Dường như quý ông nào cũng đặc biệt quan tâm về kích thước về sức khỏe "cậu nhỏ" của mình. Muốn biết "cậu...
Wednesday, January 31, 2018
Hà Nội chìm trong giá rét, 30 người méo miệng, trợn mắt nhập viện mỗi ngày
Bác sĩ Tâm đang điều trị cho một bệnh nhân méo miệng ngày 31/1
Hôm nay 31/1, Hà Nội và Bắc Bộ tiếp tục rét tăng cường, nhiệt độ có lúc xuống dưới 8 độ. Tại BV Châm cứu Trung ương, BS Dương Văn Tâm - Trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em cho biết, trong đợt rét lần này, mỗi ngày bệnh viện có từ 20-30 người nhập viện vì méo miệng, liệt mặt, trợn mắt.
“Không phân biệt người lớn, trẻ em, người già, cứ bị lạnh là xảy ra hiện tượng méo miệng, trợn mắt”, BS Tâm cảnh báo.
Theo BS Tâm, đa số các bệnh nhân nhập viện đều ở trong tình trạng mắt mở không nhắm được (trợn ngược), hoặc mắt nhắm mắt mở, mồm bị méo, ăn uống rơi vãi, miệng không huýt sáo, thổi lửa được… Một số trường hợp nhẹ còn không biết mình mắc bệnh, chỉ khi cười và nói chuyện mới phát hiện mình bị méo mồm và đến viện khám. Hầu hết những người bị nhiễm lạnh, méo miệng đều không tự phát hiện.
BS Dương Văn Tâm cho biết, liệt dây thần kinh số 7 rất dễ xảy ra trong mùa lạnh. Tuy là bệnh lành tính, nhưng liệt dây thần kinh số 7 cũng để lại di chứng nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời, biến chứng nặng nề nhất đó chính là loét giác mạc, thậm chí là dẫn đến mù mắt.
Hiện tại bệnh viện cũng có tình trạng trẻ nhỏ bị liệt dây thần kinh số 7 do trời lạnh, thậm chí có trường hợp bị liệt rất nặng.
Trường hợp nhập viện nhập viện gần đây nhất là bé Hà Gia L., 3 tuổi, ở Ninh Bình. Khi ngủ dậy, mẹ bé phát hiện con gái bị méo miệng, mắt trợn ngược. Lập tức, gia đình đưa đi khám.
Bệnh viện cũng vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mới 9 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương. Điều đặc biệt là trường hợp này ngoài méo mồm còn bị liệt cả nửa người. Đối với trường hợp liệt dây thần kinh số 7 trung ương như bệnh nhi này, việc điều trị khó khăn hơn nhiều so với các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
BS cũng lưu ý, hiện nay tình trạng nhiều phụ huynh đưa trẻ đi học trong mùa đông, dù trời lạnh nhưng lại hay để trẻ ngồi hoặc đứng ở trước xe, như vậy là rất nguy hiểm bởi trong trường hợp dù trẻ được mặc ấm thì đứng phía trước xe như vậy, vô tình gió lạnh sẽ tạt hết vào mặt, rất dễ gây liệt mặt.
Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài; mặc ấm trong mùa lạnh, kể cả đi ngủ cũng phải ấm, không tắm sau 22h.
Một đợt không khí lạnh mạnh tràn về khiến nhiệt độ ở Sa Pa (Lào Cai) giảm sâu, tuyết đang rơi nhiều nơi.
Công Phượng – U23 VN về quê: Cả làng vây kín, tất bật tiếp khách
Sáng 31/1, UBND xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An đã phối hợp với gia đình Nguyễn Công Phượng tổ chức lễ vinh danh Công Phượng và đồng đội ghi dấu ấn ở giải U23 châu Á 2018. Hàng nghìn người hâm mộ, dân làng, đã nô nức tham gia, chia vui cùng gia đình Công Phương. Họ háo hức chụp ảnh chung, bàn tán nhớ lại những khoảnh khắc đẹp của Phượng và đồng đội đã tạo ra ở sân chơi châu Á.
Nguyễn Phương Anh, em gái Công Phượng cùng bố mẹ
Trước đó, trong đêm 30/1, tại sân bay Vinh, Nghệ An hàng nghìn người hâm mộ xứ Nghệ đã đến đón 3 cầu thủ quê nhà (gồm Công Phượng, Văn Đức, Xuân Mạnh) về quảng trường Hồ Chí Minh dự buổi gala chào mừng các cầu thủ quê xứ Nghệ tham dự giải U23 châu Á. Sân bay Vinh đã chật kín người, để vượt qua được hàng rào người hâm mộ, bố mẹ Công Phượng và em gái cùng các gia đình của các cầu thủ phải rất vất vả mới vào được phòng VIP của sân bay.
