Friday, March 9, 2018

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5/2018?

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 kéo dài 7 ngày, công chức, viên chức và người lao động cả nước tiếp tục được nghỉ ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch và ngày giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5 dương lịch.

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, cán bộ, công nhân viên chức sẽ được nghỉ 1 ngày, nếu ngày giỗ Tổ trùng vào dịp cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù vào ngày đi làm kế tiếp. Năm nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) rơi vào ngày thứ 4 (tức ngày 25/4 dương lịch) nên người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất.

nguoi lao dong duoc nghi may ngay dip gio to hung vuong, 30/4 va 1/5/2018? - 1

(Ảnh minh họa)

Với ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), cán bộ công chức, viên chức sẽ nghỉ 4 ngày liên tục.

Cụ thể, ngày 28 và 29/4 là thứ Bảy và Chủ nhật, ngày nghỉ hàng tuần. Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) rơi vào thứ Hai và Quốc tế Lao động (1/5) rơi vào thứ Ba tiếp đó.

Đối với các đơn vị, cơ quan không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các đơn vị cần căn cứ vào kế hoạch cụ thể của mình để bố trí lịch nghỉ phù hợp.

Cửa ngõ Thủ đô tắc nghẽn kéo dài vì người dân về quê nghỉ 30/4
Lưu lượng người tăng cao về quê nghỉ lễ 30/4 khiến các cửa ngõ Thủ đô xảy ra cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
Theo Hà Anh (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

TP.HCM: Mẹ không tiêm phòng trước sinh, nhiều trẻ dưới 3 tháng nhập viện vì mắc thủy đậu

10h sáng, khu vực khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM chật kín người đưa con đến khám. Họ đứng, ngồi la liệt ngoài hành lang cùng tiếng khóc của những đứa trẻ khiến không gian trở lên ồn ào, ngột ngạt.

Phía bên trong, các phòng bệnh đều chật chội với nhiều bệnh nhi nằm điều trị, chỉ có duy nhất phòng cuối cùng dưới tầng 1 “neo người”. Đó chính là phòng dành để tiếp nhận trẻ bị thủy đậu. “Vài ngày trước, khoa điều trị cho 7 trẻ mắc thủy đậu, trong đó có 3 bé chưa đến một tháng tuổi. Nhưng chiều qua (8/3), họ đã được bác sĩ cho về, giờ chỉ còn 1 trường hợp nặng”, nhân viên y tá nói.

Chị L.T.D (21 tuổi, quê Đắk Lắk) bế đứa con trai 5 tháng tuổi, người chi chít những chấm xanh tâm sự: “Con mình bị nổi mụn nước từ 6 ngày trước. Ban đầu, mình chủ quan nghĩ không có vấn đề gì nên mặc kệ. 3 ngày sau, con liên tục quấy khóc kèm theo biểu hiện sốt, đặc biệt nốt mụn nước lan nhanh khắp cơ thể.

tp.hcm: me khong tiem phong truoc sinh, nhieu tre duoi 3 thang nhap vien vi mac thuy dau - 1

Do chủ quan, chị D. đã để những mụn nước trên cơ thể con lan khắp người

Sợ quá, vợ chồng mình nhanh chóng đưa con xuống Sài Gòn thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán con bị thủy đậu và có triệu chứng chuyển nặng”.

Chị D. cho biết thêm, nằm viện cùng con trai chị còn có những trường hợp khá đặc biệt. Điển hình là bé trai 17 tháng tuổi điều trị suốt 2 tuần chưa khỏi. “Thằng bé đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Khi mẹ bé có dấu hiệu nổi mụn nước thủy đậu, gia đình đã cho ngưng ti cách ly và làm mọi biện pháp tránh xa đường hô hấp của mẹ. Vậy mà, nó vẫn lây thủy đậu, chắc do sức đề kháng kém. Nhưng chiều qua, bé đã đỡ và được xuất viện về nhà”.

