Monday, November 6, 2017

Cưới vợ, xin học cho con... hết khổ vì hộ khẩu

Có thể còn phải cần lộ trình khá dài nhưng chủ trương bỏ hộ khẩu và CMND của Chính phủ đã nhận được nhiều vỗ tay đồng tình. Người dân hoan hô không chỉ vì ích nước lợi nhà mà đó còn là một dấu hiệu cho thấy chính quyền ngày càng “lắng nghe, thấu hiểu” hơn…

Thời bao cấp, có lẽ cuốn hộ khẩu là một trong ít tài sản quý giá nhất trong nhà. Từ mua gạo, thực phẩm, vải vóc, nhu yếu phẩm, tang ma, cưới hỏi, phân phối nhà cửa, đồ dùng… không có hộ khẩu xem như xin mời đứng ngoài nhìn.

Giờ đây nỗi ám ảnh ấy đã bớt đi nhưng xin học, làm giấy tờ các loại, thực hiện nhiều thủ tục hành chính… vẫn gắn liền với hộ khẩu, thứ mà người ta đôi khi ngao ngán gọi là “hậu khổ”!

Tôi còn nhớ khi chưa có hộ khẩu TP HCM, phải ngược xuôi về lại Nha Trang ( Khánh Hòa) để đăng ký xe hay chứng thực giấy tờ thiết yếu. Đến ngày cưới vợ thì hỡi ôi! Đi đi về về 5 lần 7 lượt để xin chứng nhận độc thân, chờ UBND phường niêm yết 7 ngày không cô nào “tranh chấp” rồi mới có tờ giấy vào lại TP HCM đăng ký kết hôn. Khi chuyển khẩu theo vợ, cũng phải vài ba lần vất vả mới xong việc.

Tốn tiền, công sức đã đành, còn thêm nghỉ việc sắp xếp lên xuống nơi này nơi nọ đến vã mồ hôi. Tôi còn đỡ, bạn bè quê phía Bắc hay tít Lạng Sơn, Cao Bằng thì mỗi lần đụng chuyện đến hộ khẩu thì không chỉ “hậu khổ” mà chuốc cả “ tiền khổ”.

 cuoi vo, xin hoc cho con... het kho vi ho khau - 1

Người dân ủng hộ chủ trương bỏ sổ hộ khẩu.

Mấy chục năm như thế rồi nên vài bữa nay nghe tin Chính phủ đồng ý bỏ hộ khẩu và CMND, dù mình đã yên vị ở Sài Gòn hai thập niên nhưng nghĩ đến bà con, anh em, bạn bè 2,3 năm nữa bớt bị hộ khẩu hành lòng cũng vui lây.

Nhiều chính sách ra gây tranh cãi chứ riêng chủ trương này tuyệt nhiên tôi chưa thấy ai phản đối hay trăn trở điều gì. Ngược lại là những mong ngóng càng bỏ nhanh càng tốt, càng sớm thành hiện thực càng nhiều tiếng reo vui.

Chỉ cần lướt qua facebook, trên các trang mạng và click vào những bài đọc nhiều, bỏ hộ khẩu và CMND luôn là một trong vài từ “hot” nhất được 2,3 ngày nay.

Theo thông tin từ Bộ Công an, thời gian bỏ sổ hộ khẩu còn phụ thuộc rất lớn vào việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 15 thông tin cơ bản và việc kết nối với các bộ ngành đang quản lý các thông tin khác để đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ công dân.

Khi có cơ sở dữ liệu rồi, công dân khi đến các cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính chỉ cần đưa ra 3 thông tin cơ bản, gồm: họ, tên; mã số định danh và chỗ ở. Trong đó, mã số định danh được coi là chìa khóa, để các cơ quan nhà nước tra cứu trong cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm lấy ra các thông tin về công dân phục vụ mục đích giải quyết thủ tục hành chính.

Nếu xem phim nước ngoài thì những đoạn như cảnh sát chỉ cần hỏi số định danh trên, gõ lóc cóc vài phím là hiện tất tần tật những gì họ có về công dân rồi sẽ là chuyện thường ngày ở Việt Nam. Điều ấy chắc chắn phải tính bằng năm nhưng một khi đã có chủ trương từ cấp cao nhất và đây lại là xu hướng tất yếu thì ngày ấy sẽ đến trong tương lai gần mà thôi.

Rồi mai này, người tìm việc không còn gặp những rào cản về hộ khẩu. Trẻ em đến trường chẳng còn bị phân biệt con dân ở đâu. Người Việt chỉ cần sống trên đất Việt với số định danh rõ ràng là xong, bớt những thủ tục rườm rà liên quan đến “ hậu khổ”. Chưa kể hàng loạt thủ tục thiết yếu liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi không bị hộ khẩu hành mới thấy dân chúng hoan hô cũng là điều dễ hiểu.