Trong cơn mưa phùn ở thành Vinh, các cầu thủ bước xuống máy bay được người thân vây kín và đón chào. Mẹ và bố của Công Phượng, xúc động chỉ biết ôm bó hoa ngóng chờ con giữa biển người chen lấn.
Em Nguyễn Phương Anh, em gái của Công Phượng, đã rơi nước mắt, xúc động vì thấy anh trai mặt chiếc áo cộc tay màu xanh đi dưới trời mưa gió, lạnh buốt. Phương Anh chia sẻ: “Em rất tự hào vì có người anh trai như vậy, kiên cường và là tấm gương cho em học hỏi. Mấy ngày nay, anh ấy thường xuyên điện về hỏi thăm sức khỏe bố mẹ và luôn nói “con sắp được về nhà rồi”. Anh Phượng và U23 là niềm tự hào của gia đình em và của người dân Việt Nam”.
Tại buổi giao lưu, các cầu thủ xứ Nghệ, trong đó có Công Phượng, đã hòa mình với cả vạn khán giả, vui vẻ trả lời các câu hỏi của ban tổ chức, mặc dù họ rất mệt mỏi do những chuyến di chuyển hành trình vừa qua.
Nhà Công Phượng làm mâm cơm, chén rượu đón khách chia vui
Nửa đêm 30/1, sau buổi Gala tại TP.Vinh, bà Nguyễn Thị Hoa mẹ của cầu thủ Công Phượng đã chia sẻ: “Thấy con mặc chiếc áo cộc ngắn tay, đứng dưới trời mưa phùn tôi thương lắm. Biết là Phượng mệt mỏi nhiều, nhưng nó đang cố gắng đấy, phải cười tươi để tri ân những người hâm mộ, đặc biệt là cổ động viên xứ Nghệ”.
Công Phượng mặc dù mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng chụp ảnh giao lưu với khán giả
Ngay nửa đêm 30/1 gia đình Công Phượng đã di chuyển từ Vinh về quê nhà ở huyện Đô Lương (cách gần 50km) để nghỉ ngơi và kịp đón khách ở huyện, hàng xóm và anh em đến thăm, chia vui. “Thời gian vừa qua, nhà tôi tất bật không làm được gì cho hàng xóm để tri ân. Hôm nay cả nhà làm mâm cơm, chén rượu mời bà con, anh em… sang nhà chia vui”, ông Bảy, bố Công Phượng, tâm sự.
Mọi người tranh nhau đi đón xe của Công Phượng
Một fan nữ xin chụp ảnh selfie cùng Phượng
Công Phượng ký tặng vào một trái bóng cho CĐV
Sự thật giây phút cầu thủ Văn Đức lủi thủi ôm mẹ ở sân bay
Hình ảnh cầu thủ Phan Văn Đức lặng lẽ ôm mẹ ở sân bay Nội Bài khi các cầu thủ U-23 VN về nước nhận được nhiều bình luận...
Những ngày qua, trên mạng xôn xao clip, hình ảnh khi các cầu thủ U23 Việt Nam về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) được cổ động viên tặng hoa, chào đón cuồng nhiệt thì cầu thủ Phan Văn Đức (quê huyện Yên Thành, Nghệ An) lại lặng lẽ ôm mẹ và nhận bó hoa của mẹ tại sân bay.
Có người cho rằng Phan Văn Đức và mẹ lặng lẽ ôm nhau là hình ảnh xúc động, khoảnh khắc ứa nước mắt. Có người lại cho rằng chỉ có mẹ ra đón là hình ảnh thật “ngậm ngùi”…
Bà Vũ Thị Hiền (mẹ của cầu thủ Phan Văn Đức) tâm sự.
Tối 30-1, tại lễ vinh danh, tặng hoa và bằng khen cho bốn cầu thủ U23 Việt Nam quê Nghệ An (UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại Quảng Trường Hồ Chí Minh), trả lời câu hỏi về clip xôn xao trên cộng đồng mạng nêu trên, bà Vũ Thị Hiền (mẹ của cầu thủ Phan Văn Đức nói: "Cháu nó sống xa gia đình từ nhỏ, sống rất có tình cảm với mẹ. Cho nên khi Đức về sân bay Nội Bài thì thật sự cô rất xúc động".
Cầu thủ Phan Văn Đức chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.