Theo Bs. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, dịch thủy đậu thường kéo dài từ đầu năm đến tháng 6. Năm nay mới đầu dịch nhưng số lượng trẻ nhập viện tăng khá cao (điều trị 43 trẻ, chủ yếu là bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở xuống).

tp.hcm: me khong tiem phong truoc sinh, nhieu tre duoi 3 thang nhap vien vi mac thuy dau - 2

 Thường dịch thủy đậu thường kéo dài từ đầu năm đến tháng 6

“Nhiều bệnh nhi nhỏ nhưng bị thủy đậu nặng và biến chứng do mẹ chủ quan không chích ngừa trước sinh. Cha mẹ nên nhanh chóng chích ngừa đầy đủ cho con trước khi dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, nhiều bà mẹ đã sai lầm khi mắc phải thủy đậu thì cách ly, không cho con bú sữa mẹ.

Vốn virut thủy đậu không chờ mụn nước vỡ ra mới phát bệnh, nó đã ủ trong cơ thể của người bệnh và có khả năng lây từ trước đó. Vì vậy, ai đang cho con bú bị thủy đậu cứ tiếp tục cho bú, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và đeo khẩu trang. Sữa mẹ có kháng thể cung cấp cho trẻ sẽ giúp chống lại được phần nào căn bệnh nếu đã mắc”, bác sĩ Khanh nói.

Cũng theo bác sĩ Khanh, trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mắc thủy đầu rất dễ sảy thai, thai dị dạng. Riêng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chưa chích ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh nên đi chích ngừa.

Người mắc bệnh thủy đậu không kiêng tắm, không kiêng gió, không tắm gốc rạ, không uống nước gốc rạ, không trùm kín. Để phòng bệnh, người lớn và trẻ nhỏ nên đi chích ngừa thủy đậu.

Đỡ đẻ cho con dâu tại nhà, mẹ chồng dùng dao rạch tầng sinh môn không may rách đầu cháu
Trường hợp hy hữu trên vừa xảy ra ở trên địa bàn huyện Bảo Thắng (Lào Cai), ngay sau đó thai phụ đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Theo Lam Sơn (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

Tết xong nhiều người chán ăn uống, uể oải – dùng ngay những món này để hết đầy bụng

Đầy bụng, chán ăn

Năm nay Tết xong có nhiều lễ, tiệc tùng hội hè, lại trúng dịp 8/3 trong tháng Giêng nên việc liên hoan ăn uống càng tưng bừng, khiến nhiều người lớn và cả trẻ em rơi vào tình trạng sợ ăn uống, chán ăn thậm chí nhiều ngày gần như chẳng ăn được gì, nhìn thấy đồ ăn là sợ.

Đã thế nhiều người lớn, trẻ em còn vui miệng ăn vặt nên tới bữa càng không muốn ăn. Ngay bữa cơm hằng ngày mọi người vì bụng căng tức, ấm ách nên bữa cơm dọn ra bị “ế” quá nửa vì cả nhà kêu không đói. Tủ lạnh thì ngồn ngộn thực phẩm, không biết ăn tới bao giờ mới hết.

Tình trạng này khá phổ biến sau Tết, bởi trong Tết khó ai cưỡng lại được sự hấp dẫn thơm ngon của đồ ăn ngon lạ trong bầu không khí vui tươi, ấm áp, hứng khởi… Nhưng ăn uống ngon nhiều, ít vận động giờ làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng, mất cân bằng dinh dưỡng, thừa cholesterol, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột...

Theo các bác sĩ, việc ăn uống quá nhiều và không khoa học, cộng với thói quen sinh hoạt thường nhật bị phá vỡ trong Tết, ăn không ra bữa, ăn vặt nhiều nên đồng hồ sinh học của cơ thể loạn nhịp, dạ dày không tiết ra dịch vị đúng bữa, khiến miệng không muốn ăn…

Việc đi du xuân quá nhiều cũng khiến đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Nguy hại hơn là do nạp quá nhiều chất đạm, chất béo, tinh bột còn có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, trướng bụng, khó chịu.

