Saturday, November 18, 2017

Bé gái 3 tuổi suýt chết vì một vết mèo cào

Bé gái 3 tuổi suýt chết vì một vết mèo cào - 1

Cô bé đã may mắn được cấp cứu và điều trị kịp thời

Cô bé Lilanna đang bị thủy đậu thì bị con mèo của gia đình cào và gây ra một vết xước nhỏ ở cổ. Ban đầu, mẹ cô bé, chị Kelly Batstone, 35 tuổi không quan tâm mấy.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ sau đó, bé Lilanna liên tục hét lên đau đớn và khi được cha mẹ đưa đến bệnh viện, cô bé đã tím tái, cơ thể đầy nốt phát ban, và nôn liên tục.

Sau khi chẩn đoán nhanh, các bác sĩ cho biết vết xước do mèo gây ra đã dẫn đến hội chứng sốc độc.

Bé gái 3 tuổi suýt chết vì một vết mèo cào - 2

Chỉ một vết xước nhỏ do mèo cào, cô bé đã đối mặt với nguy cơ tử vong

Mẹ cô bé, chị Batstone đã vô cùng ngạc nhiên: “Tôi đã nghe nói về hội chứng sốc độc nhưng đấy là những thông tin tôi đọc được trên vỏ băng vệ sinh, người ta nói rằng băng vệ sinh có thể gây ra hội chứng này. Tôi không hiểu tại sao bọn trẻ cũng bị nữa. Thật đáng sợ, mặc dù tôi không biết nhiều về hội chứng này nhưng giờ với những gì xảy ra với con gái tôi, tôi đã hiểu nó rất nghiêm trọng”.

Rất may là sau nhiều ngày điều trị ở bệnh viện, bé gái đã hồi phục. Mẹ cô bé tin rằng bé Lilanna sẽ không sống sót nếu bác sĩ không chẩn đoán nhanh là bé bị hội chứng sốc độc gây chết người.

Bé gái 3 tuổi suýt chết vì một vết mèo cào - 3

Các bậc cha mẹ cần cẩn trọng khi cho con chơi với động vật

“May mắn thay, bác sĩ đã gặp một ca tương tự cách đây vài tháng, vì vậy, họ không mất nhiều thời gian để chẩn đoán bệnh cho bé nhà tôi. Nếu không phải bác sĩ đó, tôi không nghĩ Lilanna sẽ ở đây hôm nay”, mẹ bé Lilanna cho biết.

Hội chứng sốc độc là một hội chứng hiếm gặp và rất nguy hiểm với tính mạng người bệnh. Nguyên nhân là do loại vi khuẩn được gọi là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes). Các loại vi khuẩn này thường sống kí sinh trên da. Nhưng khi nhiễm khuẩn xâm nhập vào máu, nó sẽ giải phóng ra độc tố. Như vậy, ai cũng có thể mắc phải hội chứng này nếu có một vết thương hở trên da.

Chơi với thú cưng, cẩn thận lây bệnh chết người

Bệnh truyền nhiễm lây lan từ động vật sang người có thể đến từ chính thú cưng nhà bạn. Những con vật này có thể...

Let's block ads! (Why?)

Vụ đào mộ trộm hài cốt đòi tiền chuộc: Nghi vấn nhiều người tham gia đào phá mộ

Sự việc đối tượng Đỗ Minh Trí (SN 1980, ở khu Trà Khê 2, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh) có hành vi cậy phá mộ, lấy trộm tro cốt rồi gọi điện chủ nhà “tống tiền” 2,5 tỷ xảy ra tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng đã được làm rõ.

 vu dao mo trom hai cot doi tien chuoc: nghi van nhieu nguoi tham gia dao pha mo - 1

Khu mộ bà N. bị đối tượng Trí cậy phá, tống tiền. Ảnh: K.Hòa

Theo anh Vũ Thắng (46 tuổi, tổ dân phố Trà Khê 2, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh), phần mộ bà N. được xây toàn bộ bằng đá rất kiên cố. Mỗi tảng đá khoảng 100kg nên nhiều người thắc mắc không hiểu sao một mình Trí có thể cạy phá mộ.

Tại hiện trường, theo quan sát của PV thì có rất nhiều tảng đá trên nắp mộ bị vỡ.