Bà Hiền cũng chia sẻ ai bình luận ra sao bà cũng không quan tâm lắm. Chỉ biết tình cảm của Đức dành cho mẹ thật nhiều và bà tự hào vì điều đó.
Trên Facebook cá nhân, cầu thủ Phan Văn Đức viết: “Con không cần ai khác, chỉ cần mẹ thôi là đủ. Con yêu mẹ nhiều lắm, người để con phấn đấu và cố gắng. Mẹ là tất cả của con”.
Theo ĐẮC LAM (Pháp luật TP.HCM)
Phụ nữ hiếm muộn tăng khả năng thụ thai nhờ chế độ ăn này
Chế độ ăn Địa Trung Hải được nhiều người áp dụng trong thời gian gần đây, như một kiểu ăn kiêng, với sự bổ sung nhiều rau tươi, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá, dầu ô liu.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Athens (Hy Lạp) đã thử nghiệm trên 244 phụ nữ đang điều trị vô sinh – hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Họ được khảo sát chế độ ăn uống trong vòng 6 tháng trước khi tiến hành thủ thuật và tính điểm số MedDiet. Mức độ tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải càng cao, điểm MedDiet càng cao.
Chế độ ăn Địa Trung Hải rất tốt cho chuyện sinh sản - ảnh: SCIENCE DAILY
Họ được chia thành 3 nhóm với mức điểm MedDiet thấp (18-30), trung bình (31-35) và cao (36-47).
Kết quả sau khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy nhóm phụ nữ có điểm MedDiet thấp nhất có tỉ lệ mang thai là 29% và sinh con thành công là 26,6%, trong khi tỉ lệ tương ứng ở nhóm có điểm MedDiet cao nhất là 50% và 48,8% - tức hơn đến 70% so với nhóm thấp nhất.
Trước đây, từng có các nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn Địa Trung Hải làm tăng khả năng thụ thai tự nhiên ở phụ nữ. Công trình lần này cũng nêu rõ thêm rằng với phụ nữ dưới 35 tuổi, họ nhận thấy mỗi 5 điểm MedDiet tăng thêm thì khả năng thành công trong việc thụ thai và sinh sản có thể tăng gấp 2,7 lần.
Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Human Reproduction.
Do quá trình mang thai, sức khỏe, hình thể, cũng như tâm lý của người phụ nữ thay đổi nhiều, nên chuyện phòng the phải...
Trâu bò chết rét thảm ở Yên Bái, đỉnh Mẫu Sơn lạnh run -1,6 độ C
Trong những ngày qua, vùng núi cao Yên Bái nhiệt độ xuống thấp, nhiều nơi xuống tới 3-8 độ C đã làm 15 con trâu, bò ở 4 xã Bản Công, Túc Đán, Pá Lau và Xà Hồ (thuộc huyện Trạm Tấu) bị chết rét.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tại một số vùng núi cao có thời điểm nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 3 độ C. Thời tiết giá lạnh, khắc nghiệt đã khiến 15 con trâu, bò ở huyện Trạm Tấu bị chết rét; trong đó, chủ yếu là trâu, bò già và bê nghé.
Xuất hiện trâu bò chết rét ở Trạm Tấu - Yên Bái. Ảnh minh họa: TTXVN
Ông Nguyễn Thành Hưng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trạm Tấu cho biết, để tăng cường các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, lãnh đạo huyện, cán bộ chuyên môn đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn người dân cách chống rét cho trâu bò.
Giải pháp là tăng cường che chắn chuồng trại, cho trâu bò uống nước muối ấm, cho ăn cám, đốt sưởi ấm cho trâu bò. Vận động người dân không chăn thả trâu bò vào ngày giá rét.
Còn tại Lạng Sơn, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi Cục Thú y tỉnh Lạng Sơn cho biết: Do nhiệt độ giảm mạnh xuống dưới 0 độ C nên đã xuất hiện hiện tượng tuyết rơi và băng giá ở khu vực Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo về hiện tượng gia súc, gia cầm chết rét.
Ông Hoàng Quốc Huy - Trạm trưởng Trạm khí tượng Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng cho biết, nhiệt độ lúc 8h sáng nay (31/1) tại đỉnh Mẫu Sơn là -0,5 độ C và đã xuất hiện băng giá.
Trước đó, vào ngày 29/1, nhiều cây cối, bãi cỏ trên đỉnh núi Mẫu Sơn bị bao phủ bởi lớp băng khá dày.
