Tuesday, April 10, 2018
Cô gái Việt đột tử tại Nhật do kiệt sức, gia đình từng phút ngóng thi thể con trở về
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ thông tin về một cô gái Việt tên Phạm Thị Hòa (22 tuổi, ở xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình) đột ngột tử vong tại Nhật Bản, nguyên nhân tử vong được cho là đột quỵ.
Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên đến thời điểm hiện tại thi thể của Hòa vẫn chưa được đưa về Việt Nam.
Theo nội dung chia sẻ trên mạng xã hội, sau 4 năm học tại Nhật Bản, Hòa được nhận vào làm nhân viên tại một công ty bất động sản. Ngày 8/4, do bị đột quỵ Hòa đã tử vong nơi đất khách quê người mà chưa kịp nói lời nào với gia đình.
Sau 4 năm học tại Nhật, mới vào làm việc tại công ty bất động sản thì Hòa đột quỵ tử vong.
“Hiện em vẫn đang một mình tại nhà xác ở Nhật Bản xa xôi mà không có người thân bên cạnh. Cha của em vẫn đang hoàn tất thủ tục từ hai hôm nay nhưng chưa có thời gian dự kiến bay. Đây là sự mất mát không có gì bù đắp được của gia đình”, thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội.
Ông Đàm Văn Tứ - Chủ tịch xã Quảng Hưng (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã xác nhận thông tin. Theo ông Tứ, hiện gia đình của Hòa đang bố trí người thân lên Hà Nội để làm thủ tục đưa thi thể nạn nhân về mai táng. Được biết, ở địa phương gia đình Hòa làm nông, kinh tế cũng rất khó khăn.
Trước khi tử vong Hòa là cô gái trẻ xinh đẹp và rất năng động.
Ông Phạm Văn Phương (bố Hòa) cho biết, hiện ông đang ở nhờ nhà người quen ở Hoài Đức – Hà Nội để làm các thủ tục nhận thi thể con về Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại gia đình ông vẫn chưa biết chính xác thời gian nào thi hài con gái ông sẽ về đến Việt Nam.
“Hiện tại phía bên Nhật Bản đang có các bạn bè của cháu, trước mắt cộng đồng người Việt bên đó sẽ làm thủ tục để nhận thi hài con gái tôi. Nhưng không hiểu vướng thủ tục nào đó nên giờ này vẫn chưa xong. Lẽ ra khoảng 16h hôm nay là con gái tôi về đến sân bay Nội Bài”, ông Phương lo lắng.
Tin tức 24h: Diễn biến đầy bất ngờ vụ tài xế bẻ lái cứu hai nữ sinh ở Hải Phòng
Chiều 10-4, ông Đỗ Văn Tiến, tài xế có cú bẻ lái cứu mạng 2 nữ sinh ở huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng, cho biết trong nhiều ngày qua, ông Tiến cố gắng liên lạc với chủ xe ô tô 7 chỗ Toyota để giải quyết việc bồi thường thiệt hại nhưng bất thành. Hiện, vụ việc vẫn đang dậm chân tại chỗ, chưa được giải quyết.
Hiện trường vụ tai nạn
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sự việc xảy ra vào khoảng 13 giờ ngày 29-3, trên đường 359C (đoạn qua xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), khi tài xế Đỗ Văn Tiến (SN 1977, trú tại huyện Thuỷ Nguyên) đang điều khiển xe tải mang BKS 15C-010.14 chở đá theo hướng Quốc lộ 10 về thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên.
Đúng lúc xe chạy đến trước cửa nhà nghỉ Đức Việt (đường 359C, xã Hòa Bình) thì bất ngờ 2 nữ sinh đi trên xe máy đã va chạm một phương tiện khác, ngã ra làn đường ô tô, ngay trước đầu xe tải do tài xế Tiến điều khiển. Dù quá bất ngờ, song tài xế Tiến vẫn kịp đánh lái tránh 2 nữ sinh ngã trên làn đường ô tô.
Tuy nhiên, cú đánh lái quá gấp đã khiến chiếc xe tải chở đá va chạm với 2 ô tô đỗ bên đường, gồm 1 chiếc Kia và 1 chiếc Toyota 7 chỗ ngồi, trước khi bị lật ngang. Tài xế Đỗ Văn Tiến cũng bị thương, gãy 2 xương sườn.