Trước đó như Báo GĐ&XH đã đưa tin, ngày 9/11, Phòng Cảnh sát Hình sự - CATP Hải Phòng (PC45) nhận được đơn trình báo của anh T.N.T (SN 1976, ở phường 12, quận 3, thành phố HCM) với nội dung: phần mộ của mẹ anh tại nghĩa trang phường Anh Dũng, quận Dương Kinh bị kẻ gian cậy phá, trộm cắp tro cốt. Sau đó, đối tượng đùng sim rác liên tục gọi điện cho gia đình anh T. đòi 2,5 tỷ đồng tiền chuộc và phải giao đủ số tiền trong vòng 5 ngày không thì sẽ hủy toàn bộ tro hài cốt khiến gia đình nạn nhân hoang mang, lo lắng.

Tại cơ quan Công an, Trí đã khai nhận hành vi phạm tội. Sau một tháng tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và nghiên cứu kỹ cách xây dựng khu mộ đá của mẹ anh T.N.T, Trí chuẩn bị búa, xà beng, xẻng để cậy phá.

 vu dao mo trom hai cot doi tien chuoc: nghi van nhieu nguoi tham gia dao pha mo - 2

Hiện trường khu vực mộ đối tượng Trí đập phá để lấy trộm tro cốt. Ảnh: K.Hòa

Đến 20 giờ ngày 8/11, Trí đi xe máy BKS:16F3-5332 đem theo vật dụng đã chuẩn bị đến khu vực mộ mẹ anh T.N.T. Sau khi phá phần mộ, Trí lấy toàn bộ tro cốt cho vào 3 túi nilon, để vào ba lô, đem về nhà cất giấu trong chiếc bể lọc nước bỏ không trên mái bếp của gia đình. Số phương tiện dùng cạy phá ngôi mộ, Trí đem ra cầu Rào, vứt xuống sông Lạch Tray phi tang.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Theo Khánh Hòa (Gia đình & Xã hội)

Let's block ads! (Why?)

Tin bão mới nhất: Bão số 14 giật cấp 11 nhắm thẳng Nam Trung Bộ, TP.HCM tổ chức họp khẩn

Bão số 14 giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Lúc 5 giờ, vị trí tâm bão số 14 ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 115,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 4 giờ sáng mai ngày 19/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa-Bình Thuận khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.

 tin bao moi nhat: bao so 14 giat cap 11 nham thang nam trung bo, tp.hcm to chuc hop khan - 1

Đường đi của bão số 14

Trong những giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km đi vào khu vực Nam Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành vùng áp thấp. 

Đến 4 giờ ngày 20/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Nam Cam pu chia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. T

ừ sáng sớm mai (19/11) vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Định trở vào đến Bà Rịa-Vũng Tàu (bao gồm đảo Phú Quý) có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11-12. Sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão cao từ 5-6m. Biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới trên khu vực Biển Đông (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc.

TP.HCM họp, sẵn sàng di dời dân ở Cần Giờ

Chiều 17.11, UBND TP.HCM cùng các sở ngành, quận huyện đã họp khẩn để triển khai phương án phòng tránh, ứng phó với cơn bão số 14.

Tại cuộc họp, ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: “Cơn bão này không mạnh, giật cấp 8, cấp 9 rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM nhưng địa phương phải lên phương án đề phòng”.

 tin bao moi nhat: bao so 14 giat cap 11 nham thang nam trung bo, tp.hcm to chuc hop khan - 2

Quang cảnh buổi họp khẩn ứng phó thiên tai. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Theo ông Quyết, khi bão đổ bộ gió mạnh trên 10m/s ở khu vực ven biển Nam Trung bộ đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại TP.HCM dự báo có gió cấp 4, gió giật có thể đạt cấp 6-7 trong hai ngày 19-20.11. Ông Quyết cũng đề nghị TP.HCM nên cấm tàu thuyền ra khơi từ trưa 18/11.

Phát biểu kết luận cuộc họp khẩn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm cho biết mặc dù theo dự báo, bão ít khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến TP như lời ông Quyết nói nhưng không được chủ quan vì bão thường khó lường, bất thường và diễn biến phức tạp. TP cũng có nhiều công trình xây dựng, cần trục, cây xanh… và đang trong đợt triều cường đỉnh triều đạt 1,6 m.

Ông Liêm yêu cầu các sở, ngành và địa phương theo dõi sát biễn biến của áp thấp nhiệt đới, triển khai các phương án đã được diễn tập từ trước. Đặc biệt, huyện Cần Giờ phải sẵn sàng công tác di dời dân ở xã đảo Thạnh An và người dân có nhà tạm bợ vùng ven sông rạch.

