Friday, December 8, 2017

Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ"

Bi kịch của một gia đình người Anh đã khiến các chuyên gia tim mạch gióng lên hồi chuông cảnh báo về hội chứng "trái tim tan vỡ" và những cơn đau ngực tưởng chừng như vô hại.

Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ" - 1

Ba người trong gia tình đã lần lượt qua đời: ông cố chết vì tuổi già, hai mẹ con chết vì hội chứng trái tim tan vỡ như một phản ứng dây chuyền - Ảnh: THE SUN

Như một phản ứng dây chuyền, sau cái chết của ông cố, cậu bé Jak Fada (đến từ South Shields, Anh) bắt đầu phàn nàn về những cơn đau ngực. Jak vốn khỏe mạnh và không ai ngờ rằng những cơn đau vô hại đã khiến cậu qua đời tại bệnh viện chỉ vài giờ sau.

Vài tuần kế tiếp, nỗi đau mất con đã giết chết người mẹ 32 tuổi của Jak, cũng vì hội chứng trái tim tan vỡ như người con. Người thân phát hiện khá trễ nên không thể cứu kịp cô.

Sau hai cái chết liên tiếp đó, các bác sĩ đã phải yêu cầu toàn bộ họ hàng của họ đến bệnh viện để tầm soát nguy cơ, vì không ai dám chắc sẽ không có bi kịch tiếp theo.

Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ" - 2

Không ai ngờ cậu bé 10 tuổi này có thể chết vì cơn đau tim - ảnh: THE SUN

Theo tổ chức Heart Foundation, hội chứng trái tim tan vỡ là một bệnh về cơ tim, có thể xảy ra bất ngờ ở người hoàn toàn khỏe mạnh, khi họ phải hứng chịu một bi kịch như người thân chết, tan vỡ hôn nhân, tình yêu… Trái tim tan vỡ xảy ra khi một phần của tim tạm thời mở rộng và suy giảm nhiệm vụ bơm máu, trong khi các phần khác vẫn hoạt động bình thường và dần trở nên quá tải, cuối cùng là vỡ động mạch.

Đa phần người gặp hội chứng này có thể vượt qua, nếu được cấp cứu kịp thời và ngăn chặn tình trạng vỡ động mạch. Một số người sau khi trải qua hội chứng có thể tăng nguy cơ bệnh tim về sau.

Ba đám tang nối tiếp vì hội chứng "trái tim tan vỡ" - 3

Chứng kiến cái chết của người thân, bị người yêu phụ rẫy, ly hôn... đều có thể khiến bệnh nhân gặp hội chứng này - ảnh minh họa từ Internet

Hiện chưa có cách phòng ngừa cụ thể nào cho hội chứng này. Tuy nhiên, nguồn gốc của nó vẫn là các nỗi đau tinh thần nên nhiều bác sĩ cho rằng việc bên cạnh và giúp một người đang đau khổ vơi bớt nỗi đau có thể mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, hội chứng này hay bị bỏ qua, dẫn đến cấp cứu trễ vì người ta không nghĩ một cơn đau ngực nhẹ ở người khỏe mạnh, chưa có tiền sử bệnh tim là nguy hiểm. Vì vậy, hãy cẩn thận với cơn đau ngực dù bạn không bị bệnh tim.

”Trái tim tan vỡ” và sự thật về hội chứng kỳ lạ trong lịch sử y học

Vào những năm 1990, các bác sĩ lần đầu tiên phát hiện ra một căn bệnh kỳ lạ khiến tim phình to như một quả bóng. Tuy...

Let's block ads! (Why?)

"Hổ dữ không ăn thịt con", đến cầm thú cũng không đánh con như vậy

Nếu không bị tâm thần thì không thể dung thứ và cực kì khó lý giải cho tội ác của cha bé trao 10 tuổi bị bạo hành khủng khiếp gây chấn động dư luận mấy ngày qua. "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng" nên tôi có thể hiểu vì sao mẹ kế kia tàn bạo đến vậy nhưng cha đẻ lại đánh đập con mình như trút mọi căm hờn lên đầu bé như thế thì không còn từ gì để biện hộ.

