Sunday, October 9, 2016

Bị xe tải tông từ phía sau, mẹ tử vong, con nguy kịch

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 7h sáng nay (9.10) trên tỉnh lộ 864 (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, chị Nguyễn Thị Thanh Phượng (33 tuổi) điều khiển xe máy chở theo con trai Nguyễn Thanh An Khang (7 tuổi, cùng ngụ xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) lưu thông trên tỉnh lộ 864, hướng từ TP Mỹ Tho về huyện Châu Thành.

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm

Khi đến địa phận huyện Châu Thành bất ngờ bị xe tải mang biển số 83C-02131 (chưa rõ danh tính tài xế) tông từ phía sau khiến chị Phượng ngã xuống đường và bị xe tải cán chết tại chỗ. Còn cháu Khang bị thương nặng và được người dân đưa đi cấp cứu. Nhận được tin báo, Công an huyện Châu Thành đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và điều tiết giao thông qua khu vực.

Tại hiện trường chiếc xe máy của chị Phượng bị hư hỏng nặng. Theo người thân của chị Phượngg, hôm nay là Chủ nhật nên chị chở đứa con trai về  nhà của mẹ ruột chơi, trên đường đi thì xảy ra tai nạn thương tâm này.

Let's block ads! (Why?)

Phát hiện thêm 2 phụ nữ nhiễm vi rút Zika tại TP. HCM và Bình Dương

Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM ngày 9/10 cho biết, trên địa bàn thành phố vừa phát hiện thêm một phụ nữ nhiễm vi rút Zika.

Trường hợp được phát hiện thông qua hệ thống giám sát bệnh Sốt xuất huyết - bệnh Chikungunya - bệnh do vi rút Zika tại 30 bệnh viện của thành phố.

Bệnh nhân là nữ, 28 tuổi, nội trợ, hiện sống tại quận 9, khởi bệnh ngày 23/9/2016 với triệu chứng phát ban kèm theo sốt, đau cơ, đau khớp. Trước khi bị bệnh, bệnh nhân không đi ra khỏi nơi ở. Trong nhà và xung quanh không ai bị bệnh tương tự. Hiện tại các triệu chứng trên đã hết hẳn, bệnh nhân không còn khả năng lây bệnh cho người xung quanh.

Hai phụ nữ được phát hiện nhiễm vi rút Zika là trường hợp thứ 4 và thứ 5 trên cả nước

Cũng trong ngày hôm nay, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cũng phát thông tin, trên địa bàn tỉnh một phụ nữ 27 tuổi, đang mang thai cũng bị nhiễm vi rút Zika. Khi đến bệnh viện khám, người phụ nữ này được phát hiện có các biểu hiện đặc trưng của bệnh như đau khớp, đau cơ, sốt, phát ban…

Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM và tỉnh Bình Dương đã tiến hành điều tra dịch tễ, tổ chức phun hoá chất diệt muỗi tại khu vực nhà ở của bệnh nhân, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Song song với việc quyết liệt triển khai phòng chống dịch tại nơi phát hiện ca bệnh, các đơn vị cũng chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika và đặc biệt tăng cường các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh do vi rút Zika.

Như vậy, từ tháng 4 đến nay, đã có 6 trường hợp người Việt Nam nhiễm vi rút Zika tại 6 tỉnh, thành là TP.HCM, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Dương, Trà Vinh và Phú Yên.

Để phòng nhiễm vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên tăng cường tìm diệt loăng quăng tại nơi sinh sống và nơi làm việc, chủ động phòng chống muỗi đốt. Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây truyền vii rút Zika qua đường tình dục. 

Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu nếu có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện nhiễm vi rút Zika và các dị tật của thai nhi.

Người từ vùng dịch về chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, không để bị muỗi chích trong vòng 14 ngày từ ngày trở về, thực hiện tình dục an toàn ít nhất 28 ngày và nên liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.

Let's block ads! (Why?)

Dân dã mà lạ miệng với món tôm rim hẹ đậm đà

Tôm rim hẹ với vị giòn giòn mà đậm đà ngon cơm, thỉnh thoảng xen kẽ vài cọng hẹ thanh thanh ăn hay ho phải biết!



240g tôm

100g hẹ

1/3 quả ớt chuông đỏ

1 củ gừng

5g đường

5g rượu gạo

8g nước tương

1g muối

Hành lá



Tôm sơ chế cho sạch sau đó đặt lên giấy thấm cho thấm khô hết nước. Bắc chảo ngập dầu lên bếp rồi cho tôm vào rán vàng, sau đó vớt ra để ráo dầu.