Theo Hà Anh (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Chuyên gia cảnh báo những vật dụng dễ gây nhiễm độc chì cho người

Chuyên gia cảnh báo những vật dụng dễ gây nhiễm độc chì cho người - 1

Son môi không phải là sản phẩm bị dán mác cảnh báo nguy hiểm về nồng độ chì có trong đó. Ảnh minh hoạ

Sơn nhà thành “đối tượng nguy cơ” cao

Theo ThS Nguyễn Trung Nguyên, các bác sĩ Trung tâm Chống độc đã từng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc chì trong các loại thuốc Nam, thuốc cam. Nhiều mẫu thuốc cam màu sắc sặc sỡ, có đến trên 33% là chì, không nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, được đóng gói và hình thức rất đơn giản nên dễ phân biệt màu sắc. Tuy nhiên, trường hợp sản xuất thuốc cam chứa chì dạng viên nén hoặc viên nang thì không phân biệt được. Do vậy, vị bác sĩ này đã nhiều lần đề xuất cần loại chì, asen và thủy ngân khỏi danh sách nguyên liệu thuốc y học cổ truyền, tránh tình trạng nhiều loại thuốc cam, thuốc y học cổ truyền có oxit chì được bán rộng rãi, khiến nhiều em ngộ độc chì từ năm 2011 cho đến nay.

ThS Nguyên cho biết, tháng 8 vừa qua, Trung tâm Chống độc đã về hai huyện Lục Nam, Tân Yên và TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) để khám, điều trị và cấp thuốc miễn phí cho hàng chục trẻ em có nồng độ chì vượt quá ngưỡng an toàn. Hiện nay, ở Bắc Giang có khoảng 50 trường hợp bị ngộ độc chì, đa số là do gia đình có thói quen dùng thuốc cam để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, chì vào người bằng 3 con đường, nhiều nhất là qua đường ăn uống và thở. Vì chì bay hơi, gây nên ô nhiễm chì trong không khí. Chì có thể ngấm vào đất, nước, gây ô nhiễm, rồi lại xâm nhập vào cây trồng, vật nuôi, con người ăn thực phẩm này vào có thể bị nhiễm chì.

PGS.TS Phạm Duệ khuyến cáo: “Cái gì có màu sắc thì đều có thể có chì, đặc biệt là màu sắc tươi như: Đỏ, vàng, da cam, nếu có ánh kim (kể cả quần áo) thì nên nghi ngờ”. Đó là do oxit chì tạo ra các sắc màu khác nhau thuộc “tông” đỏ, vàng, da cam.

Tại Việt Nam, thời gian trước, nguồn chì nhiều nhất được các nghiên cứu y khoa chỉ ra là có trong xăng chì được các xe động cơ đốt trong nhả ra không khí. Sau đó, loại xăng này bị cấm. Ngoài ra, ở những nơi sản xuất ắc quy, luyện kim loại, làng nghề đúc đồng, đúc chì, tái chế chì có tình trạng ô nhiễm chì trong không khí, trong đất. Người dân dễ bị nhiễm độc chì khi sống trong bầu không khí đó.

“Sơn tường là yếu tố có thể gây nhiễm, ngộ độc chì. Nếu tường nhà có chì, trẻ em và người lớn sống trong đó có thể hít phải chì vì chì tỏa ra không khí. Điều nguy hiểm là ở các nhà cũ, sơn tường đã lâu, mảng sơn tường có thể rơi ra, trẻ em có thể chơi đùa, thậm chí nhặt bỏ vào miệng”, PGS.TS Phạm Duệ nói. Do đó, Ủy ban Hàng tiêu dùng của Mỹ cũng xếp sản phẩm sơn có trên 0,06% chì vào nhóm sơn chì.

Chì cũng có thể có trong thực phẩm, hộp đựng đồ ăn (như hộp sữa, bình uống nước có sơn màu sắc sặc sỡ ở ngoài…). “Thời gian trước, thường đóng đồ hộp bằng thiếc. Tại những đường viền mép, để tránh thực phẩm bị rò rỉ ra ngoài, người ta thường quét một lớp nhũ chì bịt kín”, PGS.TS Phạm Duệ cho biết thêm.

Son môi liệu có “gây nguy hiểm”?

Vừa qua, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đưa ra danh sách 400 dòng son, trong đó có những hãng rất nổi tiếng có chứa chì. Theo PGS.TS Phạm Duệ, đã là son thì chắc chắn phải có chì, đặc biệt là son đỏ, cam, hồng. Vì oxit chì có những thành phần tham gia vào trong quá trình sản xuất son để tạo màu sắc tươi bóng cho son. Tuy nhiên, cũng theo PGS Phạm Duệ, FDA cũng khẳng định, nồng độ chì của tất cả son đó nhỏ hơn 10 phần triệu - là an toàn. “Son môi không phải là một mặt hàng được FDA dán mác cảnh báo về nồng độ chì có thể gây độc”, PGS.TS Phạm Duệ khẳng định. Đồng thời, ông cũng bác bỏ ngay cách “thử chì trong son” của không ít chị em là bôi son lên mu bàn tay, dùng nhẫn vàng di đi di lại nhiều lần xem son trên nhẫn có chuyển màu hay không, từ đó khẳng định son có hay không có chì.