Tôi không biết anh ta có đọc được những phẫn nộ này “Hổ dữ còn không ăn thịt con, mà sao lại làm vậy? anh không có trái tim và khối óc à?”, “Trời đất ơi, không còn lời nào để nói. Đau xót cho đứa trẻ quá! Những con quỉ đội lốt cha mẹ!: hay “ Con trẻ làm gì nên tội. Con tôi, tôi đánh 1 roi mà tôi còn đau. Ông có phải con người không”…

Làm người tôi nghĩ hắn phải biết suy gẫm sau hành động phi nhân tính này, còn ngược lại tôi không biết gọi kẻ ấy là gì? Các vụ bảo mẫu bạo hành bé dã man gây phẫn nộ còn có lý do con người ta nhưng đây là cha ruột, là con để của mình thì không còn gì để bào chữa

"ho du khong an thit con", den cam thu cung khong danh con nhu vay - 1

Nguyễn Hoài Nam thuật lại những trận đòn roi lên con trai của mình

Để cho con phải chia lìa cha mẹ, anh em, gia đình tan vỡ đã là tội. Vì hạnh phúc mới, bởi chiều lòng vợ kế mà hành hạ con như thế đó lại phạm trọng tội hơn, không chỉ với pháp luật mà cả với danh xưng cha mẹ. Trẻ nhỏ có hư bột phát, nghịch ngợm không vừa lòng nhà nào chẳng có nhưng đâu là cái cớ để cha mẹ trút mọi hằn học lên đầu chúng. Chia tay tội người lớn phải chịu, có duyên mới càng phải để ý con. Đằng này lại coi bé như “ thúng rác” đổ mọi thứ “ dơ bẩn” của cha đẻ mẹ kế vào đấy?

Chẳng ai dám chắc 100% cuộc hôn nhân của mình sẽ đến đâu và yêu thương dành cho nhau còn đến khi nào. Nhưng với con, những đứa bé rứt ruột sinh ra và dày công chăm bẵm, nựng nịu, nuôi nấng thì có khi về thế giới bên kia chúng ta còn đau đáu dõi theo chúng.

Ngày bé tôi từng nghe mẹ kể, lúc anh tôi ngã mẹ cũng ngã theo để xem con đau thế nào. Tôi chẳng may bị gãy tay, cha cũng ngâm ngùi bảo ước gì ông bị thay con. Tôi cứ nghĩ cha mẹ dỗ mình nhanh nín vậy thôi, cho đến khi có con tôi mới biết chúng quý giá ngần nào. Không phải cha mẹ tôi mà đại đa số ông bố bà mẹ khác trên trần gian này cũng hiếm khi lỡ vụt roi xuống con mình chứ huống gì trút đòn thù như gã đàn ông bất tình kia. 

Nhưng trách anh ta và ả kia 10 cũng phải nhìn lại những người xung quanh 6,7 phần. Cứ cho rằng hắn cắt đứt mọi liên lạc, chống chế đủ cách để giữ cháu bé nhưng từng đó người thân lại không hay biết gì về cuộc sống con cháu gần 2 năm ròng thì vô cùng kì lạ? Bảo rằng hàng xóm, địa phương sao không lên tiếng, tuy nhiên ngay cả người thân còn thờ ơ như thế thì làm sao trách được người ngoài?

Chẳng biết mình có chủ quan hay không nhưng tôi vẫn tin rằng nếu người thân làm mọi cách, nhờ khắp nơi can thiệp thì ít ra đứa bé ấy sẽ ít bị đòn roi, hành hạ hơn. Tôi cũng nghĩ rằng, liên lạc trực tiếp với kẻ tàn ác ấy cực kì khó nhưng thông qua bạn bè, cơ quan hay cả gia đình mẹ kế có lẽ không hẳn bặt vô âm tín. Và với nỗ lực ấy, chắc chắn không có thảm cảnh ngày hôm nay để rồi ngồi tiếc nuối giá mà với nhau.

Giờ đây trách ai cũng đã muộn, bé đã in sâu những vết đòn trên thân thể và hằn sâu vào ký ức roi vọt cha mình. Nhưng tôi vẫn muốn những người thân còn lại phải tự vấn, không thể bảo rằng chẳng liên lạc được rồi thôi hay chúng nó lớn rồi phải chịu việc mình làm.

