Friday, October 7, 2016

Chữa trị thành công cho bé gái 10 năm mang “mai rùa” hơn 1kg trên lưng

Đó là bé Trần Thị Ngọc Thắm, 10 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng. Chị Thạch Thị Đa Ni (34 tuổi, mẹ bé Thắm) kể lại, khi mới sinh ra trên lưng bé Thắm xuất hiện khối u bướu đen to bằng quả quýt. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Ni không đưa bé Thắm đi khám, chữa trị nên khối u bướu đen này càng ngày càng lớn tràn lưng bé Thắm.

Vào ngày 26/8, bé Ni đau quá nên gia đình gom góp ít tiền đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ Đào Trung Hiếu – Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 xác định bé Thắm bị khối bướu hắc tố bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp, có thể nói là đầu tiên tại Việt Nam.

Hình ảnh bé Thắm mang "mai rùa" trên lưng khi đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám

Khối bướu này để lâu phát triển nhanh, có bề mặt sần sùi, lông và nhiều nốt ruồi khác bao quanh bề mặt lưng, ngực và đã xuất hiện ở mặt. Bác sĩ Hiếu quyết định cùng ekíp phẫu thuật sớm cho bé Thắm để tránh việc bướu phát triển đến mức không thể phẫu thuật, có thể gây ung thư.

Vào ngày 29/8, ca phẫu thuật gồm 6 bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thực hiện lấy khối u thành công ra khỏi lưng bé Thắm, lấy da đùi đắp vùng “mai rùa”. Khối u bướu sau đó được cân nặng 1,05kg, đường kính 22cm.

Khối u bướu được phẫu thuật ra khỏi lưng bé Thắm

Sau hơn 1 tháng phẫu thuật, bé Thắm được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 theo dõi liên tục, vết thương tiến triển tốt, phần da được ghép trên bề mặt lưng sau khi cắt bướu đã lành, chỉ còn một diện tích nhỏ chưa lành hẳn nhưng không đáng lo ngại.

Vào trưa nay 7/10, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã quyết định cho bé Thắm xuất viện về nhà, hẹn tái khám để theo dõi.

Ôm con ngày xuất viện, chị Ni bày tỏ cảm xúc vui mừng, chị cho biết sẽ đến trường học xin cho bé Thắm đi học lại. Từ nay con chị sẽ có một cuộc sống mới mà không bị bạn bè, người dân kỳ thị với khối u bướu không còn mang trên lưng nữa.

Chị Ni vui mừng cùng bé Thắm xuất viện về quê trưa nay 7/10

Được biết, toàn bộ chi phí mổ và điều trị của bé Thắm được Bệnh viện Nhi đồng 1 và các nhà hảo tâm đóng góp.

Let's block ads! (Why?)

Vân Trang đã sinh con gái đầu lòng nặng 3,7kg

Là người kín tiếng trong chuyện riêng tư nên việc Vân Trang sinh con không quá nhiều người biết. Theo thông tin từ bạn bè của mỹ nhân sinh năm 1990, cô sinh con ngày 4/10 theo phương pháp sinh thường. Con gái của Vân Trang nặng 3,7kg và có tên gọi ở nhà là "Nhỏ xíu".

Vân Trang đã sinh con gái đầu lòng.

Đây là "trái ngọt" đầu tiên của Vân Trang cùng với ông xã doanh nhân. Sau khi lập gia đình, nữ diễn viên ngừng mọi hoạt động của làng giải trí để chăm sóc cho gia đình và chuẩn bị việc sinh con. Thỉnh thoảng cô mới tái xuất một vài sự kiện của showbiz. 

Hiện sức khỏe cô đã ổn định và được rất nhiều bạn bè đến thăm hỏi cũng như chúc mừng.

Trước khi Vân Trang sinh lâm bồn, ông xã của Vân Trang tặng vợ một chiếc túi hàng hiệu nhân dịp kỷ niệm 2 năm quen nhau. Vân Trang khoe ảnh và chia sẻ dòng trạng thái: “Chồng nói là tặng cho Nhỏ Xíu, chớ em biết hết, chồng tặng em kỷ niệm 2 năm quen nhau và 1 năm quỳ gối cầu hôn em mờ... Hai mẹ con em thương anh nhất trên đời”.

Let's block ads! (Why?)

Làm món mỳ trộn trong nháy mắt để khởi động bữa sáng cực kỳ thích thú

Bữa sáng sẽ khởi đầu thú vị hơn với món mỳ trộn nhanh gọn và dễ làm này đấy!


