Khốn khổ vì hội chứng kỳ lạ
Năm 2011, bà Karen Byrne (55 tuổi) đến từ New Jersey, Mỹ nhập viện sau hơn 20 năm chịu đựng một chứng bệnh kỳ lạ khiến tay trái và đôi khi cả chân trái của Byrne hành động như thể chúng nằm dưới sự điều khiển của một bộ óc bên ngoài cơ thể cô.
Karen kể rằng bà mắc bệnh động kinh từ khi mới chỉ là đứa trẻ 10 tuổi. Tới năm 27 tuổi, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật để chữa bệnh động kinh cho Karen. Ca phẫu thuật diễn ra thành công nhưng kể từ đó, những hành vi cực kỳ lạ thường cũng xuất hiện.
Chẳng hạn, bà liên tục bị chính tay trái của mình tấn công, nhăm nhe tát hoặc đấm vào cơ thể. Hay khi Byrne bước vào một cửa hàng và muốn rẽ phải, một chân của cô quyết định điều ngược lại và hướng rẽ trái, khiến cô chao đảo đi vòng tròn.
"Khi bàn tay trái tự mở những cúc áo sơ mi lần đầu tiên, tôi cài lại cúc bằng bàn tay phải. Nhưng đúng lúc tôi ngừng cài cúc, bàn tay trái tiếp tục cởi chúng", Karen kể. "Nếu tôi châm một điếu thuốc, đặt nó nằm thăng bằng trên miệng chiếc đựng tàn thuốc thì ngay lập tức bàn tay trái sẽ vươn tới và dập tắt điếu thuốc. Nó có thể lấy mọi thứ ra khỏi túi xách của tôi mà tôi không hề biết”.
Bà Karen Byrne thường xuyên bị tấn công bởi chính tay trái của mình.
Cuộc sống của người phụ nữ 55 tuổi ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong quá trình theo dõi Karen, các bác sĩ nhận định cánh tay trái đã nằm ngoài sự kiểm soát của bà.
Cuối cùng, sau nhiều phân tích, các nhà khoa học kết luận Karen Byrne đã mắc phải hội chứng Alien Hand Syndrome (AHS) hay còn gọi là “Hội chứng bàn tay ngoài hành tinh”.
Căn bệnh của Karen khiến giới khoa học tò mò bởi nó không chỉ lạ mà còn cho thấy một điều đáng ngạc nhiên về cách thức hoạt động của não người.
Cuộc chiến tranh giành quyền lực trong não
Người mắc phải hội chứng “bàn tay ngoài hành tinh” hiếm gặp này sẽ rơi vào cảm giác một cánh tay không phải là một phần cơ thể của họ, người bệnh hoàn toàn mất kiểm soát và không nhận thức được về hành động của mình.
AHS lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1909 và kể từ đó chỉ có khoảng 40 đến 50 trường hợp được chẩn đoán là mắc căn bệnh này. Nhiều người tin rằng vẫn còn nhiều trường hợp khác nhưng có thể họ bị chẩn đoán nhầm như là một triệu chứng của rối loạn tâm thần.
Theo các nhà khoa học, đa số những người mắc phải hội chứng này bị tổn thương ở não.
Hai bán cầu não của con người vốn có những chức năng hoàn toàn khác nhau. Bán cầu não phải - điều khiển tay trái và chân trái - phối hợp cảm xúc, ghi nhận hình ảnh, thưởng thức âm nhạc, xử lý các thông tin do giác quan cung cấp. Ngược lại, bán cầu não trái - điều khiển tay phải và chân phải - xử lý các kỹ năng ngôn ngữ.
Thể chai (Corpus callosum) là phần chất trắng trong bộ não của bạn có nhiệm vụ kết nối hai nửa, giúp bán cầu não phải biết bán cầu não trái đang làm gì và ngược lại. Thông thường bán cầu não trái mạnh hơn nên nó quyết định mọi hành động của cơ thể.
Giới khoa học phát hiện ra sự vượt trội của bán cầu não trái từ thập niên 40 của thế kỷ trước, khi các chuyên gia phẫu thuật lần đầu tiên quyết định cắt corpus callosum để trị chứng động kinh. Sau một thời gian, nhiều hành vi lạ đồng loạt xuất hiện ở các bệnh nhân. Những hành vi đó giúp giới khoa học phát hiện ra rằng mỗi bán cầu não đều có ý thức riêng và có thể hoạt động độc lập với nhau.
Phần lớn những người bị cắt bỏ corpus collosum đều sống bình thường sau ca phẫu thuật, tuy nhiên, Karen có thể là trường hợp không may mắn. Sau ca phẫu thuật, bán cầu não phải của bà không chịu để bán cầu não trái lấn át.
Cuối cùng, Karen Byrne đã có hy vọng thoát khỏi căn bệnh quái ác khi các bác sĩ bước đầu đã tìm thấy một loại thuốc giúp kiểm soát bán cầu não phải của cô.
Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra giải pháp chữa trị triệt để hội chứng hiếm gặp “bàn tay người ngoài hành tinh”. Theo đó, bệnh nhân thường phải tự mình cố gắng kiểm soát bàn tay lạ bằng cách cho cánh tay này có việc làm liên tục để không thể gây tổn thương cho chủ nhân.
Nhìn trên lồng ngực, cô bé thấy quả tim của mình đang phập phồng đập. Phía dưới, toàn bộ khoang bụng hệt như những...
Let's block ads! (Why?)