Saturday, October 1, 2016

Cứu sống bệnh nhi bị giun đũa đục thủng ruột thừa

Bệnh nhi 2 tuổi, quê ở Sơn La, bị suy dinh dưỡng (nặng 7 kg) xuống BV Xanh Pôn, Hà Nội để khám mắt, nhưng sau đó bé bất ngờ bị đau bụng và được phẫu thuật cấp cứu tối 29-9 tại BV Xanh Pôn, Hà Nội.

Cứu sống bệnh nhi bị giun đũa đục thủng ruột thừa - 1

Trẻ nghịch đất cát dễ bị nhiễm giun. Ảnh: TL

Theo BS Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc BV Xanh Pôn, khi mở ổ bụng, các bác sĩ thấy ruột thừa của bé đã bị giun đũa đục thủng, làm tràn dịch ra ổ bụng, gây nhiễm trùng. Các bác sĩ đã cắt bỏ ruột thừa, làm vệ sinh ổ bụng và điều trị cho bé.

Theo BS Hưng, 10 năm trở về trước có nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm giun nặng như trường hợp bệnh nhi này, nhưng gần đây thì tình trạng tương tự rất ít gặp.  Theo bác sĩ phẫu thuật viên chính điều trị cho bé, đây là lần đầu tiên trong 15 năm làm nghề y, bác sĩ gặp trường hợp nhiễm giun đục thủng ruột thừa ở bệnh nhi.

Hiện sức khỏe của bệnh nhi đang hồi phục và chờ ngày ra viện. Các bác sĩ khuyến cáo, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng cao phải cẩn trọng trong vấn đề giữ gìn vệ sinh. Các bé phải ăn chín, uống sôi. Đặc biệt cần được tẩy giun định kỳ để đảm bảo sức khỏe. 

Let's block ads! (Why?)

Vụ bố ép con uống thuốc diệt cỏ: Tâm sự đẫm nước mắt của người vợ trẻ

“Lúc nghe tin, tôi tưởng anh ấy đùa”

Gần một tuần trôi qua, nhưng sự việc cháu Nguyễn Thị Thu P (5 tuổi, ở xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) bị bố là Nguyễn Văn Phú (SN 1990) ép uống thuốc diệt cỏ khiến cháu tử vong vẫn là câu chuyện được người dân bàn tán xôn xao. Khi PV Báo GĐ&XH trở lại ngôi nhà xảy ra vụ án đau lòng này cũng là lúc gia đình đã hoàn thành việc lo hậu sự cho cháu P.

Nhớ lại hôm xảy ra sự việc, chị Nguyễn Thị B (24 tuổi, mẹ cháu P) đau xót kể: “Lúc nhận được tin chồng thông báo cháu P sắp chết, tôi nghĩ anh ấy nói đùa vì nhiều lần trước anh ấy uống rượu vào lại đe dọa giết con và giết cả nhà. Lát sau, tôi gọi điện cho mẹ chồng và thấy tiếng xe cấp cứu thì tôi như rụng rời chân tay”.

Biết tin con gặp nạn, chị B bỏ vội công việc trên Bắc Giang bắt xe về Quảng Ninh. Lúc này, cháu P đã được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa thị xã Đông Triều lên Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí. Khi rửa ruột xong, các bác sĩ chuyển cháu P lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhưng cháu uống phải lượng thuốc quá độc nên đã được đưa về nhà ngay trong đêm 23/9. Biết là không thể chữa khỏi, nhưng không đành lòng nhìn con gái dứt ruột đẻ ra chết dần, chết mòn, ngay sáng 24/9, chị B và người nhà bắt xe quay lại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí điều trị. Đến khoảng 20h tối, cháu P được đưa về nhà và mất vào rạng sáng 25/9.

Chị B lặng người bên di ảnh con gái. Ảnh: Đức Tùy

Bà nội cháu P cho biết, hôm xảy ra sự việc, bà đang ngủ trưa thì nhận được điện thoại của con dâu gọi về hỏi tình hình của các cháu. Khi bà chạy xuống thì không thấy cháu P và con trai đâu. Sau đó, bà được hàng xóm thông báo, Phú đã bế cháu P đi bệnh viện cấp cứu. Bà nội cháu P đau xót nói: “Lúc đó tôi chỉ nghĩ cháu P bị cảm nắng, chứ chưa biết chuyện gì xảy ra. Đến khoảng 5h chiều, khi ở bệnh viện tôi mới biết, bố cháu đã pha thuốc diệt cỏ với nước đường ép cháu uống”.