Một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho hay quá trình định giá thiệt hại tài sản, số tiền phải sửa chữa 2 chiếc xe trên là 248 triệu đồng (Hiện doanh nhân Nguyễn Hoài Nam và các nhà hảo tâm đã chuyển vào tài khoản thành viên gia đình tài xế Đỗ Văn Tiến số tiền hỗ trợ hơn 300 triệu đồng để đền bù thiệt hại trong vụ tai nạn). Nguồn tin này cũng cho biết thêm hiện vụ việc đã được chuyển cho cơ quan CSĐT Công an huyện Thuỷ Nguyên điều tra, xử lý.
Tài xế Đỗ văn Tiến cho biết: "Tôi cũng đang chờ đợi công an họ gọi đi lúc nào thì đi lúc ấy. Thật sự tôi muốn giải quyết xong xuôi để chuyện trong gia đình nhẹ nhõm. Nếu ông Đ., chủ xe Toyota, chủ động nghe máy và thỏa thuận thì hai bên đã giải quyết xong rồi".
"Lúc đầu, chủ xe Toyota 7 chỗ đồng ý với báo giá đền bù là 245 triệu đồng mà hãng xe đưa ra nhưng không hiểu sao họ lại quay ngắt 180 độ, mà cứ nhất quyết nhờ pháp luật?"- ông Tiến băn khoăn.
Cuộc "mua bán" bất ngờ của bác sĩ với người mẹ ôm con nhỏ: Bán tôi 20 ngàn niềm vui!
3 ngày nay mệt và ho nhiều nên giờ trưa, tôi dạo bộ ra tiệm thuốc tây gần bệnh viện để mua thuốc ho ngậm cho đỡ rát họng và đã gặp người mẹ ôm đứa con nhỏ trên tay.
Khi đang soạn tiền chuẩn bị trả cho 2 hộp tyrotab, tôi nghe giọng 1 người phụ nữ "chị ơi, con em nó sốt quá, chị bán cho em 2 ngày thuốc sốt". Tôi giật mình và hy vọng chị bán thuốc sẽ từ chối bán thuốc mà khuyên vào BV để khám. Nhưng ...
"Có ho không ?" - "Dạ có".
"Có sổ mũi không ?" - "Dạ có".
"Có tiêu chảy không ?" - "Hôm nay đi ra bọt 4 lần rồi".
"Còn gì nữa không ?" - "Dạ bé mệt nhiều nên chị cho thuốc gì mạnh mạnh chút nha chị".
Cứ mỗi câu trả lời của người mẹ bán vé số là một loại thuốc được lấy ra bỏ vào bịch. Tôi ngó sang toàn là kháng sinh, kháng viêm và có cả Smecta cầm tiêu chảy... Thực sự tôi kinh hãi quá. Không một động tác khám, cũng không vạch khăn ra xem đứa bé thế nào. Chỉ hỏi, hỏi và lấy thuốc. Mấy chuyện này nó làm mình khó chịu, ráng đứng lại vờ như đang nhắn tin điện thoại, tôi thấy đứa bé đừ nhiều, vẻ mặt mệt mỏi lắm.
Cảm ơn chị đã bán cho tôi 20 ngàn niềm vui
Tổng cộng gói thuốc cho bé là 117 ngàn đồng. Tôi đợi chị xách bịch thuốc ra 1 góc vỉa hè đang ngồi soạn thuốc cho bé uống. Mình lại gần.
Chị thấy mình, dơ cọc vé số lên "mua giúp chị tờ vé số đi em trai". Tôi cười và nói "em sẽ mua cho chị. Em có ông anh là bác sĩ ở bên kia. Giờ chị qua đó đi, em nói anh em chụp cho bé 1 tấm phim phổi rồi chị trả em 1 tờ vé số chịu không?".
Chị thoáng lúng túng, tôi biết rõ chị lúng túng không phải vì tôi xa lạ, từ sâu trong mắt chị, tôi thấy chị lúng túng như kiểu lần đầu tiên gặp việc như vậy.
>> Xem thêm: Cuộc "mua bán" bất ngờ của bác sĩ với người mẹ ôm con nhỏ: Bán tôi 20 ngàn niềm vui!
Nước giếng "hóa" dầu, người dân thi nhau đến lấy
Giếng nước của gia đình anh Nguyễn Xuân Hải (thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) sử dụng hàng chục năm nay bất ngờ xuất hiện dầu hỏa khiến gia đình anh vô cùng hoang mang.
