Saturday, November 11, 2017

Không ai ngờ loại rau mọc hoang lại có giá trị trường thọ?

Trong khi người Trung Quốc rất "chuộng" rau dớn và coi đây là một loại rau trường thọ thì ở Việt Nam, đây là một loại rau mọc hoang và ít có giá trị sử dụng.

Vậy thực hư công dụng của rau dớn như thế nào, các chuyên gia sẽ lý giải rõ điều này.

Trao đổi với PV, PGS.TS.Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở góc độ dinh dưỡng, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh rau dớn có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác.

“Đây chỉ là một loại rau đơn thuần có chứa vitamin và chất xơ, cung cấp ít năng lượng cho cơ thể”, PGS.TS.Lê Bạch Mai cho hay.

Không ai ngờ loại rau mọc hoang lại có giá trị trường thọ? - 1

Rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Trong khi đó, ở góc độ Đông Y, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo lương y Vũ Quốc Trung rau dớn hay còn có tên gọi là rau cẩu tích. Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khoảng 15 – 30cm, rộng khoảng 15 – 20cm. Cây dương xỉ có nhiều lá mọc thành cụm nhìn rất sum suê. Dương xỉ có lá kép, dài khoảng 20 – 35cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông. Lá dương xỉ hay được dùng để cắm hoa.

Rau dương xỉ được sử dụng trong đông y để chữa giảm đau cơ xương khớp, đau xương vì trong loại rau này có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng, giảm đau.

Khi thu hái, người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau.

Ngoài ra, loại cây này được xem là cây thuốc quý được dùng để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu...

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cây rau dớn (cẩu tích) có thể kết hợp một số vị thuốc để chữa bệnh.

Thành viên Hội Đông Y Hà Nội giới thiệu một số bài thuốc như sau:

Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư:

Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, thục địa 12 – 16g, đỗ trọng 10 – 12g, dây tơ hồng 8 – 10g, sắc với 750ml nước lấy 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn:

Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, rễ cỏ xước 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc từ dương xỉ này làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa khí huyết suy yếu, tây chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp:

Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tầm gửi cây dâu 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g.

Lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, các bài thuốc này chỉ có giá trị tham khảo, vì vậy mọi người tuyệt đối không được tự ý bốc thuốc mà cần tư vấn từ thầy thuốc, bác sĩ đông y.

Loại cây chỉ để cho lợn ăn nhưng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ

Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.

Let's block ads! (Why?)

Cuộc xét nghiệm ADN đặc biệt của cô gái là con ruột nhưng ngoại hình quá khác xa bố mẹ

Nỗi đau của người con gái mấy chục năm sống với ý nghĩ mình không phải con đẻ

Trong tất cả những ca đã từng đến xét nghiệm tại Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền, bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc trung tâm nhớ nhất về trường hợp “nhầm con 43 năm tại nhà hộ sinh Ba Đình” gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Bà Nga nhớ lại, vào tháng 3/2016, sau khi thông tin chị Tạ Thị Thu Trang bị trao nhầm cho bà Nguyễn Thị Mai Hạnh tại nhà hộ sinh Ba Đình (nay là nhà hộ sinh số 12 Lê Trực) được đăng tải trên báo chí thì đã có một người tên Đặng Thị Dần (quê Đông Anh, Hà Nội) đã gọi điện đến và nói rằng có thể chị là người con bị trao nhầm mà gia đình đang tìm kiếm.

Lý do chị Dần nghĩ mình bị trao nhầm là vì chị sinh cùng ngày với chị Trang tại nhà hộ sinh Ba Đình. Đặc biệt, chị Trang lại trông giống hệt người em gái của chị và có nhiều nét giống cha của chị, trong khi chị lại không giống bất kỳ ai trong gia đình.

 cuoc xet nghiem adn dac biet cua co gai la con ruot nhung ngoai hinh qua khac xa bo me - 1

Bà Nguyễn Thị Nga- Giám đốc Trung tâm phân tích ADN & công nghệ di truyền.

Chị Dần đã âm thầm đến Trung tâm ADN và xin xét nghiệm ADN với bà Hạnh, vì bà Hạnh từng phân tích ADN ở trung tâm nên dữ liệu của bà Hạnh trung tâm vẫn còn lưu - bà Nga giải thích.

