Wednesday, January 6, 2016

Người mẹ trẻ bị liệt hai chân sinh con trai kháu khỉnh

Các bác sĩ cho biết: "Đây là trường hợp sản phụ khá hi hữu. Bởi vì đôi chân của sản phụ teo tóp, đôi tay khẳng khiu yếu ớt, cứ rời chiếc xe lăn là chỉ có thể nằm… nên không thể sinh thường được. Do vậy khi nhập viện, chúng tôi triển khai mổ sinh, rất mừng là bé trai lành lặn, hiện da hồng hào, bú mẹ tốt…”.

 Người mẹ trẻ bị liệt hai chân sinh con trai kháu khỉnh - 1

 Mẹ con Hạnh tại khoa sản sau một ngày sinh.

Cùng ngày, BS Nguyễn Văn Xáng, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cũng cho hay bệnh viện sẽ miễn viện phí trong thời gian mổ đẻ, điều trị tại bệnh viện cho mẹ con sản phụ này.

 Người mẹ trẻ bị liệt hai chân sinh con trai kháu khỉnh - 2

Bác sĩ thăm khám thường xuyên cho hai mẹ con.

Nhận được sự thăm hỏi, động viên và sẻ chia của nhiều người và cộng đồng, sản phụ Ngô Thị Hạnh xúc động nói: “Thật quá bất ngờ trước sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, đặc biệt là các bác sĩ trong khoa sản và của cộng đồng. Vợ chồng tôi đã đặt tên bé là Lương Minh Hiếu, lớn lên tôi sẽ kể con nghe về những tình cảm, sự cưu mang giúp đỡ của bà con, cô bác, của cộng đồng ngay từ khi con còn trong bụng mẹ cũng như lúc ra đời”.

Ngô Thị Hạnh có hoàn cảnh rất khó khăn, mẹ mất sớm, cha đau yếu bệnh tật liên miên. Hạnh cùng chồng (cũng là người khuyết tật) đã vượt hàng trăm cây số xuống vùng đất Khánh Hòa mưu sinh. Hằng ngày người chồng trẻ cùng cảnh ngộ nỗ lực đẩy chiếc xe lăn đưa vợ đi khắp con đường thôn trong huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) bán tăm tre, tăm bông… những sản phẩm do chính những người khuyết tật làm ra.

Tình trạng mắc bệnh tiểu đường đáng báo động ở nước Anh

Số liệu mới nhất cho thấy đã có sự gia tăng 65% trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường chỉ trong một thập kỷ.

Tại Vương quốc Anh, trong năm người về hưu sẽ có một người đang mắc bệnh tiểu đường, dịch vụ y tế ở nước Anh (NHS) đang trở nên "tê liệt" bởi gánh nặng của căn bệnh này do Chính phủ nước này chưa có những hành động khẩn cấp để thay đổi lối sống hiện nay.

Các chuyên gia kêu gọi các biện pháp hạ giá các loại thực phẩm lành mạnh, giới thiệu và ghi nhãn thực phẩm rõ ràng hơn và chấm dứt thói quen lười biếng.

Theo số liệu của NHS, được phân tích bởi tổ chức từ thiện bệnh tiểu đường ở Anh cho thấy số lượng người mắc bệnh tiểu đường ở Anh đã đứng đầu với 4 triệu người và đang tiến tới mốc 5 triệu người trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Trong 3,5 triệu người trưởng thành được chính thức chẩn đoán – số lượng người mắc bệnh tiểu đường lên tới 119,965 vào năm 2015 và tăng 65% trong 10 năm.

Xu hướng mắc bệnh tiểu đường tăng cao là do tỷ lệ béo phì đang ngày một tăng mạnh ở các nước châu Âu, trong đó Anh quốc đứng thứ 2 chỉ sau Hungary.

 Tình trạng mắc bệnh tiểu đường đáng báo động ở nước Anh - 1

Số lượng người béo phì ở Anh đang tăng cao.

Gần 2/3 trong số những người đàn ông và phụ nữ ở Anh bị thừa cân hoặc béo phì, con số này đang tăng dần theo độ tuổi.

Giám đốc y tế của Anh cho rằng béo phì gây ra một mối đe dọa cho đất nước và nó được xem là một "rủi ro quốc gia" bên cạnh việc khủng bố. Bốn triệu người mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là khoảng 8% người lớn đang mắc căn bệnh này.

