Sunday, October 2, 2016

Đám cưới lần 2 theo phong cách miền Tây của chú rể 48 tuổi Huỳnh Anh Tuấn

Huỳnh Anh Tuấn là diễn viên quen thuộc trên màn ảnh cũng như ở các bộ phim truyền hình. Từng trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và có 4 con với người vợ đầu, những năm qua, Huỳnh Anh Tuấn sống một mình, anh khá kín tiếng về chuyện đời tư.

Chính vì vậy, việc nam diễn viên lặng lẽ tái hôn ở tuổi 48 vừa qua chỉ có một số bạn bè thân quen trong giới  biết. Mới đây, trong liên hoan phim Thái Lan ở TP HCM, lần đầu tiên, Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu vợ với truyền thông và khán giả.

Đám cưới Huỳnh Anh Tuấn và Thảo Sương diễn ra ngày 25/9 vừa qua tại Long An - Quê nhà của cô dâu

Ở tuổi 48, lại tái hôn nên Huỳnh Anh Tuấn không quá phô trương về cuộc hôn nhân mới của mình

Đạo diễn Quang Hùng là chủ hôn cho đám cưới của Huỳnh Anh Tuấn

Cô dâu mới của Huỳnh Anh Tuấn tên là Thảo Sương, hiện làm nội trợ, thi thoảng chị tham gia một số vai phụ trong các phim truyền hình

Đám cưới lần 2 của anh diễn ra đúng phong cách miệt vườn miền Tây, với đầy đủ các nghi thức truyền thống

Huỳnh Anh Tuấn và vợ đứng chào đón các vị khách đến dự tiệc

Một số diễn viên, đàn em của Huỳnh Anh Tuấn như Trương Nam Thành, Vân Anh đến chung vui

Cô dâu Thảo Sương rạng rỡ trong ngày trọng đại

Let's block ads! (Why?)

Ngoài tâm thần, tắc đường còn gây nên nhiều căn bệnh không tên

Gây ra nhiều căn bệnh

Trong thời gian qua, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục xảy ra những điểm tắc đường thường xuyên, nhiều người tỏ ra mệt mỏi và đặt ra nhiều câu hỏi về việc, liệu tắc đường như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Trước những câu hỏi trên, PGS.TS Phạm Duệ - nguyên GĐ Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho rằng, ô nhiễm môi trường hiện nay đang rất đáng báo động. “Nếu như trước đây tình trạng ô nhiễm môi trường, nhiều người hay nhắc đến Bắc Kinh, thì hiện nay ở đô thị như Hà Nội, ô nhiễm cũng không kém gì ở Bắc Kinh”, PGS Phạm Duệ cho hay.

Theo PGS Duệ, trong cảnh tắc đường như hiện nay, chỉ việc hít phải khí thải động cơ thôi cũng đủ mắc rất nhiều bệnh, vì khí thải động cơ có rất nhiều độc tố.

“Trong các khí thải ra từ ống xả động cơ xe máy có khí CO, đây là khí độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tuy nhiên do triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên chúng ta không thể biết ngay được”, PGS Duệ cho hay.

Ngoài khí CO, ống xả còn thải ra xăng dầu không đốt cháy hết và xả ra các loại kim loại. PGS Duệ lấy ví dụ, trước kia chưa cấm xăng chì, khí thải ra động cơ, chúng ta sẽ hít phải chì và cơ thể sẽ nhiễm chì. Chắc chắn khi hít phải những loại khí này lâu dần sẽ tích tụ và gây nên những căn bệnh mạn tính.

“Khi hít phải những khí này, con người sẽ suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn, không muốn làm việc…Tuy nhiên, những biểu hiện đó rất âm thầm và không đặc hiệu.

Chính vì thế, khi đi khám các bác sĩ thường kê thêm thuốc bổ, khuyến cáo ăn uống đủ dinh dưỡng và tập luyện thể thao, chứ không xác định được căn bệnh chính xác”, PGS Duệ cho biết thêm.

Ngoài hít phải khí bụi độc hại, những người thưỡng xuyên chịu cảnh tắc đường còn dễ bị tâm thần. (Ảnh minh họa)

Mắc cả bệnh tâm thần khi tắc đường

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cải thiện môi trường? Theo PGS Phạm Duệ, đây là một câu hỏi và là bài toán khó, đòi hỏi cả hệ thống và cộng đồng vào cuộc.

