Monday, April 2, 2018
Tin tức 24h: Đi xét nghiệm ADN, thai phụ 'sốc' vì thai nhi trong bụng không phải con mình
Đi xét nghiệm ADN, thai phụ 'sốc' vì thai trong bụng không phải con mình
Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền Hà Nội tâm sự bà đã từng làm xét nghiệm để tìm quan hệ huyết thống trước sinh cho hơn 1000 ca nhưng đây là ca rất đặc biệt.
Với thủ tục xuất cảnh hiện nay, một phụ nữ muốn ra nước ngoài với chồng phải có tờ kết quả xét nghiệm ADN trong hồ sơ nếu như họ đã có con hoặc người vợ đang mang bầu.
Bà Nga kể lại câu chuyện
Bà Nga kể lúc đến lấy kết quả xét nghiệm ADN, mẹ bầu ánh mắt trầm xuống, giọng lo lắng hỏi bà Nga “Cô ơi, sao kết quả lại thế này nhỉ? Đứa bé nằm trong bụng cháu, nước ối lấy ra từ bụng cháu thì đương nhiên nó phải là con của cháu chứ. Rõ ràng nó đã là con của chồng cháu rồi cơ mà. Nó phải là con của cháu nữa chứ?”.
Bà Nga nhẹ nhàng giải thích với người mẹ rằng nó sẽ là con của chị bởi chỉ là người mang nặng đẻ đau sinh ra nó nhưng chị không phải là mẹ sinh học của đứa trẻ.
“Thế có nghĩa là đứa trẻ này được hình thành từ trứng của người phụ nữ khác chứ không phải trứng của cháu. Nó chỉ là con của chồng cháu thôi. Cô nói vậy chắc là cháu đã hiểu và có thể tự trả lời cho những câu hỏi cháu vừa hỏi cô” – bà Nga kể lại đoạn đối thoại với người mẹ đặc biệt này.
>> Xem thêm: Mẹ bầu "sốc" vì thai trong bụng chỉ là con của chồng, không phải con của mình
Bác sĩ cấp nhầm thuốc phá thai cho ba thai phụ
Ngày 2-4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết Sở đang yêu cầu lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tân Phước, Tiền Giang báo cáo sự việc trên.
Trước đó, chị Huỳnh Thị Cúc (32 tuổi, huyện Tân Phước) có thai gần hai tháng nên đến trung tâm y tế huyện khám. Sau khi chẩn đoán thai yếu, bác sĩ yêu cầu chị Cúc nằm viện theo dõi ba ngày. Đến ngày 9-3, chị Cúc xuất viện và được bác sĩ kê thuốc dưỡng thai về nhà uống.
Ảnh minh họa
Tối cùng ngày, sau khi uống hai trong số 20 viên thuốc được kê trong đơn, chị Cúc bị xuất huyết nên được đưa tới trung tâm y tế. Tuy nhiên, do bác sĩ ở trung tâm chỉ nói chờ theo dõi nên gia đình đưa thẳng chị lên BV Phụ sản Tiền Giang.
Sau khi kiểm tra loại thuốc bệnh nhân uống, các bác sĩ BV Phụ sản Tiền Giang cho biết chị Cúc đã uống thuốc phá thai. Thai nhi đã chết trong bụng mẹ.
>> Xem thêm: 3 thai phụ bị cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai, 1 thai nhi chết trong bụng mẹ
Nguyên nhân bất ngờ vụ cháy chung cư ParcSpring ở TP.HCM
Liên quan đến vụ hỏa hoạn tại chung cư ParcSping trên đường Nguyễn Duy Trinh (phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM) khiến hàng trăm người tháo chạy, đại diện PCCC quận 2 cho biết nguyên nhân vụ cháy bắt nguồn từ một cục sạc dự phòng.
Chung cư nơi xảy ra hỏa hoạn
Theo đại diện PCCC quận 2, cục sạc dự phòng được cắm ở đầu giường trong căn hộ. Do cắm sạc nhiều ngày tạo nhiệt nên phát hỏa rồi bén lửa vào chồng sách, máy tính và tấm nệm gây ra vụ cháy.
Trước đó, vào chiều 1.4, ngọn lửa bất ngờ bùng phát từ căn hộ ở tầng 8, khu A chung cư ParcSping kèm theo khói đen tỏa ra nghi ngút. Hàng trăm cư dân tháo chạy thục mạng xuống đất khi nghe hệ thống báo cháy vang lên.
