Sunday, October 1, 2017

Ly kì đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách của "cặp đũa lệch"

Ông Nguyễn Hữu Trọng (thôn Yên Sở, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) và vợ ông chị Đinh Thị Thoan (SN 1981, Yên Lập, Phú Thọ) hiện sinh sống hạnh phúc cùng 2 người con trong căn nhà khang trang, vườn tược rộng hàng nghìn mét vuông. Hằng ngày, ông Trọng vẫn điều hành công việc kinh doanh còn vợ ông là trợ lý đắc lực.

Chuyện tình "đũa lệch"

Cách đây gần 10 năm, câu chuyện tình đôi đũa lệch có “một không hai” ở Việt Nam giữa ông Nguyễn Hữu Trọng và cô gái trẻ người dân tộc Mường 28 tuổi khiến không ít người gièm pha, đàm tiếu. Đám cưới của họ kéo dài gần một tháng gây xôn xao dư luận, nhiều đoàn khách ở xa tìm đến tận nhà ông Trọng để kiểm chứng, xem đám cưới có thật hay không.

 ly ki dam cuoi keo dai 28 ngay, don 4.000 khach cua "cap dua lech" - 1

Ông Nguyễn Hữu Trọng và vợ Đinh Thị Thoan. Vợ chồng ông Trọng tổ chức đám cưới cách đây gần 10 năm.

Sau ngày cưới, mọi người bất ngờ khi người vợ ông có bầu và sinh một người con gái, nhiều người nghi ngờ và cho rằng ở cái tuổi 80 thì không thể sinh con được nữa. Nhưng bất ngờ hơn nữa, sau 3 năm, gia đình ông chuyển chỗ ở từ trung tâm Hà Nội lên Ba Vì sinh sống, vợ ông tiếp tục sinh một người con trai, cả hai người con đều rất giống bố.

Kể về chuyện tình của mình, ông Trọng nói đó là cuộc tình “định mệnh”. Từng 3 lần đổ vỡ trong hôn nhân và quyết sống độc thân phần đời còn lại nhưng khi gặp chị Thoan, trái tim ông lại rung động, rồi đi đến quyết định hôn nhân rất nhanh chóng.

 ly ki dam cuoi keo dai 28 ngay, don 4.000 khach cua "cap dua lech" - 2

Ngày đó, đám cưới của ông Trọng kéo dài 28 ngày đêm gây xôn xao dư luận một thời gian dài.

Ông kể: "Ngày đó, Thoan là sinh viên năm cuối trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, tôi là khách mời trong buổi giao lưu của trường. Trong buổi nói chuyện, tôi chú ý tới cô ấy vì cô ấy ngồi bàn đầu, chăm chú nghe tôi nói, kết thúc buổi giao lưu tôi đi về phía cô ấy, tôi làm ngay một bài thơ và đọc tặng cô ấy, tôi bắt tay cô ấy trước khi ra về.

Sau này, khi lấy nhau rồi tôi mới hỏi, em yêu anh từ khi nào, cô ấy mới thổ lộ rằng, yêu tôi từ ngày đầu tiên gặp mặt nhất là khi nắm tay nhau, cảm tưởng như có một luồng điện chạy từ tay đến trái tim".

Sáu tháng sau, ông Trọng không ngờ cô sinh viên đó gọi điện xin đi theo học nghề thuốc.

Ông Trọng kể tiếp: "Tôi đồng ý, cô ấy chuyển luôn xuống Hà Nội làm ở một trang trại trên đường Láng – Hòa Lạc. Một thời gian, tôi thấy cô ấy có năng lực nên tôi chuyển giao cho cô ấy quản lý trang trại.

Một lần, tôi ghé thăm trang trại vào buổi trưa, thấy cô ấy đang nhổ cỏ mồ hôi nhễ nhại tôi “buột miệng” đọc một bài thơ tặng cô ấy. Nghe xong, cô ấy đỏ mặt đứng dạy đi vào nhà. Một thời gian sau tôi nhận được điện thoại của cô ấy, cô ấy nói muốn gặp tôi. Đến khi gặp mặt, cô ấy tỏ tình và muốn lấy tôi làm chồng, lúc đó tôi rất hạnh phúc và nói cô ấy báo với bố mẹ để tôi lên nói chuyện người lớn”.

Vài tháng sau, ông Trọng đưa nhà trai lên Phú Thọ ra mắt nhà gái. Dọc đường về nhà gái, vợ ông mới thú nhận, bố của mình ít tuổi hơn cả ông. Khi đến nhà gái, họ hàng nhà gái kéo đến rất đông để xem mắt chàng rể.

