Tuesday, June 7, 2016

Vụ sản phụ tử vong sau sinh: Đã có kết luận của hội đồng chuyên môn

Vụ sản phụ tử vong sau sinh: Đã có kết luận của hội đồng chuyên môn - 1

Sản phụ Nguyễn Thị Ánh tử vong sau sinh do rối loạn đông máu nặng. 

Các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ đã theo dõi đẻ sát, phát hiện tình huống băng huyết kịp thời, xử trí tích cực hết khả năng. Ngoài ra, bệnh viện đã mời bác sĩ tuyến trên (Bệnh viện đa khoa Hà Đông) về hỗ trợ, truyền 04 đơn vị máu và cắt tử cung bán phần.

Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, sản phụ tử vong do rối loạn đông máu nặng.

Chiều 6.6, Hội đồng Chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ cùng với Sở Y tế Hà Nội và các bác sĩ đầu ngành Sản khoa Hà Nội đã họp phân tích và đưa ra kết luận về sự việc sản phụ Nguyễn Thị Ánh (SN 1993, Chương Mỹ, Hà Nội).

Theo đó, sau ca mổ, các bác sĩ phát hiện dấu hiện bất thường (rối loạn đông máu) nên đã chuyển bệnh nhân lên  ngay tuyến trên bằng ô tô có hộ tống. Hội đồng chuyên môn kết luận: “Nguyên nhân băng huyết là do đờ tử cung. Nguyên nhân tử vong là do rối loạn đông máu nặng”.

Được biết, sau khi được Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ giải thích, chia sẻ, động viên với gia đình, gia đình sản phụ Nguyễn Thị Ánh không có ý kiến, đơn thư, khiếu nại.

Trước đó, trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Ánh (SN 1993), sau khi được đưa vào Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ sinh được 1 bé trai đã phải chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Sau đó, sản phụ đã tử vong vào khoảng hơn 19h ngày 5.6.

Thấy sản phụ tử vong bất thường, người nhà sản phụ đã yêu cầu được làm rõ nguyên nhân. Theo thông tin ban đầu từ gia đình sản phụ, nạn nhân bị chuyển viện do băng huyết nhưng gia đình cũng phát hiện sản phụ có vết mổ nhưng trước đó theo họ không được thông báo.

Let's block ads! (Why?)

102 ngày giành giật sự sống của thanh niên bị xăng đốt cháy toàn thân

Chiều 6/6, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có thông tin về một ca bỏng vô cùng nặng đã được cứu sống sau 102 ngày điều trị.

Khoảng 21h ngày 24/2, Nguyễn Thanh Tứng (sinh năm 1995, Tây Ninh) đang nằm ngủ thì ngửi thấy mùi xăng trong nhà. Thức dậy kiểm tra, Tứng phát hiện bình xăng xe máy trong góc nhà bị thủng, xăng chảy ra ngoài nên lấy dụng cụ tự chữa nhưng xăng chảy càng nhiều hơn. Do thèm thuốc lá quá nên Tứng đã đi lấy thuốc lá hút, tàn thuốc bay vào bắt lửa vào bình xăng và bùng cháy, ngay gần đó lại có bếp ga, lửa càng bùng lên dữ dội trùm lấy toàn bộ người Tứng.

Người nhà vội đưa Tứng vào Trung tâm Y tế huyện Trảng Bàng sơ cứu, sau đó chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng bỏng lửa xăng diện tích 82% độ 2, 3, 4, trong đó, 60% là bỏng sâu độ 3 và 4.

Th.S, BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Phỏng – Tạo hình cho biết: “Khi mới nhìn thấy bệnh nhân, nhiều người đã phải thốt lên rằng chắc thằng bé không sống nổi. Nhưng là bác sĩ, chúng tôi chỉ nghĩ rằng, bệnh nhân còn thở thì phải cứu. Cũng đã có lúc, người nhà xin về vì không có tiền, chúng tôi phải trấn an, kêu gọi phòng Công tác xã hội của bệnh viện giúp đỡ, phụ tiền điều trị cho bệnh nhân”.

