1. Cuộc sống trước và sau sinh con giống nhau
Điều quan trọng bạn cần chuẩn bị tâm lý đó là sau khi sinh đứa trẻ, cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi, tốt hơn hay xấu đi, điều đó tùy thuộc cảm nhận của mỗi bà mẹ. Nhưng trong những năm tháng đầu đời của con, bạn sẽ phải làm quen với những việc mới mẻ mà mình chưa từng làm như thay tã, đóng bỉm, pha sữa… Bạn sẽ phải đối mặt với sự căng thẳng khi con chậm tăng cân hoặc mẹ không đủ sữa. Nhìn chung, sự vui buồn của mẹ đều tùy thuộc vào con và bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của mình thay đổi 180 độ sau sinh con.
2. Bà bầu nên uống ít nước trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, các bà bầu nên uống ít nước trong 3 tháng cuối thai kỳ để tránh tình trạng chân bị xuống nước, phù nề. Các tác giả của cuốn sách “What to Expect When You’re Expecting” đã chỉ ra hiện tượng sưng phù ở phụ nữ mang thai không liên quan đến việc uống nước. Ngược lại, uống nhiều nước còn giúp giải quyết vấn đề xuống nước ở bà bầu hiệu quả.
3. Việc thoa kem chống rạn da sẽ giảm tình trạng này hiệu quả
Các loại kem chống rạn da được coi là phương pháp “cứu cánh” duy nhất và hiệu quả đối với các bà bầu để chống tình trạng rạn da. Điều bạn cần biết đó là các loại kem chống rạn da hầu như chỉ có tính chất dưỡng ẩm, đương nhiên nó cũng tốt cho độ đàn hồi của da, giúp da mịn màng hơn nhưng sẽ không thể tránh hoàn toàn khỏi tình trạng rạn da.
Di truyền cũng là yếu tố quan trọng đối với hiện tượng rạn da khi mang bầu. Nếu bà ngoại, mẹ hay dì của bạn đều bị rạn da lúc mang thai thì khả năng lớn bạn cũng sẽ không tránh được,
4. Việc căng thẳng quá mức chỉ ảnh hưởng xấu đến bà bầu
Quan niệm này là sai vì việc bị stress không có lợi cho bất kỳ ai chứ không riêng bà bầu. Tất cả chúng ra đều phải đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng hằng ngày và điều này là hoàn toàn bình thường. Thái độ và cách xử lý của bạn khi bị stress mới là điều nên chú ý. Vì thế hãy giữ cho tâm lý thoải mái để em bé luôn khỏe mạnh nhé các mẹ bầu.
5. Ăn cá và hạt óc chó ảnh hưởng không tốt đến trí thông minh của trẻ
2 thực phẩm này đều rất tốt cho bà bầu. Hạt óc chó giàu kali và magie giúp tăng cường hệ tim mạch và có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Trong khi đó, iot trong cá rất có lợi cho tuyến giáp. Ngoài ra, hạt óc chó và cá chứa axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển của bộ não ở trẻ. Do đó, bà bầu nên tích cực tiêu thụ 2 loại thực phẩm này.
6. Phụ nữ mang thai không nên sơn móng tay, nhuộm tóc
Bà bầu không nhất thiết phải tránh hoàn toàn việc sơn móng và nhuộm tóc. Điều quan trọng hơn bạn cần chú ý đó là các thành phần của chúng. Ví dụ, bà bầu nên tránh các thành phần như toluene, formaldehyde, camphor, amoniac, hoặc resorcinol khi chọn sơn móng tay hoặc thuốc nhuộm. Các sản phẩm cao cấp không chứa chất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai cũng là lựa chọn phù hợp.
7. Quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu không tốt cho thai nhi
Đây là một trong những quan niệm sai lầm nhưng lại phổ biến nhất từ trước đến nay. Nhiều người cho rằng việc quan hệ tình dục sẽ gây hại cho đứa trẻ, khiến mẹ bầu khó chịu. Nhưng bạn chỉ cần kiêng quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó, nếu bà bầu không cảm thấy bất tiện thì vẫn có thể quan hệ bình thường. Thậm chí, quan hệ tình dục đều đặn còn có lợi cho phụ nữ mang thai vì nó tăng cảm xúc thăng hoa, giúp tinh thần của bà bầu càng thêm thoải mái.
