Thursday, December 1, 2016

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Hoa hậu đền Hùng được nhà thiết kế tin tưởng, mời cầm trịch show diễn cá nhân thứ 9 của anh.

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Giáng My từng làm khách mời trong nhiều show diễn của Đỗ Mạnh Cường nhưng lần này, chị đảm nhiệm vai trò đặc biệt hơn là dẫn dắt đêm thời trang của nhà thiết kế. Hoa hậu đến showroom của Đỗ Mạnh Cường ở TP HCM để chọn trang phục và thảo luận thêm về kịch bản chương trình.

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Giáng My sẽ mặc một bộ cánh kiểu dáng đơn giản, tinh tế khi chụp ảnh trên thảm đỏ và một thiết kế lộng lẫy ra sân khấu làm MC.

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Đỗ Mạnh Cường rất tin tưởng vào tài ăn nói và khả năng ứng biến của Hoa hậu đền Hùng.

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Giáng My chia sẻ, chị thích các thiết kế của Đỗ Mạnh Cường vì tính ứng dụng cao, kiểu dáng sang trọng, dễ phối hợp với phụ kiện. Đỗ Mạnh Cường sẽ giới thiệu các mẫu váy áo gam đen trong show Thu Đông sắp tới nhưng vẫn sản xuất trang phục đủ màu để khách hàng thoải mái lựa chọn.

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Giáng My may mắn sở hữu làn da trắng ngần, nhan sắc thanh tao, quý phái.

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Chị hiện là nữ doanh nhân thành đạt, được nhiều người ngưỡng mộ.

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Giáng My thử trang phục, làm MC show Đỗ Mạnh Cường

Show diễn 'The little black dress' của Đỗ Mạnh Cường diễn ra vào 7h tối 9/12 tại TP HCM. Ngoài Giáng My, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng tham dự với vai trò khách mời.

Hương Giang

Ảnh: Nguyễn Nhật Vũ

Theo Ngoisao.net

Let's block ads! (Why?)

Để không rơi vào cái chết bất ngờ cướp đi sinh mạng của 800 người mỗi tháng bạn cần ghi nhớ bước sơ cứu này

Các thống kê ở Việt Nam cho thấy, hiện nay số người mắc và tử vong do đột quỵ ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Theo đó, mỗi năm có khoảng hơn 200.000 người bị đột quỵ được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có khoảng 100.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Như vậy, tính bình quân mỗi tháng có hơn 800 người và mỗi ngày có khoảng 277 người tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, đột quỵ hoàn toàn có thể nhận biết bằng những dấu hiệu được cảnh báo trước. Đặc biệt, nếu người bệnh được sơ cứu đúng cách thì nguy cơ biến chứng, tử vong sẽ giảm đi đáng kể.

PGS.TS  Mai Duy Tôn – Trưởng phòng Cấp cứu 1 (Khoa Cấp cứu – BV Bạch Mai) cho biết, khi phát hiện nạn nhân bị đột quỵ cần chuyển ngay đến bệnh viện. Nếu chuyển đến bệnh viện trước 4,5 giờ thì các bác sĩ (ở 1 số bệnh viện lớn) có thể dùng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị và không để lại biến chứng.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ xe cấp cứu chở bệnh nhân đến viện, người nhà phải thực hiện một số động tác sơ cứu để giảm những biến chứng có thể xảy ra. Đó là ( mời theo dõi qua ảnh):

Khi phát hiện thấy người bị đột quỵ, cần đưa người bệnh ra nơi thông thoáng, nới lỏng quần áo.

Sau đó lấy gối (vật dụng mềm) xung quang kê cao lưng, cổ người bệnh lên cao khoảng 30cm.

Tiếp theo kiểm tra miệng người bệnh xem có dị vật hoặc đờm nhãi, thức ăn gì hay không.

Dùng khăn sạch đưa vào miệng người bệnh lau sạch đờm nhãi bên trong.

Sau đó cho người bệnh nằm xoay sang một bên, để phòng trường hợp người bệnh bị sặc vào phổi.

Tiếp theo, lấy một chiếc đũa, quấn khăn xung quanh...

...rồi đặt nằm ngang miệng người bệnh, tránh tình trạng người bệnh cắn vào lưỡi.

Trường hợp xe cấp cứu xa chưa đến kịp, thấy người bệnh có dấu hiệu bất thường thì kiểm tra động mạch cảnh bên cạnh cổ của người bệnh.

Nếu người bệnh ngừng tuần hoàn thì tiếp tục sơ cứu ngừng tuần hoàn bằng cách ép tim, kiểm soát đường thở, thổi ngạt...

Đặc biệt lưu ý, trong quá trình sơ cứu, đợi xe cấp cứu tới tuyệt đối không cho người bệnh, ăn uống bất kể thứ gì.