Vì thế, PGS Duệ khuyến cáo: “Tự bản thân mỗi người hãy tự bảo vệ môi trường với phương châm phòng hơn là chữa bệnh”.

Hiện nay, nhiều người phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, vậy đây có phải là biện pháp hữu hiệu? PGS Duệ cho rằng: “Bản thân tôi khuyến khích việc người dân đi ra đường đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe”.

Tuy nhiên, PGS Duệ cũng cho biết thêm, mỗi loại khẩu trang chỉ có thể ngăn ngừa được một số loại chất độc nhất định chứ không thể ngăn được tất cả.

Theo phân tích của PGS Duệ, khẩu trang cũng có kẽ hở nên khói bụi vẫn đi vào được cơ thể, vì thế 1 khẩu trang vải không thể ngăn được tất cả các chất độc hại.

“Khẩu trang chỉ là biện pháp phòng tránh ô nhiễm 1 cách thụ động, còn muốn cải thiện môi trường thì bản thân mỗi người phải chủ động bảo vệ môi trường từ chính hành động của mình và gia đình mình”, PGS Duệ cho hay.

Ngoài các vấn đề liên quan đến việc hít phải khí độc hại khi tắc đường, BS La Đức Cương – GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, cho rằng việc tắc đường cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhiều người.

“Tất cả những yếu tố khiến cho con người có tâm lý không thoái mái, trong đó có tình trạng tắc đường nói trên chính là sang chấn tâm lý.

Nếu sang chấn tâm lý lặp đi lặp lại, kéo dài, mà con người không thích nghi được thì không chỉ hay cáu gắt, ức chế mà còn có thể bị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ...”, BS Cương cảnh báo.

Let's block ads! (Why?)

Hạ Vi phủ đầy kim cương đi xe sang đến sự kiện

Tối qua (1/10), nữ diễn viên Hạ Vi gây chú ý khi được xế hộp sang trọng đưa đến dự một sự kiện diện ra ở TP.HCM. Vẫn trung thành với phong cách thanh lịch vốn có, Hạ Vi diện áo khoác dáng dài của NTK Lâm Gia Khang và đeo trang sức kim cương có giá trị lớn. 

Sau bộ phim "Tấm Cám: Chuyện chưa kể", cô trở thành gương mặt đắt show event cũng như quảng cáo. Thay vì có bạn trai tháp tùng, Hạ Vi luôn tự một mình đi đến các sự kiện. 

Hiện tại cô vẫn đang lựa chọn kịch bản phim để đóng sau vai diễn đầu tay. Thời gian qua, chuyện tình yêu của Hạ Vi và doanh nhân Quốc Cường vẫn luôn được báo chí nhắc đến, cả hai có thời gian gặp trục trặc nhưng đến nay vẫn vô cùng hạnh phúc. Tháng 10 này cũng chính là kỷ niệm 1 năm yêu nhau giữa Hạ Vi và doanh nhân Quốc Cường.

Hạ Vi đi xế hộp sang trọng đến dự sự kiện. 

Nữ diễn viên luôn xuất hiện với hình ảnh thanh lịch, sang trọng. Để giúp cô tỏa sáng phía sau là một ekip chuyên nghiệp. 

Nữ diễn viên diện một thiết kế mới nhất của nhà mốt Lâm Gia Khang.

Vốn là người khó tính, Hạ Vi cũng rất kén chọn các sự kiện để tham gia.

Hạ Vi khoe khéo phụ kiện kim cương trị giá hàng tỷ đồng của NTK Ngọc Đoàn thiết kế riêng cho cô.

Nụ cười tươi tắn của cô "Tấm" Hạ Vi.

Tháng 10 này cũng là dịp đặc biệt khi tròn một năm tình yêu giữa cô và doanh nhân Quốc Cường.

Nữ diễn viên hội ngộ NTK Thủy Nguyễn.

Let's block ads! (Why?)

Chồng mê cờ bạc, vợ giấu tiền rồi tạo hiện trường giả

Chiều 1/10, ông Nguyễn Sỹ Lực - Trưởng công an xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết: “Người lấy tiền là bà Phương vợ ông Thanh… chuyện thật mà như đùa. Chỉ vì sợ chồng lấy tiền đi đánh bài, nên mới tạo hiện trường giả như vụ trộm rồi cất tiền đi nơi khác”.

