Saturday, September 30, 2017

Cô gái hóa bà lão ở Hội An bây giờ ra sao?

33 tuổi già như U70

Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (SN 1984, trú khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, TP Hội An), người không may mắc chứng bệnh lão hóa sớm hiếm gặp khiến nhiều bệnh viện đau đầu tìm cách chữa trị nhưng không thành.

Căn nhà chị Mai đang ở của bà Nguyễn Thị Mứt (56 tuổi, khối Thanh Nam, mẹ ruột chị Mai) nằm lọt thỏm trên con đường Trần Quang Khải, ven bờ sông Hoài. Khi chúng tôi tìm đến nhà, chị Mai vừa được người em trai chở từ một phòng khám tư nhân về với dáng vẻ tiều tụy, bước đi liêu xiêu, khác hẳn với những hình dung về người phụ nữ trẻ qua giọng nói khá trong trẻo, nhẹ nhàng lúc chị điện thoại chỉ đường vào nhà. “Mệt quá nên phải đi bác sĩ tiêm thuốc”, chị Mai thở dài.

 co gai hoa ba lao o hoi an bay gio ra sao? - 1

Chị Mai cùng đội ngũ bác sĩ tại Đài Loan năm 2012 - Ảnh: AFP

Theo chị Mai, cứ trái gió trở trời, toàn thân chị lại đau nhức, đầu đau như búa bổ. Nhiều ngày liền, người phụ nữ 33 tuổi không ăn được cơm, cân nặng giảm còn 28kg. Người nhà nấu gói mì thì chị cũng chỉ ăn được vài miếng là lại bỏ, uống nước cũng khó khăn. Ngồi ở góc nhà hồi tưởng lại quá trình chữa bệnh đầy gian khổ, chị Mai than thở: “Giờ thì không còn hy vọng gì nữa”.

Chị kể, năm 11 tuổi, khi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì và cơ thể thay đổi như bao người bạn cùng trang lứa, chị bất ngờ phát hiện 2 tay mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Được gia đình đưa đi khắp các bệnh viện, phòng khám tại Hội An nhưng không ai chỉ rõ bệnh khiến chị càng lo lắng. Cứ dăm ba ngày, các mẩn đỏ lại xuất hiện. Khoảng 1 năm sau, cơ thể chị bắt đầu sưng húp lên, da nhão ra. Bạn bè dị nghị, đồn đoán đủ thứ khiến chị tủi thân, đi học xong thì về thẳng nhà chứ không vui chơi cùng chúng bạn như trước.

Trong suốt những năm học phổ thông, chị Mai chống chọi với chứng mẩn ngứa nhưng sức khỏe vẫn tốt. Đến năm 2004, ra trường, chị Mai về làm thuê cho một xưởng may gần nhà.

Tại đây, chị tình cờ gặp anh Trần Thanh Thương (SN 1976), cháu của người chủ xưởng may. Tình cảm bén nở, 1 năm sau, 2 anh chị quyết định kết hôn. Lần giở album ảnh cưới, chị Mai bùi ngùi tiếc vẻ thanh xuân của mình. Trong các bức ảnh, người thân, bạn bè quây quần chúc mừng đôi vợ chồng trẻ. Cũng trong ảnh, chị Mai nhìn rất xinh xắn. Người chụp ảnh cưới cho chị khi đó đã khéo léo che đi 2 cánh tay sưng tấy của chị.

Những tưởng hạnh phúc viên mãn khi chị hạ sinh liên tiếp 2 đứa con kháu khỉnh, “đủ nếp đủ tẻ”. Vậy mà khi con trai út đầy 4 tháng tuổi, cơ thể chị Mai bắt đầu lão hóa nặng, da dẻ toàn thân nhão, gương mặt chị gần như biến dạng với nhiều nếp nhăn, vết chân chim…, trông không khác bà lão 70 tuổi. Quá hoảng sợ, người nhà đưa chị Mai đi “vái tứ phương”, dùng các loại thuốc đông, tây y nhưng đều không ngăn được chứng lão hóa, kinh tế gia đình kiệt quệ.

Mãi đến năm 2011, được một số nhà hảo tâm kết nối, vợ chồng chị Mai khăn gói ra Đà Nẵng để các y bác sĩ đầu ngành khắp các tỉnh, thành làm hội chẩn tại Bệnh viện Hoàn Mỹ.