Hành, hẹ, gừng, ớt cắt thành từng khúc khoảng 2-3cm. Bắc chảo lên bếp cùng chút dầu ăn, cho cọng hành trắng, gừng vào phi thơm.


Cho tôm vào, rang đều tay sau đó nêm gia vị cùng đường, nước tương, rượu nấu ăn vào, khuấy đều.


Tiếp đến cho ớt và cuối cùng cho hẹ vào đảo khoảng 1 phút nữa thì tắt lửa.


Hẹ là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, thế nhưng lại không có nhiều cách chế biến nên các chị em cũng không thường ghé mua. Nay mách bạn cách làm món tôm rim hẹ, giúp bổ sung thêm một món ngon với hẹ cho thực đơn dinh dưỡng nhà mình thêm phần phong phú nhé!

Chúc các bạn thành công với cách làm tôm rim hẹ này nhé!

Nguồn: BSC

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Trẻ bị bạo hành, làm nhục trên mạng: Nhà trường, gia đình, xã hội ở đâu?

Cha mẹ mù tịt giáo dục kỹ năng sống cho con

Trưa 25/9, Bùi Quang Huy (sinh năm 2001) - học sinh lớp 8A, trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái - treo cổ tự tử. Người thân cho hay, Huy hành động dại dột như vậy có thể vì xấu hổ khi clip mình bị nhóm thanh niên bắt quỳ, hành hung bằng tuýp sắt lan truyền trên mạng xã hội. 

Theo gia đình, sau khi bị đánh, Huy có dấu hiệu chóng mặt, ói mửa nên cha mẹ đưa em vào Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái kiểm tra. Khi nhập viện, Huy có biểu hiện chấn động tâm lý. Bác sĩ yêu cầu gia đình cho em nằm viện một tuần để theo dõi. Sau khi lên mạng, xem được clip mình bị đánh và làm nhục, nam sinh có dấu hiệu lo sợ, hoảng loạn. Đến trưa 25/9 thì sự việc đau lòng xảy ra.

Những hình ảnh này đang đặt ra cho nhà trường, gia đình, xã hội nhiều câu hỏi lớn. Ảnh: PV.

Còn tại Nghệ An, ngày 2/10 tại eo biển thuộc xóm 8, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu xảy ra mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh nữ cấp 2 trường làng của hai xã Quỳnh Thuận và Quỳnh Long.  Hai nhóm gồm 3 em học sinh lớp 9 (Trường THCS Quỳnh Thuận) bị một nhóm khác gồm 8 em (từ lớp 6-9, Trường THCS Quỳnh Long) đánh gây thương tích. Đến khoảng 21h ngày 4/10 đoạn clip về nhóm 8 học sinh Quỳnh Long đánh nhóm 3 học sinh Quỳnh Thuận được tung lên  facebook… 

Đây là hai trong số rất nhiều vụ việc liên quan bạo lực học đường diễn ra thời gian gần đây. Từ góc độ nhà quản lý, ông Lương Quang Đua, Phó phòng giáo dục huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho hay, ở các huyện, tỉnh miền núi khó khăn, phụ huynh không quan tâm và cũng không có khả năng dạy kỹ năng sống của con. Trong khi đó, ngoài các mối nguy hiểm như tất cả học sinh khu vực khác gặp phải, học sinh vùng biên còn phải đối diện nguy cơ bị bắt cóc. Tất cả kỹ năng sống của học sinh đều trông chờ vào nhà trường.

Theo ông Đua, với học sinh đang ở tuổi mới lớn, sinh hoạt cuối tuần được các trường tổ chức thành những buổi nói chuyện ngoại khóa. Chia học sinh nam thành nhóm riêng có các thầy giáo nói chuyện, học sinh nữ thì các cô giáo sẽ trao đổi. Nội dung xoay quanh chủ đề về lứa tuổi, tâm sinh lý, những kỹ năng hàng ngày. “Nhưng khó khăn hiện nay là mỗi học sinh 1 điện thoại. Các em có thể truy cập mạng ở khắp nơi nên không quản lý được” – ông Đua nói.

Nữ sinh THCS ở Nghệ An bị bạn đánh (ảnh cắt từ clip).

Lại điệp khúc … rút kinh nghiệm!

Trao đổi với Tiền Phong về sự việc diễn ra tại Yên Bái, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng đây là điều đáng tiếc.

“Qua các phương tiện truyền thông, tôi không thấy phản ứng nào của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm trước sự việc của em học sinh này (em Bùi Quang Huy, TP Yên Bái-PV). Khi biết em học sinh được chuyển vào viện thì lẽ ra nhà trường phải quan tâm nhiều hơn nữa”. 