“Dù đã hơn 1 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ ngày chị Dần đến trung tâm làm xét nghiệm ADN với bà Hạnh. Khi biết mình không phải là con của bà Hạnh chị đã khóc rất nhiều. Chị hoang mang, lo lắng đến thân phận không cha, không mẹ của mình.

Chị vừa khóc vừa cho biết, từ bé chị đã phải lớn lên trong cảnh hàng xóm và ngay cả người thân dị nghị khi chị không giống bất cứ ai trong gia đình. Chị thấp, nhỏ người, nước da hơi ngăm. Trong khi cha mẹ chị có vóc dáng trung bình, nước da trắng”, bà Nga nhớ lại.

Dù kết quả xét nghiệm mình không phải là con bà Hạnh nhưng chị Dần luôn tin Trang là con gái của bố mình, bị trao nhầm. Chị Dần đã quyết định gọi điện cho chị Trang sang nhà mình để nhận bố mẹ ruột.

Khi nhìn chị Trang và chị Ngọ - em gái Dần ngồi cạnh nhau ai cũng phải kinh ngạc vì quá giống nhau. Giống đến nỗi chính chồng của chị Trang phải thốt lên: “Trang và Ngọ như 2 giọt nước”, bố chị Dần – ông Đặng Thế Được cũng phải công nhận là chị Trang quá giống với ông và con gái út. 

Sau khi bàn bạc, gia đình quyết định lấy mẫu xét nghiệm ADN của cả chị Trang và chị Dần so với ông Được.

Kết quả xét nghiệm ADN gây bất ngờ cho tất cả mọi người: chị Dần chính là con của ông Được, chứ không phải chị Trang.

 cuoc xet nghiem adn dac biet cua co gai la con ruot nhung ngoai hinh qua khac xa bo me - 2

Chị Tạ Thị Thu Trang - người bị trao nhầm 43 năm trước tại nhà hộ sinh Ba Đình rất hy vọng trong lần xét nghiệm ADN với ông Đặng Thế Được vì bề ngoài hai người rất giống nhau.

Thời điểm nhận kết quả trên, cả gia đình chị Dần oà khóc, họ khóc vì những điều nghi ngờ suốt hơn 40 năm qua đã được hoá giải. Chị Dần cũng không còn phải lo sợ mình không phải là con của cha mẹ chị.

"Nếu mang gen lặn con sẽ không giống bố, mẹ. Đó là điều bình thường"

Cũng theo bà Nga, trong thực tế có nhiều trường hợp dù là con ruột của bố mẹ nhưng lại không mang nét nào của cha mẹ. Những trường hợp này nếu không xét nghiệm ADN thì rất dễ xảy ra đổ vỡ gia đình khi mà chồng nghi ngờ vợ ngoại tình, hoặc bố mẹ nghĩ rằng đã bị nhầm con.

Các nhà khoa học đã chứng minh, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều bằng sự kết hợp “công bằng” một nửa gen từ bố và một nửa từ mẹ, nên đều mang trong mình những nét của cả bố và mẹ, xét cả về ngoại hình lẫn tính cách. Tuy nhiên, do sự sắp xếp ngẫu nhiên của các gen di truyền mà những nét này ít hay nhiều, giống hoàn toàn hay giống một phần.

Vì thế nên có những đứa trẻ là kết tinh của những nét đẹp nhất của bố mẹ, có những đứa trẻ lại mang những nét không đẹp nhất của bố mẹ, có đứa lại chỉ giống bố, có đứa lại là “khuôn đúc lại” của mẹ.

 cuoc xet nghiem adn dac biet cua co gai la con ruot nhung ngoai hinh qua khac xa bo me - 3

Hiện chị Tạ Thị Thu Trang (trái) đã tìm được bố mẹ đẻ và bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (giữa) cũng đã tìm lại được con đẻ.

Và cũng không ít đứa trẻ lại giống với người cách nó một thế hệ như ông, bà... hoặc giống cô, dì, chú, bác, cậu ruột. Bên cạnh đó, có những đứa trẻ lại mang gen “lặn” về hình thức với bố mẹ, không giống bất kỳ ai, kể cả là ông bà, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.