Nhưng con số này đang tăng mạnh theo độ tuổi, với việc phân tích các số liệu mới nhất cho thấy những người ở độ tuổi 60 -70 đang bị bệnh tiểu đường chiếm 15%-20%.

Chris Askew, giám đốc điều hành về bệnh tiểu đường của Anh, cho biết:"Với 4 triệu người ở Anh hiện đang sống chung với bệnh tiểu đường, sự cần thiết để giải quyết tình trạng sức khỏe nghiêm trọng này chưa bao giờ rõ rệt và cấp bách như vậy.”

Các tổ chức từ thiện cho biết hơn 24.000 người bị tiểu đường chết sớm mỗi năm do không được tiếp cận với các biện pháp tốt nhất của y tế.

Đối với việc kiểm tra (Bao gồm 8 cuộc kiểm tra hàng năm trong các lĩnh vực như chăm sóc bàn chân và thị lực.) - trong đó chỉ có 60% những người bị bệnh tiểu đường được chăm sóc và hướng dẫn biện pháp ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường, các biến chứng này có thể dẫn đến phải cắt cụt chân tay, mù, suy thận và thậm chí tử vong. Ngoài ra, các bệnh viện chăm sóc cho những người bị bệnh tiểu đường vẫn đang trong tình trạng nghèo nàn, nếu bỏ ra 80% trong £10 tỷ chi cho việc điều trị bệnh tiểu đường mỗi năm thì các biến chứng có thể đã được ngăn ngừa.

Ông Askew nói: "Chúng tôi đang tiếp tục điều tra về số người bị bệnh tiểu đường bị biến chứng nghiêm trọng và chết trước thời gian được chẩn đoán, và chúng tôi biết rằng lý do chính cho điều này là họ đang bị từ chối chăm sóc và tiếp cận với các biện pháp tốt giúp họ điều trị căn bệnh này”.

Điều quan trọng là chúng ta nên nhìn thấy những người bị bệnh tiểu đường được chăm sóc với chất lượng tốt ở những nơi họ sống hơn là họ chỉ nhận được cái nhìn thương xót.

Tiến sĩ Alison Tedstone, trưởng dinh dưỡng Y tế Công cộng  Anh, cho biết:"Thật đáng buồn, quá nhiều người bị bệnh tiểu đường loại 2 và nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chúng ta phải giúp ngăn chặn việc lan rộng của căn bệnh này.”

Các cơ quan y tế cộng đồng Anh đã cho triển khai những chương trình phòng chống bệnh tiểu đường, giúp mọi người thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh hơn, có nhiều hoạt động thể chất và đạt được một trọng lượng khỏe mạnh để giảm gnuy cơ béo phì

Làm thế nào để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2?

6 lời khuyên từ bác sĩ David Cavan, chuyên gia hàng đầu của Anh về bệnh tiểu đường:

1. Hạn chế đồ uống có cồn. Rượu chứa lượng calo cao, có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Uống rượu vừa phải giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cider,rượu ngọt và một số loại bia tốt nhất nên tránh vì chúng có lượng đường hoặc carbohydrate cao.

2. Uống nước, cà phê hoặc trà thay vì nước trái cây và đồ uống có ga. Các đồ uống  ngọt làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2, Caffeine có thể có ích nhưng chỉ như là trà không đường hoặc cà phê -. Không phải latte hay cappuccino.

3. Ăn ít nhất ba khẩu phần rau xanh mỗi ngày. Những chất chứa vitamin, chất xơ và rất ít calo. Ăn nhiều hơn ba miếng trái cây mỗi ngày để bảo vệ khỏi bệnh tiểu đường loại 2.

4. Nên ăn các các loại hạt hoặc sữa chua không đường và tránh các loại bánh quy, sô cô la và những loại bánh có nhiều chất đường, chất béo và calo.

5. Chọn thịt gia cầm, cá, thịt nạc trắng. Các loại thịt Màu đỏ và thịt chế biến có khả năng tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư. 

6. Sử dụng lượng gạo trắng hay mì ống phù hợp do chúng được chuyển thành glucose rất nhanh chóng; tiêu thụ dư thừa tinh bột sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.