Tết xong nhiều người chán ăn uống, uể oải – dùng ngay những món này để hết đầy bụng - 1

Đặc biệt trẻ em được ăn uống thỏa thích các loại bánh kẹo – mà trẻ lại rất cần dinh dưỡng để phát triển như chất đạm, vitamin và chất khoáng. Trong khi bánh kẹo chỉ cung cấp năng lượng, và bố mẹ lơ là giám sát chế độ ăn uống, nên rất nhiều trẻ bị đầy bụng, chán ăn, dẫn tới suy giảm sức đề kháng và bị ốm nhiều.

Giải phóng nhanh cho hệ tiêu hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đơn giản nhất là ăn sữa chua hằng ngày vì sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng... Nhưng cần chọn loại sữa chua lợi khuẩn, không có chất bảo quản.

Theo bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), để "giải phóng" nhanh cho hệ tiêu hóa, cần ăn nhiều chất xơ (như rau xanh, các loại đậu, măng tre, giá, bắp cải, cà rốt, su hào, nấm… góp phần đẩy chất béo ra khỏi cơ thể), ăn các loại hoa củ quả... giúp dễ tiêu.

Tết xong nhiều người chán ăn uống, uể oải – dùng ngay những món này để hết đầy bụng - 2

Rau củ quả nên ăn sống, xốt cà chua, dầu dấm, xà lách trộn, rau ghém, hoặc ép vắt lấy nước vì như thế mới giữ được đầy đủ các vitamin. Không nên đun quá chín hoặc để lâu sẽ làm mất nhiều hoạt chất.

- Ăn thêm gia vị như hành, tỏi, nghệ, mùi tây, húng quế… để nâng cao hiệu quả của các vitamin nhóm B, giúp tăng cường chuyển hóa và giảm béo.

- Các món cá, rong biển, ốc, hến ăn thay cho thịt sẽ dễ tiêu và không làm tăng thêm lượng calo cho cơ thể.

Canh là món dễ tiêu, nên dùng các món canh dễ làm, dễ ăn và có thêm vi thuốc thảo dược như: Canh nấm mèo thịt nạc (cho thêm hẹ) bồi bổ khí huyết, chữa bụng trướng, khó tiêu, giải độc cơ thể. Canh đại táo kiện tỳ ích khí, chữa kém ăn, tỳ vị yếu mệt. Canh thịt - giá - củ năng tăng cường sinh lực, ích khí cường thân… Canh trứng đậu phụ thêm nấm hương, trứng cút, hành tỏi… giúp bồi bổ tỳ vị, dạ dày, giúp ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe.

Theo tư vấn của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh, khi bị đầy bụng, chán ăn nên dùng các món cháo (cháo tỏi, cháo hoài sơn, cháo gừng, cháo bột ngô, cháo bát bảo, cháo gạo…) giúp cho cơ thể linh hoạt nhẹ nhàng, kiện tỳ vị, làm ấm cơ thể, chữa tiêu chảy, người mệt mỏi. Đặc biệt cháo ngũ cốc có nhiều dinh dưỡng lại rất dễ hấp thu.

Các món nước ép trái cây, rau củ tươi bổ sung cho cơ thể nhiều loại vitamin để phòng bệnh thông thường, tốt nhất là mơ, nho, dâu, cam, chanh, bưởi, sơ ri... Nhưng nên dùng nước ép rau củ tươi - ngon - sạch và trực tiếp mới giàu vitamin, không nên đã qua chế biến, hoặc đóng hộp vì đã mất rất nhiều vitamin.

Ngoài ra nên dùng các thức uống từ thảo dược giúp làm ấm tỳ vị, bổ khí, chữa kém ăn, người mệt mỏi.

5 mẹo vặt trị đầy bụng, khó tiêu cực kỳ hiệu quả

Khó tiêu là vấn đề về tiêu hóa rất phổ biến, nó tạo ra cảm giác no ngay cả khi chưa ăn uống. Khó chịu hơn là gây trướng...

