Đến cả ngày Tết về quê chơi mấy bữa, bé út đã ôm cổ anh nũng nịu: “Con nhớ nhà, bao giờ mình về hả ba?”. Vậy mà từ sau vụ cháy, con bé khác hẳn. “Hôm rồi, ghé chung cư lấy đồ, con bé cứ ôm chặt tôi bảo: Ba ơi, mình không về nữa được không ba. Nghe mà chạnh lòng! Mình có mỗi căn nhà đó, không ở đó thì đi đâu”.

“Vợ em cũng không chịu về anh ạ. Vợ em cứ đòi về ngoại, bả sợ rồi!”, người thanh niên ngồi kế, lắc đầu. Chị Phấn, kể chuyện nhà chị ở block C phát hiện sớm nên may mắn thoát nạn.  “Tội nhất là mấy đứa trẻ. Nhà kế có bé, nửa đêm thức dậy đi vệ sinh, nó quíu người lại, hốt: “Lại chạy tiếp hả ba? Xót lắm!”

Không thể sửa cho có rồi bàn giao!

Cư dân Carina rất nóng lòng trở về nhà mình nhưng nguyện vọng của mọi người là ngôi nhà đó phải đảm bảo an toàn. 

"Nhà để ở cả đời chứ không phải ngày một ngày hai. Cháy tầng hầm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của toà nhà. Chưa có kết quả giám định mà sửa chữa tầm bậy tầm bạ qua loa, trát vữa sơn tường bóng nhoáng lên rồi la lên là đã khắc phục xong. Làm phải đúng quy trình, như mấy hôm rồi, nếu muốn sơn lại thì những chỗ tường mục nứt, bong tróc do mưa nắng thì phải chà kĩ lại, những chỗ bụi bặm thì lau chùi lại, chỗ khuyết thì trám bột lại, lăn sơn đi. Còn ở đây người ta không làm chỉ sơn phết lên luôn. Làm ẩu, ở được vài năm nó sập là chết”, một cư dân Carina nói.

dua tre carina: ba oi, minh khong ve nha duoc khong ba? - 3

Những chiếc xe bị cháy rụi nằm chỏng chơ cuối góc chung cư. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Cũng phải nghỉ việc hơn tuần nay để thu xếp nhà cửa sau vụ cháy, mấy ngày nay, anh Nguyễn Văn Quyết và vợ quay lại chung cư để dọn hết đồ sang chung cư đối diện ở tạm.

Nhìn thấy bức tường đang sơn dang dở, anh Quyết bức xúc: “Cháy lớn vậy ảnh hưởng nhiều chứ. Muốn sửa chữa gì phải kiểm tra, lên danh sách. Phải sửa bài bản, đúng theo trình tự thi công xây dựng, chứ không phải đùng đùng đưa vào người sửa. Khi chủ đầu tư sửa phải có đơn vị giám sát, chứ không phải như những ngày vừa rồi.

Như cái hầm giữ xe, lệnh khởi công gói thầu sửa chữa hầm trong 20 ngày. Tôi nói, hư hỏng hầm như vậy, 20 ngày đâu làm được gì, nói chỉ dọn dẹp, vệ sinh thì được chứ sửa chữa sao kịp?

Toàn bộ hệ thống điện, hệ thống thông gió, cấp nước, thoát nước hư hết…Tầng hầm này, một nửa cháy trực tiếp rất nặng, một nửa bị ảnh hưởng. Họ làm giống như trò hề cho con nít vậy. Thậm chí họ muốn đổi màu sơn, họ cũng phải vệ sinh, lau sạch bụi ám khói rồi mới sơn lên, đến một động tác tối thiểu như vậy họ cũng không làm”, anh Quyết nói.

Vụ cháy Chung cư Carina Plaza: Bí mật động trời của 13 phút định mệnh
Từ hình ảnh camera tầng hầm cho thấy, điểm xuất phát cháy từ chân chống của xe tay ga sau đó bùng phát. Khoảng thời gian xuất phát cháy cho đến khi...
Theo Song Trà (Pháp luật TP.HCM)

Let's block ads! (Why?)