3 thai phụ bị cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai, 1 thai nhi chết trong bụng mẹ
Ngày 2-4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết Sở đang yêu cầu lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tân Phước, Tiền Giang báo cáo sự việc trên.
Trước đó, chị Huỳnh Thị Cúc (32 tuổi, huyện Tân Phước) có thai gần hai tháng nên đến trung tâm y tế huyện khám. Sau khi chẩn đoán thai yếu, bác sĩ yêu cầu chị Cúc nằm viện theo dõi ba ngày. Đến ngày 9-3, chị Cúc xuất viện và được bác sĩ kê thuốc dưỡng thai về nhà uống.
Ảnh minh họa
Tối cùng ngày, sau khi uống hai trong số 20 viên thuốc được kê trong đơn, chị Cúc bị xuất huyết nên được đưa tới trung tâm y tế. Tuy nhiên, do bác sĩ ở trung tâm chỉ nói chờ theo dõi nên gia đình đưa thẳng chị lên BV Phụ sản Tiền Giang.
Sau khi kiểm tra loại thuốc bệnh nhân uống, các bác sĩ BV Phụ sản Tiền Giang cho biết chị Cúc đã uống thuốc phá thai. Thai nhi đã chết trong bụng mẹ.
Cũng trong ngày 9-3, ngoài chị Cúc còn có hai thai phụ khác được cấp cùng loại thuốc như chị. Một người có triệu chứng xuất huyết nhưng được cấp cứu kịp thời. Một người chưa kịp uống thuốc thì đã được trung tâm phát hiện, thu hồi.
Hà Tĩnh áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho các trường bán trú
120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại
Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng là phần mềm hoàn toàn miễn phí thuộc Dự án Bữa ăn Học đường, do Công ty Ajinomoto Việt Nam xây dựng đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng quốc gia – Bộ Y tế, Bộ GDĐT triển khai thực hiện, giúp cung cấp cho mỗi trường những thực đơn có sẵn đã được cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, ngon miệng và hỗ trợ công tác quản lý bữa ăn bán trú.
Các thực đơn trong Phần mềm được phát triển trong hơn một năm, trải qua nhiều công đoạn từ khảo sát, phân tích, phát triển công thức, thực nghiệm đến điều chỉnh kỹ càng, sau đó được thông qua bởi Hội đồng thẩm định của Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế và Hội đồng đánh giá của Bộ GDĐT. Phần mềm cung cấp cho nhà trường 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa; được phân chia theo 3 khu vực miền Bắc, Trung và Nam. Đặc biệt nhà trường còn có thể tự tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn, các nguyên liệu có sẵn trong ngân hàng thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị địa phương; kiểm tra tính dinh dưỡng và tính toán và quản lý chi phí bữa ăn.
Bộ GDĐT, TS Lê Văn Tuấn - Chuyên viên chính Vụ giáo dục thể chất phát biểu tại hội nghị.
Kết quả của việc triển khai Dự án Bữa ăn học đường đến tháng 2 năm 2018 đã có 2,801 trường tiểu học bán trú đã và đang áp dụng phần mềm cũng như giáo dục kiến thức về dinh dưỡng thông qua áp phích minh họa “3 phút thay đổi nhận thức” cho các em học sinh.
Cải thiện tầm vóc và trí tuệ cho thế hệ tương lai
Việt Nam hiện vẫn phải đương đầu với gánh nặng kép về dinh dưỡng: tình trạng suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi) còn phổ biến ở trẻ em khu vực nông thôn, trong khi đó tình trạng thừa cân béo phì ngày càng gia tăng ở người lớn và trẻ em thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn. Ngoài ra, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn phổ biến ở cả trẻ em khu vực nông thôn và thành phố. Các trường tiểu học bán trú còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức bữa ăn vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa phù hợp chi phí vì còn hạn chế về kiến thức dinh dưỡng và thiếu kinh nghiệm tổ chức.
Nắm bắt được những thực trạng trên, Dự án Bữa ăn Học đường được ra đời vào năm 2012 với mục tiêu “thực hiện trách nhiệm đóng góp cho giáo dục, nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ tương lai của đất nước bằng các hoạt động cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe, góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ cho học sinh tiểu học”. Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế tiếp tục đồng hành cùng Bộ GDĐT và Ajinomoto Việt Nam triển khai Dự án Bữa ăn Học đường trên toàn quốc.
Bên cạnh Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, Dự án Bữa ăn học đường được triển khai toàn diện với những nội dung chính gồm áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho các em học sinh và xây dựng Mô hình mẫu Bếp ăn bán trú theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại một số điểm trường nhằm tạo điều kiện để các trường trong khu vực tham quan, áp dụng từ đó tiến tới nhân rộng mô hình.