Hồi đó, thông tin về chị Mai rần rần trên các báo, thu hút cả giới y khoa và dư luận. Qua nhiều lần hội chẩn, BS. Trần Bá Thoại (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng) cùng hội đồng y khoa nhận định chị mắc biến chứng lão hóa da, viêm mao mạch dị ứng, biến đổi cặp nhiễm sắc thể số 8… dẫn đến già trước tuổi. Các phác đồ điều trị được bệnh viện ứng dụng, hỗ trợ miễn phí cho chị Mai. “Tìm được bệnh, tôi cũng mừng thầm trong bụng vì nghĩ sẽ được chữa khỏi. Bệnh viện chữa trị miễn phí nên tôi càng thêm động lực. Gia đình hồi hộp theo dõi từng chuyển biến của bản thân”, chị Mai kể.

 co gai hoa ba lao o hoi an bay gio ra sao? - 2

Chị Mai (bên phải) dù mới 33 tuổi nhưng già hơn cả mẹ ruột (bên trái) của mình

Chuyến đi Đài Loan và lời đồn quái ác

Năm 2012, khi báo chí bắt đầu đưa nhiều tin, bài về chứng bệnh là của chị Mai, cơ duyên đưa chị gặp một người phụ nữ tên Sang (công tác tại Văn phòng đại diện Trade Center tại TP.HCM - 1 tổ chức xúc tiến thương mại phi lợi nhuận trực thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan, Trung Quốc). Sau nhiều cuộc điện thoại kết nối, tháng 4/2012, chị Mai cùng em trai sang Đài Loan nhờ cặp vé máy bay miễn phí. “Sang đến nơi lạ nước lạ cái, lại bất đồng ngôn ngữ, may mắn là bên đó họ cho xe của Bệnh viện Đại học Trung Hoa đón chị em tôi tận sân bay”, chị Mai nói.

Một tháng rưỡi điều trị miễn phí tại Đài Loan, chị Mai được một cô gái người Việt tên Nụ làm tình nguyện viên chăm sóc. Cũng tại đây, nhiều y bác sĩ đầu ngành hợp sức thực hiện một ca phẫu thuật cho chị Mai. Ca mổ được nhiều báo quốc tế đưa tin là thành công mỹ mãn. Chị Mai xuất viện với vẻ tươi tắn, gương mặt căng phồng vì được bác sĩ kéo căng da, xóa nếp nhăn.

Chưa kịp mừng, chỉ sau gần một năm, chị Mai lại giật mình khi thấy mình trong gương đang ngày một già trở lại. Da mặt thêm nhăn nheo, người gầy gò, tiều tụy khiến bao nhiêu ước mơ sụp đổ.

Hết hy vọng, chị Mai càng thêm tuyệt vọng và đau đớn trước những lời đồn pha ác ý của một số người. “Họ bảo tôi được đài thọ nhiều tỷ đồng sau chuyến đi Đài Loan khiến nhiều người kéo đến nhà bàn tán, thậm chí xin tiền. Cả gia đình dùng nhiều lời lẽ, bằng chứng giải thích cũng không xua tan được miệng lưỡi những người ác tâm”, chị Mai kể.

Bà Nguyễn Thị Mứt kể thêm, việc bị gán nhận nhiều tiền ở nước ngoài khiến khoảng cách hai bên sui gia xa thêm. Chị Mai rơi vào cảnh túng quẫn, chỉ biết gắng gượng sống vì 2 con thơ dại.

“Ăn bám gia đình”

Lời chị Mai đầy chua xót! 6 năm qua, bệnh trở nặng khiến chị mất sức lao động. Chồng chị Mai chạy xe ôm, thu nhập không đủ trang trải cho cả 3 mẹ con. Chị đành phải đưa 2 con về nương tựa nhà mẹ ruột. Ngoài tiền gom góp của chồng mỗi tháng hơn triệu đồng đưa nuôi con, mẹ con chị Mai nhờ cả vào hàng tạp hóa nhỏ của bà Mứt. Cha chị Mai năm nay cũng gần 70 tuổi nhưng vẫn phải đi làm phụ hồ, tất cả chỉ đủ ăn qua bữa.

Hai con chị Mai học cùng một trường tiểu học, hôm thì chị em tự đèo nhau bằng xe đạp, hôm phải nhờ người nhà đưa đón. “Tội 2 đứa con bị bạn bè dị nghị, nói sao mẹ mi già thế, nghĩ mà ứa nước mắt. Sức khỏe tôi thì ngày càng yếu, mỗi tháng 3-4 lần phải đi tiêm thuốc giảm đau, mỗi mũi tiêm mất 200.000 đồng đều là tiền chắt bóp, dành dụm”, chị Mai cho hay.

Hộ khẩu hiện tại của chị Mai hiện vẫn ở nhà riêng của 2 vợ chồng tại phường Cẩm Phô (Hội An), được đưa vào hộ cận nghèo với vỏn vẹn tấm thẻ bảo hiểm y tế. Nhiều lần, tổ dân phố làm hồ sơ cho chị vào diện trợ cấp xã hội nhưng vì nhiều điều kiện không thỏa mãn, hồ sơ bị hoãn lại. “Giờ tôi chỉ mong 2 đứa con học hành chăm ngoan, số phận tôi đã vậy rồi, trời kêu thì dạ thôi”, chị Mai nói.