Vào chiều 23/9, ông Hoàng Danh Thanh, trú tại xóm 7, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An phát hiện nhà mình bị mất 15.220.000 đồng và 2 chiếc điện thoại trị giá gần 1 triệu đồng. Tại hiện trường, 2 thanh cửa sổ bị chặt, vật dụng trong nhà bị lục tung.

Sau đó, vợ chồng ông Thanh đã đến trình báo sự việc với công an xã Quỳnh Thạch để truy tìm thủ phạm.

Qua quá trình điều tra, thu thập bằng chứng, công an xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu đã tìm được thủ phạm là bà Phương vợ ông Thanh.

Bà Phương dựng hiện trường giả để khỏi nghi ngờ

Ngày 1/10, tại Công an xã Quỳnh Thạch, bà Phương thừa nhận hành vi của mình: “Chồng tôi ham cờ bạc, làm bao nhiêu tiền cũng dùng đi đánh bạc. Đợt vừa rồi, ông ấy có lấy tiền hụi về nên tôi nghĩ cách giấu tiền để khỏi ông ấy tiêu pha. Tôi không ăn trộm tiền, mà chỉ cất đi chỗ khác ở trong nhà và dùng để chi tiêu cho gia đình. Tôi biết mình tạo hiện trường giả là sai, mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cho tôi sửa chữa lỗi lầm”.

Chị Nguyễn Thị Hồng – một người hàng xóm chia sẻ: “Bà Phương là người tốt, chỉ vì sợ chồng nên mới làm như vậy. Tôi cũng mong mọi người hiểu cho bà ấy, làm phụ nữ mà có chồng ham mê cờ bạc khổ lắm”.

Cũng theo Công an xã Quỳnh Thạch, do 2 vợ chồng không kiện tụng gì mà xin được về nhà bảo nhau, sửa chữa, nên ban công an đang xem xét trường hợp này. Được biết, bà Phương đã giao lại số tiền trên cho cơ quan chức năng.

Let's block ads! (Why?)

Cuối tuần đãi cả nhà món thịt bò sukiyaki nổi tiếng từ nước Nhật

Mời các bạn thử trổ tài làm thử món thịt bò sukiyaki đãi cả nhà để mang lại hương vị thật mới cho gia đình.


Để làm món thịt bò sukiyaki bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

- 200g thịt bò nạm thái mỏng

- 50g nấm đông cô tươi

- 4 lá cải thảo

- 1 bìa đậu hũ trắng

- 1 củ cà rốt

- 1 cây hành boa-rô

- 1 củ hành tây nhỏ

- 100g miến dai của Nhật



Cải thảo rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây lột vỏ, cắt nhỏ.


Nấm đông cô bỏ cùi, cắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hành boa-rô rửa sạch cắt dài khoảng 2cm.


Đậu hũ cắt miếng nhỏ tùy thích.


Miến luộc mềm, rửa sạch bằng nước lạnh.


Cho dầu ăn vào chảo. Cho hành tây vào xào cho thơm, cho cà rốt vào xào, rồi cho thịt bò vào. Thêm 1 chén nước dùng hoặc nước lạnh vào.


Khi nước sôi thì cho lần lượt cải thảo, hành boa-rô, nấm đông cô vào. Khi rau củ chín thì cho miến vào.


Cho vào nồi 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh rượu trắng, nấu khoảng 2 phút cho tất cả thấm gia vị thì cho đậu hũ vào, nấu thêm tí nữa rồi tắt bếp. Múc ra chén và dùng.


Ẩm thực Nhật vốn được nổi tiếng bởi sử dụng độ ngọt chính từ rau củ chứ không dùng nhiều bột nêm. Món thịt bò sukiyaki là món ăn rất được ưa chuộng tại Nhật bởi sự kết hợp từ thịt và rau củ tạo sự cân bằng. Chắc hẳn những ai quan tâm đến ẩm thực Nhật Bản đã từng nghe qua món ăn ngon bổ này. Sukiyaki là một dạng thịt bò nấu với rau củ ăn hơi giống lẩu nhưng vị đậm đà hơn bởi sự kết hợp chính của nước tương, đường và rượu mirin. Mời các bạn thử trổ tài làm thử món sukiyaki đãi cả nhà để mang lại hương vị thật mới cho gia đình.