Thấy ông Trọng đã có tuổi, nhiều người khuyên cô dâu nhưng cô ấy vẫn quyết theo ông. Bố vợ ông khi đó gieo quẻ rồi thông báo "được rồi anh Trọng ơi" và đám cưới diễn ra ngay trong sáng hôm sau, khách mời ngồi chật kín từ đường vào nhà.

 ly ki dam cuoi keo dai 28 ngay, don 4.000 khach cua "cap dua lech" - 3

Sau ngày cưới, chị Thoan có bầu và sinh được 1 người con gái. Ba năm sau, chị Thoan tiếp tục sinh 1 người con trai, cả hai đều giống bố “như đúc”.

Đám cưới kỷ lục

Ăn uống linh đình ở nhà vợ xong, ông Trong xin phép đưa vợ về Hà Nội, dọc đường về, ông Trọng liên tục báo với bạn bè, đồng nghiệp đến dự đám cưới của mình.

"Khi tôi thông báo, nhiều người không tin, nhiều người nói đang ở xa chưa về được. Lúc đó tôi nói đám cưới của mình được tổ chức 28 ngày đêm liên tục, ai đến được ngày nào tôi tiếp ngày đó. Cũng vì vợ tôi lúc đó 28 tuổi nên tôi muốn đám cưới kéo dài đúng 28 ngày đêm. Tiếp hơn 4.000 khách, ngày nào tôi cũng mặc vest và cô ấy mặc váy cưới tiếp khách. Đó chính là lý do đám cưới của tôi dài nhất Việt Nam”, ông Trong kể lại.

 ly ki dam cuoi keo dai 28 ngay, don 4.000 khach cua "cap dua lech" - 4

Hiện tại, vợ chồng ông Trọng sống trong căn nhà khang trang, vườn tược rộng hàng nghìn mét vuông. Hằng ngày, ông điều hàng công việc kinh doanh, vợ ông là trợ lý đắc lực cho ông.

Ông Trọng tâm sự, lúc lấy ông, vợ ông từng nói: "Em muốn lấy anh bởi em muốn anh là người bạn, muốn anh là người chồng và lại muốn anh là người tình, đặc biệt em muốn anh là người cha dạy dỗ em". Sau đó, ông có làm bài thơ ý tứ là nếu là bạn sống sao cho vẹn tròn, là người chồng phải trách nhiệm với vợ con, là người tình phải giữ xanh non suốt đời, làm cha khó lắm em ơi, sinh con ra cha phải suốt đời vì con…

Chị Thoan là người dân tộc Mường, rất ít nói, nhưng khi được hỏi về người chồng của mình, chị không ngại ngần chia sẻ: "Dù chênh lệch tuổi tác nhưng anh ấy sống rất tâm lý và có trách nhiệm, nếu được chọn lại tôi vẫn yêu và lấy anh ấy.

 ly ki dam cuoi keo dai 28 ngay, don 4.000 khach cua "cap dua lech" - 5

Dù tuổi đã cao nhưng ông Trọng vẫn rất minh mẫn, sống có trách nhiệm, yêu thương vợ con hết mực.

Chia sẻ về hôn nhân hạnh phúc, ông Trọng cho biết: “Trong cuộc sống mình phải có trách nhiệm, tôi đã yêu là yêu say đắm, mãnh liệt, quên tuổi tác và hy sinh mọi thứ vì người mình yêu. Nếu được chọn, tôi vẫn yêu, lấy cô ấy ở kiếp sau”.

>> XEM THÊM: Cụ ông 80 lấy vợ 28 tuổi, sinh liền 2 con

Theo Hồng Phú (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)

Mất tích trên vùng biển Trường Sa, bỏ lại vợ dại con thơ

Sau thời gian quần thảo trên biển để tìm kiếm ngư dân nhưng không thành, sáng 1-10, thông qua điện thoại, thuyền trưởng Bùi Tấn Lý (ngụ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết chiều cùng ngày tàu câu mực QNg 95168 TS của ông sẽ về tới đất liền.

Ngư dân đi trên tàu ông Lý bị mất tích là anh Đoàn Duy Linh (45 tuổi, ngụ xóm Bàu Chuốc, thôn Bình An Nội, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn). Anh Linh mất tích trong lúc câu mực trên vùng biển Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây 70-80 hải lý về phía Đông Bắc.

Ông Lý kể hơn 1 tháng trước tàu ông chở anh Linh cùng hàng chục ngư dân khác ra khơi câu mực. Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 27-9, tàu thả thúng trên biển. Mỗi ngư ngồi trong một thúng để câu mực xuyên đêm. 