Chiều 21/9, trao đổi với PV qua điện thoại, BS. Trần Bá Thoại cho biết, lâu nay chỉ nghe thông tin về chị Mai qua báo chí. Bản thân ông cũng mong có dịp gặp lại chị Mai để tìm hiểu hiện trạng bệnh. Theo BS. Thoại, BV Hoàn Mỹ đã dành số tiền lớn để gửi các mẫu xét nghiệm ra Hà Nội, các cơ sở y tế bên Pháp tìm căn nguyên bệnh, điều trị miễn phí cho chị Mai.

“Ngay từ đầu, chúng tôi tiên lượng việc điều trị cho chị Mai rất lâu dài, khó khăn và không thể chắc chắn 100%. Nhưng chị Mai không theo hết quy trình điều trị này. Việc chị Mai được ra nước ngoài điều trị theo tôi có sự mập mờ, không đúng bản chất. Hiểu nôm na, chúng tôi chữa cái “căn” (gốc gác gây bệnh) cho chị Mai. Còn cơ sở bên Đài Loan chữa bằng biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ, nên giờ bệnh không hết mà dẫn đến một số tác dụng phụ, khiến việc lão hóa của chị Mai càng nặng hơn”, BS. Trần Bá Thoại cho biết.

Xuân Huy (Ghi)

Gia cảnh túng quẫn, 2 con đang tuổi ăn học, mẹ con chị Mai rất cần sự chung tay sẻ chia của cộng đồng. Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ trực tiếp số điện thoại của chị Nguyễn Thị Ngọc Mai: 01642.509.961.

>> XEM THÊM: Cuộc đời bất hạnh của những cô gái hóa bà lão

Theo Tấn Việt (Báo Giao thông)

Let's block ads! (Why?)

Bí ẩn dấu chân người kỳ lạ trên đá và lời nguyền ngàn năm

Cả làng không ai dám đến gần dấu chân kỳ lạ

Từ thành phố Thanh Hóa, vượt qua 100km đường rừng về phía Tây Nam, chúng tôi có mặt tại thôn Thanh Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Nơi có dấu chân người trên đá và câu chuyện kỳ bí về lời nguyền ngàn năm.

Chúng tôi hỏi thăm đường về nơi tảng đá có dấu chân kỳ lạ, một người phụ nữ vội gàn: “Các chú vào đấy làm gì, nguy hiểm lắm. Trước đây có một anh dưới xuôi lên đây lấy củi, vô tình lạc vào đấy rồi không thấy trở về”.

 bi an dau chan nguoi ky la tren da va loi nguyen ngan nam - 1

Dấu chân bên phải của Trạng in hằn trên tảng đá nằm ven sông Giang.

Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi tìm đến nhà Già làng Lô Văn Hắng. Rót nước mời khách xong, cụ Hắng thở dài nói: “Những chuyện đấy không kể tùy tiện được đâu. Từ lúc tôi còn nhỏ đã được các cụ kể lại và dặn không được đến gần tảng đá đấy. Tôi khuyên các chú đừng có đến, nó không có gì đáng xem đâu”.

Thấy chúng tôi quả quyết, tò mò muốn biết về câu chuyện kỳ bí, cụ Hắng ngập ngừng rồi đồng ý kể.

Theo cụ Hắng, dấu chân kỳ lạ đó là dấu chân của vị Trạng nguyên thời xưa. Ngày ấy, nhà Trạng nghèo lắm nên dân làng góp tiền, góp gạo cho Trạng đi học rồi lên kinh thi đỗ Trạng nguyên.

Ba năm sau, Trạng đi men theo khe núi về thăm nhà. Đến giữa dòng sông Giang, nơi thác nước chảy xiết nhất, Trạng bắt gặp vợ mình đang ngồi nói chuyện với một người con trai khác. Trạng tức quá, rút gươm chém vợ mình và người con trai lạ. Nhưng khi nhìn lại, người con trai ấy chính là anh vợ mình.

Hóa ra, vì thương chồng nên người vợ thường gọi anh trai đến dạy viết thư cho chồng rồi đến nơi có dòng nước chảy xiết, đóng bè bỏ thư vào đấy trôi theo sông với mong muốn mọi người đọc được, đưa đến tay Trạng.