Tôi đọc được những ý kiến đồng tình “Việc Chính phủ đồng ý bỏ hộ khẩu, CMND phù hợp với các quy định hiện hành, các quyền hiến định của công dân (quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tìm việc làm…), cũng như thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó việc thay đổi cách quản lý bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là phương pháp quản lý khoa học, hiện đại, phù hợp với thông lê quốc tế”.

Tôi cũng nghe được những lời hoan nghênh “cứ làm những điều gì tốt đẹp cho dân cho nước chúng tôi luôn ủng hộ nhiệt thành”. Đường đã mở, đích đã có, không chỉ tôi mà những người dân Việt cùng Chính phủ đã tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận trong quyết sách hợp lòng dân này.

>> Xem thêm: Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Theo Phan Bình (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Hộ khẩu sẽ không còn là “hậu khổ”

Có thể còn phải cần lộ trình khá dài nhưng chủ trương bỏ hộ khẩu và CMND của Chính phủ đã nhận được nhiều vỗ tay đồng tình. Người dân hoan hô không chỉ vì ích nước lợi nhà mà đó còn là một dấu hiệu cho thấy chính quyền ngày càng “lắng nghe, thấu hiểu” hơn…

Thời bao cấp, có lẽ cuốn hộ khẩu là một trong ít tài sản quý giá nhất trong nhà. Từ mua gạo, thực phẩm, vải vóc, nhu yếu phẩm, tang ma, cưới hỏi, phân phối nhà cửa, đồ dùng… không có hộ khẩu xem như xin mời đứng ngoài nhìn.

Giờ đây nỗi ám ảnh ấy đã bớt đi nhưng xin học, làm giấy tờ các loại, thực hiện nhiều thủ tục hành chính… vẫn gắn liền với hộ khẩu, thứ mà người ta đôi khi ngao ngán gọi là “hậu khổ”!

Tôi còn nhớ khi chưa có hộ khẩu TP HCM, phải ngược xuôi về lại Nha Trang ( Khánh Hòa) để đăng ký xe hay chứng thực giấy tờ thiết yếu. Đến ngày cưới vợ thì hỡi ôi! Đi đi về về 5 lần 7 lượt để xin chứng nhận độc thân, chờ UBND phường niêm yết 7 ngày không cô nào “tranh chấp” rồi mới có tờ giấy vào lại TP HCM đăng ký kết hôn. Khi chuyển khẩu theo vợ, cũng phải vài ba lần vất vả mới xong việc.

Tốn tiền, công sức đã đành, còn thêm nghỉ việc sắp xếp lên xuống nơi này nơi nọ đến vã mồ hôi. Tôi còn đỡ, bạn bè quê phía Bắc hay tít Lạng Sơn, Cao Bằng thì mỗi lần đụng chuyện đến hộ khẩu thì không chỉ “hậu khổ” mà chuốc cả “ tiền khổ”.

 cuoi vo, xin hoc cho con... het phai kho vi ho khau - 1

Người dân ủng hộ chủ trương bỏ sổ hộ khẩu.

Mấy chục năm như thế rồi nên vài bữa nay nghe tin Chính phủ đồng ý bỏ hộ khẩu và CMND, dù mình đã yên vị ở Sài Gòn hai thập niên nhưng nghĩ đến bà con, anh em, bạn bè 2,3 năm nữa bớt bị hộ khẩu hành lòng cũng vui lây.

Nhiều chính sách ra gây tranh cãi chứ riêng chủ trương này tuyệt nhiên tôi chưa thấy ai phản đối hay trăn trở điều gì. Ngược lại là những mong ngóng càng bỏ nhanh càng tốt, càng sớm thành hiện thực càng nhiều tiếng reo vui.

Chỉ cần lướt qua facebook, trên các trang mạng và click vào những bài đọc nhiều, bỏ hộ khẩu và CMND luôn là một trong vài từ “hot” nhất được 2,3 ngày nay.

Theo thông tin từ Bộ Công an, thời gian bỏ sổ hộ khẩu còn phụ thuộc rất lớn vào việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 15 thông tin cơ bản và việc kết nối với các bộ ngành đang quản lý các thông tin khác để đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ công dân.

Khi có cơ sở dữ liệu rồi, công dân khi đến các cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính chỉ cần đưa ra 3 thông tin cơ bản, gồm: họ, tên; mã số định danh và chỗ ở. Trong đó, mã số định danh được coi là chìa khóa, để các cơ quan nhà nước tra cứu trong cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm lấy ra các thông tin về công dân phục vụ mục đích giải quyết thủ tục hành chính.