"Điều đặc biệt nữa là sự giống nhau giữa con cái và bố mẹ cũng không phụ thuộc vào giới tính của trẻ kiểu như con gái phải “thông minh giống bố, xinh đẹp giống mẹ”, mà hoàn toàn là sự sắp xếp ngẫu nhiên.

Con gái có thể giống bố, con trai lại giống mẹ. Vì vậy, chuyện một đứa trẻ chỉ giống bố hay chỉ giống mẹ, hoặc không giống cả hai thì vẫn là điều bình thường, xét về khoa học di truyền", bà Nga nhấn nạnh.

>>> XEM THÊM: Sau 43 năm nuôi nhầm con, gia đình vỡ òa khi tìm thấy người con thất lạc

Theo Minh Trang (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Vụ người phụ nữ chết bí ẩn ở Thái Nguyên: Lời khai lạnh lùng của nghi phạm

Theo thông tin từ Công an tỉnh Thái Nguyên, ngày 10/11, sau 3 ngày tiến hành điều tra, bằng các biện pháp nghiệp vụ đơn vị đã bắt được nghi phạm gây ra cái chết ho chị Trương Thị H. tại khu vực gần Bệnh viện Quân y 91 (phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).

Danh tính nghi phạm được xác định là Nguyễn Quang Hưng (SN 1987, trú tại xóm 9, xã Tân Phúc, thị xã Phổ Yên). Trước đó, Hưng chưa có tiền án, tiền sự và không có biểu hiện nghiện hút nhưng không có công việc, nghề nghiệp ổn định, hay sống lang thang.

 vu nguoi phu nu chet bi an o thai nguyen: loi khai lanh lung cua nghi pham - 1

Hiện trường nơi phát hiện thi thể của chị H.

Theo lời khai ban đầu, Hưng khai nhận sáng 7/11, đối tượng đã thuê chị H. chở từ khu công nghiệp huyện Yên Phong (Bắc Ninh) về thị xã Phổ Yên. Khi đi đến khu vực vườn cây Bệnh viện Quân y 91, lợi dụng lúc vắng vẻ nên đã nảy sinh ý định giết chị H. để cướp tài sản.

Sau khi sát hại nạn nhân, Hưng đã lấy đi chiếc xe máy và điện thoại của chị rồi mang đi cầm cố cho một người ở xã Phúc Thuận (thị xã Phổ Yên) để lấy tiền tiêu xài cá nhân.

Như đã thông tin, vào trưa 7/11, người dân phát hiện một thi thể phụ nữ tại con đường mòn nhỏ phía sau bệnh viện Quân y 91, thuộc địa bàn thị xã Phổ Yên.

Khi phát hiện thi thể, trong người nạn nhân không có giấy tờ tùy thân, trên người có nhiều vết thương nghi bị sát hại.

Theo thông tin từ gia đình nạn nhân, chị H. kết hôn với anh Nguyễn Tiến V. (SN 1981, trú tại Yên Phong, Bắc Ninh) và có với nhau 2 con trai. Con trai lớn của nạn nhân năm nay 16 tuổi và con út 13 tuổi.

Tuy nhiên, vợ chồng chị H. thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên cách đây không lâu, hai người đã ly thân. Để có tiền trang trải cuộc sống, chị H. làm nghề chạy xe ôm ở gần KCN Yên Phong.

>> Xem thêm: Số phận hẩm hiu của người phụ nữ chết bí ẩn ở Thái Nguyên</a>

Theo Minh Trang (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Phát hiện bí mật khi Tổng thống Mỹ Trump phát biểu ở APEC Đà Nẵng

Chiều 10.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump có bài phát biểu tại Hội nghị CEO APEC ở Đà Nẵng, ngay sau khi ông tới thành phố này để tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

 phat hien bi mat khi tong thong my trump phat bieu o apec da nang - 1

Hai tấm kính nhắc bài trong suốt được đặt hai bên bục thuyết trình. Ảnh ABCnews.