Cầm lá thư chưa kịp gửi từ tay người vợ, Trạng khóc suốt 3 ngày 3 đêm. Thương cho người vợ và sự tàn nhẫn của mình, Trạng nghĩ tất cả những lỗi lầm này là do tảng đá ngăn nước tạo ra tiếng ồn để khiến Trạng hiểu nhầm. Trạng đạp mạnh lên tảng đá và rút gươm kết liễu mình.

Trước khi chết Trạng thề, nếu ai đi qua đây thử vừa dấu chân Trạng sẽ được giàu sang, bằng không sẽ chết đau khổ như Trạng.

“Một số người lạc đường vào thấy dấu chân Trạng, đến ướm để có thể tìm được lối thoát nhưng đều không thấy trở về hoặc trở về nhưng sau đó chết kỳ lạ. Từ đó, bà con rào đường và căn dặn con cháu không được bén mảng tới nơi này”, Già làng Hắng nói.

 bi an dau chan nguoi ky la tren da va loi nguyen ngan nam - 2

Bàn chân Trạng nhỏ hơn chân người bình thường.

Mục sở thị dấu chân kỳ lạ trên đá

Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi men theo sông Giang để tìm dấu chân kỳ lạ trên đá. Vì bà con nơi đây xem dấu chân lạ đó là điểm gở, không ai dám đặt chân vào nên đường đi hết sức khó khăn. Gần 3 tiếng đi bộ, chúng tôi mới tìm đến được tảng đá có dấu chân người.

Dấu chân của Trạng hiện lên trên một tảng đá to nằm bên kia sông Giang, được bao quanh bởi những tảng đá lớn. Đó là dấu tích của bàn chân phải với đầy đủ 5 ngón.

Đích thân chúng tôi đã ướm thử chân mình vào dấu chân ấy, nhưng không vừa. Bàn chân đó nhỏ hơn so với chân người bình thường. Các ngón chân xòe ra, ở ngón chân cái còn có dấu vân chân in trên đá.

Giữa dòng sông là tảng đá khổng lồ. Theo lời kể của cụ Hắng, đây là nơi vợ Trạng và người anh trai đang kết bè đưa thư cho Trạng.

 bi an dau chan nguoi ky la tren da va loi nguyen ngan nam - 3

Tảng đá giữa sông Giang, nơi vợ Trạng và người anh trai đang kết bè đưa thư cho Trạng.

Mục sở thị xong dấu chân kỳ lạ đó, chúng tôi lại men theo con đường cũ để trở về thôn Thanh Quang mà chẳng gặp phải khó khăn gì. Điều đọng lại trong chúng tôi ở nơi đó, ngoài nước chảy xiết, tiếng thác nước ào ào của dòng sông vọng lại thì không có gì đáng sợ như người địa phương đã kể.

Ông Vi Đại Thân - Bí thư chi bộ thôn Thanh Quang cho hay, những câu chuyện kỳ bí về dấu chân Trạng trên đá thì người dân trong thôn ai cũng biết. Người lớn truyền cho trẻ nhỏ giống như là sử sách của thôn và nhắc nhở không ai được đến gần đó.

“Về những cái chết kỳ lạ hay những chuyện bất trắc khi người không may đi lạc vào đấy có lẽ chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên chứ không phải lời nguyền ghê rợn như đồn đoán”, ông Thân nói.

>> XEM THÊM: Ngôi mộ bí ẩn dưới chân đường cao tốc

Theo Thiên Sứ (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)

Mất mạng vì nhậu say rồi chụp cổ áo cô hàng xóm

Cái đẩy tay định mệnh ấy, khiến người đàn ông chấn thương sọ não dẫn đến mất mạng. Người phụ nữ phải ra trước vành móng ngựa...

Cái đẩy tay chết người

Phiên tòa “cố ý gây thương tích” do TAND TP Huế xét xử sơ thẩm mới đây thu hút rất đông người dự khán. Bị cáo trong vụ án là Nguyễn Thị Linh Chi (41 tuổi, ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Mới sáng sớm, nhưng khán phòng ở tầng 1 đã chật ních người. Những ai chậm chân, đành phải đứng lố nhố bên ngoài hành lang theo dõi phiên xử.

Cha mẹ bị hại già nua, đầu chít khăn tang lạnh lẽo, chân run run bước qua mấy bậc tam cấp vào tòa. Người mẹ ôm chặt di ảnh con trai trong lòng. Đôi tay gầy trơ xương dùng nhiều sức, khiến mấy sợi gân xanh loằng ngoằn nổi lên sau lớp da tay lấm chấm đồi mồi.

Gia đình bị cáo ngồi chen chúc một phía. Chồng bị cáo nhìn vợ đứng nơi vành móng ngựa, khuôn mặt anh nhăn lại đầy đau xót. Nhìn vợ chỉ một lát, anh đã vội vã cúi mặt xuống bàn, cố giấu đôi mắt đã đỏ hoe và hai giọt nước mắt nóng hổi đang chực trào xuống. Đôi tay đặt anh trên bàn không ngừng run rẩy thể hiện nỗi xúc động mãnh liệt trong lòng.