Theo BS Hiệp, Khoa đã làm tất cả để cứu bệnh nhân gồm hồi sức tích cực, truyền dịch, truyền chất điện giải, hồi sức chống shock... dùng vật liệu mới trong thay băng, thực hiện phẫu thuật cắt lọc hoại tử, buộc phải cắt cụt 2 chi và tay phải cho bệnh nhân. Sau 1 tháng nằm cách ly đặc biệt, bệnh nhân mới vượt qua cửa “tử thần”.

Bệnh nhân đã phải trải qua 14 lần phẫu thuật, trong đó có 5 lần ghép da tự thân (lấy từ da đầu bệnh nhân) và 6 lần lấy da của người thân hiến.

Sau 102 ngày điều trị, Nguyễn Thanh Tứng đã được các bác sĩ cho xuất viện với các vết thương đã lành, sức khỏe tốt. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ phải trải qua thời gian dài để tập vật lý trị liệu, phẫu thuật điều trị chống co rút... mới có thể hoà nhập cuộc sống.

Let's block ads! (Why?)

Những món thạch siêu hot chị em nào cũng phải làm trong mùa hè năm nay

Những món thạch siêu hot này luôn được chị em truyền tay nhau công thức để thể hiện cho cả nhà trong mùa hè này.

1. Thạch rau câu viên bi:

Thạch rau câu vốn là món ăn mát giải nhiệt thường được làm rất nhiều trong dịp hè với nhiều biến thể khác nhau nhiều vị khác nhau. Món thạch rau câu viên bi là món thạch đang “hot” rần rần hiện nay. Trên khắp các diễn đàn bếp núc, chị em đua nhau kheo thành phẩm của mình. Nào cùng vào bếp làm một mẻ thạch rau câu viên bi màu sắc, đẹp mắt, mát bổ cho cả nhà thưởng thức nhé! Món thạch này chắc chắn sẽ được lòng tất cả mọi người từ người già tới trẻ con đấy!

thach

2. Thạch trái cây:

Làm thạch bằng cách tận dụng vỏ trái cây chắc chắn sẽ làm chọ mọi người trong gia đình bạn thích thú vì trông như trái cây thật. Hơn nữa thạch trái cây được làm từ nước ép trái cây là món hết sức ngon lành và bổ dưỡng rất phù hợp cho những ngày nóng oi thế này!

thach

3. Rau câu flan:

Rau câu flan là món giải nhiệt mùa hè vô cùng hấp dẫn. Từng lớp rau câu cà phê xen kẽ lớp flan béo ngậy thơm nức. Vị ngọt béo của flan quyện vào vị ngọt mát pha chút đắng của cà phê khiến ai cũng thích mê.

thach

4. Sữa chua dẻo thạch trái cây:

Sự kết hợp giữa thạch và sữa chua sẽ làm nên món tráng miếng thật mát mẻ và thơm ngon cho mùa hè này. Phần thạch trái cây với màu sắc bắt mắt bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, tốt nhất bạn nên dùng nước trái cây tự nhiên có thể chọn vắt nước cam, nước dưa hấu ép... Cũng có thể sáng tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau để món sữa chua dẻo thạch trái cây thêm phần bắt mắt. Đây hứa hẹn sẽ là món ngon mùa hè khiến cả nhà "mê tít".

thach

5. Sữa chua dẻo:

Sữa chua dẻo cũng vẫn vị ngon như thế nhưng từng miếng sữa chua vuông vức không bị chảy, ăn lại có chút dai dai nên càng khiến mọi người kích thích. Sữa chua dẻo có thể rắc thêm chút bột cacao hoặc bột trà xanh hay đơn giản ăn không cũng ngon lắm rồi.

thach

6. Thạch vải:

Vải đang bắt đầu vào mùa. Ngoài việc ăn ngay hoặc sấy khô, thì quả vải chưa có nhiều cách chế biến, mặc dù đây là một loại quả đặc sản, ngon và giàu dinh dưỡng. Cùng thử làm thạch vải mát lạnh, lạ miệng với hai cách thưởng thức để xua tan cơn nóng trong những ngày hè và tranh thủ mùa vải đang kì chính vụ vừa nhiều vừa rẻ nhé! Còn gì tuyệt hơn là thưởng thức một ly trà thạch vải mát lạnh, thơm nồng giữa ngày hè oi ả phải không bạn? Bạn có thể uống từng ngụm trà mát lịm và nhâm nhi các miếng thạch vải thơm nồng với phần nhân mềm mại, béo ngậy.