Tôi cũng mong những cặp vợ chồng đang bên bờ vực đổ vỡ nếu không hàn gắn được cũng e ngại cho tương lai các bé. Sinh chúng ra, không cho chúng êm ấm đầy đủ tình thương trong cùng mái nhà với cả mẹ lẫn cha thì ít nhất cũng đừng để con chịu thêm nhiều lần bất hạnh nữa. Thay vì làm đẹp, tụ tập vui chơi, ganh đua, bon chen… với cuộc đời nên dành thêm thời gian cho những đứa trẻ vốn đã nhiều thiệt thòi..

Theo Hà Phan (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Quá nghèo khổ, cha mẹ bỏ con ngoài chợ mong con sống tốt hơn và cái kết 22 năm sau

Bố mẹ buộc phải bỏ rơi con vì quá nghèo

Cách đây 22 năm, khi ấy, do sự khủng hoảng kinh tế và bùng nổ dân số, Trung Quốc buộc phải thi hành “chính sách một con”. Sau khi lệnh cấm sinh con thứ hai được ban hành, rất nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra. Anh Xu Lida và chị Qian Fenxiang, vì không muốn bỏ thai nên đã lén lút sinh ra cô con gái thứ hai, đặt tên là Jingzhi.

Nhưng vì quá nghèo đói, không có đủ tiền nuôi con và trang trải cuộc sống, cũng như lo sợ sẽ không giấu được chính quyền về đứa con thứ hai, anh Xu và chị Qian đã phải đưa ra một quyết định vô cùng đau lòng.

Khi đứa con được 5 ngày tuổi, chị Qian đưa con bỏ tại một khu chợ kèm theo lá thư, trong đó có ghi: “Con gái chúng tôi Jingzhi, sinh ra lúc 10h sáng ngày 8/7 âm lịch, năm 1995. Chúng tôi buộc phải bỏ con ở đây vì quá nghèo khổ và luật lệ ép buộc. Cầu xin lòng trắc ẩn từ những người cha người mẹ xa gần. Chúng tôi vô cùng biết ơn vì đã chăm sóc cho cô con gái nhỏ. Nếu trời rủ lòng thương, chúng ta sẽ đoàn tụ với nhau vào buổi sáng của lễ hội Qixi, trên cây Cầu Đoạn tại Hàng Châu vào 10 hoặc 20 năm nữa”.

qua ngheo kho, cha me bo con ngoai cho mong con song tot hon va cai ket 22 nam sau - 1

Bức thư mà cha mẹ ruột của Kati đã để lại.

Được gia đình Mỹ nhận làm con nuôi

Bé Jingzhi sau đó được đưa về bệnh viện an sinh trẻ em ở Tô Châu. Năm 1996, hai vợ chồng người Mỹ là Ken và Ruth Pohler, mặc dù đã có hai cậu con trai, nhưng vẫn quyết định nhận nuôi Jingzhi. Họ nhờ người phiên dịch để biết nội dung bức thư mà cha mẹ ruột của Jingzhi để lại và đã vô cùng xúc động. “Vợ tôi đã xúc động rơi nước mắt khi đọc lá thư ấy. Đó là một thông điệp rất chân thành”, ông Ken bồi hồi nhớ lại.

Sau đó, gia đình đưa Jingzhi về sống tại bang Michigan, Mỹ và đặt tên cô bé là Catherine Su Pohler, hay còn gọi là Kati. Họ quyết định sẽ giấu kín sự thật ít nhất cho đến khi Kati 18 tuổi, và chỉ tiết lộ nếu cô bé muốn biết về quá khứ của mình.

Sống cùng với cha mẹ và hai anh nuôi, Kati đã có một tuổi thơ êm đềm và tốt đẹp như bao đứa trẻ khác. Cô bé được đi học, được vui chơi và được ước mơ.

qua ngheo kho, cha me bo con ngoai cho mong con song tot hon va cai ket 22 nam sau - 2

Cô bé Jingzhu ngày nào giờ đã trưởng thành và có một cuộc sống tốt đẹp cùng gia đình nhận nuôi tại Mỹ.

Lần gặp gỡ “hụt” đầu tiên

Năm 2005, khi Kati tròn 10 tuổi, anh Xu và chị Qian, lúc này đã có một cuộc sống ổn định hơn, đã đến cây Cầu Đoạn vào buổi sáng của lễ hội Qixi như lời hẹn, với hy vọng sẽ tìm lại được con gái.