Khống chế hoàn toàn nguồn cung chất cấm cho chăn nuôi!?

Tại cuộc họp báo về kết quả công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) diễn ra chiều 5/1, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ cho biết, trong năm 2015 có hai loại chất cấm được nhắc đến nhiều là Salbutamol và chất Vàng- ô.

 Khống chế hoàn toàn nguồn cung chất cấm cho chăn nuôi!? - 1

Người tiêu dùng ăn phải thịt chứa chất cấm có thể bị ung thư. 

Tuy nhiên, khi vào cuộc kiểm tra quyết liệt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tháng 10/2015 vừa qua, Thanh tra Bộ NN&PTNT, C49 đã bóc được đường dây buôn bán, nhập khẩu Salbutamol. Chính vì thế, ông Việt cho rằng nguồn cung cấp chất cấm này sẽ hạn chế nhiều trong thời gian tới.

“Đến thời điểm này có thể khẳng định nguồn cung cấp Salbutamol đã được Bộ và C49 khống chế”, ông Việt cho biết.

Cũng theo Chánh Thanh tra Bộ, trong tháng 11/2015, các đoàn kiểm tra đã lấy 100 mẫu nhưng chỉ phát hiện 1 mẫu có sử dụng chất cấm. Trong tháng 1/2016 này các đoàn sẽ tiếp tục lấy khoảng 150 mẫu và tổng kết để đánh giá trong đợt cao điểm tình hình có chuyển biến như thế nào.  

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng sẽ tiến hành tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất trong năm 2016.

Ông Việt cho biết, tại Hội nghị Tổng kết ngành diễn ra sáng 5/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở về công tác tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), phải thực sự tạo chuyển biến rõ nét đối với công tác này trong năm 2016. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các sở tập trung thanh tra kiểm tra trong năm nay.

“Sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi có giảm nhưng năm 2016 chúng ta vẫn phải tập trung vào vấn đề này, nhất là tăng cường thanh tra kiểm tra đột xuất”, ông Việt cho hay.

Cũng liên quan đến vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các đơn vị chức năng phải xác nhận và chỉ ra được những địa điểm bán các sản phẩm an toàn, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, đây là vấn đề mới và khó nên không thể làm nhanh và làm nhiều được.

Ông Tiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn để các địa phương triển khai, tăng cường quảng bá có những sản phẩm rau, thực phẩm an toàn tại các siêu thị, cửa hàng. Riêng tại Hà Nội đã có mô hình điểm tại Khu hội chợ đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy).

Nha Trang đã xác nhận một số sản phẩm an toàn. TP. HCM cũng xác nhận một số sản phẩm an toàn tại hệ thống siêu thị. Đến nay Hà Nội đã lập được danh mục 27 chuỗi thực phẩm cung ứng an toàn, sẽ lấy mẫu giám sát và quảng bá những địa chỉ này.

Tuy vậy, có ý kiến băn khoăn cho rằng tại sao hàng ngày vẫn có thông tin về các lô hàng hôi thối, ôi thiu được vào tiêu thụ. Liệu có câu chuyện như người dân nói "có lô hàng được tích trữ 10- 15 năm nay vẫn đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam"?

Trả lời vấn đề này, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, giữa Việt Nam và Trung Quốc không có nhập khẩu chính ngạch sản phẩm nội tạng và gia cầm. Những gia cầm, nội tạng nhập vào Việt Nam đều bằng tiểu ngạch, nhập lậu. Ban chỉ đạo 389 đã rất tích cực kiểm tra và phát hiện nhiều trường hợp vi phạm. Tuy nhiên chế tài xử phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe, nhiều đối tượng khi bị phát hiện thì “bỏ của chạy lấy người”.

Nước chấm công nghiệp, mì tôm chứa phụ gia gây ung thư?

Sản xuất thực phẩm chứa chất cấm

Chất tạo màu, chất bảo quản E 102 và E 105 là hai phụ gia gây tranh cãi suốt thời gian qua. Theo các chuyên gia thực phẩm, hai chất này là phụ gia, không phải chính gia nên không cần sử dụng. Và điều đặc biệt là nếu sử dụng lâu có thể gây ra các bệnh ung thư, dị ứng.