thach

7. Thạch trứng gà:

Những quả thạch trứng gà ngon, bổ dưỡng, không còn mùi vị tanh của trứng, vô cùng đẹp mắt mà vị lại lạ miệng chắc chắn sẽ rất hấp dẫn với cả nhà, nhất là các bạn nhỏ!

thach

8. Trà sữa thạch phô mai:

Món trà sữa thạch phô mai vừa dễ làm vừa bổ dưỡng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Thạch phô mai có thể ăn chung với trái cây lạnh và đá bào, hoặc trộn chung với trà sữa là cách phổ biến nhất. Trà sữa thạch phô mai ngọt, béo lại mát lạnh sẽ xua tan cái nóng nực mùa hè ngay!

thach

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Monday, June 6, 2016

Có thể đột quỵ, tử vong vì nắng nóng

Trời nắng, không ốm cũng thành ốm

Ghi nhận của PV tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội trong những ngày nắng nóng, lượng bệnh nhân đông nghẹt người già và trẻ em phải vật vã nhập viện.

Khảo sát tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 5/6, không chỉ trong khu vực khám bệnh đông đúc mà ngay cả khắp các gốc cây, hành lang, vỉa hè… chỗ nào có bóng râm là người bệnh tập trung. Nhiều người mệt quá còn ngủ gục trên ghế đá hoặc dưới nền đất.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng ghế chờ khám của bệnh nhân và người nhà Trung tâm tim mạch luôn trong tình trạng đông đúc quá tải. “Trời oi nắng, ngồi chờ khám trong tâm trạng thấp thỏm cộng với không khí ngột ngạt oi bức ở đây khiến người không ốm cũng thành ốm, huống hồ trẻ đang mắc bệnh”, chị Đào Thị Lan- Ba Vì- Hà Nội than thở.

Nhiều bệnh nhân ở tỉnh xa về Hà Nội khám chữa bệnh hay một số bệnh nhân đi khám chờ kết quả xét nghiệm đều vạ vật chống chọi với cái nắng như thiêu như đốt giữa trưa hè.

Có thể đột quỵ, tử vong vì nắng nóng - 1

Hàng trăm người chờ khám bệnh tại BV Bạch Mai trong những ngày nắng nóng.

Bác sỹ Nguyễn Thành Nam, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận hàng trăm trẻ đến khám chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy…

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ông Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, mỗi ngày lượng bệnh nhi đến khám khoảng 1.300 bệnh nhân đến khám, cùng với 1000 trẻ đang điều trị nội trú. So với những ngày trước đây, số bệnh nhân chưa tăng nhiều nhưng nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, nguy cơ trẻ bị ủ bệnh sẽ cao hơn.

Ông Trần Minh Điển cũng cảnh báo, viêm não (trong đó có viêm não Nhật Bản) đã vào mùa với số ca mắc chuyển từ các tỉnh lên ngày một tăng. Nhiều trường hợp mắc viêm não chuyển đến viện trong tình trạng đã quá nặng nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng.

Tại Bệnh viện Lão khoa, bác sỹ Trần Viết Lực- Phó Trưởng khoa Khám bệnh- Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, 3 ngày nắng nóng vừa qua lượng bệnh nhân của bệnh viện tăng khoảng 10-20% so với thời gian trước.

Người già đến Bệnh viện Lão Khoa khám chủ yếu do tim mạch, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, say nắng, đặc biệt số bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn điện giải do mất nước có xu hướng gia tăng…

Người già, trẻ em vật vã, khổ sở vì nắng nóng

Theo ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục khám chữa bệnh, nắng nóng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân. Nắng nóng có thể gây các bệnh nguy hiểm như: Say nắng, say nóng, tim mạch, đột quỵ…

Do đó, để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân và phòng tránh tác hại của nắng nóng đến sức khỏe, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện tích cực tuyên truyền cho nhân dân, người lao động và chủ lao động trên địa bàn.