“Chúng tôi đến đó từ rất sớm, mang theo một tấm biển viết tên con gái và nội dung từng viết trong lá thư. Chúng tôi khao khát gặp con đến nỗi chạy đến hỏi từng cô gái đi qua cầu xem có phải con mình không”, anh Xu nhớ lại.

Nhưng đã không ai đến gặp họ. Lời hẹn trong lá thư đã không được thực hiện. Đến khoảng 4h chiều, anh Xu và chị Qian bỏ cuộc trong nỗi thất vọng.

qua ngheo kho, cha me bo con ngoai cho mong con song tot hon va cai ket 22 nam sau - 3

Cầu Đoạn Hàng Châu, nơi hẹn gặp của hai vợ chồng và cô con gái.

Tuy nhiên, nhà Pohler thật sự không tàn nhẫn như thế. Họ vẫn nhớ đến lời hẹn 10 năm trên lá thư. Nhưng vì không muốn cô con gái nhỏ liên quan đến một sự việc mơ hồ như thế này, họ đã nhờ một người bạn thường xuyên đến Trung Quốc làm ăn đến địa chỉ đã hẹn.

Người bạn tên Wu đã đến cây Cầu Đoạn lúc 4h hơn, chỉ vài phút sau khi anh Xu và chị Qian bỏ cuộc. Nhìn qua nhìn lại chẳng thấy ai đang tìm con, cô Wu đang định bỏ đi thì bắt gặp một nhóm quay phim cho đài truyền hình. Cô nảy ra ý định và đã nhờ nhóm quay phim cho mình xem lại những đoạn phim, xem có ai giống như đang tìm con hay không. Rất may mắn, máy quay đã ghi lại được hình ảnh anh Xu đứng trên cầu cầm tấm biển ghi tên con gái “Jingzhi” rất rõ ràng.

Chẳng ai ngờ, các báo đài đã tận dụng cơ hội này để đưa tin về trường hợp một cô con gái bị bỏ rơi. Tin tức được đưa cả lên đài truyền hình quốc gia và thường xuyên xuất hiện trên nhiều mặt báo. Lo sợ cuộc sống của con gái bị ảnh hưởng, cũng như không muốn xâm phạm quyền riêng tư của con, gia đình Pohler đã quyết định cắt đứt toàn bộ mọi liên lạc với người bạn Wu, gia đình anh Xu và cả giới truyền thông.

“Chúng tôi nghĩ rằng nên đợi Kati lớn lên để xem con có muốn biết thêm tin tức không. Kati có cha mẹ ruột nhưng nó cũng là con gái chúng tôi. Con bé còn quá nhỏ để có thể chịu đựng những áp lực từ giới truyền thông, cũng như đưa ra quyết định có muốn gặp lại bố mẹ ruột hay không”, ông Ken nói.

Chính vì thế, cuộc hẹn sau 10 năm đã bị lỡ dở.

Cuộc đoàn tụ kỳ diệu

Năm nay, Kati tròn 22 tuổi. Cô hiện đang là sinh viên của trường Calvin College, một trường cao đẳng nghệ thuật tự do tại bang Michigan. Bà Ruth, mẹ nuôi của Kati, quyết định nói sự thật về cha mẹ ruột của cô.

Sau đó, Kati đã gặp được Chang, một nhà làm phim tài liệu từng thực hiện nhiều bộ phim về những đứa con Trung Quốc được nhận nuôi trên khắp thế giới. Kati đã đồng ý trở thành nhân vật chính cho phim tài liệu về việc đi tìm cha mẹ ruột.Và cuối cùng, cuộc hẹn trên cây Cầu Đoạn đã trở thành hiện thực sau 22 năm.

qua ngheo kho, cha me bo con ngoai cho mong con song tot hon va cai ket 22 nam sau - 4

Cuộc đoàn tụ đầy xúc động của cô gái bị bỏ rơi 22 năm trước với bố mẹ ruột của mình.