Chúc bạn ngon miệng!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Không cần lò nướng vẫn làm được cánh gà nướng siêu hấp dẫn

Không cần dùng đến lò nướng, bạn vẫn có thể món cánh gà nướng chảo với thành phẩm vàng ươm đẹp mắt và hương vị đậm đà khó quên!



10 cánh gà

1 cọng sả

2 củ gừng

3 muỗng canh tương ớt

3 muỗng canh nước mắm

½ muỗng cafe hạt tiêu xay

1 muỗng cafe muối

1 muỗng cafe mật ong

1 muỗng cafe rượu nấu ăn

Dầu ăn



Chuẩn bị các nguyên liệu. Dùng dao khía từng đường chéo lên cánh gà và cắt sả, gừng thành từng lát chéo.


Cho sả, gừng, nước mắm, tương ớt cùng chút muối, mật ong, rượu nấu ăn, hạt tiêu vào trộn đều với cánh gà.


Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc tô đựng lại và cho vào tủ lạnh ướp qua đêm.


Bắc chảo lên bếp, dùng chổi phết chút dầu ăn lên mặt chảo. Khi chảo nóng đều thì cho cánh gà vào, thỉnh thoảng lật mặt và phết thêm lớp mật ong lên mặt cánh gà. Khi thịt chín, vàng ươm như hình là được.


Cánh gà nướng không khó để làm mà lại còn đáp ứng được tiêu chí ngon – bổ - rẻ. Cánh gà nướng chảo kiểu này sẽ có màu vàng cánh gián trông óng ánh rất đẹp mắt, hấp dẫn và đương nhiên hương vị cũng ngon lành vô đối, ngon đến từng đầu ngón tay! Đối với món ăn này, bạn nên chọn phần đầu cánh gà công nghiệp vì loại cánh gà này nhiều thịt, khi chế biến xong sẽ mềm và ngon hơn nhé!

Chúc các bạn thành công với cách làm cánh gà nướng chảo này nhé!

Nguồn: BSC

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

“Làng đu dây” ở Hà Nội đổi đời sau gần thế kỷ

500 người gồm cả già trẻ, lớn bé hàng ngày không còn phải đi chung con đò sắt cũ kỹ, hiểm họa luôn rình rập. Cây cầu mới đã thực sự nối những bờ vui cho những người dân quê lam lũ sau gần một thế kỷ.

Gần thế kỷ đu dây vượt sông

Chúng tôi tìm đến thôn Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội vào một ngày đầu thu đầy nắng. Từ phố Tía, nằm trên QL1 hỏi thăm vào Ngọc Liễu ít người biết, nhưng khi hỏi bằng thông tin kèm theo là “làng đu dây qua sông”hầu như ai cũng biết. Có lẽ, hình ảnh người dân đã gần 90 năm phải đu dây trên con đò sắt qua sông đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân quanh vùng nên nhắc tới ai cũng nhớ.

Vượt qua cây cầu vẫn còn mới, chúng tôi sang làng Ngọc Liễu, ghé vào nhà một gia đình sống sát chân cầu, gặp chủ nhà là ông Trịnh Lê Phượng, 52 tuổi.

Ngồi bên hiên nhà, hướng mắt ra phía cây cầu và dòng sông Nhuệ đang êm đềm chảy, ông Phượng kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng khi chưa có cây cầu. Làng Ngọc Liễu, nơi ông Phượng cùng hàng trăm hộ dân sinh ra và lớn lên vốn là một dải đất liền kề với các thôn khác trong xã. Thế nhưng từ năm 1930, khi thực dân Pháp cho khai dòng sông Nhuệ cắt ngang làng Ngọc Liễu với xã Nghiêm Xuyên thì Ngọc Liễu trở thành một ốc đảo, ba hướng được bao quanh bởi con sông Nhuệ.

Ông Hữu cho biết, đầu năm 2014, sau nhiều năm kiến nghị, UBND huyện Thường Tín đã có nguồn ngân sách và phê duyệt xây dựng cây cầu có chiều dài 200m, rộng 5m bắc qua đây. Tháng 10/2015, cây cầu đã được hoàn thành. Ngày cây cầu khánh thành cũng là ngày hội lớn nhất của làng Ngọc Liễu từ trước tới nay.