8. Bà bầu không nên tập thể dục trong thời gian mang thai
Nếu không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe trong thai kỳ thì việc tập thể dục thường xuyên sẽ rất có lợi cho mẹ và bé. Tuy vậy, bạn nên cân nhắc các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với bà bầu. Việc vận động không chỉ giúp bạn thêm khỏe mạnh, có lợi cho sự phát triển của thai nhi mà giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi hoạt động thể chất nhé các bà bầu.
9. Bà bầu nào cũng thèm đồ chua
Việc thèm đồ ăn chua hay ngọt hay bất cứ loại thức ăn nào phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố của từng cơ thể. Có một số phụ nữ mang thai thích ăn các loại hoa quả chua, một số khác thích ăn đồ ngọt như socola thậm chí một số khác lại thích ăn mặn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi và nhu cầu của mỗi cơ thể, nên không phải bà bầu nào cũng thèm chung một loại đồ ăn thức uống như nhau.
10. Phụ nữ nên sinh con đầu lòng trước 30 tuổi
Đây cũng là một quan điểm sai lệch. Nếu phụ nữ tuổi 30 chăm sóc bản thân theo chế độ tốt như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ thì khi mang thai cũng sẽ không khác nhiều so với phụ nữ bầu bí ở tuổi 20. Các bệnh lý của thai nhi và những vấn đề phát sinh trong quá trình mang bầu chủ yếu liên quan đến tình trạng sức khỏe của mẹ và do gen di truyền. Các phương pháp y tế hiện đại có thể chẩn đoán được sự sai lệch trong quá trình phát triển của thai nhi rất sớm nên phụ nữ mang thai con đầu lòng ở tuổi 30 không có gì phải lo ngại.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là bạn sinh con càng muộn càng tốt. Các bác sĩ cho rằng thời gian sinh con lý tưởng cho phụ nữ là 20-30 tuổi. Và theo nghiên cứu của tiến sĩ John Mirwoski đến từ Texas, Mỹ, độ tuổi hoàn hảo để bà mẹ sinh được đứa con khỏe mạnh là 34 tuổi.
11. Việc siêu âm không tốt cho thai nhi
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, một bà bầu nên siêu âm ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ. Việc kiểm tra thường xuyên sức khỏe của mẹ và em bé đều rất quan trọng. Việc sử dụng âm thanh tần số cao để cho ra hình ảnh siêu âm hoàn toàn không giống như chụp X quang vì không có bức xạ ion hóa. Nhờ việc siêu âm, bác sĩ có thể biết được tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc những bệnh lý, sự phát triển không bình thường của thai nhi, từ đó có phương pháp kịp thời.
12. Việc mang thai khiến bà bầu làm việc kém hiệu quả
Sự thay đổi hormone thường khiến bà bầu nhạy cảm và dễ “bùng cháy” hơn trong thời kỳ mang bầu hoặc một số người bỗng trở nên thành thục hoặc giỏi hơn ở một khía cạnh nào đó. Ví dụ, nhiều phụ nữ khi mang thai bỗng vẽ đẹp hơn, số khác lại có khả năng viết lách giỏi hơn hoặc nhiều người thấy mình nhạy bén hơn khi kinh doanh. Như vậy, nếu sức khỏe bạn bình thường thì rất có thể bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn khi mang bầu.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu thường mắc chứng “momnesia” (mất trí nhớ). Não bộ của phụ nữ sẽ thay đổi trong vòng 2 năm từ lúc mang bầu vì chất xám bị giảm xuống. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước tinh thần cho tình trạng “nhớ nhớ quên quên” từ lúc bắt đầu có em bé và hãy luôn lạc quan nhé.
13. Bà bầu nên ăn nhiều cho 2 người
Các nhà dinh dưỡng học của Viện Y học Hoa Kỳ công bố thông tin: một phụ nữ có sức khỏe bình thường, cân nặng ổn định thì không cần tiêu thụ thêm quá nhiều đồ ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những chuyên gia này khuyên bà bầu nên bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ và thêm 450 calo với 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng calo nạp thêm này có thể được bổ sung bằng cách uống sữa, ăn các loại hạt hoặc thịt. Vì vậy, các bà bầu nên tập trung và đồ ăn có chất hơn là lượng.
Ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin A, C cao, ngăn ngừa thiếu máu, ổn định đường huyết...
Let's block ads! (Why?)