Ban đầu, cả hai bên đều rất lúng túng. Kati chia sẻ rằng, cô rất muốn gặp lại cha mẹ ruột, nhưng vì xa nhau từ khi còn quá nhỏ, nên việc gặp gỡ khiến cô rất bối rối. Về phía anh Xu và chị Qian, họ cũng đã trải qua rất nhiều năm khó khăn và sống trong mặc cảm tội lỗi vì đã bỏ con.

Thế nhưng, trên tất cả, sự yêu thương và gắn kết của tình ruột thịt đã giúp họ xích lại gần bên nhau. Anh Xu và chị Qian đều đã khóc rất nhiều. Đó vừa là giọt nước mắt hạnh phúc của ngày tương phùng, vừa là giọt nước mắt tủi hờn của bao nhiêu năm tìm con trong nỗi đau đớn. “Tôi cảm thấy rất hối hận. Nếu năm đó chúng tôi không bỏ con, thì Kati đã không phải chịu nhiều đau khổ như vậy”, chị Quan nói.

Anh Xu và chị Qian cho biết, họ có chút thất vọng vì Kati không gọi mình là cha mẹ mà chỉ gọi tên. Họ cũng không nói chuyện được nhiều vì sự khác biệt ngôn ngữ. Nhưng họ cảm nhận được rằng, Kati là một cô con gái ngoan ngoãn và đã được nuôi dạy tử tế. Anh chị cũng không quên gửi lời cảm ơn đến gia đình Pohler vì đã nhận nuôi và cho con mình một cuộc sống tốt đẹp, cũng như giúp họ có được cuộc đoàn tụ này.

Theo Khánh Hằng (Theo Odditycentral) (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

Gan lợn chữa thiếu máu, các bệnh về mắt

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gan lợn vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng dưỡng huyết, bổ can, minh mục, rất thích hợp với các chứng can âm huyết hư gây ra tình trạng hai mắt bị khô, nhìn mờ, thị lực giảm sút, chứng khí huyết hư tổn dẫn tới suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh... Trong dinh dưỡng học hiện đại, gan lợn chứa nhiều protein, nguyên tố vi lượng và các vitamin, trong đó sắt và vitamin A là hết sức phong phú, các thức ăn khác không thể sánh được. Người ta ước tính trong 100g gan lợn có chứa tới 12mg sắt.

Nguyên liệu và cách chế biến

Gan lợn 500g, trứng gà 2 quả, bột gạo 30g, dầu thực vật 150g, gia vị vừa đủ. Gan lợn rửa sạch, thái miếng, trứng gà đập vỡ lấy lòng đỏ trộn đều với gan lợn và gia vị, ướp trong 30 phút rồi rắc bột gạo lên và bóp đều. Đổ dầu vào chảo, phi hành tỏi cho thơm rồi bỏ gan lợn vào, đun to lửa, đảo đều cho chín, cho thêm hành cắt đoạn và gia vị vừa đủ, ăn nóng.

Công dụng

Đây là món ăn lý tưởng để bổ dưỡng cơ thể, chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt và thị lực giảm sút, Đông y gọi là có công dụng “dưỡng huyết, minh mục”. Như chúng ta đã biết, sắt và vitamin A là những chất hết sức cần thiết cho cơ thể. Sắt tham gia vào quá trình tạo nên hemoglobin của hồng cầu để vận chuyển ôxy, tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin trong cơ và nhiều loại enzym trong cơ thể, đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích. Thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng thiếu máu. Vitamin A rất cần thiết cho quá trình nhìn, sinh sản, phát triển, sự phân bào, sự sao chép gene và chức năng miễn dịch. Thiếu vitamin A là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh quáng gà. Để cung cấp đầy đủ sắt và vitamin A cho cơ thể người ta cần chú ý lựa chọn và sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều hai chất này, trong đó gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng là một trong những thứ đầu bảng. Tuy nhiên, vì gan động vật chứa nhiều cholesterol nên những người bị rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, mắc bệnh động mạch vành tim thì không nên dùng.

Một vài cấm kỵ khi ăn gan lợn

Khi ăn gan lợn cần phải chú ý một số điều cấm kỵ để tránh gây rắc rối cho sức khỏe của bạn.

Let's block ads! (Why?)