Cuộc hôn nhân đẫm nước mắt

Thắp nén hương lên bàn thờ cho con gái xấu số, chị B nghẹn ngào kể, chị quê ở khu Cại (thị trấn An Châu, huyện Sơn Động, Bắc Giang), là con thứ năm trong gia đình có 6 anh chị em. Sau khi học xong lớp 9, chị ở nhà đi phụ xây, sau đó được một người bạn quê Hải Dương giới thiệu làm quen với Phú. Sau lần gặp mặt đầu tiên và tìm hiểu nhau chưa đầy 5 tháng thì chị và Phú kết hôn vào năm 2010. Đến năm sau, chị B sinh cháu P.

Mặc dù kinh tế khó khăn và đang nuôi con nhỏ nhưng nếu không làm thì không biết lấy gì để sinh sống, năm 2015, chị để con ở nhà và sang Hải Dương làm may tư nhân. Hết tháng, chị lại mang tiền về nhà đưa cho Phú nuôi các con. Tuy là con trưởng trong gia đình có hai anh em và bố mất do tai nạn lao động nhưng Phú lại có tính ham chơi lười lao động. Chị B gửi tiền về được đồng nào là Phú lại mang đi uống rượu và khi say lại đánh mắng chị. Chị B nghẹn ngào: “Có nhiều lần Phú đánh tôi tưởng chết. Mà lần nào đánh, Phú cũng dùng điếu cày hoặc cuốc. Không chỉ đánh tôi, Phú còn đánh mẹ đẻ chảy máu đầu phải đi khâu ở bệnh viện, hàng tháng sau mới khỏi. Thậm chí, hôm trên xe đưa con đi cấp cứu Phú cũng đánh tôi, vì hắn bảo không cho tiền”.

Không chịu được cảnh đánh đập một cách vô cớ, đã 3 lần chị B làm đơn li hôn và chính quyền xã Nguyễn Huệ đã có ý cho Phú đi cải tạo để có cơ hội làm lại từ đầu. Nhưng mỗi lần như vậy, Phú lại tỏ ra ăn năn hối lỗi và hứa sẽ sửa chữa, không đánh đập vợ con. Tuy nhiên, chỉ được vài hôm, sau đó mọi chuyện lại diễn ra đâu vào đấy.

Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, trước khi xảy ra sự việc, Phú đã đuổi đánh chị B khiến chị phải mang con về quê ngoại ở Bắc Giang nương náu. Khoảng 5 hôm sau, Phú lên tận nhà vợ năn nỉ, xin lỗi và đưa con về đi học. Lo lắng con không theo kịp chương trình học, chị B đã đồng ý cho Phú dẫn con về. Trước khi về, chị còn đưa cho Phú 800.000 đồng để mua gạo và đóng tiền học cho con.

Trao đổi với PV Báo GĐ & XH, ông Nguyễn Đình Phức, Trưởng thôn nơi gia đình chị B cư trú cho biết: “Từ trước đến nay, Phú là người bình thường nhưng không hiểu sao cứ uống rượu vào lại thành hung đồ đánh vợ con. Nhiều lần chính quyền địa phương đã đến làm việc để răn đe nhưng không được”.

Trưa 23/9, Phú gọi điện cho chị B yêu cầu chị đưa 1 triệu đồng để sửa xe máy nhưng trước đó, có bao nhiêu tiền thì chị B đều đã đưa Phú để mua gạo và đóng tiền học cho con. Tuy nhiên, Phú nói: “Ngày này năm sau là ngày giỗ của bố con tao. Mày cứ chờ đó”. Sau đó, Phú đến trường mầm non đón cháu P về nhà và đi mua 2 gói thuốc diệt cỏ, 1kg đường trắng về pha với nhau, ép cháu P uống. Một lúc sau thấy con lên cơn co giật nôn mửa, Phú thấy sợ, cầm bát nước có pha thuốc diệt cỏ đổ trước sân và bế con đi cấp cứu. Sau khi cháu P qua đời vào rạng sáng 25/9, Phú đã bị Công an thị xã Đông Triều bắt giữ. Sau đó đối tượng này được chuyển lên Công an tỉnh Quảng Ninh để xử lý.

