Monday, December 25, 2017

Tin bão khẩn cấp: Bão số 16 liên tiếp mạnh thêm, tối nay tấn công đất liền Vũng Tàu-Cà Mau

Trong tối và đêm qua, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.

Vị trí tâm bão số 16 lúc 5 giờ sáng nay 25/12: 8,3N-109,9E; cách Huyền Trân khoảng 110km, cách Côn Đảo khoảng 330km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 14.

tin bao khan cap: bao so 16 lien tiep manh them, toi nay tan cong dat lien vung tau-ca mau - 1

Đường đi của cơn bão số 16

Trong những giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h), khoảng tối và đêm nay (25/12) bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12-13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50km tính từ vùng tâm bão.

Đến 4h sáng ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,9 độ Vĩ Bắc; 104,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12-13.

Từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12; sóng biển cao từ 5-7m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Từ trưa nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13-14. Cấp độ rủi ro thiên tai (bao gồm cả huyện đảo Côn Đảo) cấp 4.

tin bao khan cap: bao so 16 lien tiep manh them, toi nay tan cong dat lien vung tau-ca mau - 2

Đưa ngư dân vào đảo Song Tử Tây tránh, trú bão số 16 (Ảnh: zing.vn)

Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 8-9, giật cấp 11. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão từ 0,5-1,0m.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h). Đến 16 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,4 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, cách Thổ Chu khoảng 100km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 3-5 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 27/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,7 độ Vĩ Bắc; 100,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Vịnh Thái Lan, cách đảo Thổ Chu khoảng 300km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8, sóng biển cao 2-4 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 70km tính từ vùng tâm bão và áp thấp nhiệt đới. Vùng nguy hiểm trên Vịnh Thái Lan trong 36 đến 48 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 105,0 độ Kinh Đông.

Cảnh báo mưa lớn: Trong ngày và đêm nay (25/12), do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ có mưa to; từ đêm 25/12 ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

Theo Hà Anh (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Cháu gái 4 tuổi gọi bà ngoại là "mẹ" và câu chuyện phía sau khiến ai cũng phải rơi lệ

Mới đây câu chuyện cháu gái 4 tuổi gọi bà ngoại là “mẹ” được truyền thông Trung Quốc chia sẻ rộng rãi và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Mới đầu không ít người tỏ ra khó hiểu, thậm chí là còn cảm thấy ngược đời khi nghe cách gọi xưng hô có vẻ loạn vai vế như vậy, thế nhưng sau khi biết rõ nguồn cơ sự việc, ai nấy đều xúc động.

“Cô là bà ngoại hay là mẹ của Tiểu Tâm Vũ?"

Người phụ nữ được nhắc đến trong câu chuyện này là Tào Phục Dung, 45 tuổi ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cứ mỗi buổi chiều cô lại đứng trước cổng trường mầm non để đón “con gái” 4 tuổi Tiểu Tâm Vũ. Chắc hẳn vì khoảng cách tuổi tác của hai người quá lớn nên suốt từ tháng 9 năm nay, người phụ nữ này thường xuyên phải đối mặt với thắc mắc kiểu như: “Cô là bà ngoại hay là mẹ của Tiểu Tâm Vũ?"

Đáp lại câu hỏi của mọi người, cô chỉ nhẹ nhàng giải thích là vì Nhà nước mới mở cửa chính sách sinh đẻ nên sinh thêm 1 đứa nữa cho vui cửa vui nhà. Khi mọi người còn đang ngỡ ngàng thì cánh cửa trường học mở ra, một bé gái xinh xắn đáng yêu chạy đến bên người phụ nữ 45 tuổi và nũng nịu cất tiếng gọi “mẹ”. Ngồi trong vòng tay của cô Phục Dung, bé gái vui vẻ giới thiệu với các bạn rằng đây là mẹ mình.

chau gai 4 tuoi goi ba ngoai la "me" va cau chuyen phia sau khien ai cung phai roi le - 1

Cô Tào Phục Dung cùng "con gái" trên đường đi học về nhà

Gạt bỏ cái nhìn tò mò của những người xung quanh, Phục Dung nhẹ nhàng ôm “con gái” vào lòng rồi cùng bé trở về nhà. Đường từ trường về nhà tuy chỉ đi mất 10 phút nhưng lại có nhiều bậc thang gập ghềnh nên bé Tâm Vũ liên tục làm nũng đòi “mẹ” bế.