PGS, TS Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế cho biết, hiện nay các loại chất E 102 có trong mì tôm, E 105 có trong các loại nước chấm công nghiệp mà người ta vẫn gọi là nước mắm thực sự đáng báo động, đây là chiêu bài sản xuất cần được cảnh báo tới người tiêu dùng. 

TS Đáng cho biết đã đến lúc cần phân biệt rõ nước chấm và nước mắm, không thể để người dân bị đánh lừa giữa hai khái niệm. Không thể để nước chấm công nghiệp mượn tên của nước mắm và nước chấm công nghiệp có chứa chất bảo quản sử dụng lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.

Cùng quan điểm này, PGS TS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay chúng ta đang nhầm lẫn giữa các khái niệm nước chấm và nước mắm. Nước mắm cổ truyền hoàn toàn khác với các loại nước mắm đóng chai quảng cáo trên ti vi. 

Các sản phẩm nước chấm được quảng cáo rầm rộ trên ti vi thực ra được pha chế từ hương liệu và có chứa chất bảo quản. Ngay cả giá trị dinh dưỡng của nước chấm công nghiệp cũng cực thấp.

 Nước chấm công nghiệp, mì tôm chứa phụ gia gây ung thư? - 1

Giá trị dinh dưỡng của nước chấm công nghiệp cực thấp. (ảnh minh họa)

Nước mắm cổ truyền là làm từ cá, muối, nước và cho lên men tự nhiên bằng cách ướp theo một tỉ lệ cá và muối nhất định trong khoảng thời gian 1-1,5 năm cho tới khi các chất đạm trong cá được phân hủy hết rồi tăng thêm dần lượng muối để chắt nước cốt mắm. Sau đó tiếp tục bổ sung nước để nấu lại để có được nước mắm hạng 2, hạng 3. 

Đó là toàn bộ nguyên liệu để làm nên nước mắm. Và nước mắm thật không được có phẩm màu và chất ngọt tổng hợp, không được dùng chất sát khuẩn. Còn nước chấm hiện nay thì có tất cả.

Chất phụ gia không cần thiết

Nói về các chất phụ gia còn đang gây tranh cãi được cho vào thực phẩm, PGS. TSKH Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, trong thức ăn nhanh, đặc biệt là các sản phẩm đóng túi chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Các chất phụ gia chỉ được sử dụng ở mức độ cho phép, điều các chuyên gia lo ngại là nhà sản xuất thường “nâng” tỉ lệ cho phép lên.

PGS Lê Bạch Mai cho biết, các chất phụ gia, đặc biệt là nhóm E, hầu như cơ thể con người không cần dung nạp bởi cơ thể chúng ta chỉ thiếu các vitamin và khoáng chất. Quan điểm là không nên dùng những cái gì mà cơ thể không dùng. 

Hiện nay, nhiều loại mỳ tôm ở Việt Nam đều công khai ghi có sử dụng chất tạo màu E102, là chất không bị tác động bởi nhiệt độ, độ acid (PH), quá trình oxy hóa cũng như ánh sáng mặt trời. Nhờ thế chất này được dùng nhiều trong công nghiệp nhuộm màu vải và tạo màu cho thực phẩm nói chung như các loại bánh ngọt, đồ uống có ga, kẹo cao su, snack…

 Nước chấm công nghiệp, mì tôm chứa phụ gia gây ung thư? - 2

Nhiều loại mỳ tôm ở Việt Nam công khai ghi có sử dụng chất tạo màu E102 (ảnh minh họa)

Tại Nhật Bản, chất E102 từ lâu đã bị cấm dùng trong thực phẩm. Tại châu Âu, chất E102 cũng đang hạn chế sử dụng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới khẳng định sự độc hại của phẩm màu E102 với sức khỏe người tiêu dùng.

TS Trần Đáng cho biết các chất như HT Brown, E105, E102… trong phẩm màu tổng hợp gây tăng động ở trẻ, dị ứng hoặc suy giảm chức năng sinh dục, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú... 

Trước tình hình thị trường có nhiều loại hàng giả, người sản xuất hám lợi cho các chất bảo quản, hóa chất độc hại vào thực phẩm, TS Trần Đáng cho rằng hiện nay quản lý còn kém, phạt mới chỉ là hình thức, nên người dân phải tự biến mình thành người tiêu dùng thông thái.