Let's block ads! (Why?)

Làm flan rau câu hoa anh đào: Ngon - đẹp ngất ngây

Cùng vào bếp làm món flan rau câu hoa anh đào đẹp mắt ngon miệng này nhé!



Phần flan:


Bột rau câu Pearlagar-8: 15g

Đường: 10g

Sữa tươi: 500ml

Lòng đỏ trứng: 100g

Bột đậu trắng đã ngào đường: 230g

Whipping: 120g

Rượu hoa anh đào: 30ml (nếu thích)

Phần rau câu:

Hoa anh đào ngâm muối: vài cánh tùy thích

Bột rau câu Pearlagar-8: 15g

Đường: 100g

Nước: 750ml

Rượu hoa anh đào: 30ml (nếu thích)



Cho 15g bột rau câu Pearlagar-8 và 5g đường vào nồi, trộn cho thật đều.


Đổ tiếp sữa tươi vào quậy cho tan đường và bột rau câu.


Lấy 100g lòng đỏ trứng cho vào thau, tiếp tục cho 5g đường vào, quậy cho đều lên.


Đổ nồi sữa vào thau hỗn hợp trứng đường quậy cho tan trứng đường.


Đổ trở ngược hỗn hợp sữa vào nồi qua rây.


Đổ whipping ra thau, cho hỗn hợp đậu trắng vào.


Trộn hỗn hợp đậu trắng cho nhuyễn mịn ra.


Bắc nồi hỗn hợp sữa lên bếp nấu sôi đến 80 độ C thì bắc xuống, trong khi nấu nhớ quậy đều tránh cháy khét, tốt nhất là nên sử dụng nồi chống dính.


Khi hỗn hợp sữa đã được nấu xong bắc xuống, trong khi còn nóng thì đổ hỗn hợp đậu trắng qua rây vào.


Cho rượu hoa anh đào vào.


Đổ hỗn hợp ra ly để tạo như hình hoặc cho vào bất cứ dụng cụ nào tùy thích, để lạnh cho hỗn hợp flan đông lại.


Phần rau câu: Cho hoa anh đào vào ly bánh flan.


Cho 15g bột rau câu Pearlagar-8 và 100g đường vào nồi, trộn cho thật đều.


Đổ nước vào quậy thật đều.


Bắc nồi lên bếp vừa nấu vừa quậy cho đều, khi hỗn hợp sôi cỡ 80 độ C thì bắc xuống, cho rượu hoa anh đào vào, tiếp tục đổ hỗn hợp rau câu lên bên trên mặt hỗn hợp bánh flan là xong, chờ nguội, cho vào tủ lạnh làm lạnh và thưởng thức.


Chỉ với 1 ly flan rau câu hoa anh đào nhưng bạn có thể cảm nhận được 3 vị khác nhau từ mềm mịn của flan tới bùi vị bùi bùi thơm thơm trong bánh waghasi làm từ đậu trắng và đọng lại là phần rau câu mát mịn tan ngay trong miệng. Hãy vào bếp trổ tài làm món tráng miệng ngon này để đãi cả nhà nhé!

Chúc bạn ngon miệng!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

"Muối tắm" - ma túy cực độc đội lốt mỹ phẩm len lỏi vào thị trường

Ma túy ngụy trang “muối tắm”

Trên thị trường hiện có hàng trăm loại muối tắm khác nhau. Đó là loại mỹ phẩm để pha vào bồn nước, giúp xả stress, làm đẹp da.

Tuy nhiên, loại ma túy “muối tắm” không dùng để tắm, có tên hóa học là mephedrone và cathinone, có hình dạng kết tinh và cách sử dụng giống như đá (đốt hít).

So với "đá" thì muối tắm không "phê" bằng nhưng độc gấp hàng trăm lần. Trước khi "muối tắm" xuất hiện, một loại ma túy tổng hợp khác có tên gọi là Meo meo hay M-Cat cũng từng càn quét nhiều quốc gia nhưng ít phổ biến hơn tại Việt Nam so với "muối tắm".