Người đàn ông đi bộ 6 ngày không ăn uống để trốn chạy khỏi trại vàng
Ngày 2-4, Trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn – Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cho biết đơn vị vừa hỗ trợ một người dân tộc quê Nghệ An trốn chạy khỏi trại vàng về quê.
Theo đó, khoảng 10 giờ ngày 30-3, trong khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, lực lượng CSGT cửa ô Hòa Nhơn phát hiện một người đàn ông mặc quần đùi, áo xanh công nhân đi lang thang với dáng vẻ mệt mỏi.
Các chiến sĩ đã hỏi thăm người này và đưa về trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn. Tại đây, người này cho biết mình tên Lò Văn Sơn (43 tuổi, dân tộc Khơ Mú, quê ở Nghệ An).
Ông Sơn (trái) được CSGT Hòa Nhơn hỗ trợ và đón xe về Nghệ An
Ông Sơn cho biết ông có vợ và 6 người con hiện đang ở Nghệ An. Vài tháng trước, ông Sơn được đưa vào Quảng Nam để làm thuê cho một chủ trại vàng ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó, ông Sơn thấy mình bị bệnh và kiệt sức vì không làm nổi nên đã xin chủ trả lương để về. Tuy nhiên chủ trại vàng không đồng ý cho nghỉ và không trả lương.
Ông Sơn đã tự tìm đường trốn khỏi trại vàng và đi bộ 6 ngày từ huyện Phước Sơn về TP Đà Nẵng. Lúc này, trong người ông Sơn không có tiền, chỉ mang mỗi bộ quần áo trên người.
Trên đường đi, ông Sơn nhịn đói và xin nước uống. Khi được lực lượng CSGT phát hiện, ông Sơn đói lả và kiệt sức. Lúc này, các chiến sĩ CSGT đã gom tiền túi để mua thức ăn, đồ uống cùng 400 ngàn tiền mặt để hỗ trợ ông Sơn về quê. Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng đón xe, nhà xe cũng hỗ trợ chở ông Sơn về đến Nghệ An, miễn phí tiền xe, ăn uống dọc đường.
Người cha có con mắc chứng tử kỷ: "Đó là chuyện bình thường"
“Bố nhìn này, chúng ta đã chụp ảnh'”
Đó là lời nói Elijah sau khi xem lại những bức ảnh do bố mình chụp. Elijah sinh năm 2001 và là con đầu lòng của Timothy Archibald (một nhiếp ảnh gia tại San Francisco, Mỹ). Cậu bé không có bất kỳ biểu hiện gì bất thường cho đến khi con trai thứ hai của Archibald chào đời. Và chỉ cho tới khi Elijah đi nhà trẻ thì mọi sự khác thường của cậu bé mới bộc lộ rõ nét.
“Khi cháu có những hành vi bất thường ở nhà và trong cả sinh hoạt thường ngày. Tôi bắt đầu chụp gần như mọi bức ảnh cho con trai nhằm thu thập các dữ liệu". Archibald chia sẻ trên ABCNews.
Elijah sinh năm 2001, con trai của Archibald. Bức ảnh có tên là "Hệ thống đóng"
Dự án ảnh này có tên Echolalia - một từ được dùng để diễn tả thói quen lặp đi lặp lại các từ ngữ ở trẻ tự kỷ. Elijah - bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ xuất hiện trong bộ ảnh do chính bố mình chụp mang đến cho người xem một bức tranh sống động về chứng tự kỷ mà không từ ngữ nào có thể diễn tả hết.
Theo chuyên trang của Liên Hiệp Quốc về tự kỷ giải thích: “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được phát hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị xã hội.
Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội; khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ/phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần”.
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện có 1% dân số thế giới, tức là khoảng 70 triệu người đang mắc chứng tự kỷ. Đặc biệt, tỷ lệ này ở trẻ em đang ngày càng tăng. Bởi cứ 150 em nhỏ trên thế giới sẽ có 1 em mắc hội chứng này.
Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Nếu tính theo cách tính của WHO, con số này chừng 500.000. Thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay.
Bức ảnh có tên "Eli trong áo len chui đầu"
Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào khẳng định trẻ tự kỷ là do bị bố mẹ thiếu quan tâm, vì xem ipad, TV nhiều, không được giao tiếp với bên ngoài… Đây là suy nghĩ phổ biến của rất nhiều người về chứng tự kỷ. Và chính bởi suy nghĩ này mà vô hình chung nhiều bố mẹ có con tự kỷ dằn vặt lương tâm, đổ lỗi cho chính mình…
Dù tự kỷ đã được đồng cảm và quan tâm nhiều hơn trước nhưng cộng đồng còn khá mơ hồ trong nhận biết về hội chứng phức tạp này. Vì thế, nhiều người mắc chứng tự kỷ vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ cần thiết và lâu dài.