Đến 4 giờ 30 phút sáng hôm sau, thông qua bộ đàm, tàu thông báo ngư dân thu xếp chuẩn bị về tàu. Ông Lý kể: "Lúc đó, anh Linh vẫn nói chuyện qua bộ đàm, tàu chỉ cách thúng của  Linh có 500 m. Ít phút sau chúng tôi đến đón thì thúng vẫn còn nhưng anh Linh và chiếc dầm mất tích. Trong thúng vẫn còn một số ngư cụ và khoảng 13 kg mực mà anh Linh vừa câu được".

 mat tich tren vung bien truong sa, bo lai vo dai con tho - 1

Câu mực đêm trên biển là một nghề đầy bất trắc (ảnh tư liệu của Báo Người Lao Động)

Ông Lý cho biết thời điểm anh Linh mất tích biển có sóng nhẹ. Nhiều khả năng, sau một đêm thức câu, anh Linh không tỉnh táo, trong lúc cầm dầm bơi thúng, do bị vấp dầm nên anh Linh rơi xuống biển. Vì thành thúng cao nên lúc té xuống, có thể anh Linh bám không được và bị nước cuốn.

Nguyên một ngày sau đó, tàu ông Lý và một chiếc tàu khác câu gần đó tỏa đi tìm kiếm. 60 ngư dân dùng 60 chiếc thúng bơi tìm nhưng không thấy anh Linh đâu. Do hết hy vọng nên tàu đành về lại đất liền.

Tại xã Bình Chánh có khá nhiều tàu câu mực đánh bắt trên vùng biển Trường Sa. Các trường hợp mất tích như anh Linh thường được người dân địa phương xem như chết không tìm được xác.

 mat tich tren vung bien truong sa, bo lai vo dai con tho - 2

Người vợ thiểu năng cùng 2 con nhỏ bơ vơ sau khi chồng đi câu mực ngoài Trường Sa không về

Nghe tin chồng lâm nạn trên biển, trong căn nhà tồi tàn, vợ anh Linh cứ ôm mặt khóc đến kiệt sức.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Quang Tâm, Chủ tịch UBND xã Bình Chánh, chia sẻ: "Gia đình anh Linh là hộ nghèo của xã. Vợ anh Linh bị thiểu năng trí tuệ, hơi khờ, chậm chạp nên không làm được nghề gì. Có hai đứa con thì đứa đàu bị suy dinh dưỡng 15 tuổi rồi mà có 30 kg, đứa nhỏ mới có 5 tuổi". 

Ông Tâm hy vọng nhà hảo tâm sẽ giúp đỡ gia đình ngư dân Đoàn Duy Linh. Mọi sự chia sẻ xin liên lạc với anh ruột của anh Linh là Đoàn Duy Hồng, số điện thoại 0932.560.690.

>> XEM THÊM: Cô gái trẻ mất tích bí ẩn sau dòng tin nhắn lạ, để lại con trai 5 tuổi bơ vơ

Theo Như Phú (Người lao động)

Let's block ads! (Why?)

Hà Nội: Vừa rửa chân tay cho mẹ, con gái vừa bật khóc nức nở

Ngày 30/9, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra chương trình Tết chay Vu Lan 2017 với nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân tình mẫu tử và lan tỏa giá trị nhân văn của lối sống lành mạnh, bảo vệ môi trường.

Trong rất nhiều các hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân tình mẫu tử thiêng liêng, thì phần nghi thức rửa chân cho cha mẹ khiến nhiều người xúc động hơn cả.

Với không khí trang nghiêm của buổi lễ, những người cha người mẹ (đã đăng ký tham gia chương trình) lần lượt đi lên phía sân khấu, ngồi xuống những chiếc ghế được ban tổ chức chuẩn bị sẵn. Cùng với đó, những người con quỳ xuống, nhấc từng bàn chân của mẹ, của cha lau rửa nhẹ nhàng bằng nước hương thơm, sau đó được lau khô bằng khăn.

 ha noi: vua rua chan tay cho me, con gai vua bat khoc nuc no - 1

Những bậc cha mẹ ngồi phía trên cho con thực hiện đạo hiếu.

Được người con trai bé nhỏ rửa chân cho trong ngày đặc biệt, anh Lê Quang Thuần (Hoàng Mai, Hà Nội) không giấu nổi sự xúc động của mình: “Tôi thấy buổi lễ đêm nay rất có ý nghĩa giúp con cái hiểu được công ơn của đấng sinh thành. Con trai tôi tuy còn nhỏ nhưng đã có nhận thức quan tâm đến người lớn, đây chính là nền tảng để cho con biết có hiếu với cha mẹ”.

 ha noi: vua rua chan tay cho me, con gai vua bat khoc nuc no - 2

Anh Thuần cảm thấy hoạt động này rất có ý nghĩa.