Bế một bé gái nặng 14kg trên tay lại vừa phải leo cầu thang, dù có mệt mỏi nhưng Phục Dung vẫn rất vui vẻ, thậm chí cô còn muốn ôm “con” lâu hơn nữa. Hình ảnh ấy vô cùng ngọt ngào và thiêng liêng.

Sự thực thì theo huyết thống, cô Phục Dung là bà ngoại bé Tâm Vũ nhưng 1 năm nay cô lại trở thành mẹ của bé gái. Được biết, mọi chuyện sẽ không trở thành như vậy nếu như gia đình không phải trải qua nhiều biến cố đến như vậy.

Biến cố bất ngờ ập đến với gia đình

Tào Phục Dung lấy chồng nông dân và có 2 cô con gái. Năm 2012, con gái lớn Châu Trung Dương kết hôn với con rể Lưu Quang Bân và đến cuối năm 2013, bé Tâm Vũ chào đời. Lúc đó dù gia đình nghèo khó nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Ngày 30/1/2015, khi chỉ còn 20 ngày nữa là đến Tết, Trung Dương muốn cho Tâm Vũ cai sữa nên quyết định để bé ở nhà và đi chơi với bạn. Thế nhưng sang đến ngày 31, cô Phục Dung bất ngờ nhận được tin báo con gái mình đã qua đời vì tai nạn giao thông.

Đến năm 2016, bố của Tâm Vũ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Tình trạng bệnh của con rể ngày một tồi tệ khiến không khí gia đình lúc nào cũng trầm mặc và đầy bi thương. Một năm sau đó, vào tối ngày 27/2/2017, Quang Bân đã trút hơi thở cuối cùng mà chưa được nhìn mặt con gái lần cuối.

Vậy là mới chỉ lên 4 tuổi nhưng bé Tâm Vũ đã mất cả bố lẫn mẹ. Từ đó, ông bà ngoại trở thành người giám hộ duy nhất của cô bé. Tâm nguyện cuối cùng của mẹ Tâm Vũ là muốn con gái được ăn học tử tế. Chính vì thế, cô Phục Dung đã quyết định chuyển vào ở trong thành phố để tiện cho việc học hành của Tâm Vũ.

chau gai 4 tuoi goi ba ngoai la "me" va cau chuyen phia sau khien ai cung phai roi le - 2

Mới chỉ lên 4 tuổi nhưng bé Tâm Vũ đã mất cả bố lẫn mẹ. Từ đó, ông bà ngoại trở thành người giám hộ duy nhất của cô bé

"Bố mẹ con lên thiên đàng rồi, con muốn gọi bà là mẹ"

Tháng 9/2016, Tâm Vũ cùng bà ngoại ra ngoài chơi và vô tình gặp 2 người bạn khác của bé. Lúc đó Tâm Vũ liền chỉ tay vào bà ngoại và giới thiệu: “Đây là mẹ mình". Cô Phục Dung cũng vô cùng bất ngờ trước hành động của cháu gái nhưng sau đó cô lại cảm thấy chua xót. Cô vội quay mặt đi để Tâm Vũ không nhìn thấy những giọt nước mắt của mình.

Một ngày tháng 4/2017, Tiểu Tâm Vũ ngất xỉu và phải bệnh đi bệnh viện. May mắn bác sĩ nói cháu bé không có vấn đề gì cần lo lắng. Khi từ bệnh viện về đến nhà, Tâm Vũ bất ngờ nói với bà ngoại rằng: "Bà ơi, cháu không gọi bà là bà ngoại nữa, cháu muốn gọi bà là mẹ. Bố mẹ cháu đều lên thiên đường rồi, cháu muốn gọi bà là mẹ, gọi ông là bố, có được không ạ?". Cô Phục Dung nghẹn ngào khi nghe cháu gái nói như vậy.