Nhiều khán giả theo dõi qua truyền hình đã rất thán phục người ông chủ Nhà Trắng vì diễn thuyết không cần nhìn giấy, và có thể diễn đạt lưu loát câu chuyện lịch sử về Hai Bà Trưng.

 phat hien bi mat khi tong thong my trump phat bieu o apec da nang - 2

Ở một bức cận cảnh có thể nhìn thấy rõ tấm kính nhắc bài Teleprompter.

Bài phát biểu của Tổng thống Trump trở nên hấp dẫn, biểu cảm hơn với những cử chỉ tự nhiên, lúc quay sang trái, lúc quay sang phải đúng nhịp để đại biểu ở khắp khán phòng đều có thể nghe và nhìn thấy rõ thần thái của nhà lãnh đạo Mỹ.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, khán giả có thể thấy hai bên bục diễn thuyết được bố trí hai tấm kính trong suốt được đặt trên giá đỡ. Thiết bị mang tên "Teleprompter", hay còn gọi là "máy nhắc chữ".

Thiết bị này được số hoá nhờ vào những công nghệ điện tử, giúp soi chiếu trực tiếp các dòng chữ lên trên mặt kính. Tốc độ, kích cỡ chữ, màu chữ đều có thể được tuỳ chỉnh thông qua phần mềm.

 phat hien bi mat khi tong thong my trump phat bieu o apec da nang - 3

Cùng với biểu cảm và lời nói, hình ảnh Tổng thống Mỹ Trump trở nên rất ấn tượng tại APEC 2017.

Công nghệ này là bí quyết giúp những nhà chính trị gia hay doanh nhân làm chủ sân khấu như những diễn giả chuyên nghiệp.

Điều đặc biệt, dù có “máy nhắc bài”, nhưng chất giọng, biểu cảm và thần thái của nhà lãnh đạo Mỹ đã lôi cuốn sự chú ý không rời của hàng ngàn người có mặt ở đó và hàng triệu triệu khán giả xem truyền hình. Trong khi ông Trump nói, nhiều người đã dùng các thiết bị điện tử để chụp ảnh, quay lại những khoảnh khắc ấn tượng đó.

Teleprompter được ra đời từ những năm 1950. Thiết bị này được chế tạo và sản xuất hàng loạt bởi TelePrompter Corporation. Mục đích ban đầu của Teleprompter là giúp những biên tập viên truyền hình có thể nói trôi chảy trước ống kính máy quay mà không cần mất thời gian học thuộc lòng, hay cầm văn bản trên tay. Cấu tạo của thiết bị này khá đơn giản, gồm một hệ kính phản quang tích hợp với máy quay.

 phat hien bi mat khi tong thong my trump phat bieu o apec da nang - 4

Tổng thống Trump đã phát biểu trôi chảy, lưu loát trong thời gian thuyết trình tại APEC 2017 khá dài. Ảnh ABCnews.

Năm 1952, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Herbert Hoover lần đầu sử dụng Teleprompter cho bài diễn văn của mình tại Chicago. Sau đó, thiết bị này nhanh chóng phổ biến rộng rãi trong giới chính trị gia, những người thường xuyên phải nói trước công chúng và lên sóng truyền hình.

Năm 2015, khi đang tranh cử Tổng thống, ông Donald Trump từng phản đối việc sử dụng máy nhắc bài và cũng đã có lần trực tiếp chỉ trích đối thủ của mình. Tuy nhiên, khi ông đắc cử và trong năm đầu làm Tổng thống Mỹ, ông Trump đã sử dụng công nghệ Telepromter và rõ rang, công nghệ thần thánh này đã giúp Tổng thống toả sáng hơn trên sân khấu diễn thuyết.

Theo P.V (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)

Lý sự của mẹ kế thích đánh con chồng là đánh ở Tây Ninh

Mấy ngày nay, người dân tổ 9, ấp Giồng Cà (xã Bình Minh, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) xôn xao về chuyện cháu Hà Thái Bảo (SN 2004, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Văn Linh) bị mẹ kế đánh đập, hành hạ.