Bên cạnh đó, người dân cũng cần hiểu và biết phòng tránh tác hại do nắng nóng gây ra đối với sức khỏe con người như: say nóng, say nắng, rối loạn thân nhiệt, mất nước, ngất, kiệt sức, gia tăng bệnh hô hấp, tim mạch, đột quỵ, gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, sốt cao co giật…

Bác sĩ Trần Quý Tường cũng cảnh báo các đối tượng dễ tổn thương như người già, phụ nữ có thai, trẻ em tại các khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, công nhân làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao, nông dân lao động ngoài trời; người bệnh đang điều trị các bệnh: tim mạch, bệnh phổi mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, vẩy nến, chàm, bỏng, cường tuyến giáp….

Theo bác sỹ Lương Quốc Chính- Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Bạch Mai, say nắng (sốc nhiệt) có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đến 40 độ C (104 độ F) hoặc cao hơn. Bác sỹ Chính cho rằng, say nắng cần được điều trị cấp cứu. Sốc nhiệt không điều trị có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Tổn thương càng nặng nếu điều trị càng muộn, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.

Let's block ads! (Why?)

Những đồ ăn, thức uống giải nhiệt tuyệt vời từ quả sấu

Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi chín có vị ngọt hơn. Thành phần trong quả sấu giàu hàm lượng vitamin C, axit hữu cơ, canxi, phốt pho và sắt.

Bên cạnh đó, sấu có tính mát, giúp giảm nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng, làm tiêu đờm, trị ho, hỗ trợ điều trị các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, nôn nghén ở phụ nữ mang thai.

Những đồ ăn, thức uống giải nhiệt tuyệt vời từ quả sấu - 1

Quả sấu có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè oi bức.

Quả sấu khi xanh có vị chua nên được lựa chọn là nguyên liệu trong nhiều món canh giải nhiệt. Với những người thích đơn giản, có thể dùng sấu nấu canh không để uống hoặc có thể thả sấu vào nước canh rau muống.

Nước canh rau muống nấu sấu là món canh khoái khẩu vào những ngày hè nóng nực, có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa.

Ngoài ra, sấu còn “góp mặt” trong nhiều món canh bổ dưỡng khác như canh thịt nạc băm nấu sấu, thêm chút hành lá để món canh hấp dẫn hơn. Món canh này vừa có độ ngọt từ thịt vừa có vị chua từ sấu, rất dễ ăn. Đặc biệt, mùi thơm từ sấu khiến món canh trở nên thơm ngon hơn.

Bên cạnh đó, một số người có thể thay thế thịt nạc băm bằng xương sườn nấu sấu. Đây cũng là món canh phổ biến trong bữa cơm ngày hè của nhiều gia đình.

Ngoài việc là thành phần trong các món ăn giải nhiệt, nước sấu ngâm đường cũng là một trong những đồ uống giải khát được nhiều người ưa chuộng trong mùa hè oi bức. Để có một lọ sấu ngâm đường thơm ngon, bổ dưỡng dùng trong mùa hè, phải ngâm sấu cách đó ít nhất 1 tháng để sấu có độ ngấm, tạo vị thơm ngon nhất.

Sấu dùng để ngâm phải là những quả không bị sâu hoặc bị thối. Không nên chọn sấu non để ngâm vì rất dễ bị ủng, ảnh hưởng đến chất lượng của bình sấu ngâm. Sau khi cạo vỏ sấu, rửa sạch và để ráo nước, cho sấu vào bình ngâm. Tiếp đó, cho lượng đường vừa phải, tùy thuộc vào lượng sấu ngâm nhiều hay ít. Khi sấu đã đủ độ “chín”, tức là vỏ quả sấu quắt lại, lượng nước sấu tiết ra nhiều thì lấy ra pha nước uống.

Những đồ ăn, thức uống giải nhiệt tuyệt vời từ quả sấu - 2

Sấu ngâm đường được là một trong những đồ uống giải khát được nhiều người ưa chuộng trong mùa hè.

Với những người muốn ngâm uống ngay, có thể rửa sạch sấu, để ráo nước. Đun sôi 1 lít nước rồi cho muối và phèn chua vào, sau đó, cho sấu vào khuấy đều khoảng 2 phút thì vớt ra.