Không muốn làm cháu buồn, người bà nhẹ nhàng đáp: "Cháu gái, cháu muốn gọi thế nào thì cứ gọi như thế". Sau khi biết chuyện, nhiều người thân, bạn bè của gia đình không tán thành việc này, cho rằng xưng hô như thế là loạn vai vế. Nhưng Phục Dung chẳng để tâm đến những lời đàm tiếu của mọi người. Người phụ nữ này chấp nhận để cháu gái gọi là “mẹ” cho đến tận bây giờ.

chau gai 4 tuoi goi ba ngoai la "me" va cau chuyen phia sau khien ai cung phai roi le - 3

Cô Phục Dung chăm sóc rất chu đáo cho cháu gái, đồng thời cũng là "con" của mình

Yêu thương cháu gái như chính con đẻ của mình

Cô Phục Dung chăm sóc Tâm Vũ rất cẩn thận. Thời gian trôi đi, cô càng cảm nhận thấy mối quan hệ giữa mình và cháu gái không khác gì tình cảm mẹ con thực sự. Để có tiền cho con gái thứ 2 ăn học và nuôi cháu ngoại, vợ chồng Phục Dung phải đi làm thuê. Dù cuộc sống có khó khăn nhưng họ vẫn đồng lòng cùng nhau vượt lên.

Cứ 6h sáng, cô Phục Dung lại thức dậy tất bật lo bữa sáng cho Tâm Vũ. Dù chưa học hết tiểu học nhưng cô vẫn cố gắng đọc thật nhiều sách để nấu cho “con” những món ăn ngon. Không những vậy, cô còn tích cực tham gia các hoạt đồng ngoại khóa ở trường Tâm Vũ bởi cô không muốn cô bé bị lạc lõng. Thương cảm trước hoàn cảnh của họ, nhà trường đã lập quỹ khuyến học, mỗi tháng hỗ trợ cho Tiểu Tâm Vũ một khoản tiền nhỏ.

chau gai 4 tuoi goi ba ngoai la "me" va cau chuyen phia sau khien ai cung phai roi le - 4

Thời gian trôi đi, cô càng cảm nhận thấy mối quan hệ giữa mình và cháu gái không khác gì tình cảm mẹ con thực sự.

Dù thiếu thốn tình cảm của bố mẹ ngay từ nhỏ nhưng bé Tâm Vũ vẫn rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện và lễ phép. Cô bé có những hành vi ứng xử rất tốt lại còn có năng khiếu hội họa. Thời gian gần đây Tâm Vũ rất thích chơi đất nặn, có lần bé nhào nặn thành 1 viên hình tròn rồi đưa cho "mẹ" và nói: "Con đã nặn một viên thuốc. Nếu bố mẹ ăn nó, bố mẹ sẽ không bao giờ chết”.

chau gai 4 tuoi goi ba ngoai la "me" va cau chuyen phia sau khien ai cung phai roi le - 5

Dù thiếu thốn tình cảm của bố mẹ ngay từ nhỏ nhưng bé Tâm Vũ vẫn rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện, lễ phép

Nghe những lời nói đó từ miệng của một đứa trẻ 4 tuổi, cô Phục Dung không kìm nén được những giọt nước mắt. Không tránh né việc Tâm Vũ gợi đến cái chết của bố mẹ, Tào Phục Dung chỉ biết ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng nói: "Bố mẹ con đều lên thiên đàng rồi, họ vẫn rất yêu con, chỉ là yêu thương từ một nơi khác mà thôi".

Theo Nhật Linh/Dịch từ Sina (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

10 câu hỏi cực thú vị giúp bạn hiểu hơn về cơ thể mình, phòng bệnh đúng cách

“Cô gái đóng băng” và sự hồi sinh kỳ diệu khó lý giải nhất lịch sử y học

Cho đến nay, sự hồi sinh khó lý giải của “cô gái đóng băng” vẫn được coi là một phép lạ tưởng như chỉ xuất hiện...

Let's block ads! (Why?)

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Mật ong có thể thay thế đường trong khi chế biến món ăn hoặc thêm vào khi uống trà. 

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Mật ong có thể dùng trong nhiều món ăn hoặc thêm ngọt cho các loại trà.

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Mật mía là nguyên liệu tạo ngọt quen thuộc trong nhiều món ăn dân dã của người Việt.

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Có thể dùng cà rốt đã luộc chín hoặc nước ép cà rốt để tạo ngọt cho các món ăn.

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Sử dụng củ cải đường thay thế đường khi nấu súp, làm bánh hoặc sinh tố hoa quả.

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Hành tây áp chảo có thể dùng để tạo ngọt cho nhiều loại món ăn.

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Táo tạo ngọt cho salad và các loại nước ép, sinh tố.

7 thực phẩm có thể thay thế đường tạo vị ngọt trong thực đơn ăn kiêng

Vị ngọt tự nhiên từ cam cũng có thể thay thế đường khi làm món salad.