Let's block ads! (Why?)

Môi trường giáo dục và sự bất trí của phụ huynh

Đúng một tuần sau vụ một cô giáo ở Long An bị phụ huynh học sinh ép quỳ gối trong trường để trả đũa cho việc cô giáo bắt học sinh phải quỳ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo.

moi truong giao duc va su bat tri cua phu huynh - 1

Khi không có niềm tin thì những phụ huynh bất trí, với những hành vi bất trí, vẫn sẽ còn tiếp diễn. Tranh minh họa: Tuổi trẻ

Cuối cùng thì người đứng đầu ngành giáo dục đã phải chính thức lên tiếng trước một hành vi phản giáo dục nghiêm trọng xảy ra trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, điều mà người dân trông đợi ở ông Phùng Xuân Nhạ là giải pháp để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, chứ không phải chỉ là sự lên tiếng để thuần tuý bảo vệ nhân viên trước hành vi bất trí của phụ huynh học sinh.

Công văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi Lãnh đạo tỉnh Long An nêu: "Sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta".

Nội dung này đúng, nhưng không đủ. Bởi sau công văn này, vị phụ huynh học sinh vô lối kia có thể phải trả giá cho hành vi của mình. Nhưng lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo, và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc không vì thế mà hồi sinh. Những điều quý giá đó không thể lấy lại được chỉ bằng một sự trừng phạt, dù nghiêm khắc thế nào, nếu như môi trường giáo dục, mối quan hệ thày trò, phụ huynh học sinh với nhà trường, không lành mạnh trở lại.

Một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi mà mối quan hệ thày trò, quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường lành mạnh thì không thể có chuyện cô giáo trừng phạt học sinh bằng cách bắt cả lớp phải quỳ, cũng không có chuyện cô giáo phải quỳ trước phụ huynh, và ban giám hiệu nhà trường thì bỏ đi.

Chuyện xảy ra ở một ngôi trường ở một địa phương, có thể không mang tính đại diện cho môi trường giáo dục của một quốc gia. Song, khi một sự việc như thế đã xảy ra mà người đứng đầu của ngành giáo dục chỉ nhìn nhận đây là một việc làm quá khích của phụ huynh, để đề nghị xử lý một cá nhân cụ thể, đó mới chính là vấn đề nghiêm trọng.

Vị phụ huynh ở Bến Lức, Long An có thể phải trả giá cho hành động bất trí của mình. Song điều đó có chấm dứt được tình trạng tương tự xảy ra ở các ngôi trường khác hay không? Ở bất cứ nơi đâu cũng có những vị phụ huynh bất trí và hành xử côn đồ với giáo viên, và vụ việc tương tự không phải lần đầu tiên xảy ra, khi họ mất kiểm soát bởi cho rằng con cái của họ bị hạ nhục, hoặc bạo hành ở trường.

moi truong giao duc va su bat tri cua phu huynh - 2

 Những khoảnh khắc hạnh phúc trong một lớp học dành cho trẻ khuyết tật tại Trường THCS Hy Vọng (Hà Nội). Ảnh: Nam Nguyễn

Khi một người cha đưa con đến trường học, điều mong muốn lớn nhất của họ là con mình sẽ được học hành để trở thành người tốt. Nếu người cha đó tin tưởng thầy cô, tin tưởng nhà trường có thể dạy dỗ con em mình trở thành người tốt, họ có bất trí như vậy không? Vấn đề ở đây là sẽ không có người cha nào giữ được niềm tin đó, khi con mình bị giáo viên bắt quỳ, không phải một, mà là ba, bốn lần. Dĩ nhiên, dù mất niềm tin, cũng chỉ có những kẻ bất trí người đàn ông ở Long An mới có thể trả đũa một nữ giáo viên bằng cách bắt quỳ.