Tiếp tục đun nước với đường và gừng đập nhỏ. Khi nước chuyển sang màu cánh gián thì tắt bếp để nguội và đổ vào sấu (đã đun qua muối và phèn chua) ngâm khoảng 3-4 tiếng là có thể dùng được.

Trong quá trình pha nước sấu ngâm, có thể cho thêm đường nếu muốn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên uống nước sấu ngâm với độ ngọt vừa phải, không nên uống ngọt quá vì sẽ “át” hết độ chua mát từ vị sấu. Nên uống lạnh để tăng vị ngon, mát của cốc nước sấu ngâm.

Ăn canh sấu hoặc uống nước sấu ngâm giúp giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, tuy nhiên, do sấu có vị chua, nhất là khi còn xanh nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh dùng. Không nên ăn sấu trực tiếp hoặc uống nước sấu khi đang đói vì sẽ khiến bụng bị cồn cào và gây hại đến dạ dày.

Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi cũng nên hạn chế ăn sấu và các loại quả có tính chua cao vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu. Mặt khác, nước sấu ngâm chứa lượng đường khá nhiều. Do vậy, với những người bị bệnh tiểu đường, béo phì, cũng nên hạn chế uống nước sấu quá ngọt. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên uống quá 2-3 cốc nước sấu/ngày.

Let's block ads! (Why?)

Thành viên vào bếp: Thực đơn tối cực ngon bạn không nên bỏ lỡ

Khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa với những cơn mưa kéo dài và không khí lạnh tăng cường thì còn gì tuyệt vời hơn khi được quây quần bên gia đình với một bữa tối thật đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn. Nào các chị em,hãy cùng bắt tay vào bếp ngay thôi.

Thực đơn gồm có:

1. Cá bống đục kho tiêu

2. Sườn non khìa nước dừa

3. Đà điểu xào đậu que

4. Canh chua đầu cá lóc

Thực đơn bữa tối

Thực đơn bữa tối

1. Cá bống đục kho tiêu

Nguyên liệu:

  • 300gr cá bống đục
  • 50gr thịt ba chỉ
  • Gia vị: ớt, tiêu, đường, bột ngọt, một ít nước mắm

Đặc điểm của loại cá bống đục là có kích thước khá nhỏ, ít xương, thon, có vảy ánh rất đẹp, thịt cá ngon, rất chắc, trắng, có vị ngọt.

bữa com ngon cần nguyên liệu ngon

Nguyên liệu cá bống đục kho tiêu

Cách làm:

  • Cá bống đục có vảy trắng lấp lánh, phải cạo sạch, cắt bỏ mang, vây, ruột (ruột cá bống thường không nên ăn vì đa phần cá sống trong hang hoặc đầm lầy phù sa, trừ ruột cá bống kèo). Tất cả các loại cá bống (trừ cá bống kèo và cá bống mú), sau khi làm xong phải dùng sống dao dần nhẹ lên lưng từng con cá để cá được săn chắc hơn.
  • Cho ít nước màu vào, thêm với vài lát ớt, ít tiêu, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm vào ướp thêm trong vòng 15 phút.
  • Thịt ba chỉ phải cạo da và rửa thật sạch, cắt miếng mỏng rồi đem trộn chung với cá cho thấm gia vị. Khi xếp cá vào nồi thì chỉ xếp cá 1 lớp và thịt nằm trên.

cá bóng đục kho tiêu

Cá bống đục kho tiêu

  • Cá nên kho trong nồi đất là ngon nhất gia vị sẽ thấm đều hơn. Cá kho thường ít trở vì có thể làm cá bị rã không ngon.
  • Để lửa nhỏ kho cho đến khi khô nước. Thêm ít dầu ăn, chút tớp mỡ, hành lá, tiêu xay, tiêu xanh, để luôn trong nồi đất bày ra dùng nóng.