Theo thông tin ban đầu, ngày 23.10.2017, sau khi đi học về, Bảo ghé nhà ông bà ngoại chơi nên bị mẹ kế là bà Nguyễn Thị Lan (33 tuổi) dùng cây củi đánh vào lưng, đùi và tai gây chảy máu. Vì sợ mẹ kế, Bảo không dám mách với ngoại. Ðến khi bà Võ Thị Chinh (60 tuổi, ngoại của Bảo) hay tin, xót cháu nên đón cháu Bảo về nhà chăm sóc.

Ðến ngày 26.10, trên lưng và đùi của cháu Bảo vẫn còn nhiều vết roi bầm tím. Trên tai phải còn những vết thương chưa lành. Khi được hỏi về những vết sẹo trên người, Bảo không dám nói ra. Một lúc sau, được mọi người dỗ dành, Bảo mới nói là bị mẹ Lan đánh bằng khúc củi. Bảo cho biết, khoảng 2,5 năm nay, em thường bị mẹ kế đánh, nhưng không dám méc ba, vì nếu méc thì sẽ bị ba đánh nhiều hơn nữa.

 ly su cua me ke thich danh con chong la danh o tay ninh - 1

Cháu Bảo và bà ngoại kể lại sự việc với phóng viên.

Bà Võ Thị Chinh nói: "Bảo bị mẹ kế đánh đập khoảng 2,5 năm nay. Ở cạnh nhà, tôi không chịu nổi mỗi khi thấy cháu bị đánh nên qua can ngăn, rồi báo với chính quyền địa phương, nhưng mẹ kế của cháu là bà Lan chẳng những không nghe mà còn chửi bới tôi, đuổi tôi ra khỏi nhà và đánh Bảo nhiều hơn!".

Theo bà Chinh, thời gian trước, nhà bà ở sát vách nhà của cha ruột cháu Bảo là ông Hà Công Trường, nên thường chứng kiến cháu Bảo bị mẹ kế và ba đánh. Xót cháu, bà đã nhiều lần can ngăn. Có lúc xảy ra xô xát giữa bà Lan với bà, Công an xã đã mời lên làm việc, cho viết bản cam kết. Cách đây vài tháng, bà Chinh bán nhà dọn đi nơi khác. "Cha mẹ có quyền dạy con cái, nhưng mỗi khi thằng nhỏ bị đánh, tôi can ngăn, nó bị đánh nhiều hơn. Tôi đành dọn đi nơi khác cho yên thân"- bà Chinh nói.

Mẹ Bảo mất vào năm 2011, khi em chưa đầy 6 tuổi, chỉ còn ba và chị gái là Hà Thuý An (sinh năm 1999) là chỗ dựa duy nhất. Chỉ sau một năm, ông Trường đưa bà Lan về ở chung nhà, cuộc sống của chị em Bảo thay đổi hoàn toàn. Chị gái Thuý An bị ba buộc nghỉ học, phải ở nhà phụ việc gia đình. Không chịu nổi cảnh mẹ kế luôn la mắng, chửi bới nên An xin ba cho mình và em trai về sống bên nhà ngoại. Ban đầu, ông Trường nhất quyết không cho, nhưng khi An đòi "tự tử", ông Trường mới chấp thuận. Còn Bảo, do còn nhỏ nên ông Trường nhất quyết để ở nhà với mình.

Hỏi về hoàn cảnh gia đình, Bảo cho biết, lúc đầu, bà Lan cũng thương và chăm sóc. Nhưng hơn hai năm nay, Bảo thường xuyên bị "ăn đòn" và bị bà Lan mắng chửi, bắt đi trút mủ chén vườn cao su. Ngoài giờ học phải làm việc nhà, giặt quần áo, giữ em. Ngay từ năm lớp 3, Bảo đã phải tự đạp xe hơn 30 phút để đến trường. Bảo ngậm ngùi rơi nước mắt: "Hồi trước, con được ba hoặc mẹ đưa đi học, được mẹ mua đồ mới, được chở đi chơi. Con nhớ mẹ lắm!"