Theo PGS Tôn, thông thường đối với những người cao huyết áp, tiểu đường…thường xảy ra đột quỵ. Tuy nhiên, để những người xung quanh nhận ra dấu hiệu điển hình thì không phải đơn giản.

“Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đột ngột, như đột ngột hôn mê, mất ý thức, mất thăng băng, không phối hợp động tác. Ví dụ như khi phát hiện một người nghi ngờ đột quỵ, những người xung quanh hãy bảo người bệnh giơ tay lên, nếu không giữ được thăng bằng thì đó là một biểu hiện.

Hoặc, khi bảo bệnh nhân huýt sao nhưng không được, hoặc mồm méo thì đó là dấu hiệu bất thường thứ 2. Một dấu hiệu nữa là khi nói chuyện với người bệnh hoặc bảo người bệnh nói câu gì đó, nếu người bệnh không nói được, hoặc méo tiếng thì cũng là một dấu hiệu rất cảnh bảo. Trong trường hợp, người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% đó là đột quỵ”, PGS Tốn cho biết.

Để phòng ngừa căn bệnh này, PGS Tôn khuyến cáo, mọi người hãy từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường tập thể dục. Đặc biệt, những người béo phì, cao huyết áp, tiểu đường cần phải lưu ý chỉ số cân nặng, huyết áp…thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng vô cùng quan trọng.

Let's block ads! (Why?)

Hiệp Gà và vợ thứ 3 làm tiệc đầy tháng ấm áp cho con trai "quý tử"

Ngày 30/10 vừa qua, vợ Hiệp Gà đã sinh con trai đầu lòng tại một bệnh viện ở Cẩm Phả (Quảng Ninh). Con trai Hiệp Gà nặng 3,1 kg, được đặt tên là Dương Đông Hải. Bé giống Hiệp Gà như đúc.

Mới đây, nam danh hài cùng vợ Diệu Thúy đã tổ chức tiệc đầy tháng cho con trai bé nhỏ. Những người bạn thân thiết của cả hai vợ chồng đã có mặt để chúc mừng bé Đông Hải.

Hiệp Gà và vợ tổ chức tiệc đầy tháng cho con trai

Con trai Hiệp Gà tên là Dương Đông Hải, bé giống bố như đúc

Bữa tiệc của con trai Hiệp Gà diễn ra tại một quán nhỏ, gồm những người bạn thân của nam danh hài

Mọi người cùng chúc mừng Hiệp Gà đã có quý tử

Let's block ads! (Why?)

Chân dung kẻ gây ra vụ thảm án 5 người thương vong ở Hà Giang

Theo nguồn tin khá tin cậy mà PV báo Người Đưa Tin có được, đối tượng Phù Minh Tuấn trước khi gây án đã có những mâu thuẫn nhất định giữa những người trong họ hàng, dòng tộc. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới hành động man rợ của đối tượng này.

Công an tỉnh Hà Giang cũng cho biết, trước đó vào đầu tháng 1/2015, cũng chính đối tượng này đã từng ra tay giết hại con ruột của mình.

Nghi phạm Phù Minh Tuấn gây ra vụ thảm sát chấn động Hà Giang đã bị bắt (Ảnh CAND).

Hồ sơ điều tra thể hiện, khoảng 4h ngày 1/12 nghi phạm Phù Minh Tuấn (SN 1984, dân tộc Pà Thẻn, thường trú ở thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình) đã sang nhà bố đẻ là ông Phù Láo Tả (SN 1957), dùng dao sát hại ông Phù Láo Tả và cháu Phù Thị Nguyệt (SN 2014, là con của em trai nghi phạm).

Nhận được thông tin, một công an viên là anh Phù Văn Thịnh (SN 1993) đến hiện trường ngăn cản đối tượng nhưng đã bị Phù Minh Tuấn đâm trọng thương (sau đó anh Thịnh đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi).

Đối tượng Phù Minh Tuấn tiếp tục đi xe máy sang nhà bà thím cách đó gần 1 km là bà Tải Nở Mở (SN 1965), sát hại bà Mở và chém trọng thương cháu trai của đối tượng là Phù Lán Sán (SN 1990).

Công an tỉnh Hà Giang đang tổ chức bảo vệ hiện trường.

Theo người dân địa phương, sau khi điều trị bệnh tâm thần và trở về địa phương, đối tượng Tuấn dường như anh em trong gia đình, dòng họ cô lập bởi gã đã từng ra tay giết chính con ruột của mình.

Hàng ngày chỉ trừ lúc ngủ còn khi thức Tuấn thường xách xe máy lang thang, rượu chè be bét. Vợ đi làm xa nên Tuấn càng có cơ hội “tác oai tác quái”, những người thân trong gia đình khuyên bảo nhưng Tuấn bỏ ngoài tai tất cả.