Nhằm chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh trong đợt lạnh này, Chi Cục Thú y tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu cho Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn sớm ban hành văn bản yêu cầu các huyện, thành phố, thị trấn trên địa bàn tỉnh chủ động các biện pháp như: Hướng dẫn cho người chăn nuôi có các biện pháp hợp lý phòng chống đói rét cho vật nuôi chủ động.
Tỉnh cũng tăng cường tuyên truyền người dân tích trữ sẵn cỏ khô, rơm, rạ... làm thức ăn bổ sung cho trâu bò vào những ngày rét đậm.
Nhiệt độ giảm xuống sâu, có thời điểm chỉ còn -1,6 độ C khiến xuất hiện băng giá dày đặc trên khu vực núi Mẫu Sơn. Ảnh: I.T
Đối với tình hình dịch bệnh mùa Đông trên đàn gia súc, gia cầm, Chi Cục Thú y tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thành phố, thị trấn phân công cán bộ kỹ thuật của Trạm, thú y viên của xã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các thôn bản, các cơ sở chăn nuôi, đảm bảo phát hiện nhanh, kịp thời và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch.
Người dân huyện Lộc Bình nhốt trâu trong chuồng kín và cho ăn rơm khô trong những ngày giá rét.
Cũng theo ông Huy, sáng qua (30/1), nhiệt độ tại khu vực Mẫu Sơn giảm xuống chỉ còn -1,6 độ C khiến vùng rừng núi này xuất hiện băng giá dày đặc. Đây là mức nhiệt thấp nhất ghi nhận được tại Mẫu Sơn tính từ đầu mùa đông đến nay. Đây cũng là địa bàn hàng năm số lượng gia súc, gia cầm chết rét nhiều nhất tỉnh do nhiệt độ tại đây lạnh sâu, thời tiết khắc nghiệt hơn những nơi khác.
Sáng 29/1, ông Hà Văn Tiên - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn cho biết, nhiệt độ tại đỉnh núi Mẫu Sơn có lúc đo được thấp nhất là -1,4 độ C.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cảnh báo, đợt rét đậm, rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài từ 30/1 cho đến hết ngày 5/2/2018.
Trong đợt rét đậm kéo dài này, dự báo nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ giảm xuống còn 9-12 độ C, vùng núi rét sâu 5-8 độ C, vùng núi cao sẽ xuống dưới 3 độ C, nguy cơ cao xuất hiện băng giá và sương muối.
Dự báo, ngày và đêm nay (31/1), không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ.
Để chủ động phòng tránh đói rét cho đàn gia súc, các tỉnh miền núi phía Bắc đang tích cực chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, ban ngành liên quan phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; chỉ đạo các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản phải xuống từng nhà, hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn, kiên quyết không chăn thả gia súc khi thời tiết lạnh giá, sương muối. |
U23 Việt Nam tự chia tiền thưởng
Ba ngày sau trận chung kết Giải U23 châu Á 2018, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã thống kê được 54 cá nhân, đơn vị gửi công văn hứa trao thưởng cho thành tích giành HCB của thầy trò HLV Park Hang Seo. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi về việc U23 Việt Nam sẽ chia thưởng như thế nào để tránh xảy ra điều không hay, ảnh hưởng đến hình ảnh đội bóng và sự đoàn kết vốn được ngợi khen?
Tổng Thư ký VFF Lê Hoài Anh chiều 30-1 cho biết đến thời điểm hiện tại, vẫn còn nhiều cá nhân, đơn vị chưa chuyển tiền thưởng cũng như hiện vật, dịch vụ cho U23 Việt Nam. VFF đang cập nhật tổng số đơn vị, cá nhân tài trợ cho thầy trò HLV Park Hang Seo nên dự kiến, phải đến sau Tết nguyên đán mới có thể tổng kết và tiến hành chia thưởng. "Hiện có 54 công ty, đơn vị và cá nhân treo thưởng với tổng số tiền hơn 26 tỉ đồng, cùng nhiều hiện vật như tivi, ô tô, điện thoại, đồng hồ... Chưa kể những phần thưởng dịch vụ nhà hàng, du lịch… Tuy nhiên, thực tế thì VFF vẫn chưa nhận được đầy đủ" - ông Hoài Anh thông tin.
U23 Việt Nam tự chia tiền thưởng - Ảnh 1.Đội U23 Việt Nam nhận quà tặng là hiện vật từ hãng Sony (Nhật Bản) chiều 29-1 Ảnh: Hải Anh
Tổng thư ký VFF khẳng định sẽ không để xảy ra bất kỳ điều tiếng nào về vấn đề nhạy cảm này. "Toàn bộ việc chia thưởng sẽ do Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm, HLV Park Hang Seo, đội trưởng Lương Xuân Trường cùng ban huấn luyện, ban cán sự tự tính toán với nhau. Lãnh đạo VFF không can thiệp vì đó là công sức của toàn đội bóng" - ông Hoài Anh xác nhận.