Biểu hiện nhiễm độc chì: Triệu chứng phong phú không đặc hiệu, với trẻ em thì có em lầm lì, nặng nhất là co giật hôn mê, nhiều ca bỏ qua nếu ko nghĩ tới và xét nghiệm nồng độ chì trong máu.

Xét nghiệm nồng độ chì trong máu hiện là cách chẩn đoán chính xác nhất bệnh nhân có bị ngộ độc chì hay không. Theo các chuyên gia chống độc, chì nguy hiểm ở chỗ "dễ vào nhưng khó ra". Người nhiễm độc chì có nhiều biểu hiện, nhưng không đặc hiệu, dễ bị lẫn vào các triệu chứng của bệnh khác. Nếu bác sĩ không “nghĩ đến” để cho xét nghiệm nồng độ chì trong máu thì nhiều trường hợp không thể điều trị dứt điểm.

Đơn cử, nếu trẻ nhiễm độc ở mức độ nhẹ thì thường khó tính, dễ cáu bẳn, hay quấy, khóc hoặc bướng bỉnh, nghịch ngợm, không chịu nghe lời. Cũng có những trẻ lại nghịch ngợm, bốc đồng, giảm tập trung chú ý… Ở mức độ nặng hơn, ngộ độc chì có thể khiến trẻ thiếu máu gây suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, thậm chí có thể bị liệt cơ, mềm nhũn chân tay, giảm nhận thức, co giật và hôn mê.

Đối với người lớn nhiễm độc chì thường chán ăn, mất ngủ, táo bón, đau đầu, thiếu máu… Nhiều hơn, ngộ độc chì ở người lớn còn khiến viền lợi ánh chì, có người còn bị ánh kim loại ở da. Nguy hiểm hơn, là người lớn bị ngộ độc chì sẽ sinh bệnh suy nhược mãn tính, thường được chẩn đoán suy nhược cơ thể, thần kinh. Nếu bác sĩ không nghĩ đến việc xét nghiệm nồng độ chì trong máu, bệnh sẽ không chữa dứt điểm được.

Dù khẳng định lượng chì trong son rất nhỏ, không có khả năng gây nhiễm hay ngộ độc chì, nhưng PGS.TS Phạm Duệ cũng khuyến cáo chị em nên dùng thận trọng hơn và không nên lạm dụng. Vì son môi cũng có thể tàn phá da tự nhiên với người dùng. Đặc biệt, theo ông, phụ nữ có thai nên hạn chế dùng son.

Nguy cơ nhiễm độc chì từ son môi

Dù VN chưa có nghiên cứu cụ thể về việc nhiễm độc chì có liên quan tới son môi, song việc phát hiện những ca bệnh liên...

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn cay?

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-24) 73 00 24 24 hoặc (84-24) 3512 1806 - Fax: (84-24) 3512 1804. Chi nhánh: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-28) 73 00 24 24 hoặc (84-28) 3848 9845 - Fax: (84-28) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24

Let's block ads! (Why?)

Bạo lực tình dục: Chồng vì sĩ diện mà phải "phục vụ" vợ

Có lẽ trong chúng ta không ai xa lạ với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), nhưng sẽ rất ít người biết đến ngày 19-11 là ngày Quốc tế Đàn ông bởi đến nay, mới chỉ có hơn 70 quốc gia công nhận.

Nhân sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài “Đàn ông bị bạo lực – biết kêu ai?”hi vọng mọi người sẽ có góc nhìn đa chiều hơn về giới.

Tại Việt Nam, từ trước đến nay, tình trạng đàn ông bị bạo lực ít được nhắc đến trong khi chủ đề bạo lực đối với phụ nữ được bàn đến rất nhiều.

Tuy nhiên, vừa qua, khi thảo luận về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn (Nam Định) đã phản ánh về tình trạng đàn ông cũng là nạn nhân của bạo hành gia đình.

“Bạo hành gia đình thì không chỉ phụ nữ và trẻ em mà còn cả đàn ông. Thực tế có nhiều trường hợp người bị bạo hành là đàn ông. Bị vợ con hắt hủi, bị cấm vận, phong tỏa… nhưng ít người kêu la, cầu cứu”, đại biểu Trương Anh Tuấn đặt vấn đề.