Người dân hiếu kỳ tập trung tại hiện trường vụ án.

Trước thời điểm gây án, tức là đêm 1/12, Tuấn cũng đi nhậu nhẹt về và buông những lời nguyền rủa khó hiểu. Người dân chỉ nghĩ gã say rượu như mọi ngày nên không để ý cho đến khi đối tượng Tuấn gây ra vụ án chấn động này.

Đại tá Đỗ Tiến Dũng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã trực tiếp tới hiện trường để chỉ đạo công tác điều tra. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã tiến hành truy bắt thành công nghi phạm Phù Minh Tuấn.

Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.

Let's block ads! (Why?)

Những dấu hiệu nhận biết cái chết bất ngờ sắp đến

Những dấu hiệu nhận biết cái chết bất ngờ sắp đến - 1

TS Mạc Duy Tôn

Căn bệnh bất ngờ

Ông Nguyễn Văn Ch. trú tại Hoàng Mai, Hà Nội, 57 tuổi bị đột quỵ từ đầu tháng 10/2016. Sau nửa tháng nằm viện ông mới được ra viện và bị liệt nửa người do biến chứng của đột quỵ.

Giọng ngọng ngọng khó nghe, ông Ch. cho biết, ông vẫn đi làm bình thường như mọi ngày. Nhưng khi đến công ty, ông thấy một tay tê tê và bắt đầu có triệu chứng khó nói. Ông nghĩ có thể do tê bì chân tay, thiếu máu đó là điều bình thường. 

Ông còn cố họp xong mới đi đến viện khám nhưng vừa kết thúc cuộc họp, cảm giác một nửa người tê bì, miệng méo, không uống được nước, ập đến. Mọi người vội vàng đưa ông vào bệnh viện cấp cứu.

Dù đến viện sớm và giữ được mạng sống nhưng vẫn bị di chứng sau cơn đột quỵ đó là bị liệt nửa người, ông đang phải phục hồi chức năng.

Ông Nguyễn Bá V. trú tại Thái Bình, được chuyển lên từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình với chẩn đoán chảy máu não. Gia đình cho biết ông V. vẫn khoẻ, không ốm đau gì. Buổi tối chuẩn bị ăn cơm, ông đi vào nhà vệ sinh thì bị ngã gục ở nhà vệ sinh. Gia đình gọi xe cấp cứu đưa vào viện ngay. Bác sĩ chẩn đoán chảy máu não và gia đình xin đưa lên tuyến trên. Tuy nhiên cho tổn thương quá nặng khó can thiệp nên bác sĩ giải thích cho người nhà hiểu và đưa bệnh nhân về quê.

Những dấu hiệu cần nhớ báo hiệu cái chết bất ngờ

TS Mạc Duy Tôn – trưởng phòng cấp cứu 1, Khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh đột quỵ rất nguy hiểm nên việc đầu tiên đó là nhận biết sớm bệnh để đưa người bệnh đi cấp cứu sớm nhất có thể.

Theo bác sĩ Tôn, bệnh nhân đột quỵ có những triệu chứng rất điển hình như yếu, liệt, tê bì, nói khó, đổ gục, bất thường về thị lực hoặc bệnh nhân có triệu chứng đau đầu dữ dội, hôn mê, rối loạn ý thức, mất thăng bằng.

Với trường hợp đột quỵ tai biến tại nhà, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện, vì đột quỵ là cấp cứu nội khoa.

Đầu tiên, hãy gọi cấp cứu 115 nhanh nhất, trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế đến, chúng ta có thể sơ cứu như đặt bệnh nhân nằm 30 – 45 độ, quan sát bệnh nhân như thế nào. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải có sơ cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức, kêu gọi sự hỗ trợ của người xung quanh.

Nếu bệnh nhân có nôn, xoay người bệnh nhân sang một bên để tránh bệnh nhân nuốt phải dịch nôn vào trong gây sặc. Trường hợp bệnh nhân lên cơn co giật, chúng ta sử dụng các dụng cụ tại nhà đặt như chăn, áo ngang bụng bệnh nhân để tránh tổn thương do co giật.

Lưu ý: không đưa bất kỳ thức ăn, đồ uống, bất kỳ thuốc nào cho bệnh nhân vì lúc đó bệnh nhân đang bị rối loạn, nuốt đưa thức ăn vào dễ gây sặc cho bệnh nhân.

Đột quỵ là bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, cả người trẻ lẫn già. Người trẻ nên phát hiện sớm bệnh, khám sàng lọc đối với các nguy cơ như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá.