Trong rất nhiều người con thực hiện nghi thức rửa chân cho cha mẹ, chị Nguyễn Thúy Phượng (Thanh Xuân, Hà Nội) là người phụ nữ khiến nhiều ánh mắt phải dõi theo. Trong tà áo dài trắng tinh khôi với bông hồng đỏ vẫn cài trước ngực, người ngồi đối diện là mẹ già đầu đã hai thứ tóc, chị nhẹ nhàng rửa chân cho mẹ, thi thoảng chị lại lau vội giọt nước mắt đang lăn dài.

Để rồi, sau khi kết thúc nghi lễ ấy, hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, không ai nói với nhau một câu gì, chỉ có giọt nước mắt đang tuôn rơi trên gương mặt, dù thế, PV cảm nhận được rằng họ hiểu hết nỗi lòng của nhau.

 ha noi: vua rua chan tay cho me, con gai vua bat khoc nuc no - 3

Chị Phượng quỳ gối trước mặt mẹ.

Chia sẻ riêng với PV báo Người Đưa Tin về lý do mình xúc động, khóc nức nở tại buổi lễ, chị Nguyễn Thúy Phượng nói: “Thực sự tôi thấy mình có lỗi với mẹ rất nhiều, cho đến thời điểm này tôi vẫn làm cho mẹ đau lòng nhiều hơn là những điều làm cho mẹ hạnh phúc. Tôi vẫn cảm thấy chưa bao giờ mình làm cho mẹ hạnh phúc, mẹ vẫn còn buồn vẫn còn khổ vẫn còn nhiều điều phải suy nghĩ...

Tôi tự nhủ phải cố hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày để bố mẹ được toại nguyện. Bởi, bố mẹ không còn ở bên mình lâu nữa, nếu mình không kịp chăm sóc, không kịp báo hiếu quên đi những giây phút này thì thời gian không bao giờ quay trở lại.

 ha noi: vua rua chan tay cho me, con gai vua bat khoc nuc no - 4

Chị Phượng bật khóc vì chị nói rằng vẫn chưa làm được gì cho mẹ hạnh phúc.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi được dự một lễ rửa chân cho cha mẹ đầy ý nghĩa, cũng là lần đầu tiên tự tay rửa chân cho mẹ. Tôi cảm nhận một cách sâu sắc về giá trị của lòng biết ơn, giá trị của những giây phút mình chia sẻ, mình yêu thương và nhớ đến cha mẹ đã sinh thành ra mình”. 

 ha noi: vua rua chan tay cho me, con gai vua bat khoc nuc no - 5

 ha noi: vua rua chan tay cho me, con gai vua bat khoc nuc no - 6

>> XEM THÊM: Xúc động trẻ rửa chân cho cha mẹ trong lễ Vu Lan

Theo Thanh Lam (Người đưa tin)

Let's block ads! (Why?)

Đang nằm cho con bú, người phụ nữ bị lôi ra hành hung?

Mới đây, PV báo điện tử Người Đưa Tin nhận được phản ánh của chị Trần Thị Ph. (41 tuổi), trú xóm 12, thôn Định Cư, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, về việc chị này đang nằm cho con bú ở trong nhà thì bị một nhóm người xông vào nắm tóc lôi ra ngoài dùng kéo cắt tóc, lấy sơn xịt lên đầu và bị đánh lồi cả một con mắt khiến nạn nhân bất tỉnh phải đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương.

Có mặt tại khoa Hồi sức bệnh viện Trung ương Huế, PV đã có buổi làm việc với chị Ph., nạn nhân của vụ hành hung nói trên.

Theo chị Ph., vào khoảng 16h ngày 26/9, trong lúc chị đang nằm cho con bú ở trong nhà, chồng chị ngồi ngoài lan can để làm Lừ (PV - dụng cụ để đánh bắt hải sản) thì bất ngờ nhóm người của bà Trần Thị D., trú xóm 14, thôn Định Cư cùng các em gái, con trai của mình đi vào và nói: “Vì sao vợ chồng tôi mời anh chị về ăn cúng đất mà không về, có mất tình cảm gì không?”.

 dang nam cho con bu, nguoi phu nu bi loi ra hanh hung? - 1

Chị Ph. hiện vẫn đang được điều trị tại khoa Hồi sức bệnh viện Trung ương Huế.