Cái công văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có thể sẽ khiến người đàn ông bất trí đó trả giá. Nhưng, nó không đủ để lấy lại niềm tin của hàng triệu phụ huynh học sinh vào sự tử tế, lành mạnh của môi trường giáo dục. Và khi không có niềm tin, thì những phụ huynh bất trí, với những hành vi bất trí, vẫn sẽ còn tiếp diễn.

Vậy thì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải làm gì để lấy lại niềm tin của nhân dân vào môi trường giáo dục? Ông cần phải nhìn nhận câu chuyện buồn thảm ở Long An như một vấn đề của ngành giáo dục mà ông phụ trách, thay vì nhìn nó như vấn đề của một cá nhân bất trí. Với góc nhìn đó, thay vì soạn một cái công văn đòi xử lý vị phụ huynh, ông cần lập tức đưa ra một cam kết xây dựng chương trình hành động để làm lành mạnh hoá môi trường giáo dục.

Một môi trường giáo dục lành mạnh là nơi mà người thầy có thể đàng hoàng làm thầy mà không cần bận tâm mình có phải công chức hay không. Nơi mà những đứa trẻ đến trường học chữ với sự tin yêu chứ không phải nỗi sợ hãi đối với thầy cô. Nơi mà các phụ huynh chia sẻ với nhà trường trách nhiệm nuôi dạy con cái chứ không phải xin xỏ để dễ dàng trở nên uất ức đến bất trí. Đó là môi trường mà các thầy cô ứng xử với nhau bằng tình đồng nghiệp chứ không phải là quan hệ cấp dưới cấp trên.

Để có được một môi trường giáo dục như thế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đề xuất các chính sách phù hợp để chấn hưng giáo dục, chứ không phải đơn giản là soạn một cái công văn để đối phó với phụ huynh.

Nhưng để làm như vậy, trước hết, Bộ trưởng cần nhìn nhận vấn đề của ngành giáo dục là danh dự, uy tín của mình chứ không phải là sự bất trí của một vài phụ huynh.

Cô giáo bị bắt quỳ xin lỗi phụ huynh lần đầu lên tiếng
Cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh cho biết bản thân đứng trước sức ép lớn từ phụ huynh; hiệu trưởng không có ý gì về thái độ phụ huynh; tình huống không...
Theo Phạm Trung Tuyến (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]

Gặp lại người trong bức ảnh “Giọt sữa cuối cùng”

Khi kẻ ác đội lốt con người văn minh

Vào thập niên 1970 của thế kỷ XX, tại một vùng đệm kháng chiến của tỉnh Bạc Liêu, những tên lính Mỹ, lính bảo an của VNCH, những kẻ đội lốt văn minh của nhân loại đã bắn chết một người phụ nữ không thương tiếc. Trước khi kẻ thù hành quyết, chị đã xin bồng đứa con gái bé bỏng mới 10 tháng tuổi và vạch áo cho con bú những giọt sữa cuối cùng.

Lương tri nhân loại đã chấn động trước một bức ảnh chụp tại hiện trường của phóng viên chiến trường người Anh Larry Burrows đăng trên bìa tạp chí Telegraph, xuất bản ngày 1-5-1972. Bức ảnh có dòng chú dẫn: “Và trong cái hoang vu lặng lẽ của buổi chiều tàn, giữa ngôi làng đổ nát kia, tôi tưởng tượng rằng vẫn còn một người đàn bà không rõ mặt mũi, vẫn ẩn nhẫn ngồi ôm đứa con ru cho bú. Phải chăng vẫn còn hình ảnh an ủi tuyệt đẹp và ngàn năm của ý nghĩa tồn sinh nhân loại. Đó là sự sống thách thức và cũng là tha thứ bao dung đối với cả cuộc chiến tranh dài đằng đẵng và vô ích này, với những tàn phá vô tri của con người và khí giới, bom đạn”.