- Nửa cái bắp cải xanh

- ¼ cái bắp cải tím

- 1 củ cà rốt

- 1 gói mỳ ăn liền

- Lạc rang hoặc hạnh nhân giã dập (chừng 10g)

- Gia vị trộn: 60g sốt mayonnaise; 3 muỗng canh dầu ăn; 3 muỗng canh mù tạt; 1 muỗng canh mật ong; ½ muỗng cà phê muối; 1 ½ muỗng canh đường; 2 muỗng canh nước cốt chanh.



Bắp cải tím và bắp cải trắng xắt sợi dài.


Cà rốt gọt vỏ, thái mỏng rồi xắt sợi dài.


Mỳ tôm cho vào túi, bóp vụn.


Chuẩn bị một bát trộn, cho các gia vị gồm: 60g sốt mayonnaise; 3 muỗng canh dầu ăn; 3 muỗng canh mù tạt; 1 muỗng canh mật ong; ½ muỗng cà phê muối; 1 ½ muỗng canh đường; 2 muỗng canh nước cốt chanh vào trộn đều.


Làm nóng chảo trên lửa vừa, cho lạc và mỳ ăn liền vào chảo rang cho đến khi vàng đều thì tắt lửa, kế đó đổ mỳ và lạc ra bát chờ nguội.


Chuẩn bị một tô trộn lớn, cho bắp cải trắng, bắp cải tím, cà rốt và mỳ ăn liền vào. Kế đó rưới đều hỗn hợp sốt đã chuẩn bị lên trên mặt, trộn đều. Múc mỳ trộn ra đĩa và dùng ngay.


Thay vì ăn mỳ nấu như cách truyền thống, món mỳ trộn rau củ là gợi ý bất ngờ cho những thực khách gia đình muốn thay đổi khẩu vị mà lại sở hữu quỹ thời gian buổi sáng ít ỏi. Mỳ rang giòn được trộn kèm với rau củ tươi ngon lại thấm đủ vị chua ngọt và cái béo ngậy của sốt rất thích miệng. Bữa sáng sẽ khởi đầu thú vị hơn với món mỳ trộn nhanh gọn và dễ làm này đấy!

Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Theo: daydaycook

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Số người chết vì ung thư cao gấp 10 lần so với tai nạn giao thông

Số người chết vì ung thư cao gấp 10 lần so với tai nạn giao thông - 1

Hiện tượng gia tăng bệnh ung thư cũng xảy ra ở các nước đang phát triển đến các nước chậm phát triển.

Xu hướng gia tăng bệnh ung thư

Theo Giáo Sư Peter Boyle, Giám đốc Viện Sức khỏe công cộng toàn cầu của Đại Học Strathclyde, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em chào đời. Do tăng dân số, già hóa dân số nên số bệnh nhân bị ung thư càng gia tăng.

Hiện tượng gia tăng bệnh ung thư cũng xảy ra ở các nước đang phát triển đến các nước chậm phát triển.

Theo thống kê toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.

Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 189 nghìn người mắc ung thư mỗi năm. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 94 nghìn người chết vì ung thư, gấp gần 10 lần so với tai nạn giao thông.

Ngoài ra, tuổi bị ung thư ở Việt Nam thường từ 40 – 50, đây là lứa tuổi đang đóng góp cho lao động xã hội nhiều nhất. Các bệnh ung thư người Việt Nam mắc phải nhiều nhất là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

Theo số liệu này, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Theo PGS Bùi Diệu – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương- trong những năm gần đây số bệnh nhân ung thư được chẩn đoán ngày càng gia tăng, hậu quả tất yếu từ thuốc lá, môi trường ô nhiễm, việc sử dụng tràn lan thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật cũng như việc thay đổi thói quen sống, thói quen ăn uống. 

Sự xuất hiện của các làng ung thư, sự quá tải bệnh viện đã gây ra rất nhiều khó khăn cho thầy thuốc và người bệnh. 

Người dân còn chưa hiểu hết về ung thư

PGS Diệu cho biết, theo nghiên cứu hồi cứu các ca bệnh ung thư tại 5 bệnh viện lớn chuyên khoa ung bướu, có tới gần 71% bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. 

Điển hình như ung thư đại trực tràng giai đoạn I và II chiếm 32%, giai đoạn muộn chiếm 68,48%; ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm chiếm khoảng 46%, giai đoạn muộn chiếm gần 54%... 