Theo đó, giếng nước của gia đình anh Hải có độ sâu 9m, được gia đình sử dụng để lấy nước sinh hoạt từ hàng chục năm nay.
Thế nhưng, những ngày gần đây, giếng nước này xuất hiện rất nhiều dầu hỏa. Khi biết hiện tượng kỳ lạ này nhiều người dân đã kéo tới xem thậm chí xin dầu hỏa về để sử dụng.
Hàng trăm lít dầu được anh Hải múc lên từ giếng nước của gia đình.
Theo anh Hải, giếng nước của gia đình anh đã được sử dụng, sinh hoạt bình thường từ mấy chục năm nay. Nhưng kỳ lạ là sau đợt mưa cách đây vài ngày thì giếng nước này bỗng dưng chứa đầy dầu hỏa. Và 2 ngày gần đây, hàng trăm lít dầu đã được gia đình anh múc lên, chỉ cần châm lửa là cháy.
Anh Trần Văn Long, xã Hương Trạch cho PV biết thêm: Cách khu dân cư này có một téc dầu của Công ty TNHH Việt Lào (Vilaco) thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Có thể téc dầu đã bị rò rỉ khiến dầu ngấm vào mạch nước ngầm.
>> Xem thêm: Kỳ lạ nước giếng biến thành giếng dầu, người dân đua nhau đến lấy
Cuộc "mua bán" bất ngờ của bác sĩ với người mẹ ôm con nhỏ: Bán tôi 20 ngàn niềm vui
Khi đang soạn tiền chuẩn bị trả cho 2 hộp tyrotab, tôi nghe giọng 1 người phụ nữ "Chị ơi, con em nó sốt quá, chị bán cho em 2 ngày thuốc sốt". Tôi giật mình và hy vọng chị bán thuốc sẽ từ chối bán thuốc mà khuyên vào BV để khám. Nhưng ...
"Có ho không ?" - "Dạ có"
"Có sổ mũi không ?" - "Dạ có"
"Có tiêu chảy không ?" - "Hôm nay đi ra bọt 4 lần rồi"
"Còn gì nữa không ?" - "Dạ bé mệt nhiều nên chị cho thuốc gì mạnh mạnh chút nha chị".
Cứ mỗi câu trả lời của người mẹ bán vé số là một loại thuốc được lấy ra bỏ vào bịch. Tôi ngó sang toàn là kháng sinh, kháng viêm và có cả Smecta cầm tiêu chảy... Thực sự tôi kinh hãi quá. Không một động tác khám, cũng không vạch khăn ra xem đứa bé thế nào. Chỉ hỏi, hỏi và lấy thuốc. Mấy chuyện này nó làm mình khó chịu, ráng đứng lại vờ như đang nhắn tin điện thoại, tôi thấy đứa bé đừ nhiều, vẻ mặt mệt mỏi lắm.
Cảm ơn chị đã bán cho tôi 20 ngàn niềm vui
Tổng cộng gói thuốc cho bé là 117 ngàn đồng. Tôi đợi chị xách bịch thuốc ra 1 góc vỉa hè đang ngồi soạn thuốc cho bé uống. Mình lại gần.
Chị thấy mình, dơ cọc vé số lên "Mua giúp chị tờ vé số đi em trai". Tôi cười và nói "Em sẽ mua cho chị. Em có ông anh là bác sĩ ở bên kia. Giờ chị qua đó đi, em nói anh em chụp cho bé 1 tấm phim phổi rồi chị trả em 1 tờ vé số chịu không?". Chị thoáng lúng túng. Tôi biết rõ chị lúng túng không phải vì tôi xa lạ, từ sâu trong mắt chị, tôi thấy chị lúng túng như kiểu lần đầu tiên gặp việc như vậy.
"Ở đâu em ?"
"Bên kia đường, chị thấy chữ Khu Khám Bệnh không ? Qua đó chụp 1 phát cho chắc chứ em sợ bé chị nó bệnh đó. Đừng cho uống gói thuốc này vội. Lát anh em xem phim rồi kê toa cho"
Quay lại, tôi vốn quen thân với ông anh cử nhân chụp phim phổi, 2 anh em hay cà phê sáng nên anh rất cởi mở giúp tôi chụp cho bé 3 phim ngực thẳng - ngực nghiêng và cột sốt. Sau đó nhờ anh điều dưỡng lấy 1 ống máu xét nghiệm dịch vụ trả kết quả ngay.