Cáo trạng thể hiện, chiều ngày 2/4/2017, bị hại (45 tuổi) trong trạng thái say rượu, đi ngang một quán tạp hóa thì gặp mẹ chồng bị cáo. Bị hại có lời lẽ xúc phạm và lấy 1 cái ghế định đánh mẹ chồng bị cáo. Thấy vậy, mẹ chồng bị cáo bỏ đi vào trong nhà và nói với con dâu: “Mẹ ra trước xóm chơi mà thằng Cu chửi mẹ. Con ra đưa hắn về nhà cho rồi”. Chi nói với mẹ chồng: “Kệ hắn, thằng say mà chấp làm chi”.

Một lúc sau, nghe tiếng bị hại vẫn còn chửi, nên mẹ chồng bị cáo đi ra quán tạp hóa, nhưng không nói gì. Chừng 10 phút sau, bị cáo mang rác đi đổ thì thấy bị hại đang chửi mẹ chồng mình nên Chi đến kéo bị hại về nhà. Nhưng bị hại không đồng ý dẫn đến hai bên giằng co, xô đẩy nhau. Chi dùng tay tát 2 cái vào mặt bị hại, bị hại dùng tay nắm cổ áo Chi đồng thời cúi xuống nhặt đá lên đánh Chi. Thấy vậy, Chi đẩy bị hại ra thì bị hại ngã dập đầu xuống đường. Bị hại sau đó được mẹ ruột đưa về nhà nghỉ.

Đến 12h khuya cùng ngày, khi mẹ bị hại đến giường con trai đang nằm ngủ kiểm tra thì phát hiện con trai đã chết. Nguyên nhân tử vong do chấn thương sọ não, xuất huyết ngoài màng cứng lượng lớn nhưng không được điều trị kịp thời có yếu tố làm dễ và tình trạng giãn mạch do rượu.

Lời khai bị cáo

Bị cáo đứng nơi vành móng móng ngựa, trong lúc viện kiểm sát đọc cáo trạng thì cứ bưng mặt khóc miết. Đôi vai gầy cứ rung rung từng đợt theo mỗi tiếng nấc nghẹn. Bị cáo khai, mình với bị hại là bà con. Đó là lý do khiến mẹ chồng bị cáo mới kêu bị cáo ra dẫn bị hại về nhà.

Lúc bị cáo và bị hại giằng co, bị hại giật mạnh cổ áo bị cáo, khiến hàng nút phía trước đứt tung tóe. Bị cáo mới đẩy tay bị hại ra khỏi áo mình, rồi túm áo chạy vào nhà. “Bị cáo bỏ chạy vào nhà để gài lại áo. Nên không biết bị hại trong lúc ngã xuống đã bị chấn thương ở đầu”, bị cáo òa khóc.

Tòa: “Bị cáo về nhà, có quan tâm bị hại ngã đang nằm ngoài đường không?”.

Bị cáo: “Bị cáo có hỏi mẹ chồng bị hại răng rồi? Mẹ chồng nói mẹ bị hại đã đưa anh về nhà”.

“Theo bị cáo, bị hại chấn thương sọ não là do đâu”.

“Bị cáo không biết”.

“Có phải do bị cáo xô ngã không?”.

“Bị cáo không biết”. Bị cáo lại òa khóc.

Anh trai bị hại giọng run run, cố nén bức xúc trong lòng. Anh nói mình sinh sống ở trong Nam. Lúc em trai qua đời mới về dự tang lễ. Dù không chứng kiến vụ việc, nhưng anh nghe mọi người kể lại: “Tui nghe họ kể, khi em tui ngã xuống chảy máu, bị cáo nói: “Chảy máu thì để cho hắn chết đi”, mà không đưa em tui đi bệnh viện.

Cha mẹ tui già không biết gì. Nếu bị cáo có trách nhiệm, đưa em tui đi khám, thì em tui đã không mất mạng”. Người đàn ông nói trong uất ức. Tòa hỏi anh có yêu cầu cơ qua làm rõ điều này không? Anh bảo không yêu cầu.

Tòa cho biết, cơ quan điều tra dưới sự giám sát của viện kiểm sát, trong quá trình điều tra làm rõ  vụ án, xác minh vụ việc, lấy lời khai các nhân chứng, gặp gỡ những người có liên quan, khám nghiệm hiện trường…thì không nghe gì về vấn đề này.