Lý giải về nguyên nhân này, các bác sĩ chuyên ngành ung thư cho hay là do tỷ lệ người dân có hiểu biết về ung thư khá thấp, nhiều người có quan niệm ung thư là bệnh nan y không thể chữa, chỉ chờ chết. 

Điều này thể hiện khá rõ qua kết quả khảo sát cộng đồng ở 12 tỉnh, thành về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh ung thư của BV K TƯ. 

Cụ thể, chỉ có 35% hiểu biết về bệnh ung thư, có tới 67% người cho rằng ung thư là bệnh nan y, phát hiện sớm hay muộn cũng thế thôi và gần 36% cho rằng bị ung thư nếu đụng dao kéo sẽ di căn sớm và chóng chết.

Hiện tỉ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, ở nữ khoảng 40%, trong khi nhiều nước phát triển con số này đã lên tới 70-80%. 

Ông Bùi Diệu cũng chia sẻ, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, 40% ung thư có thể dự phòng, 30% ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, 30% có thể kéo dài thời gian sống, cải thiện cuộc sống nhờ can thiệp bằng kỹ thuật. 

Chính vì vậy, công tác phòng chống ung thư tại Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, nâng cao nhận thức đúng của cộng đồng về bệnh ung thư với con số 40% người dân có hiểu biết đúng; 80% cán bộ y tế được đào tạo biện phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư. 

Bên cạnh đó, tổ chức sàng lọc phát hiện ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng, góp phần giảm từ 15-20% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán và điều trị giai đoạn muộn; thành lập và đưa vào hoạt động các đơn vị điều trị đau và chăm sóc chấn thương giảm nhẹ tại các cơ sở phòng chống ung thư. 

Điều này quan trọng bởi hiện với hơn 70% bệnh nhân đến viện mắc ung thư ở giai đoạn muộn, hầu hết bệnh nhân phải chịu đớn đau, vật vã trong những ngày cuối của cuộc đời vì căn bệnh ung thư gây ra.

Let's block ads! (Why?)

Người đàn ông khốn khổ vì 'của quý' dính chặt vào 2 cục nam châm cực mạnh

Khoảng 4 giờ sáng thứ Hai (ngày 3/10), đội cứu hộ thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông đã nhận được cuộc điện thoại khẩn cấp từ một người đàn ông trung niên. 10 lính cứu hỏa đã vội vã có mặt tại hiện trường, nơi người đàn ông 45 tuổi đang la hét vô cùng đau đớn tại nhà riêng vì bị mắc kẹt 'của quý' vào 2 cục nam châm cực mạnh. 

Người đàn ông đau đớn vì bị 2 cục nam châm dính chặt vào 'của quý'

Theo thông tin trên trang Southern Metropolis Daily, người đàn ông 45 tuổi này cho biết ông gặp nạn trong lúc thực hiện liệu pháp nam châm để chữa trị các vấn đề về tuyến tiền liệt tại nhà. Do từ tính của nam châm quá mạnh nên tinh hoàn của ông bị mắc kẹt giữa hai nam châm và ông không thể tự mình giải thoát được.

Khi có mặt tại hiện trường, đội cứu hộ loay hoay mãi không biết phải xử trí thế nào và họ quyết định đưa người đàn ông này đến ngay Bệnh viện Bo’ai tại Trung Sơn. Tại đây, các bác sỹ và đội cứu hỏa phải thảo luận, tranh cãi rất gay gắt để tìm ra phương án tốt nhất. 

Đội cứu hỏa quyết định dùng kéo cắt thủy lực để lôi hai cục nam châm ra

Một lính cứu hỏa giải thích với người đàn ông này rằng “chưa bao giờ gặp phải điều gì tương tự” vì thế họ không dám thực hiện vì sợ liên đới trách nhiệm nếu có hậu quả ngoài ý muốn.

Sau đó, người đàn ông nói rằng ông sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Khi đó, lính cứu hỏa mới bắt đầu dùng dụng cụ thủy lực để tách đầu cục nam châm. Tuy nhiên, do 2 cục nam châm dính quá chặt vào nhau nên không còn chỗ để đặt dụng cụ thủy lực. 

Ca giải cứu đã thành công sau 4 giờ đồng hồ.

Họ gọi điện cho công ty sản xuất nam châm để xin tư vấn. Phía công ty gợi ý cưa đứt nam châm nhưng phương án này bị bác bỏ vì nguy hiểm đến tính mạng. 