Không ít đàn ông bị coi là công cụ tình dục

Chia sẻ với PV, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, vấn đề nam giới bị phụ nữ bạo lực, bị phụ nữ coi như công cụ thỏa mãn tình dục thường ít người lưu tâm.

Là chuyên gia, ông Chất thường được chia sẻ nhiều câu chuyện của những người đàn ông trong gia đình bị vợ bạo hành, coi chồng là công cụ tình dục để thỏa mãn.

Bạo lực tình dục: Chồng vì sĩ diện mà phải "phục vụ" vợ - 1

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất.

Trường hợp anh P.V.H, 37 tuổi ở Hà Nội thường xuyên bị vợ ép làm “chuyện ấy”. Ngày nào anh H cũng bị vợ ép. Có những hôm vợ anh H. “đòi” đến 3 lần, 4 lần... . Mệt mỏi, anh H vẫn phải đáp ứng bởi nếu không chiều thì vợ anh sẽ bị dằn vặt, chê bai, lạnh nhạt, không nấu ăn, không dọn dẹp nhà cửa…

Quá mệt mỏi, anh H. không thể tiếp tục “phục vụ” ý thích của vợ, buộc anh phải tìm đến chuyên gia tâm lý tìm giải pháp.

Một trường hợp khác, anh N.V.M ở Hà Nội cũng chia sẻ với chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất về việc vợ anh luôn làm chủ trong chuyện phòng the. Vợ anh luôn đòi hỏi chồng chiều mình mỗi khi có nhu cầu, thậm chí không cần biết sức khỏe của chồng ra sao, chồng có muốn hay không nhưng vẫn phải thực hiện.

Vì sĩ diện, anh M.buộc phải thể hiện mình là một người đàn ông mạnh mẽ, phải “phục vụ” vợ.

“Dù không hài lòng nhưng tôi vẫn chiều vợ cho êm cửa êm nhà. Đôi khi, tôi có cảm giác, vợ đang muốn giữ chồng, ép cho tôi “hết sức”  ”, anh M tâm sự.

“Không làm được chuyện đó thì hèn kém?”

Chuyên gia tâm lý cho biết, những phụ nữ vì ghen tuông, ích kỷ, ép chồng làm chuyện ấy là đang bạo hành tình dục người chồng.

Một lý do khiến nam giới luôn “câm nín” vì cho rằng, cần phải giữ danh dự, mình không làm được chuyện đó thì hèn kém, không đáng mặt nam nhi. Một số trường hợp khác còn muốn thể hiện sức mạnh, uy quyền nên đôi khi cho rằng, giúp vợ thỏa mãn là thể hiện cái giỏi giang, cái tài của bản thân.

“Nam giới bị vợ ép quan hệ tình dục rất ít thổ lộ, trừ trường hợp không thể chịu được thì mới tìm đến một người bạn hoặc chuyên gia tâm lý”, ông Chất phân tích.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít các trường hợp người chồng bị phụ thuộc vào vợ quá nhiều. Chẳng hạn, lệ thuộc vào kinh tế, thân thế gia đình nên khi bị vợ bạo hành lại không dám lên tiếng phản kháng, tố cáo hoặc ly hôn.

Trong trường hợp, bị vợ bạo hành tình dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất khuyên các ông chồng nên bình tĩnh ngồi với vợ để chia sẻ, bộc bạch cái khó của bản thân đang gặp phải. Bởi có rất nhiều trường hợp ông chồng bị bệnh tiểu đường, gout, tim mạch… nên không thể phục vụ vợ được. Lúc này, người vợ thay vì đay nghiến, chê chồng không xứng phái mạnh, không đủ bản lĩnh đàn ông, họ sẽ tin tưởng hơn, gắn kết hơn.

“Đối với những phụ nữ bắt chồng “trả bài” mà chồng luôn phải tìm cách trốn tránh thì gia đình cũng rất khó tồn tại”, chuyên gia Nguyễn An Chất cảnh báo.

---------------------

Đón đọc kì tiếp theo Vì sao đàn ông bị vợ bạo lực thường “câm nín”? vào lúc 0h30 ngày 19/11/2017

Đàn ông bị bạo lực: Vợ bạo hành chồng nhiều năm mà không biết

Theo chuyên gia tâm lý, phụ nữ Việt Nam thường bạo lực chồng con bằng bạo lực tinh thần nhưng không nghĩ thế là bạo lực.

Let's block ads! (Why?)