Nếu xem phim nước ngoài thì những đoạn như cảnh sát chỉ cần hỏi số định danh trên, gõ lóc cóc vài phím là hiện tất tần tật những gì họ có về công dân rồi sẽ là chuyện thường ngày ở Việt Nam. Điều ấy chắc chắn phải tính bằng năm nhưng một khi đã có chủ trương từ cấp cao nhất và đây lại là xu hướng tất yếu thì ngày ấy sẽ đến trong tương lai gần mà thôi.

Rồi mai này, người tìm việc không còn gặp những rào cản về hộ khẩu. Trẻ em đến trường chẳng còn bị phân biệt con dân ở đâu. Người Việt chỉ cần sống trên đất Việt với số định danh rõ ràng là xong, bớt những thủ tục rườm rà liên quan đến “ hậu khổ”. Chưa kể hàng loạt thủ tục thiết yếu liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi không bị hộ khẩu hành mới thấy dân chúng hoan hô cũng là điều dễ hiểu.

Tôi đọc được những ý kiến đồng tình “Việc Chính phủ đồng ý bỏ hộ khẩu, CMND phù hợp với các quy định hiện hành, các quyền hiến định của công dân (quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tìm việc làm…), cũng như thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó việc thay đổi cách quản lý bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là phương pháp quản lý khoa học, hiện đại, phù hợp với thông lê quốc tế”.

Tôi cũng nghe được những lời hoan nghênh “cứ làm những điều gì tốt đẹp cho dân cho nước chúng tôi luôn ủng hộ nhiệt thành”. Đường đã mở, đích đã có, không chỉ tôi mà những người dân Việt cùng Chính phủ đã tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận trong quyết sách hợp lòng dân này.

>> Xem thêm: Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Theo Phan Bình (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Phố cổ Hội An nước ngập đến nóc nhà, người dân và khách du lịch bắt đầu sơ tán

Nhiều khu vực trong phố cổ, nước ngập lên đến nóc nhà và dự báo lũ tiếp tục dâng cao. Người dân và du khách ở Hội An đang lo lắng chạy lũ.

Các du khách bắt đầu được sơ tán tránh những điểm nguy hiểm. Chính quyền TP Hội An đã dán các tờ cảnh báo tại các điểm có đông du khách tới ở.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 1

Hội An đang bị chìm trong lũ, với dân Hội An thì không lạ với lũ lụt, năm nào cũng hứng chịu vài trận lũ. Ảnh: TẤN VIỆT.

Mực nước tại trung tâm và khu vực ven sông Hoài (TP Hội An, Quảng Nam) đến tối nay vẫn tiếp tục dâng cao do mưa lớn và thủy điện đang xả lũ. Tối qua, tất cả PV của chúng tôi đều ở lại với dân. 

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 2

Nước lũ bao vây khắp nơi, phương tiện di chuyển giờ chỉ có thuyền của người dân và lực lượng chức năng. Ảnh: PHẠM ĐỨC HUY.

Tất bật chèo đò chở người dân các phường bị ngập sâu đi sơ tán, chị Nguyễn Thị Hà (trú phường Minh An, TP Hội An) nói : “Chở khách có tiền mà mệt quá rồi. Chở gần chục chuyến qua lại sông Hoài, không còn sức mà chèo nữa. Mưa về nước lớn quá”.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 3

Các du khách ở Hội An đã bắt đầu lo ngại lũ lụt nên sơ tán khỏi vùng lũ. Ảnh: PHẠM ĐỨC HUY.

Theo chị Hà, các phường Cẩm Kim, Cẩm Nam đã bị nước nhấn chìm, chỉ còn thấy nóc nhà. Ngoài xuồng máy của lực lượng chức năng, thuyền nhỏ như của chị đã bị cấm đi lại. Nhiều nhà dân đã được sơ tán ra vùng nguy hiểm lên các điểm cao.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 4

Các cơ quan chức năng địa phương và người dân vùng lũ lo lắng lũ sẽ tái diễn như những năm 1999. Ảnh: PHẠM ĐỨC HUY.

"Dân Hội An sống với lũ quen rồi, năm nào cũng vài trận lũ, nhưng thiên nhiên thì không lường trước hết được nên phải hết sức cẩn thận, an toàn phải đặt lên trên hết", chị Trần Thu Thuỷ nói.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 5

Người dân và du khách chuyển đồ đạc, di dời ra khỏi khu vực lũ nặng của Hội An. Ảnh:TẤN VIỆT.

Ghi nhận của PV, tại trung tâm phố cổ, nơi ngập sâu nhất là các tuyến đường Trần Phú, Bạch Đằng, quảng trường sông Hoài và khu vực chợ Hội An. Có nơi ngập đến hơn 3 mét.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 6

Nhiều nhà ở Hội An đã ngập gần tới nóc. Ảnh: TẤN VIỆT.