"Ngay sau đó, bà D. tiến vào chỗ tôi và hỏi: “Vì sao ngày ni (PV - ngày hôm nay) tôi mời chị về mà chị không về”, tôi trả lời: “Mình đang mệt, giờ cho con nhỏ bú kẻo tội”. Vừa dứt lời, bà ấy lao vào nắm tóc kéo tôi ra ngoài đánh, tôi đã cố phản kháng kêu cứu. Tuy nhiên, người con trai của bà D. cầm chiếc kéo chạy đến dí thẳng vào mặt tôi rồi đe dọa: “Mi (PV - mày) câm không chừ mi la là tau  (PV - tao) đâm”, rồi người này lấy kéo cắt tóc, xé áo quần, lấy sơn xịt lên đầu tôi.

“Thấy vậy, chồng tôi liền chạy ra can ngăn, giành chiếc kéo nhưng không thể làm gì được. Sau đó, chồng tôi liền lấy xe máy chạy đi gọi công an đến giúp thì bị mấy người kia đẩy chiếc xe xuống hố nước”, chị Ph. rơm rớm nước mắt kể lại.

Chị này cho biết thêm, khi lực lượng công an đến thì lúc đó nhóm người này mới chịu dừng lại. Do bị đánh quá nặng nên sau đó chị đã bị bất tỉnh rồi được người nhà đưa lên bệnh viện cấp cứu.

Chiều 30/9, PV đã tìm đến nhà của bà Trần Thị D. để xác minh thông tin sự việc. Tại đây, bà D. đã thừa nhận hành vi đánh chị Ph. và nhận sai về hành động nông nổi của mình.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đoàn Minh Sĩ, Trưởng Công an xã Phú An cho biết: "Chúng tôi đã nắm rõ được thông tin của vụ việc; đồng thời, đã chuyển hồ sơ sang cho công an huyện để họ tiếp tục điều tra làm rõ".

Được biết, hiện tình trạng sức khỏe của chị Trần Thị Ph. đã có chuyển biến tốt hơn và vẫn đang được các y bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục theo dõi, điều trị.

>> XEM THÊM: Giao con cho người tin cậy, mẹ choáng váng khi con bị đánh bất tỉnh chỉ vì... một cái kẹo

Theo Công Định (Người đưa tin)

Let's block ads! (Why?)

Thực hư chuyện cây trâm cứu chồng khi bị thượng mã phong

Thế nào là thượng mã phong?

Không ai muốn chết mà nhất là chết trong lâng lâng tuyệt đỉnh. Thượng mã phong theo dân gian là người đàn ông chết đột ngột khi đang quan hệ. Đối với phương Tây thì một người có vẻ đang khoẻ mạnh mà lăn đùng ra chết hoặc có thể do nhồi máu cơ tim cấp làm ngừng tim đột ngột, hoặc do tai biến mạch máu não nặng, ồ ạt làm máu tràn lan ra toàn bộ não, hoặc bị tụt huyết áp cấp. Ai cũng có thể bị chết đột ngột như vậy nếu như trong người có sẵn bệnh tim mạch.

Thượng mã phong theo Tây y không chỉ là chết trong khi làm “kị sĩ” mà tính chung cho tất cả các trường hợp chết trong vòng 2 giờ sau quan hệ. Hoạt động tình dục có thể làm tim quá tải nên gây ra nhồi máu cơ tim cấp và loạn nhịp tim.

Thực hư chuyện cây trâm cứu chồng khi bị thượng mã phong - 1

Thời xưa, khi tiễn con gái về nhà chồng, các mẹ thường tặng con cây trâm cài tóc

Nghiên cứu cho thấy cứ mỗi một triệu hoạt động tình dục thì có một lần nhồi máu cơ tim xảy ra, nói chung rất hiếm, nhưng điều này cũng có nghĩa là trên thế giới không đêm nào là không có 1 ca cấp cứu tim mạch vì thượng mã phong. Đàn ông thường bị bệnh tim mạch hơn phụ nữ lại thường “chủ động lao động cật lực” khi quan hệ nên thượng mã phong chỉ nghe nói tới đàn ông nhưng thực ra nữ giới có thể ra đi êm ái như thường.