Cuối cùng, đội cứu hộ đã dùng kéo cắt thủy lực để lôi hai cục nam châm ra. Ca giải cứu đã thành công sau 4 giờ đồng hồ.

Các bác sỹ cho biết người đàn ông chỉ bị một vài vết xước nhẹ trên dương vật, không bị tổn thương nghiêm trọng. 

Xem video: 

Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:  

Let's block ads! (Why?)

Cô bé “mai rùa” xuất viện khỏe mạnh

“Ai chọc con con sẽ chọc lại”

Sau hơn một tháng trải qua ca phẫu thuật tách “mai rùa”. Cô bé Trần Thị Ngọc Thắm (Sóc Trăng) hay còn gọi là “cô bé lưng rùa” sáng 10-7 đã cùng mẹ chuẩn bị đồ đạc về quê, hòa nhập với cuộc sống bình thường như bao bạn trẻ khác.

Từ sáng sớm, Ngọc Thắm được mẹ dắt đi vòng quanh BV Nhi Đồng 1, mua những chú búp bê nhỏ xinh về quê làm kỷ niệm. Cô bé mân mê búp bê trên tay, chia sẻ. “Con về nhà sẽ đi học lại, đi chơi với các bạn. Từ nay không còn mai rùa nữa. Nếu từ nay ai chọc con, con sẽ chọc lại”.

Một tháng ở lại BV Nhi Đồng 1 chăm con, xa gia đình. Mọi thứ ở nhà trông hết vào chồng, sống ở BV nhờ sự giúp đỡ từ phòng công tác xã hội BV và những nhà hảo tâm. Nhận được thông báo  xuất viện, nhìn con khỏe mạnh chính là niềm hạnh phúc lớn hơn ai hết của người mẹ, chị Thạch Thị Đa Ni. Với chị Ni, từ nay con sẽ không còn bị bạn bè chọc phá, không còn bị xem là “đứa bé quỷ ám” như những tháng ngày qua nữa.

Cô bé “mai rùa” xuất viện khỏe mạnh - 1

Mẹ con em bé "mai rùa" hạnh phúc ngày xuất viện. ẢNH: HÀ PHƯỢNG

Trước lúc rời khỏi BV, chị luôn cười tươi vui vẻ. “Sức khỏe bé tốt lắm, nó chạy tung tăng được rồi. Vết thương trên lưng với trên chân đều bình thường. Giờ bé có thể nằm được, lăn được, chỉ còn hơi đau nữa thôi” – chị Ni nói.

Nhìn con khỏe mạnh sau nhiều năm bó tay do cuộc sống gia đình quá khó khăn, người phụ nữ này luôn nhắc đi nhắc lại lòng biết ơn đối với các bác sĩ BV Nhi Đồng 1. “Giờ mừng lắm, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều. Gia đình biết ơn các bác lắm. Nếu không có các bác tôi cũng không biết phải làm thế nào. Chiều về nhà, sẽ xin cho bé đi học trở lại để sau này còn ráng mà đền đáp công ơn các bác sĩ dành cho gia đình”.

Tất cả đã thành công

Niềm hạnh phúc ngày xuất viện của “ cô bé mai rùa” không chỉ là của riêng gia đình. Đó là sự theo dõi sát sao, kỹ lưỡng của đội ngũ bác sĩ BV Nhi Đồng 1, Bác sĩ Đào Trung Hiếu – Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1 cho biết, “Với những ca mổ quan trọng thế này chúng tôi luôn theo dõi sát sao để nhìn thấy được sự thay đổi. Sự chờ đợi của cả một ekip rồi cũng đạt được. Mặc dù chúng tôi đã lên kế hoạch ghép da lần hai sau phẫu thuật nhưng thật sự may mắn là em bé phục hồi tốt. Niềm hạnh phúc hiện tại là của tất cả mọi người. Từ nay, bé đã không còn tâm lý nặng nề vì bạn bè chọc, từ nay bé có thể vui vẻ tắm biển, không bị tổn thương và mặc cảm về tâm lý và có thể chơi những thứ mình thích. ” – BS Hiếu chia sẻ.

Về khía cạnh kỹ thuật và sức khỏe, như đã biết vấn đề lớn nhất của cô bé  là sau phẫu thuật làm thế nào để có đủ miếng da ghép phủ lên trên phần mai rùa bị cắt đi. Do diện tích cắt bỏ rất lớn chiếm gần như toàn bộ phần lưng của em bé. Vì vậy phải tính toán vấn đề là đủ có da ghép và giải pháp lấy da trên đùi em bé để phủ lên mặt ghép đã thành công.