Trưởng đoàn U23 Việt Nam Dương Vũ Lâm cho rằng vẫn còn quá sớm để nhắc đến việc chia thưởng vì theo đúng trình tự, ít nhất phải mất vài tuần đến một tháng để tổng kết, sau đó mới đánh giá, phân loại lao động rồi chia thưởng sao cho hợp lý. Từng cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2008, ông Lâm không còn xa lạ với việc đánh giá, chia thưởng ở cấp độ đội tuyển. "Chính các cầu thủ cũng ý thức, không bao giờ đề cập nhiều đến việc này. Tôi xin bảo đảm tự bản thân đội bóng sẽ có những đánh giá hợp lý nhất về công trạng của nhau, từ đó thống nhất việc chia thưởng bảo đảm sự công bằng nhất. Tiền bạc đúng là quan trọng nhưng khá nhạy cảm nên các cầu thủ ý thức việc bảo vệ danh dự của chính họ, vì thế không có chuyện để xảy ra mâu thuẫn khi chia thưởng" - ông Dương Vũ Lâm khẳng định.
Thêm 1,6 tỉ đồng từ ngân hàng Đại diện Tienphongbank cho biết ngày 31-1, lãnh đạo ngân hàng này sẽ trao thưởng 1,6 tỉ đồng cho đội tuyển U23 Việt Nam tại trụ sở VFF. Trong khi đó, BIDV đã giao nhiệm vụ cho Công đoàn trao khoản tiền thưởng 500 triệu đồng cho tập thể U23 Việt Nam trong một ngày gần đây. Ngân hàng trao thưởng sớm nhất là VietinBank với số tiền 1 tỉ đồng đã được chuyển khoản cho VFF ngày 29-1. |
Có khoản thưởng được miễn thuế thu nhập cá nhân Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Duy Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thuộc Tổng cục Thuế, cho biết không phải tất cả khoản tiền thưởng của các tổ chức, cá nhân cho đội tuyển U23 và các thành viên có liên quan đến VCK Giải U23 châu Á đều phải nộp thuế TNCN. Theo Luật Thuế TNCN 2007 (sửa đổi năm 2012 và 2014), các khoản thưởng theo Luật Thi đua Khen thưởng, tiền thưởng theo danh hiệu được nhà nước phong tặng; tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước thừa nhận thì không phải nộp thuế TNCN. Ví dụ, HLV Park Hang Seo và cầu thủ Nguyễn Quang Hải, thủ môn Bùi Tiến Dũng nhận tiền thưởng kèm Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước hoặc nhận tiền thưởng từ giải U23 châu Á thì không phải nộp thuế. Như vậy, chỉ các khoản tiền thưởng (bằng tiền hoặc hiện vật) nằm trong nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công (là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động) mới phải chịu thuế TNCN. Đối với tiền thưởng từ doanh nghiệp, tổ chức thì phải xem xét căn cứ và mục đích của việc thưởng, tặng, như: nếu tặng bằng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, đăng ký sử dụng với cơ quan nhà nước (chứng khoán, ô tô, bất động sản, tài sản khác) thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế; hoặc trường hợp tặng, thưởng gắn với nghĩa vụ sử dụng hình ảnh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì người nhận cũng phải nộp thuế; nếu là hình thức tặng tiền không kèm theo điều kiện gì thì Luật Thuế TNCN chưa có quy định. Đối với tiền thưởng dành cho tập thể và không được chia cho cá nhân mà dùng vào mục đích chung, ông Minh cho biết sẽ không phải tính vào TNCT của cá nhân, ví dụ khoản thưởng kèm theo Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước tặng cho U23 Việt Nam. "Việc nộp thuế hay không phải căn cứ vào bản chất khoản thu nhập đó là gì, có thuộc thu nhập phải chịu thuế hay không chứ không thể nói chung chung là "tiền thưởng". Các cầu thủ chỉ phải nộp thuế TNCN đối với các khoản thu nhập phải chịu thuế theo quy định của Luật Thuế TNCN, tùy theo mức độ tiền thưởng được nhận của từng trường hợp cụ thể để áp theo bậc thuế phù hợp. Nếu cần thiết sẽ có cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn và bảo đảm đúng quy định pháp luật" - ông Minh nói. T.Hà |