Một bệnh nhân tâm thần chết chưa rõ nguyên nhân

Theo BS Thắng thì bệnh nhân HVT (51 tuổi, quận Thủ Đức, TP.HCM) vào Bệnh viện (BV) Tâm thần do nghiện rượu, tiền căn cao huyết áp. “Người nghiện rượu thì tim mạch, huyết áp, não bộ có khi có vấn đề. Kíp trực ban đêm thứ Bảy (2-1) phát hiện bệnh nhân đi loạng choạng, bị té và cho đi cấp cứu, tôi không biết tử vong vì lý do gì” -  BS Thắng nói.

Trước đó, ngày 2-1, gia đình đưa ông T. đi đến khám tại BV Tâm thần do nói sảng, có uống rượu nhiều hơn bình thường và nơi này cho nhập viện. Gia đình ông T. cho biết đã đóng ứng tiền viện phí 3 triệu đồng nhưng người nhà chưa có giấy tờ hay cái gì nói lên kết quả bệnh của ông T.

 Một bệnh nhân tâm thần chết chưa rõ nguyên nhân - 1

BV Tâm thần TP.HCM - nơi người nhà đưa ông T. đến khám bệnh. Ảnh: TL

Trao đổi qua điện thoại với chúng tôi chiều 5-1, em trai ông T. là anh Tr. cho biết khuya 3-1, BV Tâm thần thông báo gia đình đến BV Chợ Rẫy gấp. Gia đình gặp bác sĩ BV Chợ Rẫy và bác sĩ nói không cứu được ông T. Gia đình báo công an phường và công an quận. Thông tin từ gia đình cho biết sau khi khám nghiệm tử thi, công an nói ông T. tử vong do chấn thương sọ não. Gia đình ông T. đã đi xác minh, một số thông tin kể rằng ông T. giành ăn tô mì tôm với ba bệnh nhân tâm thần khác và bị họ ngồi trên người đánh.

“Mọi người nói vậy chứ không biết. Đây là trường hợp hi hữu. Gia đình ông T. khó khăn, bốn đứa con nhỏ, gia đình mong muốn BV có trách nhiệm sao cho hợp lý. Chúng tôi cũng buồn với BV Tâm thần, họ đưa bệnh nhân qua Chợ Rẫy rồi về, khi khám nghiệm tử thi cũng không có ai đứng ra xin lỗi. Anh tôi đi khám, chữa bệnh mà bị đánh chết. Chiều hôm qua và sáng nay BV xuống thăm hỏi, gia đình hẹn sau tang lễ sẽ nói chuyện với BV” - anh Tr. nói. Một thông tin đáng chú ý mà anh Tr. đưa ra là lúc 12 giờ khuya 2-1 (rạng sáng 3-1), ông T. gọi điện thoại về cho vợ xin mấy trăm ngàn đồng cho mấy anh em trong BV?

“Không biết từ đâu tung tin bệnh nhân bị đánh, BV báo cáo không ai chứng kiến chuyện đánh nhau. Thực hư như thế nào chưa biết nhưng tôi đã chỉ đạo anh em đến chia sẻ, chia buồn với gia đình” - BS Thắng nói.

Chiều muộn 5-1, chúng tôi đã liên hệ với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, tuy nhiên nơi này cho biết chưa nhận được báo cáo từ BV Tâm thần.

Tuesday, January 5, 2016

4 loại dưỡng chất tự nhiên chống nhiễm bệnh tai mũi họng

1. Hoa cúc dại Echinacea: Ngăn ngừa cảm lạnh, chống virus. Người da đỏ ở châu Mỹ sử dụng nhiều loại hoa cúc dại khác nhau để chữa trị các loại bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp và rắn cắn. Khoa học hiện đại chứng minh loại cúc dại màu hồng này rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh, nhiễm trùng tai và các bệnh tai mũi họng nói chung.

 4 loại dưỡng chất tự nhiên chống nhiễm bệnh tai mũi họng - 1

Bạn có thể dùng chiết xuất từ rễ, được chế biến thành thuốc uống, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là dùng khoảng 3g mỗi ngày.