Bảo kể tiếp: "Lúc mới về, tới ngày cúng giỗ mẹ, mẹ Lan cũng làm, nhưng từ khi sinh em bé, mẹ Lan không chịu làm nữa. Ở nhà bà ngoại cúng giỗ mẹ, kêu chị em Bảo qua thì bị mẹ Lan và ba cấm đoán không được qua. Có lần, con riêng của mẹ Lan về chơi, lúc đó con bệnh, đang sốt. Mẹ Lan biết con bệnh nhưng vẫn bắt con đi phơi quần áo. Con nói là con đang bệnh, con mệt thì bị đánh. Con sợ quá nên chạy qua nhà bác Tư ở gần nhà để trốn. Mỗi lần con qua ngoại, cũng bị mẹ Lan đánh, còn bắt con viết giấy cam kết là không được qua lại với bà Võ Thị Chinh, nếu tái phạm sẽ bị đánh 100 roi!". Bảo tâm sự, em chỉ muốn về ở với ngoại, với chị gái, em không muốn ở với ba và dì, bởi vì Bảo thường xuyên bị mẹ kế đánh chửi.

Ông Lê Phước Long- tổ trưởng tổ 9, ấp Giồng Cà cho biết, lần cháu Bảo bị đánh nhiều nhất là khi đi học về, ghé nhà ngoại được ngoại mua đồ mới, cho tiền và cho ăn. Bà Lan biết được bắt Bảo về đánh đập, chửi bới, buộc em viết cam kết không được qua lại với bà Võ Thị Chinh nữa. Nếu đến là đánh 100 roi. Do sợ mẹ kế tiếp tục đánh đập, Bảo viết giấy cam kết nhưng vẫn chạy trốn về ngoại. Ông Long nói: "Bà Lan thường đánh cháu Bảo, từ việc trông em, giặt quần áo, làm việc nhà, bất cứ chuyện gì cũng đánh. Bà Chinh vì xót cháu nên đã nhiều lần đến nhà ông nhờ can gián, hoà giải". Ông Long cho biết thêm, bà Lan rất lỗ mãng, nói chuyện thiếu tế nhị với mọi người và luôn có thái độ xấc xược với người khác, ngay cả bà Chinh. Vì không chịu nổi nên bà Chinh đã bán nhà chuyển đi nơi khác, nhưng vẫn không yên.

 ly su cua me ke thich danh con chong la danh o tay ninh - 2

Vết thương trên tai phải của cháu Bảo vẫn chưa lành sau 4 ngày bị mẹ kế đánh.

Cô Tạ Thị Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp Bảo học, em là học sinh ngoan hiền, hoà đồng với bạn bè ở lớp và ở trường. Tuy nhiên, từ đầu năm học tới nay, Bảo đã bỏ học 7-8 buổi không phép. Cô gọi điện hỏi, dì Lan báo là Bảo bệnh. Trò chuyện với Bảo, cô mới biết, cũng có lần Bảo bị bệnh, còn những ngày khác phải ở nhà để trông em. Nhiều lần cô gặng hỏi, Bảo mới chịu nói ra mình bị dì đánh chửi thường xuyên. "Cha mẹ không nên đánh con cái. Nếu để tình trạng này tiếp tục xảy ra, e rằng tâm lý của Bảo sẽ bị ảnh hưởng sau này"- cô Hằng bày tỏ.

Người mẹ kế Nguyễn Thị Lan tỏ thái độ thật hung hăng khi chúng tôi đề cập đến việc cháu Bảo bị bà đánh trong thời gian dài. Bà cho mình là mẹ nên có quyền đánh để dạy dỗ con chồng. Bà nói: "Cha mẹ dạy con có quyền đánh chứ. Vụ việc này tôi đã lên công an xã làm việc, công an cho phép tôi đánh mà? Tôi nuôi được, tôi đánh được. Con cái hư thì rầy la, tôi đánh vài roi để dạy dỗ. Khi nào tôi đánh dã man đến "bầm mình bầm mẩy", lúc đó tôi mới có tội. Nhưng tôi không đánh đập tới dã man. Không ai có quyền can ngăn. Khi nào tôi đánh nó gây thương tích hãy nói. Nếu tôi đánh nó gây thương tích, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Trao đổi với chúng tôi, Trung uý Trần Quyền Huy- Phó trưởng Công an xã Bình Minh cho biết: "Công an đã xử lý 2 lần đối với vụ việc của cháu Bảo. Tại trụ sở công an, trước sự giám hộ của cha là ông Hà Công Trường, cháu chỉ nói về góc độ "mẹ dạy" thôi, còn về việc bị hành hạ, cháu cũng chưa nói với chúng tôi. Sau sự việc này, chính quyền địa phương sẽ đến gặp cháu Bảo, đồng thời mời bà Lan, bà Chinh, ông Trường đến Công an xã để làm rõ nội dung sự việc để có biện pháp giải quyết tiếp theo. Nếu xảy ra hành vi có bạo lực gia đình, Công an sẽ xử lý hành vi của bà Lan hoặc người nuôi dưỡng theo Nghị định 167/NÐ/2013-CP của Chính phủ".