Giang Nguyên

Theo Ngoisao.net

Tin liên quan

Let's block ads! (Why?)

Đá lạnh không chỉ để giải nhiệt mà còn giúp da đẹp lên như thế này đây!

Đá lạnh là một phương pháp giải nhiệt hữu hiệu cho mùa hè nhưng nó cũng mang tới rất nhiều hiệu quả đáng ngạc nhiên khi dùng để chăm sóc da!

Đá lạnh là một phương pháp giải nhiệt hữu hiệu cho da mà đa số chúng ta đều biết. Thế nhưng đã bao giờ bạn hiểu rõ việc đá lạnh lại mang đến rất nhiều lợi ích trong công cuộc chăm sóc sắc đẹp hay chưa?

Đá lạnh không chỉ để giải nhiệt mà còn giúp da đẹp lên như thế này đây!

Nếu chưa hãy cùng khám phá ngay 5 cách sử dụng  đá lạnh để chăm sóc da dưới đây:

1. Làm mát ngay tức khắc

Đá lạnh không chỉ để giải nhiệt mà còn giúp da đẹp lên như thế này đây!

Đây có lẽ là một công dụng không còn xa lạ đối với mọi người trong việc sử dụng đá lạnh. Sau một ngày làm việc mệt mỏi và nóng bức, bạn trở về nhà và rửa mặt nhưng không thể làm giảm bớt cảm giác ửng đỏ và nóng rát cho da. Hãy sử dụng một cục đá viên, bọc trong một tờ khăn ăn mỏng di chuyển nhẹ nhàng khắp gương mặt. Nhiệt độ từ đá sẽ giúp da hạ nhiệt ngay lập tức, thậm chí còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông khiến da trở nên mịn màng.

2. Giữ cho lớp make-up lâu trôi

Đá lạnh không chỉ để giải nhiệt mà còn giúp da đẹp lên như thế này đây!

Có rất nhiều tác nhân khiến cho lớp make-up nhanh chóng trôi đi sau vài giờ đồng hồ: nhiệt độ, da tiết nhiều dầu,… Tất cả những gì bạn cần là bọc một viên đá vào khăn ăn và massage đều toàn gương mặt trước khi make-up, chú ý các điểm dễ tiết dầu như cánh mũi, đầu mũi. Việc làm này sẽ khiến cho da mặt bạn mịn hơn, làm cho lớp make-up trông tự nhiên hơn và đặc biệt là giữ được lâu hơn rất nhiều.

3. Cải thiện sắc tố da

Đá lạnh không chỉ để giải nhiệt mà còn giúp da đẹp lên như thế này đây!

Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là sự thật. Việc sử dụng đá massage gương mặt mỗi ngày giúp cho máu tuần hoàn tốt hơn, từ đó giúp da luôn hồng hào khỏe mạnh và rực rỡ.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng sữa không đường đã được làm đông, sau đó massge hàng ngày trên da. Nhiệt độ thấp sẽ lập tức khóa các dưỡng chất có trong sữa ngay khi chúng vừa thẩm thấu vào da.

Lưu ý: rửa mặt thật kĩ, không giữ đá trên da mặt quá lâu vì có thể khiến cho da bị bỏng lạnh.

4. Giảm sưng tấy

Đá lạnh không chỉ để giải nhiệt mà còn giúp da đẹp lên như thế này đây!

Nhiệt độ từ đá có khả năng thẩm thấu đến những tầng biểu bì sâu nhất của da, đặc biệt là với những đốm mụn và khu vực da bị viêm tấy. Nó tạo ra sự tác động vật lý trực tiếp giúp ức chế cũng như loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây viêm, gây mụn. Thậm chí nó còn giúp hạn chế tình trạng mụn đầu đen do lỗ chân lông được thu nhỏ ngăn cản sự xâm nhập từ bụi bẩn.

5. Ngăn ngừa da tiết dầu, bảo vệ da khỏi tình trạng khô

Với những cô nàng da dầu thì nó thực sự là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả, vừa se khít lỗ chân lông ngăn cản sự tiết dầu lại không gây bí tắc như khi sử dụng các sản phẩm kiềm dầu trên da.

Còn vào đông khi da trở nên khô hơn thì nó lại là trợ thủ đắc lực giúp tình trạng khô da được cải thiện. Nước từ đá sau khi thẩm thấu làm ẩm da sẽ bị ngăn cản thoát ra do các lỗ chân lông được se khít lại đồng thời sau khi dưỡng ẩm dùng đá chườm nhẹ qua cũng giúp khóa dưỡng chất cho da.