Nghiên cứu những trường hợp thượng mã phong, các bác sĩ ghi nhận những người đàn ông lớn tuổi sinh hoạt vợ chồng ngoài luồng và nhất là những cô gái trẻ thì khả năng “đứt bóng” cao hơn người khác. Ngay cả với các phương tiện hồi sức cấp cứu hiện đại ngày nay cũng khó lòng cứu sống người bệnh. Những người bị thượng mã phong lại càng khó cấp cứu hơn nữa do hoàn cảnh tế nhị lúc ấy. Một điểm lưu ý nữa đó là hiện tượng cứng người rồi mới chết trong thượng mã phong chỉ là tin đồn.

Cách đề phòng thượng mã phong tốt nhất là…không quan hệ tình dục, tuy nhiên chắc chắn đây là cách phòng ngừa khó khả thi. Những ai đã từng bị nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não thì không nên quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng sau đó. Những ai đang điều trị bệnh tim mạch thì cần hỏi bác sĩ tim mạch xem có thể quan hệ tình dục được không, nếu có thì nên thật nhẹ nhàng từ tốn; những người phải dùng thêm thuốc giãn mạch trị rối loạn cương thì tuyệt đối không uống chung với thuốc giãn mạch vành tim. Sau cùng, một vợ một chồng cũng là cách tránh thượng mã phong.

Cây trâm cứu chồng

Đối với tây y, một người đang có vẻ khoẻ mạnh mà lăn đùng ra chết thì người đó có vấn đề tim mạch như nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não nặng, hoặc do huyết áp tụt đột ngột. Những người mang sẵn bệnh tim mạch trong cơ thể thì dễ “đi đột ngột” hơn người bình thường. Có người chỉ cần xem đá bóng cũng đủ lên cơn đột quỵ. Người đang yếu mà tưởng mình khoẻ, lại hoạt động cơ thể mạnh (quan hệ tình dục) thì rất dễ bị thượng mã phong. Lúc đó cây trâm nhọn đâm vào xương cũng chỉ giúp được những ai mệt quá, xỉn quá sau bữa tiệc cưới linh đình, lỡ…ngủ quên thì tỉnh dậy mà thôi. Trong trường hợp thấy chồng bỗng ú ớ, lăn đùng ra khi đang quan hệ thì vợ nên nhanh tay bấm ngay số 115, thay vì cuống quýt rút cây trâm ra đâm lung tung.

Để tránh đột tử, nếu hôm đám cưới mà mệt quá thì hai vợ chồng nên chuyển ngày động phòng sang bữa khác, không nên cố quan hệ vào thời điểm không khoẻ. Người bị bệnh tim mạch (kể cả vừa bị tim mạch vừa bị rối loạn cương) không bị cấm quan hệ vợ chồng, nhưng cần được điều trị bệnh tim mạch cho ổn định trước, nếu bị rối loạn cương thì có thể dùng thuốc bổ trợ cương sau khi tim mạch ổn định.

Ngưng tim do ”thượng mã phong” khó cứu nhất

Nghiên cứu mới của Pháp cho thấy quý ông bị ngưng tim khi quan hệ tình dục có nguy cơ tử vong gấp 4 lần so với các tình...

Let's block ads! (Why?)

Nước mắt mẹ cha khi con thú nhận giới tính

Nữ yêu nữ: rất nhiều nước mắt

“Chạm đến yêu thương” là một sự kiện đặc biệt được tổ chức trong dịp Viet pride dành cho cộng đồng Nữ Yêu Nữ và các thành viên LGBT. Chương trình diễn ra chiều ngày 23/9 tại Học viện Phụ nữ (Hà Nội) đã thu hút hàng trăm người tham gia.

Từ bãi gửi xe, người bảo vệ trông thấy một loại các cặp đôi Nữ yêu Nữ đang chụp ảnh cho nhau đã hỏi tôi: thế đấy là cô hay cậu? Nghe tiếp những câu chuyện trong hội trường, mới biết thông tin “xã hội cởi mở” dường như đã được thốt ra một cách hơi lạc quan.

Diệu Linh (sinh năm 1998) quê Hải Phòng vừa cầm mic trả lời câu hỏi “từ bao giờ come – out (công khai)” vừa khóc: em nói một lần, bố mẹ đâu có tin, vừa mắng chửi, cấm đoán vừa bắt đi lấy chồng! Nói lần hai, bố gầm lên: mày là con cả đấy! Cho đến nay, hành trình come-out vẫn dừng lại ở số không. Mơ ước lớn nhất của Linh hiện tại là được bố mẹ đồng ý cho sống đúng với giới tính của mình, còn tất cả mọi chuyện khác đều là chuyện nhỏ!