Ông Nguyễn Viết Tiêm- Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết, trước đây, UBND xã đã nhận được phản ánh vụ việc này và đã xử lý. Ðến nay, người dân tiếp tục phản ánh đến chính quyền địa phương, chứng tỏ vụ việc lại tái diễn. Vì đây là vụ việc có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, chính quyền xã sẽ điều tra, xác minh, đồng thời theo dõi hành vi của bà Lan để có hướng xử lý tiếp theo. "UBND sẽ chỉ đạo công an xác minh, điều tra và áp dụng biện pháp răn đe theo quy định. Nếu sự việc có xảy ra, sẽ áp dụng biện pháp giao cho đoàn thể, cách ly cháu Bảo và bà Lan"- ông Tiêm nhấn mạnh.

Theo Tâm Giang (Người lao động)

Let's block ads! (Why?)

Tin mới bão số 13: Bão diễn biến khó lường, 3 kịch bản có thể xảy ra

Lúc 4 giờ sáng nay 11/11, vị trí tâm bão số 13 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 540km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 4 giờ sáng mai 12/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (60-90km/giờ), giật cấp 12. 

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200km tính từ vùng tâm bão có thể đi qua.

 tin moi bao so 13: bao dien bien kho luong, 3 kich ban co the xay ra - 1

Bão số 13 trên ảnh mây vệ tinh

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Bắc biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 15,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 4 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180km tính từ vùng tâm bão có thể đi qua.

Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 13 xuất hiện vào cuối mùa bão, trong thời gian không khí lạnh liên tục được tăng cường, nên diễn biến còn phức tạp.

Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết có 3 kịch bản có thể xảy ra với con bão số 13: 

- Kịch bản có khả năng cao nhất là bão số 13 quặt xuống phía tây nam, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó, áp thấp nhiệt đới dịch chuyển dần về phía Trung Bộ và gây mưa lớn trên diện rộng.

- Kịch bản thứ 2 là bão di chuyển nhanh theo hướng tây tây nam, gây nguy hiểm cho các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị.

- Một kịch bản khác là bão số 13 “chết” ngay trên Biển Đông, không ảnh hưởng cả vùng biển và đất liền.

>> Xem thêm: Việt Nam sẽ hứng chịu bao nhiêu cơn bão trong năm 2017?

Theo Hà Anh (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Tác hại không ngờ của khói thuốc đến đôi mắt

Thuốc lá là kẻ thù vô cùng độc của mắt

Theo BS Hoàng Cương, bệnh viện Mắt Trung ương, thuốc lá ( thuốc tẩu , thuốc lào hay xì gà cũng vậy) có chứa hơn 4000 hoạt chất cực độc khác nhau như hắc ín, các hợp chất của hydrocarbon, formaldehyde, carbon monoxide và nhiều kim loại nặng…Việc gây hại của thuốc lá với phổi và tim mạch đã quá rõ ràng.

Tuy nhiên,  tác hại đối với mắt còn ít người biết đến. Các chuyên gia khẳng định thuốc lá liên quan trực tiếp đến 2 bệnh lý gây mù hàng đầu là đục thể thủy tinh và thoái hóa hoàng điểm. Thực tế là còn có nhiều nghiên cứu nữa qui kết thuốc lá là nguyên nhân hoặc là yếu tố góp phần gây nên một số căn bệnh về mắt khác nữa.