2. Sườn non khìa nước dừa 

Nguyên liệu:

  • 300gr sườn non
  • 1 quả dừa tươi
  • Hành tây
  • Gia vị: muối, nước mắm, hành tím, tỏi, đường, tiêu

Cách làm:

  • Sườn non được chọn loại sườn mềm và nhất ngon từ con heo, nhiều thịt, có ít mỡ. Để miếng thịt chín mềm, sáng màu đẹp mắt là do sau khi chặt xong phải rửa thật kỹ để tất cả máu tươi không còn động lại trong thịt làm thịt bị tối màu.

nguyên liệu sườn non khìa nước dừa

Nguyên liệu sườn non khìa nước dừa

  • Ướp sườn với  1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê hành tím, tỏi băm, 1 muỗng canh đường, ít tiêu… sau đó được nấu mềm trên lửa nhỏ với nước dừa xiêm khoảng 20 phút cho thấm gia vị là được.
  • Món ăn thành phẩm màu nâu sáng bóng, ngọt tự nhiên của thịt và nước dừa xiêm, mặn vừa, có chút vị thơm của hành và tiêu đen. Ngoài ra, còn có những miếng hành tây cắt nhỏ tạo nguyên liệu phụ ăn kèm hấp dẫn.

thành phẩm món sườn non khìa nước dừa

Sườn non khìa nước dừa

3. Đà điểu xào đậu que

Nguyện liệu:

  • 150gr thịt đà điểu
  • 200gr đậu que
  • Gia vị
nguyên liệu làm đà điểu xào đậu que

Nguyên liệu đà điểu xào đậu que

  • Đậu que tước chỉ 2 bên hông, rửa sạch, cắt khúc. Khi cắt lưu ý tránh cắt ngay hột làm hột rớt ra ngoài. Dùng dao khứa nhẹ nhiều dao trên hạt đậu để thấm gia vị..
  • Thịt đà điểu cắt lát mỏng theo chiều vuông góc với sớ thịt để miếng thịt không bị dai. Đà điểu thì phải ướp với 1 muỗng cà phê tỏi, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước tương và dầu ăn. Chính dầu ăn giúp cho thịt đà điểu được mềm. Đà điểu xào không nên ướp muối vì muối làm cho thịt đà điểu khô cứng và dai.
  • Ướp thịt tối thiểu 15 phút để gia vị thấm đều, đà điểu xào riêng 1 chảo với lửa thật lớn, lửa phải cháy trên chảo để tăng độ nóng tối đa, giúp thịt đà điểu chín trong thời gian nhanh nhất, đồng thời lửa cháy trên làm thịt đà điểu và tỏi cháy xém cạch thơm hơn. Với nhiệt độ thật cao, nước trong thịt đà điểu chưa kịp tiết ra, thịt đà điểu còn giữ được nguyên chất.
thành phẩm đà điểu xào đậu que

Đà điểu xào đậu que

  • Đậu que phải xào riêng, đối với đậu que thì cẩn có muối để nêm cho đậm đà. Đậu que cũng xào trên lửa lớn để đậu được xanh, giòn.
  • Hai chảo trộn chung lại thành món Đà điểu xào đậu que rất ngon.

4. Canh chua đầu cá lóc

Nguyên liệu:

  • 2 đầu cá lóc có ruột khoảng 500gram
  • Bạc hà, đậu bắp, thơm, giá, cà chua tổng định lượng rau là 400 gram
  • Gia vị

Cách làm:

  • Nguyên liệu chính của món canh chua này là đầu con cá lóc, vì đó chính là phần ngon nhất của con cá. Đầu cá phải được làm sạch mang, bỏ đi cục máu tanh nằm gần vây bơi của cá, trụng sơ qua nước sôi, đặc biệt là phải chẻ bao tử, cạch sạch nhớt, để ráo nước.
Canh chua đầu cá lóc

Canh chua đầu cá lóc

  • Đầu cá rất dễ bị tanh, nếu nấu từ nước nguội, máu cá có cơ hội chảy ra nước nguội làm tăng thêm mùi tanh trong nước. Cách duy nhất là phải thả cá vào lúc nước thật sôi để cá không bị tanh, đồng thời nhân lúc nước sôi, bốc hơi đẩy mùi tanh thoát ra ngoài nhanh chóng, làm cho nồi canh hoàn hảo nhất. Nên nêm muối trước để cá được săn chắc và đậm đà.
  • Khi cá chín, vớt cá ra, cho thơm vào trước, sau đó bạc hà, cà chua cho vào, nước vừa sôi lại cho tiếp đậu bắp, giá, cho lửa lớn để nước sôi lại thật nhanh, cho tất cả gia vị vào rồi tắt lửa.

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]