Câu chuyện cảm động về bé gái đáng thương không quần áo ngồi lề đường
Sau khi nhìn thấy những chia sẻ đoạn clip của anh Nguyễn Văn Duẩn về một bé gái không mặc quần áo, bị liệt hai chân, ngồi bên lề đường giữa trời lạnh ở Mường Lát, Thanh Hóa, vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngọc Phương (SN 1987) và anh Huỳnh Quốc Tín đang sống tại TP Hồ Chí Minh đã quyết định ra tận nơi để nhận đứa trẻ về chữa bệnh.
Xót xa cảnh em bé liệt chân không có quần áo mặc, chị Phương cùng chồng vượt 1.500km đến đưa cháu đi chữa bệnh
Nói về quyết định của mình, chị Phương chia sẻ, sau khi liên hệ với anh Duẩn – người lái xe đã ghi lại hình ảnh trên và được biết được bé tên là Vàng Thị Pàng (6 tuổi), cao 80cm, nặng 10kg chân không đi lại được. Cha của bé mất cách đây hơn 1 năm, mẹ lại bị bệnh tâm thần lúc tỉnh, lúc mê.
“Nghe xong hoàn cảnh của bé, tôi đã bàn bạc ngay với chồng việc tôi muốn giúp bé có đôi chân lành lặn. Sau khi thu xếp xong công việc, vợ chồng tôi đã bay ra Hà Nội vào một ngày cuối tháng 12/2017 và cùng anh Duẩn về nhà bé để xin phép gia đình, chính quyền địa phương đưa bé vào TP Hồ Chí Minh chữa bệnh. Khi nào khỏi sẽ đưa bé về nhà”, chị Phương cho biết.
“Nhìn thấy bé mặt mũi lem nhem, miệng bầm tím do bị bạn đánh, trần truồng, chân tay dính đầy đất đang lết theo bạn đi chơi thấy người từ xa lại đã nhoẻn miệng cười mà tôi cảm thấy vô cùng xót xa.
Nhà bé thì đơn sơ không có vật dụng gì giá trị. Mẹ bé ngơ ngác không hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi nhờ người dịch tiếng, nói chuyện với mẹ bé về ý định xin đưa Pàng đi chữa chân thì chị ấy mới gật đầu lia lịa, cảm ơn.
Mình chỉ muốn đưa bé về chữa chân cho lành lặn, chứ không làm thủ tục nhận con nuôi, vì mẹ bé lúc tỉnh lúc mê, tự nhiên đưa con người ta đi luôn đâu có được, chị ấy sẽ buồn. Tôi cũng có con, cũng là mẹ nên hiểu điều đó”, chị Phương kể lại.
Hà Nội bất ngờ rét nhất trong vòng 2 năm, nhiều nơi xuất hiện băng giá
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương, các tỉnh Bắc Bộ đang trải qua đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất trong năm nay. Trời nhiều mây, có mưa suốt cả ngày, nhiệt độ thấp với ngưỡng chênh lệch giữa ngày và đêm ít.
Băng giá xuất hiện ở nhiều nơi
Sáng qua, thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng rét sâu 10-11 độ C, các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Lạng Sơn đồng loạt xuống 6-8 độ. Riêng các vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai) rét 4,2 độ, Đồng Văn (Hà Giang) 3,4 độ, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 3,2 độ, cá biệt tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) xuống 1 độ. Thủ đô Hà Nội nhiệt độ đang xuống thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Từ nay đến ngày 14/01 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ xảy ra rét đậm, rét hại, vùng núi cao có băng giá; nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 8-11 độ, các tỉnh vùng núi từ 5-8 độ, vùng núi cao dưới 3 độ.
Lúc 6 giờ sáng nay, nhiệt độ đo được tại các trạm quan trắc như sau: Sa Pa (Lào Cai) rét 3 độ, Đồng Văn (Hà Giang) 5 độ, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 5,6 độ, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) xuống 3 độ, Hà Nội rét 12.2 độ.
Kết luận cuối cùng vụ bác sĩ khẳng định thai chết lưu, đi viện khác khám thai bình thường
Chiều ngày 10/1 bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã công bố thông tin chính thức sự việc.
BS Lê Anh Tuấn – Phó GĐ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, việc BS Nguyễn Văn Tiến đưa ra lời chẩn đoán thai lưu và khuyên người bệnh đi hút thai là quá vội vàng và chưa giải thích rõ ràng đối với người bệnh.
Chiều 10/1, bệnh viện Đa Khoa Đức Giang chính thức công bố thông tin vụ bác sĩ khẳng định thai lưu, đi viện khác thai vẫn bình thường
“Bác sĩ quá nóng vội và đưa ra lời khuyên chưa phù hợp với bệnh nhân, hơn nữa việc bàn giao 2 tua trực thiếu cặn kẽ dẫn tới người nọ tưởng người kia đã siêu âm bằng đầu dò, nên không làm nữa. Chính vì thế xảy ra sai sót đối với trường hợp thai phụ N.T.T.M.”, BS Tuấn cho hay.
BS Tuấn nhận định, việc siêu âm với trường hợp thai nhi nhỏ chưa đến 7 tuần rất khó để nghe rõ âm vang của tim thai, thực tế cũng đã có trường hợp thai nhi bị chẩn đoán lưu thai, nhưng khi khám lại vẫn sống bình thường. Vì thế, đây là sự cố đáng tiếc, không ai mong muốn.
Lãnh đạo BV Đa khoa Đức Giang cũng cho rằng, khi bác sĩ đưa chẩn đoán thai lưu và khuyên người bệnh phải hút thai, nhưng sẽ không thực hiện ngay lập tức. Vì sau đó, muốn thực hiện người nhà phải ký cam kết, bệnh viện phải hội chẩn chuyên môn, sau khi có kết luận của hội đồng chuyên môn rồi mới thực hiện việc hút thai.
“Khi đó, nếu bệnh nhân ở lại viện đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy. Bởi bệnh viện sẽ hội chẩn, làm siêu âm lại chắc chắn sẽ phát hiện ra thai nhi vẫn còn sống”, BS Tuấn nói.
Theo Thiên Di ( tổng hợp) (Khám phá)
Let's block ads! (Why?)