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nói

“Nếu kết hợp được 3 lực lượng (gia đình - nhà trường - xã hội) thì sẽ không có những việc như thế này. Trước hết là gia đình. Gia đình phải theo sát con em mình. Nếu có bất cứ biểu hiện gì, phải nhờ đến bác sĩ, thầy cô giáo giúp đỡ, cảnh báo. Không ai khác ngoài gia đình phát hiện những biểu hiện khác thường của con mình. Nhất là trường hợp này, em học sinh đã được đưa vào viện và được bác sĩ cho biết thực trạng” – thầy Tùng Lâm chia sẻ.

Thầy Tùng Lâm cho rằng, trong sự việc học sinh Yên Bái tự tử cũng có trách  nhiệm về phía y tế, vì khi biết tình trạng của cháu, phải hướng dẫn gia đình cách phòng ngừa và theo dõi. Tuy nhiên, theo thầy Tùng Lâm, trách nhiệm nặng nhất là phía nhà trường. Ngoài ra, hiện nay vấn đề tham vấn học đường cần phải làm ngay nhưng Bộ GD&ĐT đang rất lúng túng, không tìm được cơ chế, điều kiện để phát triển. 

“Bộ phải có cách hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm, hướng dẫn họ học tập nghiệp vụ chia sẻ với học sinh. Giáo viên cũng ngày càng phải có ý thức về việc  này vì xã hội ngày càng phức tạp, đời sống tâm lý tinh thần của học sinh cũng thế. Nếu cứ quản lý theo kiểu cũ, tức là quan liêu theo kiểu học là của học sinh, dạy là việc của thầy thì sẽ thất bại” – thầy Lâm khẳng định.

Về vấn đề học sinh nữ đánh nhau, thầy Tùng Lâm cho rằng hiện nay, giáo dục giới tính mới chỉ nặng về tuyên truyền, vệ sinh, sức khỏe sinh sản... Do đó, cần phải tuyên truyền để làm sao  ngoài giáo dục kỹ năng sống phải giáo dục giá trị sống. Học sinh hiểu được giá trị của khoan dung, yêu thương,  tôn trọng thì sẽ giảm bạo lực học đường. “Theo tôi, hình thức kỷ luật cũng phải đủ mạnh. Không phải là đuổi học nhưng phải có chế tài, cách làm nghiêm như tham gia công ích để học sinh phải có trách nhiệm và sợ” – thầy Lâm đề xuất.

Let's block ads! (Why?)

Hậu duệ của nhà tiên tri mù Vanga đoán bà Hillary sẽ đắc cử

Chính bà Vanga trước khi mất vào cuối thế kỷ trước cũng đã tiên đoán việc cô ra đời khi tuyên bố bà sẽ không ra đi hẳn mà sẽ “giáng trần” lần thứ 2. 

Hồi tháng 1 năm nay, trên sóng kênh truyền hình Nga NTV, Kaede Uber đã tiên đoán vụ khủng bố tại thủ đô Bỉ Brussels. Chẳng mấy ai tin vào lời tiên đoán như vậy. Nhưng sau ngày 22/3, khi vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra tại thủ đô Bỉ, người ta mới lại nhớ đến cô bé. 

Cô bé Kaede Uber

Tiếp đó, một tiên đoán nữa của cô lại trở thành hiện thực - đó là vụ khủng bố tại Nice ngày 14/7 năm nay. 

Mới đây, cô lại xuất hiện trên sóng truyền hình của NTV. Cô trả lời 15 câu hỏi quan trọng nhất về nhiều vấn đề đang khiến thế giới quan tâm, đặc biệt là về nạn khủng bố và cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ.

Theo tiên đoán của Kaede Uber, trong thời gian tới, thế giới sẽ trải qua những vụ khủng bố kinh hoàng mới khiến rất nhiều người bị chết. Cũng theo lời cô, vụ khủng bố tiếp theo sẽ xảy ra trên đất Mỹ. Cô nói: “Rất nhiều người sẽ bị sát hại, Rất nhiều máu sẽ đổ” và cô khẳng định: “Tai họa sẽ ập đến sau khoảng 4 tháng nữa”. 

Về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ, Kaede Uber tiên đoán thắng lợi sẽ thuộc về ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Let's block ads! (Why?)