Cô bé “mai rùa” xuất viện khỏe mạnh - 2

Từ nay chiếc "mai rùa" đã hoàn toàn biến mất trên lưng cô bé. ẢNH: HÀ PHƯỢNG

Quan trọng không kém là vấn đề nhiễm trùng, băng bó vết thương hậu phẫu cắt "mai rùa".Vì vậy, bác sĩ đã tính toán làm thế nào để dùng thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng cho em bé và điều quan trọng nhất là phải chăm sóc mỗi ngày, thay băng vết thương đúng quy định.

“Nếu băng bó thô bạo quá thì mảnh da ghép có thể bong ra do động tác của mình, do vậy kỹ thuật này cũng hết sức chuyên nghiệp để làm sao vừa thay băng vừa kiểm soát được nhiễm trùng đồng thời bảo vệ được mảnh da ghép. Trong vòng 10 ngày đầu sau khi lấy mảnh da ghép thì đánh giá ngay buổi đầu thành công miếng da ghép đã dính 70%. Đến hôm nay miếng da dính đã đạt 95% và chỉ còn 5% còn lại nên em bé hoàn toàn có thể xuất viện” BS Hiếu đánh giá.

BS Hiếu cho biết thêm, đối với những vệ tinh gần mai rùa nhất đã được xử lý và chắc chắn những vệ tinh ở xa không bao giờ lớn như mai rùa kia mặc dù nó có thể theo bé đến hết cuộc đời.

Let's block ads! (Why?)

Tình tiết mới vụ bác sĩ bị bệnh nhân tố hiếp dâm

Ngày 6/10, bác sĩ Nguyễn Mạnh Dũng - Chánh thanh tra Sở Y tế Đồng Nai cho biết cơ quan đã làm việc với bác sĩ L. chủ phòng khám tư nhân tại khu phố 3, phường Long Bình Tân (TP Biên Hòa, Đồng Nai).

Trong buổi làm việc, ông L. thừa nhận cơ sở vi phạm khi vừa khám bệnh vừa bán thuốc. Vi phạm chuyên môn khi chỉ được khám và chữa bệnh nội khoa nhưng vẫn khám phụ khoa cho bệnh nhân.

Từ các lỗi trên, lực lượng chức năng xem xét và sẽ phạt bác sĩ L. số tiền 70 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề 9 tháng. Ngày 10/10, Sở này sẽ chính thức ban hành các quyết định xử phạt.

Người nhà của bệnh nhân và cả K. đến phòng khám nhưng không gặp bác sĩ.

Liên quan đến phòng khám, Công an TP Biên Hòa đang điều tra nghi án bác sĩ L. hiếp dâm nữ bệnh nhân tên K.(18 tuổi). Theo Đại tá Trần Tiến Đạt, Trưởng Công an TP Biên Hòa, cơ quan điều tra đã thụ lý vụ việc và mời các bên liên quan lên làm việc. “Song song với việc trên, Công an TP Biên Hòa cũng đã đưa K. đi giám định. Hiện chúng tôi đang thu thập chứng cứ, lời khai những người liên quan để làm rõ vụ việc".

Theo trình bày của chị K, chiều 27/9, chị đến khám phụ khoa ở phòng khám ông Dương. Tại đây, bác sĩ yêu cầu cô cởi đồ rồi ông sờ tay vào vùng kín. Có cảm giác đau, nữ bệnh nhân nhìn xuống thì phát hiện bác sĩ đang thực hiện hành vi hiếp dâm.

Lúc này, cô gái sợ hãi, mặc đồ rồi về nhà thuật lại sự việc cho những người trong gia đình sau đó đến công an trình báo.

Trong khi đó, bác sĩ L. cho biết, ông nghi ngờ có dấu hiệu "tống tiền" trong vụ việc và đã trình báo đến cơ quan chức năng để điều tra. Về phía bác sĩ, ông cho rằng mình chỉ khám bệnh cho cô K. chứ không thực hiện hành vi hiếp dâm.

Bác sĩ cho biết, ông có hỏi một số thông tin về tình trạng sức khỏe và được biết chị K. bị rong kinh, đã chích 2 mũi thuốc tránh thai, điều trị, uống thuốc ở một số nơi khác. Sau đó bác sĩ khám và điều trị bệnh cho chị K.

Let's block ads! (Why?)