Thời điểm trước tháng 10/2015, người dân thôn Ngọc Liễu phải ngồi đò sang sông bằng cách đu dây vô cùng nguy hiểm - Ảnh: Infonet

Dòng sông Nhuệ lúc này vô tình chia cách Ngọc Liễu với bên ngoài. Để ra khỏi làng người dân nơi đây chỉ có một cách là vượt sông và phương tiện duy nhất là chiếc đò dây. Chiếc đò dây thủa ban đầu làm bằng gỗ, có tuổi đời hơn 60 năm, đến khi chiếc đò này hỏng thì một chiếc thuyền sắt được chính quyền hỗ trợ đầu tư thay thế. Chiếc thuyền sắt to rộng hơn nên hàng ngày cả làng tới vài trăm lượt đi đi về về liên tục từ sáng sớm đến đêm khuya, vào các giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều tối thì thuyền liên tục chật cứng và quá tải.

Ngày nắng thì không sao, những ngày mưa to hay mưa phùn gió bấc, việc qua sông vất vả và nguy hiểm thêm bội phần. Có những hôm trời rét cắt da, cắt thịt mà các cháu học sinh vẫn phải đến trường. Nhìn cảnh các cháu lớn bám tay vào dây để kéo thuyền sang sông trong gió lạnh, những bàn tay nhỏ phải gồng lên để vượt sông, ai nấy đều thấy xót xa. Vất vả gian nan lại nguy hiểm khiến ai nhìn cũng ngậm ngùi nhưng không có cách nào khác, người dân Ngọc Liễu vẫn phải oằn lưng để kéo dây thuyền để được về nhà, được đi làm hay đi học...

Hơn nửa đời người sống trong cảnh ngăn sông, ông Phượng nhớ tất cả những gì diễn ra tại bến sông này mấy chục năm qua. Việc thông thương, giao lưu bên ngoài với chiếc thuyền và sợi dây thừng khiến cả làng phải khốn khổ với những tình huống cười ra nước mắt. Đó là rào cản khiến làng không thể phát triển, người dân không có việc làm, trẻ em hạn chế đến trường và các chế độ xã hội phổ cập chưa đến với người dân nơi đây.

Cùng thế hệ với ông Phượng, ông Nguyễn Văn Tỵ, 58 tuổi, người dân thôn Ngọc Liễu vẫn còn nhớ như in những tháng ngày phải đu dây qua sông. Ông Tỵ tâm sự: “Ngày trước khi chưa có cầu, chúng tôi khổ đủ đường. Việc đi lại hàng ngày đã là một nhẽ, đến những việc lớn hơn như: Xây nhà, cưới vợ, gả chồng cho con cái mới là những chuyện éo le. Ngày tôi tổ chức đám cưới cho con trai, khi rước dâu, hai bên nội ngoại có hàng trăm người lần lượt từng người lên thuyền qua sông. Chiếc thuyền nhỏ đảm nhiệm phần nhiệm vụ rất quan trọng là lần lượt chở từng đoàn người nhà trai nhà gái qua sông nên gia đình phải chuẩn bị dây thừng chắc chắn và làm lại đường lên xuống an toàn trước cả tuần. Đồng thời, phân công riêng một người chuyên kéo dây thuyền cho khách qua sông, giờ rước dâu gia đình phải dự tính làm từ sáng sớm cho kịp”.

Nhịp cầu nối những bờ vui

Ông Nguyễn Văn Kiên (57 tuổi), Trưởng thôn Ngọc Liễu kể lại, không phải quá lâu mà chỉ cách đây ngót chục năm, cả làng có khoảng 300 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu hàng ngày đều đi chung chiếc thuyền sắt cũ kỹ. Trong số đó, có khoảng 100 em học sinh các cấp đang tuổi cắp sách tới trường. Ngày trước, hầu như năm nào cũng có hàng chục vụ tai nạn xảy ra tại đây và đã có nhiều vụ đuối nước thương tâm.