Larry Burrows tác nghiệp tại các chiến trường miền Nam Việt Nam từ năm 1962-1971. Ông đã ghi lại rất nhiều hình ảnh về cuộc chiến khốc liệt tại nhiều nơi. Phóng viên này cũng đã chết cùng sĩ quan, lính Mỹ vào tháng 2-1971 trong vụ trực thăng bị quân giải phóng bắn rơi trong chiến dịch Lam Sơn giáp biên giới Lào. 

Người phụ nữ thôn quê miền Tây, ngồi dựa vào cột chái hiên nhà, phía sau là bức vách tạm bằng cà tăng chứa lúa đang cho con bú, mắt nhìn xuyên đăm đắm vào đứa con bé nhỏ không rõ mặt. Bên cạnh là một tên lính Mỹ cao to, tay cầm khẩu tiểu liên AR15 lạnh lùng, vô cảm.

gap lai nguoi trong buc anh “giot sua cuoi cung” - 1

Di ảnh liệt sỹ Nguyễn Thị Tư.

Bức ảnh khiến tất cả con người trên trái đất này dù chỉ xem qua một lần, cũng đủ dâng trào những cảm xúc xen lẫn căm thù sâu sắc về tội ác chiến tranh và ước vọng hòa bình được truyền tải bằng thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng. Mặc nhiên, không cần biết câu chuyện đang xảy ra trong thời chiến tranh Việt Nam đầy khốc liệt, hay ở bất kỳ một nơi nào đó trên trái đất này thì cũng thấy rờn rợn một cảm giác đầy sự đe dọa, nguy hiểm đang chực chờ người mẹ đang cho con bú. Và cũng có lẽ là những giọt sữa cuối cùng trước khi vĩnh biệt cuộc đời.

Người phụ nữ đó là du kích Nguyễn Thị Tư, sinh năm 1937, quê ở ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cùng con gái bé nhỏ Lê Mỹ Linh, sinh năm 1971, khi đó mới 10 tháng tuổi.

Những năm 1960-1971, xã Vĩnh Hưng là vùng đệm giữa căn cứ cách mạng Mỹ Trinh với Tiểu khu Bạc Liêu của địch nên thường xuyên diễn ra những trận càn quét, đánh nhau ác liệt giữa ta và địch tranh đất, giành dân. Đây là vùng trọng điểm chiến tranh nên tại xã Vĩnh Hưng, địch bố trí một tiểu đoàn bảo an, tiểu đoàn cơ động 411 và một cụm pháo 105 li cùng với mạng lưới dày đặc tay sai, mật vụ, cảnh sát, tề điệp... nhằm chống trả các cuộc tấn công của quân giải phóng và chi viện cho các vùng lân cận.

Tháng 12-1954, chị Nguyễn Thị Tư và anh Lê Văn Dõng (Năm Dõng) cưới nhau. Anh chị có với nhau 4 người con. Đầu thập niên 1970, anh Năm Dõng chồng chị Tư đang là xã đội trưởng lãnh đạo du kích xã tiêu diệt nhiều tên ác ôn khét tiếng trong vùng khiến cho bọn địch tức tối, điên cuồng. Đồng đội và chỉ huy của anh Năm Dõng cho biết, tên ác ôn hay tề gian nào mà nhận thư cảnh cáo của Năm Dõng thì coi như đến ngày tận số.

Đội du kích mật của xã hoạt động “xuất quỷ nhập thần” khiến cho quân địch rất hoang mang, lo sợ. Nhờ đó mà căn cứ cách mạng của xã và lực lượng vũ trang huyện được an toàn, củng cố hơn và tăng cường thêm sức mạnh, vững tin chiến đấu với kẻ thù với hàng trăm ngàn đợt càn quét, bao đợt pháo dập, bom nhồi.

Sống hợp pháp trong vùng tạm chiếm, chị Tư thay chồng lo chu toàn cho gia đình, cha mẹ, vừa nuôi con, lập quán hàng buôn bán để nghe ngóng thông tin, bí mật cung cấp thuốc men, lương thực, làm giao liên, bảo vệ an toàn cho cán bộ ra vào vùng tạm chiếm và nuôi giấu cán bộ, du kích dưới hầm bí mật.

gap lai nguoi trong buc anh “giot sua cuoi cung” - 2

Bức ảnh của Larry Brows đăng trên tạp chí TeleGraph.