“Muối tắm” xuất hiện nhiều ở Mỹ từ năm 2010 và bắt đầu len lỏi vào thị trường Việt Nam những năm gần đây.

"Muối tắm" - ma túy cực độc đội lốt mỹ phẩm len lỏi vào thị trường - 1

Lá khát bị phát hiện khi vận chuyển vào Việt Nam. Ảnh: TL

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa Tâm thần 3, Bệnh viện tâm thần Lê Minh Xuân, TP.HCM: "Muối tắm” được chiết xuất từ lá cây Khat, một loài cây mọc dại ở vùng Trung Đông và bán đảo Ả Rập. Vì nó kết tinh giống như muối, nên "thế giới ngầm" gọi tên nó là Bath Salts, dịch ra tiếng Việt là "muối tắm".

Họ đặt tên trùng với một loại sản phẩm thông thường, là muối để pha vào bồn tắm để thư giãn, nhằm tránh sự kiểm soát của các nhà quản lý”.

“Muối tắm” gây tác động tương tự như ma túy đá, cũng gây loạn thần, ảo giác. Khi ma túy đá bị truy quét quyết liệt, "dân chơi"chuyển sang “muối tắm” vì...an toàn hơn, theo bác sĩ Hiển.

"Việt Nam vẫn chưa có bộ kit kiểm tra để phát hiện 'muối tắm' trong nước tiểu, nên không thể biết được người nghiện sử dụng 'muối tắm', trừ khi họ tiết lộ”, bác sĩ Hiển thông tin.

“Muối tắm” được chiết xuất từ cây Khát. Đây là loại cây trồng lâu năm ở châu Phi. Chỉ tính riêng ở khu vực Sừng châu Phi, đã có khoảng 20 triệu người nhai lá cây Khát. Ở Mỹ và nhiều nước châu Âu liệt lá"Khát" vào danh mục ma túy cực kỳ nguy hiểm.

Len lỏi vào Việt Nam

Vừa qua, Cục Hải quan TP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47, Bộ Công an) phát hiện, triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam qua đường bưu điện. Ban đầu, Các cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ 36 kiện hàng, có trọng lượng khoảng 545kg được gửi từ Ethiopia vào Việt Nam.

"Muối tắm" - ma túy cực độc đội lốt mỹ phẩm len lỏi vào thị trường - 2

Lá khát mạo danh thảo mộc được bọc bằng nilon bị lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: TL

Liên tiếp các ngày sau đó, Ban chuyên án rà soát, phát hiện các lô hàng được gửi đi Mỹ, Anh, Úc hoặc hàng hoàn nhập từ một số nước về Việt Nam chứa ma túy lá khát.

Theo Chi cục Hải quan Hà Nội, đến nay, Ban chuyên án đã bắt giữ 199 kiện hàng chứa ma túy lá khát với trọng lượng 2,5 tấn và đang xác minh nhân thân người gửi và người nhận.

Lợi dụng Việt Nam là nước xuất khẩu chè, khi xuất nhập khẩu, các cá nhân và doanh nghiệp đều khai báo với Hải quan là cây chùm ngây, thảo mộc sấy khô.

Let's block ads! (Why?)

Thế giới “sởn da gà” nghe chuyện "Việt Nam là quốc gia say xỉn"

Thế giới “sởn da gà” nghe chuyện "Việt Nam là quốc gia say xỉn" - 1

Việt Nam có 77.3% nam giới trưởng thành (18-69 tuổi) sử dụng rượu bia (Ảnh minh họa)

Quốc gia "say xỉn"

Với những nghiên cứu trên, ông Nguyễn Phương Nam – đại diện của WHO tại Việt Nam cho rằng "chúng ta là quốc gia say xỉn" chứ không phải quốc gia khởi nghiệp vì tỷ lệ người uống bia rượu ngày càng tăng và đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều này gây nên gánh nặng về y tế.

Theo ông Trần Quốc Bảo - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, so sánh giữa năm 2010 và 2015 đã thấy lượng người sử dụng bia rượu ở mức độ có hại tăng mạnh. Tỉ lệ nam giới dùng bia rượu ở mức độ có hại năm 2010 là 25% thì đến năm 2015 tỉ lệ này trên 44%.