Facebook tạo video tổng kết năm 2017 cho người dùng siêu yêu

© Copyright 2004-2017 EVA.VN, all rights reserved. Sử dụng phần mềm EVA OCM 5.1. Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H. Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tel: (84-24) 73 00 24 24 hoặc (84-24) 3512 1806 - Fax: (84-24) 3512 1804. Chi nhánh: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Tel: (84-28) 73 00 24 24 hoặc (84-28) 3848 9845 - Fax: (84-28) 3848 6519.
Giấy phép số: 351/GP-TTĐT ngày cấp 5/2/2015. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm trang tin: Nguyễn Thị Hồng Yến
HOTLINE: 0903 288 624

Let's block ads! (Why?)

Vén màn căn bệnh khó nói của thiên tài âm nhạc Beethoven

Thiên tài âm nhạc bị điếc

Ludwig Van Beethoven sinh ngày 16/12/1770 ở thành phố Bonn (Đức). Ông nội của ông là một nhạc công nổi tiếng còn cha ông cũng là nhạc sỹ tài năng.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc nên Beethoven cũng sớm bộc lộ năng khiếu và được cha cho học đàn từ rất sớm.

Tuy nhiên, cha ông lại nghiện rượu nặng và cách dạy dỗ cũng rất khác người. Hầu như ngày nào Beethoven cũng bị cha nhốt trong hầm, không cho ngủ để dành thời gian tập luyện. Mỗi khi Beethoven tỏ ra chểnh mảng hay làm sai là đều phải hứng chịu những trận đòn roi.

Ngay từ khi còn nhỏ, Beethoven đã là một đứa trẻ ốm yếu, mắc đủ chứng bệnh, từ vàng da, thấp khớp, bệnh về mặt tới thoái hóa động mạch, đau dạ dày, viêm gan mãn tính, xơ gan… Chính vì bệnh tật nên ông thường xuyên tỏ ra khó tính, cáu gắt với tất cả những người xung quanh, khiến ông càng trở nên cô độc hơn vì ít người dám đến gần.

Năm 27 tuổi, Beethoven bắt đầu thường xuyên nghe thấy những tiếng ù ù trong tai. Đến năm 30 tuổi, thính lực của ông yếu đi từng ngày và không lâu sau ông gần như không còn nghe được gì và chỉ có thể viết ra khi muốn trao đổi với người khác.

Tuy vậy, với tài năng tuyệt vời, đây mới chính là quãng thời gian Beethoven cho ra đời những tác phẩm bất hủ.

Vén màn căn bệnh khó nói của thiên tài âm nhạc Beethoven - 1

Dù bị điếc nhưng Beethoven vẫn cho ra đời những tác phẩm âm nhạc bất hủ.

Mắc bệnh giang mai bẩm sinh?

Vào đầu tháng 12/2005, sau nhiều năm nghiên cứu về nguyên nhân cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài, phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago, Mỹ đã đưa ra bằng chứng là ngay từ thời thanh niên Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng.

Theo kết quả phân tích bằng kỹ thuật cao những mảnh xương sọ đã cho thấy lượng chì tích tụ trong tế bào của Beethoven là quá cao, hơn mức bình thường tới 100 lần.

Đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của thiên tài nhưng người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của Beethoven có phải do nhiễm độc chì hay không.

Trước đó, nhiều nhà khoa học còn khẳng định rằng nhà soạn nhạc thiên tài này đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh, lây truyền từ người mẹ của mình.

Bà Maria Magdalena Keverich - mẹ của Beethoven vốn là con gái một người đầu bếp cung đình, lớn lên kết hôn với một người giúp việc trong cung. Tuy nhiên, sau đó cuộc hôn nhân này đổ vỡ và ít lâu sau người phụ nữ này lại trở thành vợ của ông Johann- bố của Beethoven.

Bà Maria Magdalena Keverich đã mắc bệnh giang mai từ người chồng cũ. Khi kết hôn với ông Johann, trong 6 người con với người đàn ông này thì ba người bị điếc, hai bị mù và một bị thiểu năng trí tuệ. Cuối cùng chỉ có Beethoven và 2 người em trai kế tiếp sống sót.

Tuy nhiên, nghi án Beethoven chết do bệnh giang mai sau đó đã được làm rõ khi nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu hộp sọ của nhà soạn nhạc này.