Yến (sinh năm 2000) đến từ Hải Dương tận lực né tránh nhà báo vì “em chỉ lén đến đây thôi, ở nhà đâu đã biết em là les, nếu ảnh lộ ra em chỉ có nước chết”. Khi quen rồi, Yến bảo: em đã đọc câu chuyện của một bạn ở Lạng Sơn, bạn ấy đã thành công come out khi lừa được mẹ đến một hội thảo về LGBT. Em ngưỡng mộ cực kỳ. Từ lúc ý thức được giới tính thật của mình em chỉ có một ao ước: không phải giả vờ khi ở trong nhà. Nhưng chả biết lúc nào mới làm được. Hiện tại Yến kéo dài thời gian độc thân bằng cách tuyên bố với cả nhà là mình ế hoặc tìm cách gây ấn tượng xấu để những đối tác được giới thiệu tự biết khó mà lui.

Hiệp (Nam Định) kể: cậu sống ở một vùng quê ở Nam Định, nơi đây mọi định kiến với người đồng tính vẫn rất nặng nề. Ra đường mẹ cậu không dám nhận con vì sợ người ta chỉ trỏ: bê-đê à? Về nhà, bà trút tất cả mọi ấm ức, xấu hổ, giận dữ lên “đứa con gái lạc loài”. Hiệp bảo: mơ ước lớn nhất đời là được làm con mẹ một cách đàng hoàng!

Trong số mười người được yêu cầu đứng lên chia sẻ câu chuyện của mình, có đến sáu bảy người lặng lẽ lau nước mắt. Ngay cả những người đã come out thành công, khi nghĩ lại quãng thời gian “sống trong sợ hãi” vẫn thấy “mọi chuyện như một giấc mơ, chỉ sợ tỉnh lại thì vẫn là tiếng chì chiết và sự kỳ thị của chính những người thân”.

 nuoc mat me cha khi con thu nhan gioi tinh - 1

Ảnh về một cặp đôi đồng tính trong triển lãm của Vietpride.

Phụ huynh: chấp nhận hay mất con?

Vietpride năm nay dành khá nhiều thời gian và dung lượng để tác động đến nhóm đối tượng là phụ huynh và người thân của những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Một chuỗi các sự kiện liên tiếp diễn ra ở khắp 34 tỉnh thành, với rất nhiều hoạt động: chiếu phim, triển lãm ảnh, talk show, hội thảo, diễu hành, thi viết v.v...

Hiện nay cộng đồng LGBT đã có hẳn một hội phụ huynh ủng hộ viết tắt là PFLAG hoạt động khá hiệu quả. Câu chuyện của chính họ đã truyền cảm hứng “chấp nhận và vui sống” đến nhiều gia đình khác có con là LGBT.

Cô Phạm Thị Minh Hòa (Thái Nguyên, có con là chuyển giới nam) được giới LGBT like rất nhiệt tình vì gần như là người mẹ duy nhất kể chuyện chuyển giới của con mà không khóc. Cô Hòa là mẹ đơn thân, một mình nuôi hai con và “không muốn mất bất cứ đứa nào vì bất cứ lý do gì”.

Con cả của cô Hòa tên là Hoàng Anh, ngay từ nhỏ đã nói không với váy vóc búp bê, thay vào đó chọn làm mọi công việc nặng nhọc trong nhà. Khi nhận ra xu hướng giới tính của con, cô Hòa đã chủ động giới thiệu với những người xung quanh rằng nhà đã có con trai. Kiên trì nhiều năm như vậy, Hoàng Anh đã bớt rụt rè, trốn tránh, cũng tự tin hơn. Bây giờ vẫn có người thỉnh thoảng lại hỏi: “Hoàng Anh sắp lấy chồng chưa?”, khi đó cô Hòa sẽ trả lời: “Nó thành thằng cu rồi. Bây giờ chỉ đợi có con dâu về thôi.”

Cô Nga (Quảng Ninh) được con trai thú nhận mình là gay khi cậu tròn 18 tuổi. Khi đó cô sốc nặng, ốm sụt mất 8kg. Chồng cô là người phong kiến, không chấp nhận sự thật đã đánh con rất dữ. Sau đó con trai bỏ nhà ra đi. Trải qua ba tháng trời tìm kiếm và vận động chồng, hiện tại con trai cô đã đem người yêu về ra mắt gia đình. Cô Nga có chung nhận xét như nhiều phụ huynh khác: từ khi gia đình chấp nhận giới tính của con, tình cảm của bố mẹ và con tốt hơn nhiều, không như trước đây con tìm mọi cách né tránh, tâm sự, chia sẻ gần như là chuyện không bao giờ xảy ra!