Năm 2010 người Việt tiêu thụ trên 2,4 tỉ lít bia thì đến năm 2015 con số này đã là 3,4 tỉ lít. Việt Nam đang đứng thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Thái Lan), thứ 10 ở Châu Á và 29 trên thế giới về lượng rượu bia được sử dụng. 

Tuy nhiên, nếu tính riêng về tỉ lệ nam giới sử dụng bia rượu (Việt Nam là khoảng 77%) thì tỉ lệ này của VN đang đứng đầu tỉ lệ bình quân của khu vực và cả thế giới. Tỉ lệ nam giới có sử dụng rượu bia ở châu Phi là 44%, nam giới châu Âu trên 73% còn tính chung toàn thế giới thì tỉ lệ này xấp xỉ 48%.

Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới trên 70 % người tử vong do xơ gan do rượu bia và trên 30% số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam do bia rượu mang đến.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng ngay tức thì người uống rượu bia dẫn đến say, suy giảm khả năng nhận thức tình cảm, uống rượu bia khi lái xe có khả năng gây tai nạn.

Sự lệ thuộc rượu bia, khả năng kiểm soát của người uống có sự suy giảm, đây là tác động lâu dài gây ra bệnh tâm thần, xơ gan, không lây nhiễm của Việt Nam như ung thư, tim mạch, đái tháo đường.

Việc sử dụng rượu bia có hai cơ chế gây tác hại: Cho người sử dụng rượu bia, người sử dụng rượu bia gây tác hại cho cộng đồng - gây tai nạn giao thông, gây bạo lực, đánh chửi vợ con, gây thiệt hại do ngành y tế phải điều trị, thiệt hại do tai nạn, đánh nhau, đẩy lùi sự phát triển của y tế Việt Nam. 

Ở Việt Nam, 3,3 triệu người tử vong năm 2014 do rượu bia gây trực tiếp, gián tiếp cho 200 loại bệnh tật khác nhau.

Cũng theo ông Nam tại Thái Lan cho rằng 40% tự tử do rượu bia, Phần Lan 38% nam giới từng có ý định tự tử có liên quan đến rượu bia.

Không chỉ thế, rượu bia còn ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Bia rượu gây bạo lực gia đình. Theo ước tính của Bộ Văn hoá thể thao và du lịch có tới 68% bạo lực gia đình liên quan đến rượu bia. Con số này cũng không phải là thấp mà có tới 60% phụ nữ từng bị bạo hành do ảnh hưởng của người uống rượu, gây mất tình trạng xã hội.

Quốc tế “sởn da gà”

TS Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tâm sự ông có đi các nước Châu Âu báo cáo về tỷ lệ sử dụng bia rượu ở Việt Nam và các con số tai nạn giao thông do bia rượu ở Việt Nam. Mỗi khi trình bày những báo cáo đó, bạn bè quốc tế “sởn da gà” vì người Việt nam nghiện nhậu.

TS Quang cho biết chưa nói đến gánh nặng bệnh tật, chỉ nói đến tai nạn giao thông do bia rượu đã đủ thấy mức độ kinh khủng. Các số liệu tai nạn giao thông do bia rượu khác nhau có số liệu 60 % của Bệnh viện Việt Đức, có số liệu 40 %, có số liệu 32,6 % nhưng dù số liệu nào thì đây cũng là nguy cơ hiện hữu. Số liệu này còn chưa kể tai nạn giao thông do ngã không đến bệnh viện nếu đến bệnh viện chắc còn cao hơn. Trong khi đó ở Châu Âu chỉ chiếm 11 %.

Nếu so với tốc độ 6 % tăng trưởng GDP thì thiệt hại do tai nạn giao thong từ 2,5 đến 2,9 % GDP. Ông Trần Hữu Minh – uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cho biết cứ 1 buổi sáng ngủ dậy cả nước ta người dân mất 320 tỷ giải quyết các vấn đề tai nạn giao thông, với 320 tỷ đồng này chúng ta xây trạm y tế xã thì 60 tỷ thì 5 trạm y tế xã.

Let's block ads! (Why?)

Salad rau củ làm kiểu này thì không ai có thể chối từ

Với món salad rau củ đơn giản này hẳn sẽ đem đến cho bữa ăn gia đình bạn một món ăn có vị chua thanh mát mà không hề có cảm giác ngán ngấy chút nào.