Cảnh hoang tàn và chết chóc ở Haiti sau cơn bão lịch sử Matthew

Cảnh tan hoang như thời chiến ở Haiti sau khi cơn bão 'mặt quỷ' Matthew đổ bộ 

Nhiều thi thể nạn nhân được chôn cùng một chỗ và không có quan tài

Các nhân viên cứu hộ đang chôn cất người chết. Tính đến thời điểm này, đã có gần 900 người thiệt mạng do siêu bão gây ra 

Nhiều nơi bị cô lập vì mất liên lạc và ngập úng

Đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ở Haiti kể từ trận động đất kinh hoàng vào năm 2010.

Người dân khiêng quan tài trên đường ở Cavaillon, Haiti sau bão Matthew. 

Haiti đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất 

Thành phố Jeremie là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, gần 90% nhà cửa ở đây bị phá hủy do bão

Các quan chức y tế nước này đang lo ngại một đợt bùng phát dịch tả. Đã có 7 trường hợp tử vong vì dịch tả.

Người đàn ông bất lực giữa biển nước mênh mông

Người dân nơi đây đang cố gắng khắc phục hậu quả do bão gây ra

Người đàn ông đang lượm những gì còn sót lại

Rất nhiều người lâm vào cảnh thiếu nước và thức ăn

Người dân khiêng quan tài trên đường ở Cavaillon, Haiti

Thi thể các nạn nhân ở khắp nơi.

Em nhỏ đang tát nước trong nhà ra ngoài

Chưa biết đến khi nào, người dân nơi đây mới ổn định lại cuộc sống...

Let's block ads! (Why?)

Chuyện bi hài ở trạm vùng cao chỉ có... y sĩ nam đỡ đẻ cho sản phụ

Ngoài nhiệm vụ chính là khám bệnh, cấp phát thuốc, 4 y sĩ nam người dân tộc Xê-đăng không còn cách nào khác là kiêm nhiệm cả công việc hộ sinh. Với hơn 70 ca đỡ đẻ từ khi trạm thành lập, 4 “bà mụ” đặc biệt này đã phải trải qua nhiều câu chuyện bi hài, cười ra nước mắt.

Những câu chuyện cười ra nước mắt

Trạm Y tế xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) nằm sát chân núi Ngọc Linh, cách trung tâm huyện 7 giờ đi bộ, về các nóc của xã cũng mất chừng đó thời gian. Tuy thôn nóc cách trở đường đi nhưng trạm chẳng bao giờ thiếu người đến khám bệnh, xin thuốc. Tại trạm y tế này không có nữ hộ sinh, không có bác sỹ nên 4 nam nhân viên y tế ở đây phải cáng đáng hết mọi công việc từ khám bệnh, phát thuốc, đến... đỡ đẻ.

Đối với các nữ hộ sinh thì công việc đó vốn đã nhiều vất vả, đằng này các anh lại là nam giới. Phong tục của đồng bào cũng không cho phép. Tiếp chuyện chúng tôi, Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng không khỏi bật cười khi nhắc đến những ca đỡ đẻ “có một không hai” khiến anh cùng các nam nhân viên ở đây nhiều phen cười ra nước mắt.

Năm 2001, chị Đinh Thị Hằng ở thôn 3, xã Trà Linh dù đã chuyển dạ ba ngày những vẫn chưa sinh, chỉ đến khi toàn thân chị tím tái, kiệt sức thì mới tìm đến y sỹ Bằng. Sau gần một ngày băng rừng vượt suối anh Bằng mới đến được thôn 3 này. Thấy sản phụ đang trong tình trạng nguy hiểm, bất chấp phong tục truyền thống của đồng bào Xê - Đăng không cho phép đàn ông tiến lại gần nơi sinh nở của phụ nữ, anh phải vận dụng hết khả năng của mình vào ca sinh khó. May mắn cho cả anh cũng như cho cả mẹ con chị Hằng cũng như anh Hiệp. Bế đứa trẻ đang khóc oa oa trên tay, báo hiện ca đỡ đẻ thành công, anh như muốn ngất lịm vì hạnh phúc.

Một trường hợp khác, sản phụ Linh (34 tuổi) khi chuyển dạ được bố trí ở trong căn lều riêng biệt, máu từ “vùng kín” chảy nhiều. Nhưng khi anh Bằng và các đồng nghiệp tiến tới định cởi chiếc váy bết máu, sản phụ lập tức la toáng lên: “Không được cởi váy của mình đâu. Chồng mình thấy thì mình chết mất!”. Thế rồi một tay chị giữ váy, một tay nắm chặt tay anh y tá đang “có hành động mờ ám”. Tiếng la hét của chị làm náo loạn cả một khu rừng. Lúc ấy, người nhà và đặc biệt là anh chồng sấp ngửa chạy tới, một hai đòi xông vào để xem chuyện gì xảy ra. Nghe thấy tiếng chồng bên ngoài, người vợ được thể lại càng la lối.

Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng khám bệnh cho người dân

Trước tình hình có vẻ căng thẳng, 4 nam y sỹ phải hội ý nhanh, một mặt cử người chạy đi mời già làng lên tuyên truyền vận động, một mặt liên hệ với chính quyền địa phương để giải thích cho gia đình chị Linh hiểu. Trong khi các anh đỡ đẻ cho người vợ thì bên ngoài, anh chồng đỏ mặt tía tai, hết nhìn vào trong lều rồi nhìn lên mặt trời để ước lượng thời gian. Anh chồng nóng ruột vì không hiểu 4 y sỹ đỡ đẻ gì mà lâu như vậy. Trong khi đó, anh Bằng và các đồng nghiệp vừa đỡ đẻ vừa run, chỉ sợ đỡ đẻ xong sẽ bị phạt vạ. Rất may lần ấy, các anh chỉ được một phen hú hồn. Và đó là câu chuyện có thật mà các nhân viên y tế nơi đây vẫn nhớ nằm lòng mỗi khi thăm khám cho các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân nữ.

Khó mấy cũng hoàn thành nhiệm vụ

Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng kể: Nhiều ông chồng khi đưa vợ đến sinh nở thấy trạm y tế toàn đàn ông đã nằng nặc đòi đưa vợ về vì sợ “người đàn ông khác thấy “cái ấy” của vợ mình”, mặc cho các anh can ngăn hết lời. Nhưng chưa ra khỏi cổng trạm y tế, chị vợ vỡ ối la oai oái. Vậy là anh chồng hốt hoảng đưa vợ quay lại. Lập tức, 4 y sỹ khẩn trương đưa sản phụ lên bàn sinh.

Từ khi trạm y tế được xây dựng tại đây, các anh đã tiến hành thực hiện cho 70 trường hợp đỡ đẻ thành công. Đó là con số giúp các anh có thêm động lực hoàn thành công việc hộ sinh đặc biệt của mình. Đến nay, bà con các thôn trong xã đều coi các anh là những hộ sinh mát tay. Nhiều gia đình sau khi đưa sản phụ về nhà đã quay lại lại cảm ơn các anh bằng những món quà hết sức dân dã, khi là mớ rau rừng, khi là gùi sắn, khi là mớ bắp nương. Với các anh, món quà chan chứa ân tình ấy cũng đã đủ mãn nguyện.

Anh Hồ Đúc Na, người đã 25 năm làm công tác y tế ở Trà Linh, tâm sự: “Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, chúng tôi cần sự hỗ trợ rất nhiều. 25 năm nay, trạm Trà Linh không có nữ về công tác nên chúng tôi cũng phải làm luôn công tác hộ sinh”. Cả trạm chỉ có 4 người đàn ông dân tộc Xê-đăng chia nhau tất cả các công việc từ lớn tới nhỏ. Trạm trưởng y tá Nguyễn Cao Bằng cho biết: “Khó khăn nhiều không đếm hết, trình độ cũng thiếu, vật chất cũng thiếu, con người cũng thiếu. Dẫu vậy, chúng tôi luôn cố gắng hết sức hoàn thành công tác chuyên môn, làm đúng với trách nhiệm của người thầy thuốc”.

Với trách nhiệm cao như vậy, ngày nào Trạm trưởng Cao Bằng cũng tổ chức họp triển khai công việc cho 4 người. Một người trực trạm thì những người còn lại phải đi về các thôn, nóc triển khai chương trình y tế. Công việc chính vẫn là tuyên truyền và phát hiện, báo cáo tình hình bệnh tật ở từng làng, bản, nhất là đối với trẻ em. Cái chính là cán bộ y tế phải tuyên truyền làm sao để người Xê-đăng biết tìm đến thầy thuốc, đến trạm y tế khi trong nhà có người bị bệnh.

Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng thật thà chia sẻ: “Mỗi lần lên những nóc chót vót trên đỉnh Ngọc Linh quay về là đã tưởng sẽ không bao giờ đến nữa. Nhưng cứ nhìn cuộc sống của người dân ở đây, chúng tôi lại tự nhủ bà con cần mình biết bao. Rồi lần sau lại đi thêm nữa, thêm nhiều lần nữa”. Câu chuyện cảm động về 4 người đàn ông phụ trách trạm y tế xã Trà Linh thực sự là tấm gương cuộc sống tuyệt vời, là minh chứng cho thấy xã hội còn thật nhiều tấm lòng tốt đẹp.

Let's block ads! (Why?)