Tác hại không ngờ của khói thuốc đến đôi mắt - 1

Thuốc lá là kẻ thù vô cùng độc của mắt

Một số bệnh thường gặp do ảnh hưởng của thuốc lá

Đục thể thủy tinh

Thoái hóa hoàng điểm

Khô mắt

Thiếu máu thị thần kinh

Viêm kết mạc, mi mắt mạn tính

Tăng nặng bệnh võng mạc tiểu đường vốn có

Tăng nặng viêm màng bồ đào nếu có

Tăng nặng bệnh lý hốc mắt do tuyến giáp( bệnh Grave hay Basedow)   

Tác hại không ngờ của khói thuốc đến đôi mắt - 2

Dừng hút thuốc lá chưa bao giờ là muộn

Cơ chế tác động và mức độ nguy hiểm

BS Hoàng Cương cho biết, hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxi trong thể thủy tinh (TTT), mất tình trong suốt dần dần và chuyển thành đục TTT. Kim loại nặng có độc tính cao là cadmium cũng tích tụ nhiều trong thành phần của nhân mắt( TTT). Trên lâm sàng thì nguy cơ mắc đục TTT ở người hút thuốc cao gấp đôi người không hút thuốc và cao gấp 3 ở người nghiện thuốc lá nặng.

Với thoái hóa hoàng điểm: người hút thuốc có nguy cơ mắc thoái hóa hoàng điểm cao từ 2-4 lần so với người không hút thuốc. Các yếu tố độc trong thuốc lá gây tổn hại  hàng rào máu- võng mạc, giảm lượng máu đến mô võng mạc, góp phần gây thoái hóa hoàng điểm dạng ướt. Một trong 2 căn bệnh gây mù hàng đầu cho người già trên 60 tuổi,  chỉ sau đục TTT.

Khói thuốc với bản chất khô nóng, nhiều chất kích thích còn gây viêm kết mạc, bờ mi mạn tính. Nước mắt bay hơi nhiều do khói nóng sẽ gây khô mắt dạng tăng bay hơi- tăng tiêu thụ. Tất cả các bệnh nhân bị viêm màng bồ đào, bệnh Basedow có biểu hiện tại mắt đều tăng nặng, tăng tần số tái phát, nguy cơ chuyển mạn tính nếu còn duy trì hút thuốc. Do làm giảm cung cấp máu đến các mô thần kinh, hút thuốc cũng làm tăng nặng bệnh võng mạc tiểu đường vốn có cho chủ nhân của nó, gây thiếu máu thị thần kinh. Chúng tôi thường phê phán mạnh mẽ bệnh nhân tiểu đường, viêm màng bồ đào, Basedow.. nếu họ không từ bỏ được thuốc lá thì việc điều trị coi như “ xôi hỏng bỏng không”

Bà mẹ mang thai nếu hút thuốc sẽ làm đứa con tương lai của họ có nguy cơ mắc viêm màng não do vi khuẩn cao gấp 5 người khác, sau viêm màng não là di chứng mù lòa không phải là hiếm. Thêm nữa tỷ lệ sinh non, thiếu cân trên người mẹ hút thuốc đóng góp vào đám trẻ bị bệnh lý ROP- bệnh võng mạc trẻ đẻ non, có nguy cơ mù lòa rất cao.

Theo đó, bác sỹ Cương khuyến cáo,  bỏ thuốc sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh mắt tương ứng hoặc giữ cho bệnh ổn định, tránh tăng nặng hoặc biến chứng. Người bỏ thuốc lá sau 1 năm thì tỷ lệ bị thoái hóa hoàng điểm chỉ còn 6.7%, bỏ được 5 năm thì tỷ lệ này là 5%. Với đục TTT nếu bỏ được thuốc lá 25 năm sẽ giảm được 20% nguy cơ mắc so với người vẫn còn hút thuốc.

Phổi của bạn trông như thế nào sau khi hút 20 điếu thuốc lá?

Thật khó tưởng tưởng lá phổi của bạn sẽ như thế nào khi hút 20 điếu thuốc lá. Và hình ảnh này sẽ khiến nhiều người...

Let's block ads! (Why?)