Bây giờ bạn đã biết đá lạnh có nhiều công dụng thế nào cho ra rồi phải không, hãy cùng thử và cảm nhận những điều kỳ diệu mà nó mang đến cho làn da của bạn ngay thôi!

Theo An An

Khám phá

Tin liên quan

Let's block ads! (Why?)

Sunday, December 24, 2017

Cập nhật cơn bão số 16: Bão giật cấp 15 đã đổ bộ Quần đảo Trường Sa, mưa dữ dội

Trong 3 giờ vừa qua, ở đảo Trường Sa đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14 và tiếp tục có mưa bão.

Lúc 19h tối nay 24/12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, ngay trên đảo Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa), cách Côn Đảo khoảng 600km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 300km về phía Tây Bắc, khoảng 200km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.

cap nhat con bao so 16: bao giat cap 15 da do bo quan dao truong sa, mua du doi - 1

Giàn khai thác RP3 (thuộc mỏ Rồng) tình hình rất căng thẳng. Lúc này gió bắt đầu thổi mạnh, sóng cao tới 10m và đang quần thảo dữ dội.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h), đêm nay bão số 16 duy trì sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15 với sóng biển cao 8-10m ngay trên khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân; cấp độ rủi ro thiên tai do bão ở huyện đảo Trường Sa cấp 4 (rủi ro thiên tai rất lớn).

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h). Đến 19 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao từ 6-8 mét.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 80km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc. Từ trưa mai (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, giật cấp 14. Cấp độ rủi ro thiên tai (bao gồm cả huyện đảo Côn Đảo): cấp 4.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h), khoảng tối và đêm mai bão số 16 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50km tính từ vùng tâm bão.

Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão từ 0,5-1,0m.

Trên đất liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều nguy cơ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Đến 07 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,2 độ Vĩ Bắc; 104,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Cà Mau và Kiên Giang (bao gồm cả Thổ Chu và Phú Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 4-6 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h). Đến 19 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,6 độ Vĩ Bắc; 102,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Vịnh Thái Lan, cách đảo Thổ Chu khoảng 140km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 4-6 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Vùng biển Cà Mau-Kiên Giang (bao gồm cả Phú Quốc và Thổ Chu) và Vịnh Thái Lan có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao từ 4-6m.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 120km tính từ vùng tâm bão. Vùng nguy hiểm trên Vịnh Thái Lan trong 36 đến 48 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 106,0 độ Kinh Đông.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Cảnh báo mưa lớn: Trong ngày và đêm mai (25/12), do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ có mưa to; từ đêm 25/12 ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

Theo Hà Anh (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Tin tức nổi bật trong tuần: Rúng động vụ án vợ giết chồng, phân xác phi tang ở Bình Dương

Vợ giết chồng, phân xác phi tang ở Bình Dương

Tuần qua, dư luận cả nước rúng động vụ án vợ giết chồng, phân xác ở Bình Dương. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đang tạm giữ nghi phạm Hoàng Thị Hồng Diễm (32 tuổi, quê tỉnh Hậu Giang).

Bước đầu tại cơ quan công an, Diễm khai nhận cùng chồng là anh Trần Thanh T. (37 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) sống tại phòng trọ ở địa chỉ 3/77A, trên đường Thuận Giao 05.

tin tuc noi bat trong tuan: rung dong vu an vo giet chong, phan xac phi tang o binh duong - 1

Hàng Thị Hồng Diễm tại cơ quan điều tra

Diễm khai, do có mâu thuẫn với chồng nên Diễm đã sát hại nạn nhân, sau đó phân xác cho vào các bao nilon. Diễm đi xe máy, chở những phần thi thể này đi phi tang ở nhiều nơi. Sau khi gây án xong xuôi, Diễm đem chiếc xe dính máu đi thay vỏ.

Khi đầu nạn nhân được phát hiện, Diễm còn dùng điện thoại của chồng nhắn tin cho người quen nói chồng thiếu nợ nên đã trốn về quê nhằm gây nhiễu thông tin, đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Đến khi người dân thông báo công an đang tìm xác chồng, Diễm vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.  Tối 17-12, bị công an mời lên làm việc Diễm vẫn chối tội với thái độ rất bình thản.