Cũng chính vì đi lại khó khăn mà nhiều học sinh trong làng đã phải bỏ học giữa chừng. Khi chưa có cầu, trẻ nhỏ trong làng đi học phải dậy sớm hơn các bạn ở thôn khác, nhiều lúc chẳng kịp ăn lót dạ vì hành trình vượt sông có khi đến nửa giờ đồng hồ. Những hôm mưa to, gió lớn, người lớn phải đưa chúng sang sông nhưng sang đến nơi thì quần áo, cặp sách cũng ướt hết. Mưa làm cho con đường xuống bến đò trơn trượt, nhiều cháu học sinh sang được bờ rồi bị ngã bẩn hết quần áo lại phải quay về thay rồi mới dám đi học tiếp…

Đu dây qua sông ở Ngọc Liễu - Ảnh: Infornet

 Trầm ngâm một hồi, ông Kiên hào hứng: “Bây giờ thì đổi đời rồi, trẻ con đi học chỉ cần mấy phút bước trên cây cầu bê tông, nắng mưa, bão bùng không còn lo ngã xuống sông nữa”.

Cả một đời gắn bó với “ốc đảo” Ngọc Liễu, ông Kiên cùng những người dân tại đây đều bám vào nghề nông. Ngọc Liễu có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn lại màu mỡ nên phát triển nông nghiệp rất tốt. Nhưng ngày trước, khi chưa có cầu, năm nào bội thu việc vận chuyển nông sản của bà con mang ra thị trấn bán cũng là cả một hành trình gian nan. Vì vậy, dù có quỹ đất nhưng người dân Ngọc Liễu ít người dám đầu tư phát triển kinh tế trang trại bởi việc vận chuyển quá gian nan.

“Nhưng ngày nay, nhờ cây cầu, cuộc sống thay đổi nhiều lắm, không chỉ việc đi lại thuận lợi, mà kinh tế cũng phát triển hơn nhiều. Từ ngày có cầu, chúng tôi thực sự phấn khởi lắm, phải chính xác là đổi đời các chú ạ! Không có gì bằng được một cây cầu liền với xã, đó là niềm vui sướng vạn đại của bao thế hệ trong làng. Bây giờ, các cháu đã được đi học đúng giờ không phải nhịn đói tới trường, dân làng có điều kiện tiếp xúc và phát triển kinh tế với bên ngoài. Do đường vào thôn đã thuận lợi, hiện tại trong thôn đã có hơn chục hộ xây dựng mô hình kinh tế trang trại, nhiều hộ đã xây được nhà tầng khang trang rồi”, ông Kiên xúc động nói.

Ông Hoàng Xuân Hữu, Chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên, một lãnh đạo có nhiều năm công tác tại địa phương vẫn nhớ về những chuyến đò đu dây vượt sông để sang Ngọc Liễu như kỷ niệm không bao giờ quên. Ông Hữu chia sẻ: “Ngày trước, khi cây cầu chưa có, lãnh đạo xã sang Ngọc Liễu họp, thăm bà con hay có việc gì cũng đều phải đi đò sang sông. Ban ngày đã khó khăn, ban đêm khi trong làng có vụ việc gì cần chính quyền can thiệp thì vất vả vô cùng. Một tháng, chúng tôi chỉ có vài lần sang Ngọc Liễu để họp hành hoặc thăm bà con nhưng đã thấy gian nan rồi. Vậy mà, hàng thế kỷ qua người dân vẫn phải hàng ngày vượt sông thì còn vất vả đến đâu. Thật lòng, với vai trò là lãnh đạo địa phương tôi thấy xót xa lắm. Thương bà con mà chỉ biết kiến nghị lên cấp trên để xin kinh phí xây cầu mà bao nhiêu năm không được”.

Theo ông Hữu, giờ đây, cây cầu được bắc qua sông Nhuệ chắc chắn sẽ giúp Ngọc Liễu vươn mình. “Trước kia bà con trồng được mớ rau muốn đem ra chợ xã bán cũng ngại vì đi lại mất rất nhiều thời gian. Giờ đây, nhiều hộ đã và đang đầu tư làm ăn lớn với mô hình trang trại. Về an sinh xã hội, nếu trước đây chẳng may có người mắc trọng bệnh phải đi cấp cứu thì cũng mất cả tiếng mới qua được sông, giờ có cầu chắc chắn những chuyện buồn đó vĩnh viễn không còn nữa. Các cháu nhỏ thì không còn phải nơm nớp lo muộn học, lo ngã xuống sông như thuở nào. Bây giờ, mỗi lần đi qua cầu sang Ngọc Liễu thăm bà con, lúc nào trong lòng tôi cũng thấy vui phơi phới, mừng cho sự đổi đời của người dân”, ông Hữu tâm sự.

Let's block ads! (Why?)