Cô Cúc (Ninh Bình) có con là đồng tính nam kể: năm lớp 12 con viết cho cô một lá thư rất dài thú nhận giới tính thật và nhấn mạnh rằng đó là điều con không muốn và cũng không lựa chọn được, con cũng đã đấu tranh suốt 10 năm trước khi công khai với mẹ. Khi đó cô sốc nhưng vẫn hy vọng con sẽ thay đổi, “thẳng” trở lại. Hàng năm trời sau đó là quãng thời gian “hoang mang ghê gớm, thương con, cũng thương mình”. Sau khi được tham gia hội PFLAG, cô Cúc mới thở phào: chỉ tí nữa thôi là mất con, vì thời gian đó con đã có những biểu hiện trầm cảm rất rõ. Sau này, cậu cũng kể, nhiều lúc đã nghĩ đến chuyện tự vẫn để kết thúc mọi hoang mang, đau đớn!

 nuoc mat me cha khi con thu nhan gioi tinh - 2

Xuống đường yêu cầu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. 

Nhiều người nổi tiếng công khai giới tính

Cây viết trẻ Hạ Vũ, tác giả của cuốn sách best seller “Hôm nay tôi thất tình” (trong vòng ba giờ bán hết 1.000 cuốn) cũng nhân dịp này công khai giới tính thật. Trước đó fan thường nhầm Hạ Vũ là nữ. Tác giả này khẳng định: “chưa bao giờ dùng từ “được” hay “bị” để nói về đồng tính. Chỉ là nó chính là ta, cứ thế mà sống tốt và phát triển những gì mình có mà thôi”.

Đạo diễn trẻ Ngọc Diệp chọn đúng ngày Vietpride tổ chức sự kiện “Cầu vồng trò chuyện” để đăng lên trang cá nhân bài hát “Girl like girl” (Nữ thích nữ) do ca sĩ, nhạc sĩ Hayley Kiyoko trình bày kèm lời trích: “Con gái yêu con gái cũng giống như con trai yêu họ, chẳng có gì mới cả’’!

Ca sĩ Đào Bá Lộc trong tháng 9 cũng gây “bão” dư luận khi chính thức trải lòng về mối tình đồng giới của mình sau rất nhiều đồn đoán. Đào Bá Lộc còn tiết lộ, người yêu cũ của anh là một nam danh hài, MC nổi tiếng, giờ đã kết hôn với nữ ca sĩ nổi tiếng. Những kỉ niệm đẹp cũng như nguyên nhân tan vỡ được Đào Bá Lộc kể rõ tận tình. Tuy nhiên danh tính người tình vẫn được bí mật, thu hút sự tò mò của đông đảo cư dân mạng.

Một sự kiện văn hóa cũng được cộng đồng LGBT chờ đợi để kết thúc chuỗi hoạt động Vietpride năm nay là bộ phim “Tao không xa mày” dự kiến khởi chiếu vào 6/10. “Tao không xa mày” đi theo dòng phim ngôn tình đam mỹ của Trung Quốc, kể về mối tình thanh xuân nhiều hoài niệm của một người đàn ông với một người đàn ông khác.

Đạo diễn Rony Hòa trước đó từng gây bão trên Youtube và mạng xã hội với hai phim ngắn “Tao yêu mày” và “Tao không yêu mày”. Phim đã đạt được giải thưởng “Phim được yêu thích nhất” tại cuộc thi phim ngắn “3,2,1 Action” năm 2014. Tính đến nay cả hai phim ngắn nói trên đã thu hút gần 3 triệu lượt xem trên Youtube. 

Chiều 24/9 trong sự kiện mang tên Viet Pride 2017 hàng ngàn bạn trẻ đã tham gia đi bộ trên phố Nguyễn Huệ chào mừng ngày hội của cộng đồng LGBT. Lá cờ cầu vồng, một biểu tượng của cộng đồng LGBT rộng khoảng 15 m2 được đem ra diễu phố trong hơn một giờ đồng hồ. 

Đại sứ Mỹ cũng xuống đường ủng hộ sự kiện này. Tuy nhiên, sau khi thông tin lan tỏa, một bạn trẻ đã comment: “Hô khẩu hiệu tự hào là người LGBT là quá lố. Chúng tôi không kỳ thị giới tính nhưng làm ơn cứ yên lặng mà sống”. Comment này sau đó được chia sẻ rộng rãi và cũng nhận được sự đồng thuận của hơn 3.000 người tính đến thời điểm ngày 30/9.

>> XEM THÊM: Bé gái quyết định chuyển giới tính khi chỉ mới lên 12 tuổi

Theo Đạt Nhi (Tiền Phong)

Let's block ads! (Why?)