Những bệnh nhân đã bị đột quỵ lần 1 thì nguy cơ bị lần 2 rất cao. Cần giám sát chặt chẽ y tế để điều trị yếu tố nguy cơ. Hàng ngày nên có 30 – 45 phút vận động.

Bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não phải sử dụng thuốc chống đông suốt đời.

Nhận biết đột quỵ sớm nhất: Khi người có nghi ngờ đột quỵ cần lưu ý bảo bệnh nhân giơ tay lên. Bệnh nhân không giơ được tay là bất thường.

Quan sát nét mặt người bệnh, nếu 1 bên mặt lệch xuống, cười lệch bên miệng, người bệnh nói giọng không được bình thường, tiếng nghe méo mó thì đó là dấu hiệu bất thường và nghi ngờ đột quỵ trên 90%, nên đưa đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Let's block ads! (Why?)

Thảm án 4 người chết ở Hà Giang: Nghi phạm có biểu hiện tâm thần

Liên quan đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) làm 5 người thương vong, trong đó 4 người đã chết (2 nam, 2 nữ), ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy Quang Bình (Hà Giang) cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ nghi phạm gây án là Phù Minh Tuấn (SN 1984).

Thông tin ban đầu, rạng sáng 1.12, Tuấn cầm dao chém ông Phù Láo Tả (SN 1957) và cháu Phù Thị Tuyết (SN 2014). Tiếp đó, Tuấn cầm dao xuống nhà chém bà Tải Thị Mở (SN 1965) và anh Phù Láo Sán (SN 1990).

Sau khi phát hiện vụ việc, anh Phù Văn Thịnh (SN 1993), là dân quân đã đến hiện trường ngăn cản hành vi phạm tội của Tuấn thì bị Tuấn cầm dao chém tại chỗ.

Vụ thảm án khiến nhiều người dân thấy bàng hoàng. (Ảnh Gia Phan)

Do bị chém trọng thương, ông Tả, cháu Tuyết, bà Mở và anh Thịnh đã tử vong. Riêng anh Phù Láo Sán đang được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Các nạn nhân tử vong đều là người thân của Tuấn.

Theo ông Phong và lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang, ngay sau khi gây án, đối tượng Phù Minh Tuấn đã bị công an bắt giữ. Tuấn là đối tượng có biểu hiện mắc bệnh tâm thần, từng phải đi điều trị bệnh này.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo huyện Quang Bình đã xuống địa bàn phối hợp thăm hỏi động viên gia đình nạn nhân, đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ trọng án.

Let's block ads! (Why?)

Bắn hai mũi tên vào tim để tự vẫn nhưng không chết

Các bác sĩ tại bệnh viện ở Nga mới đây đã cứu sống một người đàn ông 53 tuổi sống tại St Petersburg sau khi ông này cố tự vẫn bằng cách đặt nỏ bắn 2 mũi tên vào tim mình.

Nạn nhân khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu với 2 mũi tên xuyên qua ngực, người đàn ông này vẫn tỏ ra khá tỉnh táo và nói với bác sĩ rằng ông muốn chết nên đã đặt nỏ bắn vào tim mình. Tuy nhiên, sau mũi tên thứ nhất thấy mình vẫn chưa hề hấn gì, người đàn ông này mới đặt nỏ bắn thêm mũi tên thứ hai. Toàn bộ quá trình tự sát được người đàn ông này tiến hành tại nhà riêng. Sau đó, ông được phát hiện trong tình trạng bị thương và được đưa đi cấp cứu. Theo các chuyên gia, mũi tên xuyên qua lồng ngực người đàn ông này dài khoảng 40,6cm.

Tại bệnh viện, các bác sĩ cắt bỏ các đầu mũi tên để chụp X-Quang và chụp cắt lớp lồng ngực của ông này và kết luận: mũi tên đầu tiên đã xuyên qua tâm thất trái, van hai lá và tâm nhĩ trái, còn mũi tên thứ hai xuyên hơi lệch vào ổ bụng.

Để chữa trị vết thương trên tim cho người đàn ông này, các bác sĩ đã buộc phải đưa trái tim của ông ra khỏi lồng ngực, rồi nối một máy tim- phổi vào cơ thể để giữ cho bệnh nhân sống sót. Sau khi rút mũi tên ra khỏi tim, các vết thương trên tim đã được bác sĩ khâu lại bằng chính mô tim của ông này. Cuối cùng, các bác sĩ đặt tim trở lại lồng ngực. Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của người đàn ông này đã ổn định hơn.

Tin tức - Tử tù xin… được chết!Tử tù xin… được chết!Gây án giết người không ghê tay, khi bị kết án “tử”, nhiều tử tù thấy mình sống không còn ý nghĩa gì nữa, thậm chí còn cho rằng...

Let's block ads! (Why?)