Cuối năm 1971, chị sinh bé út Mỹ Linh. Như bao gia đình nông dân nghèo xứ này, hằng ngày chị Tư bơi xuồng ra chợ mua rau, bán cá rồi quay về bươn chải ra đồng làm ruộng. Chị luôn vững lòng tin và lo toan việc nhà, bí mật tham gia cách mạng để chồng an tâm chiến đấu với kẻ thù. Cứ mỗi lần nghe đạn pháo dội xuống căn cứ Mỹ Trinh, thì ngay sau đó người ta thấy chị Tư tất tả chèo xuồng đi hỏi han tin tức vì chị lo cho chồng và 3 đứa em ruột đang sống trong vùng căn cứ.

Bọn địch càng tức tối, điên cuồng hơn khi truy lùng bóng dáng Năm Dõng không thấy tăm hơi, trong khi những tên tay sai, ác ôn và đồn địch liên tục bị bộ đội, du kích tấn công tiêu diệt khá nặng nề. Bọn địch bàn mưu kế hèn tung mật vụ, chó săn lùng sục khắp nơi tìm cho bằng được vợ Năm Dõng để bắt uy hiếp.

Lúc này, Đảng ủy xã Vĩnh Hưng cũng đã nhận được tin mật báo về kế hoạch đê hèn của địch, nên chỉ đạo cho chị Tư nhanh chóng trốn khỏi nơi cư trú tìm cách thoát hiểm an toàn ra vùng căn cứ cách mạng. Trước đó mấy hôm, tại xã Minh Diệu, địch đã giết hại vợ của đồng chí Hai Hoàng - Thường vụ huyện ủy Vĩnh Lợi và tiếp tục truy tìm người thân của các cán bộ lãnh đạo.

Nhận lệnh di tản, chị Tư vội vàng gửi 3 con lớn về bên ngoại, còn chị ôm bé út Mỹ Linh vừa tròn 10 tháng tuổi nhanh chóng rời khỏi ấp Trung Hưng 1 đến tá túc nhà bà Hai Đẩu ngay bến đò để chờ đến tờ mờ sáng xuống đò đến Láng Tròn lánh nạn. Nhưng tai họa đã bất thình lình ập đến...

Tầm 6 giờ chiều ngày 14-2-1972, tên đại úy Phước - Tiểu đoàn trưởng bảo an ra lệnh cho một đại đội bao vây, bắt chị Tư. Chúng đánh đập rất dã man bắt chị khai ra hầm bí mật của chồng là xã đội trưởng Năm Dõng và các du kích mật Mỹ Trinh đang trú ẩn. Không khai thác được gì, tên Phước ra lệnh: “Bắn chết, cắt lỗ tai mang về cho tao”.

Câu chuyện cảm động sau bức ảnh bố chồng đại tá tranh giặt quần áo, bắt con dâu nằm nghỉ
Những hành động của người bố chồng này sẽ khiến các chị em vững tin hơn vào cuộc sống làm dâu khi thực tế không áp lực, nặng nề như nhiều người...
Theo Nam Yến- Tấn Đạt (An ninh thế giới)

Let's block ads! (Why?)

Vụ Châu Việt Cường nhét tỏi vào miệng bạn gái: Cô gái "bí ẩn" sẽ bị xử phạt thế nào

Liên quan đến cái chết của chị T.M.H (SN 1998, Chương Mỹ, Hà Nội) tử vong sau khi sử dụng ma túy cùng ca sĩ Châu Việt Cường (tên thật là Nguyễn Việt Cường, SN 1978, ở xã Hà Hải, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) tại căn hộ ở phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội, ngày 8.3, trao đổi với PV, một cán bộ điều tra cho biết, cơ quan điều tra đã triệu tập cô gái Đỗ Phượng Anh (SN  1995, ở tỉnh Sơn La) lên làm việc.