- 2 quả chanh

- 15ml nước mắm

- 1 nhánh gừng nạo

- 7ml sốt tỏi ớt

- 450g thịt lợn xay

- 1 tép tỏi

- 7ml dầu ăn

- ½ củ hành tây tím

- 1 củ cà rốt

- 1 bó rau mùi, xà lách

- 65g lạc rang giã nhỏ



Cho nước cốt 2 quả chanh, nước mắm, gừng nạo và nước sốt tỏi ớt. Khuấy đều để kết hợp nguyên liệu. Bạn có thể điều chỉnh lượng gia vị cho vừa ăn.


Cho thịt xay vào chảo chống dính cùng 7ml dầu ăn và tỏi băm nhỏ. Đun thịt ở lửa vừa và đánh tan thịt cho khỏi dính vào nhau cho đến khi thịt chín. Bạn chắt bớt dầu mỡ thừa từ chảo thịt đi và để cho thịt nguội bớt, cho thịt vào bát tô.


Khi thịt nguội cho phần hỗn hợp gia vị vừa pha vào đảo đều.


Trong lúc đợi thịt nguội thì bạn gọt vỏ cà rốt rồi bào sợi nhỏ. Hành tây tím thái lát mỏng. Rau mùi thái nhỏ.


Thêm cà rốt, hành tây, rau mùi và lạc vào tô thịt.


Trộn đều nguyên liệu là xong.


Trong những ngày oi bức, những món ăn được chế biến đơn giản và ít dầu mỡ luôn được các chị em đặc biệt quan tâm. Với món salad rau củ đơn giản này hẳn sẽ đem đến cho bữa ăn gia đình bạn một món ăn có vị chua thanh mát mà không hề có cảm giác ngán ngấy chút nào.

Chúc bạn ngon miệng với món salad rau củ này!

Nguồn: budgetbytes.com

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10-2016

Tăng trợ cấp hằng tháng cho quân nhân

Thông tư 130/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, có hiệu lực thi hành từ 25-10, quy định:

Điều chỉnh tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với các đối tượng trên, tính theo công thức:

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ 1-1-2016 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12/2015 + 150.000 đồng.

Mức hưởng cụ thể theo số năm công tác sau khi đã điều chỉnh như sau:

- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 1.535.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 1.605.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.674.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.743.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.812.000 đồng/tháng.

Các đối tượng được điều chỉnh tăng mức trợ cấp hằng tháng kể từ ngày 1-1-2016.

Ảnh: Đ.Liên

Hỗ trợ kinh phí bảo vệ, phát triển rừng ven biển

Từ ngày 10-10, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành;

Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 50.000 đồng/ha, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán.

Được phát triển các thương hiệu sản phẩm kinh doanh có nguồn gốc từ môi trường rừng và hệ sinh thái rừng ven biển. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

Nghị định số 119/2016/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu lực từ ngày 10-10 quy định.

Quản lý tiền lương đối với Viettel

Chính phủ thí điểm cho phép công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội được giao ổn định đơn giá tiền lương (tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương) trong giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011-2015 khi đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao; nộp ngân sách Nhà nước theo quy định; mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 3%.

Tiền lương của người quản lý doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương thực hiện của công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Nghị định 121/2016/NĐ-CP về việc thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2016-2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 10-10; các quy định trên được thực hiện từ ngày 1-1-2016 đến hết ngày 31-12-2020.

Đề cao trách nhiệm của bộ trưởng

Từ ngày 15-10, tổ chức bộ máy của Bộ được thực hiện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Hoạt động của Bộ phải được công khai, minh bạch, hiện đại hóa; đồng thời, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, bộ trưởng;

Đề cao trách nhiệm của bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ;

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-10.

Sửa đổi quy định về cai nghiện bắt buộc

Từ 30-10, đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn một năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện;

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.

Tăng thời gian lao động trị liệu của học viên từ ba giờ/ngày lên không quá bốn giờ/ngày; học viên được nghỉ lao động trị liệu trong các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định. Đặc biệt, không tổ chức lao động trị liệu cho học viên trong thời gian cắt cơn giải độc.

Nghị định số 136/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, có hiệu lực thi hành từ ngày 30-10.

Let's block ads! (Why?)