“Bị cáo Chi lúc đầu đi ra với thiện chí rất tốt. Nhưng không ngờ hai bên lại xảy ra bất đồng dẫn đến việc đáng tiếc xảy ra. Bị cáo có lỗi, nên mới có phiên tòa hôm nay. Nhưng làm sao, để sau phiên tòa này, hai gia đình có thể giữ được hòa hiếu”.

 mat mang vi nhau say roi chup co ao co hang xom - 1

Bị cáo bưng mặt khóc tại phiên tòa

Bất ngờ về nguồn cơn mâu thuẫn

Mẹ chồng bị cáo khai, bà ngồi chơi ở quán người hàng xóm. Nhìn thấy bị hại đi tới thì bà nở nụ cười. Đều là xóm giềng quen biết với nhau, gặp nhau thì cười chào. Ai ngờ bị hại cứ nhảy chồm lên chửi.

Chửi rồi thì thôi đi, bị hại còn vác ghế đòi đánh. Bà vào nhà ngồi. Nhưng nghe bị hại cứ chửi mãi, chửi mãi. Bà sợ mấy đứa con trai nghe thấy, chạy ra đánh nhau thì to chuyện. Nên bà đành ra trước nhà. Bắt ghế ngồi đó cho bị hại chửi. Nghĩ là bị hại chửi chán sẽ bỏ về. Chứ không ngờ chuyện lại thành như hôm nay.

Một nhân chứng có mặt tại tòa cũng xác nhận, mình là người chứng kiến mọi việc. Bà này khai, mẹ chồng bị cáo chỉ có ý cười chào bị hại. Nhưng bị hại lại nổi sùng lên bảo: “O cười cái chi?”, “O cười ngạo tui phải không?”. Có ai ngờ, một nụ cười chào nhau, vốn dĩ là thân thiện, lại khởi nguồn cho một cuộc xô xác đến nỗi phải một mất một còn.

Nhà bị hại có 7 anh em. Nhưng tất cả đều đi làm ăn xa, cuộc sống nơi đất khách quê người cũng khó khăn vô cùng. Ở quê, chỉ có mình bị hại ở với ba mẹ. Bị hại không có vợ con, nên cha mẹ già đều do một tay anh phụng dưỡng. Mỗi ngày, 3 giờ sáng bị hại đã trở dậy đi lượm ve chai. Đó là kế sinh nhai của anh và cha mẹ. Bị hại hiền lành. Nhưng lại hay uống rượu. Mỗi khi rượu say, thì gặp ai cũng chửi. Nhưng hết rượu, thì người cũng trở lại bình thường.

Sau khi bị hại mất, gia đình phải vay mượn tiền để lo tang lễ. Đến nay nợ vẫn chưa trả hết. Gia đình bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường 65 triệu đồng. Bị cáo mới bồi thường 21 triệu.

Tòa hỏi chồng bị cáo có đồng ý thay vợ bồi thường không? Người đàn ông run run đứng dậy, lập ba lập bập bảo anh sẽ đứng ra thay vợ mình bồi thường. Nhưng xin hội đồng xét xử và gia đình bị hại cho anh được bồi thường dần dần. Gia đình nghèo, không có tiền để “chồng” một lúc. Chồng bị cáo vừa nói vừa run. Hai tay cứ lẩy ba bẩy bẩy. Tòa cho ngồi xuống, anh với chai nước uống để lấy lại bình tĩnh. Chai nước rung bần bật trên tay người đàn ông, thiếu chút nữa thì đổ hết lên áo.

Mẹ nạn nhân xin giảm án cho bị cáo

Anh trai bị hại bảo phải bồi thường một lần, chứ không chịu nhận tiền lắt nhắt. “Gia đình tui mất người. Giờ còn phải đổ nợ vì vay mượn tiền lo ma chay cho em tui đến nay vẫn chưa trả hết. Tôi muốn lấy tiền một lần để mang trả nợ. Một ngày chưa trả được nợ, nhà tui còn phải è lưng ra trả tiền lời”.

Do anh trai bị hại được cha mẹ ủy quyền (ủy quyền tại tòa) tham gia tố tụng, nên tòa hỏi anh có đồng ý xin giảm nhẹ cho bị cáo không, vì tại cơ quan điều tra, cha mẹ anh đã có yêu cầu xin giảm nhẹ cho bị cáo. Người đàn ông bảo, nhà bị cáo phải bồi thường tiền một lúc, anh mới xin giảm nhẹ mức án cho. Không bồi thường một lần, anh không xin.

Tuy nhiên, người mẹ lại đứng dậy xin giảm án cho bị cáo: “Con tui cũng chết rồi. Có đi tù lâu mấy thì hắn cũng không sống lại. Mà con bé còn trẻ, con cũng còn nhỏ dại. Xin tòa giảm nhẹ mức án, để con bé sớm về với chồng con”.

Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù. Anh trai bị hại chồm lên, bảo viện đề nghị vậy là “ép” gia đình mình. Mức án như đề nghị là nhẹ quá.  Người mẹ lại lần nữa đứng dậy, đề nghị tòa giảm nhẹ án cho bị cáo.

Con gái bị cáo cho biết, mẹ em bán hến ngoài chợ. Ba đi may thuê cho người ta. Nhưng mấy năm trước vì mắt ba yếu quá, chẳng thể xâu kim được nên đành ở nhà. Tay chân cũng yếu hẳn, nhiều khi cứ run lẩy bẩy. Cả gia đình 5 người (bị cáo có 3 đứa con. 1 đứa 20 tuổi, 1 đứa chưa đủ 18 tuổi và 1đứa 6 tuổi) đều phải trông cậy hết vào đôi vai của mẹ. Bị cáo chính là trụ cột trong gia đình.

“Lần nào vô trại thăm mẹ, mẹ cũng lo lắng cho mấy cha con ở nhà. Mẹ cứ dặn tới dặn lui ba đừng buồn, phải giữ sức khỏe. Mẹ ở trong trại không lo cho bản thân, mà chỉ lo mấy cha con ở ngoài không có mẹ chăm sóc”, cô bé ứa nước mắt. Cô bé bảo sau phiên tòa, sẽ tìm mọi cách đi vay mượn, để giúp mẹ bồi thường. May ra sau này mẹ còn được giảm án sớm trở về.

Sau khi nghị án, tòa tuyên bị cáo mức án 2 năm 6 tháng tù. Bị cáo nhanh chóng bị cảnh vệ dẫn giải ra xe. Chồng bị cáo run run len qua đám đông cố đến gần vợ hơn một chút, miệng trễ xuống đầy van nài: “Cho tui nói với vợ mấy câu”. Nhưng loáng một cái, người vợ đã bị dẫn giải lên chiếc, khi anh còn chưa kịp nói với vợ câu nào. Chiếc xe bít bùng nhanh chóng rời khỏi sân tòa. Để lại người đàn ông đứng tần ngần nhìn theo bóng chiếc xe đã mất hút phía xa xa.

>> Xem thêm: LỜI KHAI CỦA KẺ GIẾT CÔ GÁI CÓ HÌNH XĂM HOA HỒNG

Theo Hà Lê (Pháp Luật TP.HCM)

Let's block ads! (Why?)

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ - 1

Ảnh minh hoạ

Những con số buồn

Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chiều cao của con người đã tăng đều trong suốt hai thế kỷ qua trên toàn thế giới. Xu hướng này phù hợp với những cải thiện về chỉ số sức khỏe cũng như dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Theo khảo sát được đăng tải trên OurWorldInData.org năm 2017, nếu tính trên những người trưởng thành sinh năm 1980, Bắc Mỹ hiện tại là khu vực có chiều cao trung bình cao nhất thế giới (khoảng 180cm). Nam Á là khu vực có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới (khoảng 165cm)

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng 2009 -2010: Trong vòng 34 năm từ 1975 đến 2009, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam tăng 4,4cm (t ừ 160cm lên 164,4cm), cũng trong khoảng thời gian này, chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam tăng 3.4cm (từ 150cm lên 153,4cm). Còn tính trong vòng 100 năm qua nam giới Việt cao them được 9,1 cm, nữ giới được 8,8 cm.

Ngoài ra, khảo sát của Risk Factor Collaboration: Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam : 164,4cm (163,2-165,7cm), đứng thứ 181/200 nước. Chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam : 153,6cm (152,5-154,7cm), đứng thứ 188/200 nước.

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ - 2

TS BS Trương Hồng Sơn

TS BS Sơn cho biết chiều cao của người Việt vẫn còn khiêm tốn do tác động của từng yếu tố khác nhau lên tăng trưởng chiều cao, bao gồm: yếu tố gen, yếu tố dinh dưỡng, chế độ tập luyện thể thao, bệnh tật,… và kết luận: Để cải thiện chiều cao, cần các can thiệp tổng thể theo các mô hình can thiệp bổ sung hỗn hợp các vi chất dinh dưỡng gồm Vitamin A, Canxi, Vitamin K, vitamin D, Sắt, Kẽm …

PGs.Ts Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra Khẩu phần ăn thực tế của trẻ từ 02 – 11 tuổi. Theo đó, khẩu phần ăn của trẻ hiện chưa đảm bảo đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (như vitamin A, Vitamin D, canxi, Fe, kẽm…). Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả trẻ bình thường cũng như trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi đều không đủ canxi và các vi chất thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương hiệu quả. Có sự khác biệt về cơ cấu chất lượng khẩu phần của trẻ giữa thành phố và nông thôn, giữa các vùng sinh thái, khu vực, mức kinh tế,…

Đừng bỏ qua giấc ngủ

Trong số các nguyên nhân khiến người Việt khiêm tốn chiều cao đó có nguyên nhân đến từ giấc ngủ nhưng lại ít ai để ý đến.