Tại cơ quan công an, Phượng Anh khai nhận hôm xảy ra vụ việc H tử vong, cô được ca sĩ Nam Khang mời đến chơi ở nhà Phạm Đức Thế (1981, quê Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) nhưng cô gái này không thừa nhận sử dụng ma túy. Tuy nhiên, cán bộ điều tra cho biết, căn cứ tài liệu thu thập, cơ quan điều tra có đủ chứng cứ để xác định Phượng Anh có sử dụng chất ma túy. Vì vậy, sẽ bị xử phạt hành chính cô gái này về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định pháp luật.

vu chau viet cuong nhet toi vao mieng ban gai: co gai "bi an" se bi xu phat the nao - 1

Căn hộ nơi ca sĩ Châu Việt Cường cùng nhóm bạn sử dụng ma túy dẫn tới vụ án đau lòng.

"Cô gái này (Phượng Anh -PV) chỉ là nhân chứng trong vụ án", cán bộ điều tra nói và cho biết thêm Phượng Anh không liên quan tới cái chết của H.

Theo điều tra ban đầu, rạng sáng 5.3, sau khi đi biểu diễn ở khu công nghiệp Đồng Văn (tỉnh Hà Nam) về, ca sĩ Châu Việt Cường đón ca sĩ Nam Khang đến căn hộ Phạm Đức Thế mượn của người quen ở phố Nguyễn Văn Ngọc.

Khang sau đó gọi cho bạn gái Phượng Anh rủ tới căn hộ này. Phượng Anh sau đó rủ thêm chị H cùng. Tại đây, cả nhóm tiếp tục sử dụng ma túy tổng hợp và cùng nhau quan hệ tình dục.

Đến 7h sáng các đối tượng tiếp tục sử dụng ma túy. Tuy nhiên, lần này không có mặt của Nam Khang vì ca sĩ này đã đi Thái Bình để biểu diễn từ sáng sớm.

Quá trình sử dụng ma túy, Châu Việt Cường và chị H bị sốc, rơi vào tình trạng phê ma túy.

Theo lời khai của Phạm Đức Thế, sau đó Cường bị ảo giác nên tưởng chị H là “bà cô tổ” nên khóc lóc, chắp tay lạy chị H. Sau đó, vì sợ hãi nghĩ "bà cô tổ" là ma nên Cường đi lấy tỏi nhét vào miệng chị H để trừ tà ma.

Ngoài việc tự lấy tỏi nhét vào mồm chị H, Cường còn bảo Thế nhờ 2 thầy cúng lên làm lễ trừ tà cho bạn.

Khi 2 thầy cúng có mặt tại căn hộ đã phát hiện nhóm Cường có biểu hiện phê ma túy, còn chị H đã bất động nên vội vàng chạy ra ngoài trình báo công an về vụ việc.

Khi cơ quan chức năng tới hiện trường, chị H đã tử vong, miệng bị nhét nhiều tỏi, còn Châu Việt Cường vẫn trong tình trạng "ngáo" khi bị đưa về trụ sở công an.

Sau khi củng cố hồ sơ, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án và bắt khẩn cấp đối với ca sĩ Châu Việt Cường để phục vụ công tác điều tra.

Đơn vị này cũng cho biết, cơ quan CSĐT khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người” đối với Nguyễn Việt Cường (tên thật là Nguyễn Việt Cường, SN 1978, ở xã Hà Hải, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa); khởi tố tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo Điều 249 đối với Phạm Đắc Thế.

Vụ Châu Việt Cường nhét tỏi khiến bạn gái tử vong: Cô gái bí ẩn đã ra trình diện
Đỗ Phượng Anh - cô gái có mặt trong đêm Châu Việt Cường nhét tỏi vào miệng bạn gái đã ra trình diện.
Theo Thắng Nguyễn - Đỗ Tuấn (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)