2. Sáp ong: Sáp ong là lớp vỏ bảo vệ tổ của ong để chống lại vi khuẩn và mầm bệnh. Sáp ong rất hiệu quả để chống các loại bệnh tai mũi họng, cảm lạnh, viêm họng, mất giọng, ngăn chặn lây nhiễm bệnh, làm nhẹ kích ứng mũi khi bị cảm và chống nhiễm bệnh chéo do có tác dụng kháng khuẩn. Sáp ong rất hiệu quả để điều trị các triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu từ 20-30 ngày.

 4 loại dưỡng chất tự nhiên chống nhiễm bệnh tai mũi họng - 2

Bạn có thể dùng thuốc chiết xuất sáp ong hoặc dạng chai xị để xịt mũi và cổ họng.

3. Vitamin C: Tăng cường năng lượng Vitamin C đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh ở những người làm việc quá sức hoặc phải ở trong trời lạnh quá lâu, bị căng thẳng.

 4 loại dưỡng chất tự nhiên chống nhiễm bệnh tai mũi họng - 3

Cách nạp vitamin C tốt nhất là qua nguồn gốc tự nhiên như ớt ngọt, đu đủ, kiwi, cam, xoài…

4. Chiết xuất bưởi: Kháng khuẩn, sản phẩm hiệu quả nhất trong việc chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài là chiết xuất hạt bưởi. Chiết xuất này có khả năng chống sưng viêm, kháng khuẩn, có khả năng chống lại hơn 800 loại vi khuẩn và virus. Khi uống, nó có tác dụng chống lại hầu hết các loại bệnh viêm nhiễm hệ  thống tiêu hóa, chống ngộ độc thực phẩm, bệnh ký sinh trùng, tiêu chảy, loét dạ dày và tá tràng, nhiễm nấm men, cảm lạnh, nhiễm trùng tai mũi họng nói chung, cúm, viêm phế quản, mệt mỏi mãn tính, và hệ thống miễn dịch suy yếu.

 4 loại dưỡng chất tự nhiên chống nhiễm bệnh tai mũi họng - 4

Bạn nên chọn loại chiết xuất không có cồn, chất bảo quản và chất phụ gia.

Những cách ăn cá gây bệnh nghiêm trọng

1. Ăn cá khi đói - sinh ra bệnh Gout

Rất nhiều người vì mục đích giảm béo, chỉ ăn thức ăn là cá mà không ăn cơm. Ăn cá khi bụng đói là một việc thường gặp ở nhiều người, nhưng ít ai biết rằng điều này có thể dẫn đến phát tác bệnh Gout. Nguyên nhân là do chất purine trong cá vào cơ thể lúc đang đói làm cho acid uric tăng lên, từ đó gây ra tổn thương mô. Tổn thương mô là một nguyên nhân lớn gây ra bệnh Gout.

2. Ăn gỏi cá sống - ung thư gan

Nhiều người đều cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt và ăn cá sống là đảm bảo dinh dưỡng nhất. Nhưng trên thực tế đây lại là một nhận thức sai. Bất luật là cá nuôi hay cá tự nhiên, trong cơ thể cá đều có một chất độc hại nhất định.

Ngoài ra, ăn gỏi cá sống cũng không có lợi cho sức khỏe. Trong gỏi cá có nhiều ký sinh trùng gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị lây nhiễm ký sinh trùng, nặng thậm chí dẫn đến ung thư gan. Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đó.

 Những cách ăn cá gây bệnh nghiêm trọng - 1

Ăn gỏi cá sống có thể gây ung thư gan.

Cũng giống như nhiều loài động vật khác, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật.

Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây. Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.

Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ vì rất dễ mắc bệnh giun sán.

3. Ăn mật cá - ngộ độc

Mật cá là một vị thuốc Đông y, dùng nó chữa trị đau mật, mắt đỏ, viêm, tê họng, lở loét ác tính … nhưng phải qua điều chế thành dạng thuốc.

Nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng mật cá có tác dụng chữa bệnh như: Đau bụng, đau lưng, hen suyễn… Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã tử vong.

Mật của các loại cá (kể cả cá trắm đen và trắng) đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm.

Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.

Ngoài ra, một số người cũng nên tránh ăn cá. Đó là người đang bị ho. Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng… Bởi trong cá biển có chứa nhiều histamine. Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histaminť.

Những người mắc bệnh rối loạn chức năng máu. Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh. Vì vậy những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.

Bệnh nhân gout cũng không nên ăn cá bởi trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.