TS BS Sơn cho biết giấc ngủ được cho là giúp giải phóng một số nội tiết tố (hormone) tăng trưởng và phục hồi cơ thể lúc ngủ. Khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Theo quy luật là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng mới sản sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormone sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ đêm cho tới 1 giờ sáng hôm sau. Do vậy, nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Trẻ 1-3 tuổi cần ngủ từ 12-14 giờ mỗi ngày, trẻ 3-6 tuổi sẽ cần phải ngủ đủ từ 10-12 giờ mỗi ngày và trẻ 6-12 tuổi cần ngủ 10-11 giờ mỗi ngày. Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ là nguyên nhân của chậm phát triển chiều cao. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ rằng những rối loạn giấc ngủ có thể gây chậm phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Ví dụ như chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất hơn các trẻ bình thường khác.

Ngoài ra, những trẻ không ngủ đủ giấc cũng sẽ có những sự thay đổi về hormone trong cơ thể. Hormone điều chỉnh cảm giác đói và vị giác có thể bị ảnh hưởng, khiến trẻ ăn nhiều hơn bình thường và có nguy cơ thừa cân cao hơn. Thêm vào đó, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến việc cơ thể chuyến hóa thức ăn, gây ra tình trạng kháng insulin và có liên quan đến bệnh tiểu đường typ 2 khi trưởng thành.

Cha mẹ tự 'giết' con vì cho trẻ tiêm thuốc mong thúc đẩy chiều cao

Lo lắng con bị ảnh hưởng của việc dậy thì sớm, mong con lớn lên sẽ có chiều cao của một “chân dài”, một số cha...

Let's block ads! (Why?)

Con gái hơn 2 tháng tuổi của Vy Oanh miệng chúm chím, mắt to tròn như chim non

Nữ ca sĩ Vy Oanh đã sinh con thứ 2 tại Mỹ được hơn 2 tháng. Cô bé tên là Briana Tuệ An, mới đây giọng ca Đồng xanh cho biết cô còn gọi nàng "công chúa nhỏ" là Chích Bông. Người đẹp thổ lộ: "Vì cái miệng con cứ chúm chím, đôi mắt to tròn giống con chim non lắm thôi".

Khi nữ ca sĩ khoe loạt hình mới của bé, con gái Vy Oanh lập tức "gây sốt" vì vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu. Đôi mắt bé quả thực tròn xòe và long lanh.

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 1

Vẻ xinh yêu của con gái Vy Oanh

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 2

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 3

Bé được hơn 2 tháng tuổi

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 4

Cô nhóc sinh ra ở Mỹ

Cách đây 2 ngày cũng là sinh nhật của Vy Oanh, cô thổ lộ món quà mừng tuổi mới to nhất mà mình nhận được từ ông xã trong năm nay chính là "tiểu thư" bé bỏng này.

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 5

Cô bé khi 1,5 tháng tuổi

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 6

Đây là em bé thứ 2 nhà Vy Oanh sau cậu bé Voi

Sau khi sinh xong, Vy Oanh đang khao khát trở lại với nghề và nhớ sân khấu. Cô đã đi hát khi sinh con được hơn 1 tháng nhưng liền sau đó thấy không nỡ để con ở nhà. Trong khi đó, lần đầu sinh con, có tới cả năm cô mới đi diễn.

Lo lắng con gái ốm khi mình đi làm quá sớm, Vy Oanh quyết tâm dành thời gian cho con nhiều hơn. Cô còn thổ lộ: "Tôi yêu cái gia đình này lắm, không gì đánh đổi được đâu, phải an cư mới lập nghiệp đã".

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 7

Nhớ nghề nhưng Vy Oanh muốn dành nhiều thời gian hơn cho con

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 8

Cô quyết ở nhà làm "mẹ bỉm sữa"

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 9

Nữ ca sĩ và bé Voi - con trai đầu lòng

 con gai hon 2 thang tuoi cua vy oanh mieng chum chim, mat to tron nhu chim non - 10

Người chồng "bí ẩn" mà Vy Oanh chưa một lần tiết lộ danh tính

>> Xem tiếp: VY OANH KHỎE MẠNH SAU KHI SINH CON GÁI THỨ 2 TẠI MỸ

Xem thêm MV Đồng Xanh của Vy Oanh:

Theo Mi Mi (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)