Xong tôi dẫn chị qua nơi tôi khám. Khi tôi mặc áo blouse vào, tôi thấy chị lúng túng thật sự, trưng trưng mắt nhìn tôi, còn cô bé cứ ngủ ngon trên đôi vai chị. Tôi chẳng biết vì sao mình lại nói dối chị, nhưng lúc đó, tôi nói tôi là bác sĩ sợ chị không tin. Bác sĩ gì lại đi mua thuốc tây ?
Khám hết toàn diện cho bé. Kết hợp với xét nghiệm máu, phim XQ, bé hoàn toàn bình thường. May mắn chỉ là sốt + tiêu chảy do siêu vi. Tôi giải thích và đề nghị chị đổi bịch thuốc chị đang giữ cho bé bằng thuốc của tôi. Và chị đồng ý. Tất cả kháng sinh tôi bỏ ra vì tôi nghĩ nó chưa cần thiết. Thêm 1 ít thuốc bổ dạng siro cho con.
Xong xuôi. Chị đứng dậy cảm ơn tôi rối rít mà măt thì chăm chăm xuống sàn nhà, không ngẩng lên. Tôi nói "Giờ trả tôi 1 tờ vé số tiền công"
Chị nói "Em đưa bác 2 tờ luôn". Chưa kịp từ chối chị đã bỏ đi. Để lại 2 tờ vé số trên bàn.
Anh cử nhân X quang nhìn tôi cười.
Anh điều dưỡng cũng nhìn tôi cười.
Còn tôi nhìn 2 mẹ con chị đi tất tả mà tôi cười.
Cảm ơn chị đã bán tôi 20 ngàn niềm vui!
Phía sau hôn nhân tan vỡ: Cô gái đẹp bật khóc khi nhắc đến clip "tìm chồng cho mẹ"
Hoàng Lê Na, từng được đông đảo mạng xã hội biết đến với việc quay clip “tìm chồng cho mẹ”, ít ai biết được rằng đằng sau clip ấy là cả một câu chuyện buồn về cuộc hôn nhân không hạnh phúc mà bố mẹ chị từng trải qua.
Chúng tôi hẹn gặp chị Lê Na - người phụ nữ sở hữu ngoại hình xinh xắn, dễ gần, vào những ngày đầu tháng Tư. Nhìn sâu trong ánh mắt của chị thấy thật nhiều tâm tư. Cứ nhắc về chuyện gia đình của mình là chị Lê Na không ngăn nổi những giọt nước mắt.
Chị Lê Na bật khóc khi nhắc về chuyện chia tay của bố mẹ.
Chị kể: “Quê tôi ở Thanh Hóa, hồi còn nhỏ, tôi và em trai thường xuyên phải chứng kiến sự cãi vã của bố mẹ, nồi niêu xoong chảo lúc nào cũng bị méo mó vì những cơn tức giận vô cớ. Và rồi, bữa cơm là “cực hình” với gia đình tôi thời điểm đó. “Trời đánh tránh miếng ăn” nhưng riêng nhà tôi là cứ nhằm bữa cơm thì xung đột, đổ vỡ lại diễn ra. Vì vậy, hai chị em luôn cố gắng ăn thật nhanh để sớm rời khỏi “trận chiến”. Khi tôi đến chơi nhà bạn và chứng kiến nhà người ta bố mẹ ăn cơm vui vẻ cùng nhau, thực sự tôi thấy vừa lạ lẫm lại vừa thèm thuồng không khí đầm ấm, yêu thương”.
Dù sống trong cảnh hôn nhân không hạnh phúc, thế nhưng bố mẹ chị Lê Na không lựa chọn giải thoát cho nhau mà ngược lại, cố ở với nhau cho các con có bố, có mẹ.
“Trong thâm tâm lúc nào tôi cũng ước ao bố mẹ hoà thuận, hạnh phúc nhưng thực tế cuộc sống gia đình khi ấy như “địa ngục”. Bởi vậy, tôi luôn nghĩ đến sự giải thoát, muốn bố mẹ chấm dứt cuộc hôn nhân. Và điều gì đến cũng đã đến, sau nhiều lần ra toà thì bố mẹ tôi đã ly hôn. Thời điểm đó, tôi đang học đại học, tôi bỏ dở một môn thi học kỳ để về dự ngày xử ly hôn của bố mẹ. Có thể với nhiều gia đình khác, việc bố mẹ chia tay là điều gì đó thật tồi tệ nhưng với hai chị em tôi khi ấy lại thấy rất thoải mái”, chị Lê Na cho biết.