Nhiều người vẫn mặc định rằng tự kỷ là bệnh. Tuy nhiên, thực tế tự kỷ cũng không phải là bệnh, tự kỷ là một hội chứng đến nay chưa rõ nguyên nhân cụ thể. Việc gọi tự kỷ là bệnh sẽ khiến nhiều người hiểu nhầm rằng đã là bệnh thì tự kỷ có thể có thuốc chữa và có thể chữa khỏi hoàn toàn, dẫn tới nhiều bậc phụ huynh đưa con đi chạy chữa khắp nơi, uống thuốc các loại dẫn tới tình trạng tự kỷ ở trẻ ngày một nặng hơn.
Các khảo sát đã chỉ ra tự hội chứng này không phụ thuộc vào chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo. Bên cạnh đó, thu nhập gia đình, lối sống hoặc trình độ học vấn không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh của trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra tự kỷ có một phần hoặc có liên quan đến di truyền, do đó cũng chưa có bất kỳ kết quả nghiên cứu nào khẳng định tự kỷ có thể chữa hay điều trị được. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và can thiệp sớm bằng những phương pháp riêng, hữu hiệu thì đối với trẻ ở mức độ nhẹ vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng, với trường hợp nặng hơn, các biện pháp can thiệp có thể giúp trẻ ổn định và biết cách giao tiếp hơn.
Bức ảnh có tên "Cuộc hội thoại"
Nhiều người cũng mặc định trẻ tự kỷ thì thích ở một mình, không thích giao tiếp, không thích kết bạn. Tuy nhiên sự thật là trẻ tự kỷ gặp khó khăn về giao tiếp và tương tác, do đó trẻ không hẳn là không thích giao tiếp hay không muốn kết bạn mà là không biết cách để thể hiện điều đó.
Trẻ tự kỷ có cách thể hiện cảm giác khác với người bình thường nên đôi khi những hành động thân thiện với trẻ bình thường thì với trẻ tự kỷ lại làm trẻ cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, số lượng trẻ không giao tiếp tuy tất lớn nhưng không phải tất cả, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và can thiệp trị liệu ngôn ngữ tốt thì có tới 3/4 trẻ tự kỷ có thể nói được.
Trong khi đó nhiều người quan niệm rằng trẻ chậm nói, xa cách người khác và không thích giao du là biểu hiện của hội chứng tự kỉ, tuy nhiên đó thể là một dạng trầm cảm, không hẳn là tự kỉ. Không phải cứ chậm nói, xa cách mọi người là bị tự kỷ bởi tự kỷ còn kèm theo nhiều hành vi khác nữa.
Vì vậy khi thấy trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh đưa con tới các nhà chuyên môn kiểm tra, đánh giá để có kết luận chính xác, không nên vội vã kết luận con bị tự kỷ và đưa đi can thiệp.
Sau khi có kết luận chính xác cha mẹ cần thay đổi cách chăm sóc và nuôi dạy con như: Tăng cường nói chuyện với con, cùng con tập các bài tập các bài tập luyện nói và phản xạ, giảm thời gian bé tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính…
Bức ảnh có tên "Eli trong thế giới cổ tích"
Nhận thức thay đổi, hành động sẽ thay đổi. Để làm được điều đó, mọi người cần hiểu đúng về tự kỷ. Hiểu đúng về tự kỷ, không kì thị, phân biệt đối xử, cảm thông và chia sẻ với những người mắc hội chứng tự kỷ và những gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ bạn đã góp phần chung tay xây dựng một không gia thân thiện với trẻ em tự kỷ nói riêng và trẻ em nói chung.
Quay trở lại với câu chuyện của Elijah, năm 2014, trong chuyến đi tới Atlanta, một khán giả đã thẳng thắn hỏi Elijah rằng: “Em cảm thấy như thế nào khi bị tự kỷ?”
Elijah đã trả lời: “Em không nghĩ mình sẽ nói về cảm giác của một đứa trẻ tự kỷ. Đối với em, đó là chuyện bình thường. Đó là tất cả những gì em cảm nhận được”.
Và người cha Archibald cũng đã nhắc lại câu trả lời của con mình: “Đó là chuyện bình thường”.