“Beethoven không chết bởi bệnh giang mai vì căn bệnh này thời đó thường được chữa trị bằng thủy ngân nhưng chúng tôi không tìm thấy thủy ngân trong thi thể ông”, một nhà khoa học cho biết.

Tháng 3/1827, khi đi nhờ trên một chiếc xe bò của người bạn trở về nhà, gặp lúc thời tiết giá rét, sức khỏe Beethoven lại càng nghiêm trọng. Ông ho ra rất nhiều máu và ngày 26/3/1827 thì ra đi ở tuổi 57, chấm dứt chuỗi ngày đau đớn khi bị vô số căn bệnh đeo bám.

Lạ lùng dòng họ mắc bệnh “ngoài hành tinh” khiến y học “bó tay”

Bí ẩn về dòng tộc da xanh từng là đề tài tranh luận suốt gần nửa thế kỷ của các nhà khoa học.

Let's block ads! (Why?)

Người đề xuất bỏ “Chí Phèo” ra khỏi SGK nói gì sau khi bị phản đối?

Vài ngày gần đây, đề xuất bỏ tác phẩm “Chí phèo” ra khỏi sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 của anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh ngành giáo dục, ĐH Newcastle (Australia) đang gây ra nhiều tranh cãi.

nguoi de xuat bo “chi pheo” ra khoi sgk noi gi sau khi bi phan doi? - 1

 Anh Nguyễn Sóng Hiền, tác giả của đề xuất đang gây nhiều tranh cãi

Hầu hết các ý kiến chuyên gia và giáo viên dạy THPT cho rằng, anh Sóng Hiền đang nhầm tai hại, dẫn đến việc không thể hiểu hết về hình ảnh Chí Phèo trong văn chương.

Trước ý kiến phản đối gay gắt của các chuyên gia, anh Nguyễn Sóng Hiền lý giải, tác phẩm không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh lớp 11.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền khẳng định, nhân vật Chí Phèo, xét về mặt giáo dục sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của các em học sinh lớp 11.

“Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, sự phát triển tâm sinh lý của các em khá phức tạp. Các em thường thích thể hiện mình, thích nổi loạn và dễ bị tiêm nhiễm những điều xấu nhanh hơn điều tốt”.

Anh Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, học sinh lớp 11 chưa đủ nhận thức để đặt mình vào hoàn cảnh lúc đó.

“Học sinh có đủ nhận thức để đặt mình vào đó không? Tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo. May ra chỉ có những người thật sự yêu thích tác phẩm này” anh Hiền nói.

Vì vậy, anh Hiền cho rằng, giáo dục phải gắn liền với cuộc sống, phản ảnh thực tế cuộc sống.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình SGK lớp 11 cũng khẳng định, về giá trị nghệ thuật của tác phẩm, anh không phủ nhận. Tuy nhiên, nếu như để tác phẩm “Chí Phèo” ở chương trình lớp 11 là không nên.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, học sinh lớp 11 đã học tác phẩm “Chí Phèo” là quá sớm khi gieo rắc vào đầu học sinh những khái niệm: xin đểu, đập phá, cưỡng bức, cùng quá thì cầm dao giết người.

Từ đây, tác giả của đề xuất này cũng liên tưởng tới những cảnh bạo lực học đường, giết người, cướp của, cưỡng hiếp mà đối tượng đa số là tuổi vị thành niên... anh Sóng Hiền cũng cho rằng, những hành vi ấy có thể ít nhiều bị tác động bởi giáo dục thông qua hành động của nhân vật Chí Phèo.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa cho biết, ở phương tây tác phẩm “Nàng bạch tuyết và Bảy chú lùn” cũng bị cấm giảng dạy cho các em vì nhiều học giả cho rằng mụ phù thủy quá độc ác. Ko nên tiêm nhiễm những cái ác quá sớm cho lớp trẻ”.

Anh Hiền góp ý: Các nhà biên soạn và thiết kế chương trình cần cân nhắc thấu đáo và đánh giá một cách toàn diện khi đưa bất kỳ một tác phẩm hay nội dung nào vào giảng dạy. Cần phải xem xét xem nó có phù hợp với tâm sinh lý học sinh không? Có tác động tiêu cực tới nhận thức của các em hay không?

Theo Diệu Thu (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)