>> Xem thêm:

Vụ vợ giết chồng ở Bình Dương: Đăng "nhầm" ảnh nạn nhân, bị xử lý thế nào?

Vụ đầu người trong ba lô ở Bình Dương: Chân dung người vợ sát hại chồng

Vụ vợ giết chồng ở Bình Dương: Lời khai của Hoàng Thị Hồng Diễm tại cơ quan điều tra

Vụ phát hiện đầu người ở Bình Dương: Lý do người vợ sát hại chồng, giấu trong ba lô

9 học sinh Bắc Kạn có biểu hiện lạ, tấn công cả thầy cô giáo

Mới đây, thông tin 9 học sinh ở điểm trường Nà Bản (thuộc xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) thường xuyên có biểu hiện lạ, liên tục bị ngất, trở nên hung dữ bất thường, suy kiệt sức khỏe…khiến nhiều người dân hoang mang.

Từ những dấu hiệu ban đầu được chính quyền địa phương và nhà trường cung cấp, các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng các học sinh trên bị rối loạn phân ly.

“Đây là các biểu hiện đặc trưng của rối loạn phân ly, không phải là hiện tượng lạ ở Việt Nam. Trong vài năm gần đây, ở một số trường trung học phổ thông cũng xảy ra hiện tượng như vậy”, đó là nhận định của PGS.TS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện 103.

tin tuc noi bat trong tuan: rung dong vu an vo giet chong, phan xac phi tang o binh duong - 2

Học sinh trường tiểu học Xuân Lạc dự khải giảng năm học mới. Ảnh: Hoàng Lan.

Theo PGS.TS Đức, rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp và tỷ lệ này chiếm khoảng 0,3 đến 0,5 dân số. Đặc biệt, bệnh hay gặp ở những người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam.

Lý giải vì sao cả 9 học sinh ở Nà Bản lại cùng bị một lúc, với biểu hiện tương tự và liệu căn bệnh này có lây hay không? PGS Đức lý giải: “Rối loạn phân ly không lây như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng nó cũng có cơ chế “lây” riêng trong tâm thần. Thậm chí loại rối loạn này có thể phát thành “dịch” trong một tập thể lớn.

>> Xem thêm:

Đã có kết luận vụ 9 học sinh Bắc Kạn có biểu hiện lạ, tấn công cả thầy cô giáo

Bệnh lạ 9 học sinh ở Bắc Kạn mắc phải có thể lây và phát thành “dịch” trong tập thể

Nhiều học sinh tiểu học bất ngờ có biểu hiện lạ, tấn công cả thầy cô giáo

Sài Gòn lạnh như mùa đông Hà Nội khiến người dân thích thú

Trong tuần qua, nhiệt độ tại TP.HCM bất ngờ xuống thấp 20 độ C khiến nhiều người ra đường có cảm giác se lạnh.

Tại trung tâm thành phố, nhiều người chạy xe máy khi dừng đèn đỏ đứng co ro, bỏ tay vào túi áo khoác. Một số chị em công sở còn mặc áo len, đi tất dài đến nơi làm việc.

tin tuc noi bat trong tuan: rung dong vu an vo giet chong, phan xac phi tang o binh duong - 3

Ai cũng mặc áo khoác, quàng khăn khi đi ra đường từ sáng sớm

Theo ông Lê Đình Quyết – Phó trưởng Phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, do áp cao lạnh lục địa tiếp tục tăng cường, khuếch tán sâu xuống phía nam, trên cao trường phân kỳ hoạt động ổn định khiến nhiệt độ xuống thấp.

Khi Sài Gòn trở lạnh, nhiều bạn trẻ đã viết status FaceBook cập nhật về sự thay đổi của thời tiết. Hầu hết bạn trẻ đều tỏ ra vui thích thú và cho rằng “Cuối cùng, Sài Gòn cũng chịu chuyển mình qua Đông”. Tuy nhiên, vài bạn trẻ lại cảm thấy “sợ” vì cả nhà đang khỏe bỗng dưng ốm.

>> Xem thêm:

Sài Gòn trở lạnh, người đàn ông đột tử khi đang đi trên đường

Sài Gòn lạnh như mùa đông Hà Nội, người dân mặc áo ấm, quàng khăn kín mít ra đường

Ảnh: Người Sài Gòn co ro trong tiết trời lạnh 18 độ C

Theo Hà Anh (Tổng hợp) (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)