Sau khi ly hôn, vấn đề tiếp theo chính là việc con cái ở với ai? Về việc này, chị Lê Na và em trai của mình cũng đã có cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhau.
“Thời điểm đó, chúng tôi đã lớn cả rồi nên có thể tự trả lời được là muốn ở với bố hay mẹ. Và tôi không khó khăn trong việc lựa chọn ở với ai. Sau khi bố mẹ ly hôn, tôi cảm thấy cuộc sống của tôi mới thực sự được bắt đầu. Trước đây, tôi rất mong được ra Hà Nội đi học đại học. Và động lực chính để tôi phấn đấu học rất giỏi, đạt rất nhiều danh hiệu trong học tập, vào thẳng đại học đó là vì tôi muốn được tạm rời xa khỏi những bi kịch trong gia đình”, chị Lê Na chia sẻ.
Nói về tâm lý sau khi bố mẹ chia tay, chị Lê Na bộc bạch: “Tôi quyết định ở với mẹ vì nhiều yếu tố. Tôi cảm thấy cuộc sống rất ổn, mẹ hết lòng chăm lo cho chúng tôi và đặc biệt rất vui khi thấy mẹ vui vẻ, hạnh phúc hơn. Tôi chăm chỉ học tập, một mình lập nghiệp ở Thủ đô. Tôi muốn cho mọi người thấy kể cả tôi không có một gia đình trọn vẹn nhưng vẫn trưởng thành, nên người, tự đứng bằng đôi chân của mình.
Thành thật đôi lúc tôi cũng muốn có bố, nhưng lại nghĩ giờ cuộc sống mình như thế rồi thì phải chấp nhận và thích nghi với nó thôi... Tôi thường tự nhủ phải cố gắng để sau này khi lập gia đình, mình sẽ có một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc để có thể bù lại những năm tháng thiếu thốn tình cảm.
Và đến bây giờ, tôi đã có một tổ ấm viên mãn. Khi có mâu thuẫn xảy ra thì cả hai cùng nhìn lại bản thân, tránh việc đổ lỗi cho người bạn đời của mình và đặc biệt là nghiêm khắc với chính mình.
Chúng tôi thường xuyên chia sẻ tâm tư, suy nghĩ, cảm xúc với nhau để tránh việc hiểu lầm hay áp đặt suy nghĩ cá nhân vào người khác. Đặc biệt, vợ chồng tôi đều ý thức được rằng, bố mẹ hạnh phúc thì con cái mới hạnh phúc. Bố mẹ không thể dạy con cái mà chỉ có thể làm gương cho các con mà thôi".
Tuy bố mẹ không sống cùng nhau, nhưng chị Lê Na vẫn trưởng thành, tự đứng trên đôi chân của mình.
Cũng là một người làm công tác truyền thông, nên chị Lê Na được tiếp xúc, va chạm với nhiều hoàn cảnh, câu chuyện còn éo le hơn gia đình mình. Từ đó chị nghiệm ra: “Trong cuộc sống vợ chồng, việc xảy ra mâu thuẫn là điều không ai mong muốn, nhưng khi đã xảy ra thì đó là điều mà con cái thực sự rất đau lòng. Cách sống của bố mẹ, cách bố mẹ cư xử có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách sống, suy nghĩ, tính cách của con cái. Đến thời điểm này, mặc dù bố đã có gia đình riêng nhưng bố mẹ tôi vẫn ở 2 đầu chiến tuyến, vẫn chưa thể ngồi lại bình thường được với nhau.
Tôi chắc chắn rằng, trong rất nhiều câu chuyện bố mẹ ly hôn thì con cái luôn mong bố mẹ mình có thể làm bạn với nhau, nhưng đa phần họ lại trở thành kẻ thù của nhau. Và trong hoàn cảnh ấy, con cái là người đau khổ nhất khi chứng kiến sự hận thù giữa những người mình yêu thương. Tôi mong rằng có một ngày, bố mẹ tôi có thể vui vẻ được với nhau”.