Nhiều người dân, du khách cố lội qua các đoạn nước chảy xiết bị lực lượng công an tuýt còi, cấm đi lại. Đến cuối giờ chiều nay, du khách bị cấm hoàn toàn việc đi lại bằng thuyền. Những thuyền chở dân địa phương sơ tán phải đảm bảo an toàn, trang bị áo phao 100%.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 7

Lũ phong toả Hội An, tất cả phố kinh doanh đều phải di dời đồ đạc và đóng cửa. Ảnh: TẤN VIỆT.

Ông Nguyễn Văn Dũng (Chủ tịch UBND TP Hội An) cho hay, lực lượng chức năng đang sử dụng nhiều phương tiện như xe cộ, thuyền bè để tuần tra các khu vực nguy hiểm.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 8

Lực lượng chức năng TP Hội An yêu cầu nghiêm cấm xuồng thuyền chở du khách trong lũ. Ảnh: TẤN VIỆT.

Loa phát thanh tại Hội An liên tục phát cảnh báo, nhắc nhở người dân không liều mình đi lại tại các điểm ngập sâu; không cố thủ trong nhà để tránh ảnh hưởng tính mạng khi đêm nay nước sẽ tiếp tục lên.

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 9

Người dân bắt đầu sơ tán, chạy lũ khi nước đang lên nhanh. Ảnh: PHẠM ĐỨC HUY.

Theo kinh nghiệm của những cụ cao niên, nước tại Hội An sẽ còn lên cao hơn nếu mưa không ngớt và các thuỷ điện tiếp tục xả về hạ du. Các phương án sơ tán dân, chạy lũ đã được chính quyền tại đây chuẩn bị. 

 pho co hoi an nuoc ngap den noc nha, nguoi dan va khach du lich bat dau so tan - 10

Các trụ sở của cơ quan chức năng Hội An cũng bị ngập sâu, các biển hiệu, cờ phướn cũng ngập và ngã trong lũ. Ảnh: PHẠM ĐỨC HUY.

Lực lượng công an, biên phòng và các cơ quan chức năng của Hội An đã được yêu cầu túc trực tại các điểm ngập sâu để nhắc nhở người dân mang áo phao khi di tản bằng thuyền. 

Hôm qua, ông Đinh Văn Thu (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) đã đi thị sát tình hình lũ lụt tại Hội An. Ông Thu yêu cầu phải đảm bảo an toàn và tổ chức tốt đón sự kiện phu quân, phu nhân APEC được tổ chức Hội An vào những ngày tới. Ông Thu yêu cầu các thuỷ điện giảm lượng xả về hạ du.

Hiện nay ngoài trời vẫn đang mưa, chưa có dấu hiệu ngớt.

>> Xem thêm: Tin mới thời tiết 6/11: Lũ lên nhanh, miền Trung nguy cơ hứng thảm họa lớn chưa từng có

Theo Tấn Việt - Phạm Đức Huy (Pháp luật TP.HCM)

Let's block ads! (Why?)

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ

Theo TS. Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, tận dụng tất cả các bộ phận của rau củ để cho vào chế biến là một biện pháp tránh lãng phí những dưỡng chất từ thực phẩm. Tuy nhiên, dưới đây là 7 bộ phận từ thực vật nên loại bỏ trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào bởi chúng sẽ gây độc cho cơ thể.

Cành và mầm khoai tây

Khoai tây thuộc họ Cà là họ gồm những loài thực vật ưa bóng râm, và tất cả những loài thuộc họ này đều có chứa độc tố có tên gọi solanin. Bạn có biết rằng trong tác phẩm Macbeth rất nổi tiếng của Shakespeare, vua xứ Scotland là Macbeth đã sử dụng một loài thực vật cùng họ với khoai tây là cà độc dược để đầu độc những kẻ địch từ Đan Mạch.

Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao.

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ - 1

Lá cà chua

Cà chua, một loài có quan hệ họ hàng với khoai tây, cũng thuộc một nhánh khác của các cây họ Cà. Cà chua đã từng là loài thực vật gây nỗi sợ hãi ở châu Âu trong vòng hơn 200 năm sau khi được đưa từ Mỹ sang và chỉ được sử dụng với mục đích trang trí mãi cho tới những năm 1800.

Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ - 2

Hạt táo

Có thể bạn đã từng nghe hoặc chưa biết, trong hạt táo có chứa các chất độc cyanid. Cụ thể hơn, chúng có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột.

Bình thường, lớp vỏ ngoài rắn chắc của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này xảy ra, trừ khi bạn nhai nát hạt táo trước khi nuốt nó vào bụng. Bạn sẽ phải tiêu thụ khoảng 200 hạt táo được nhai kỹ để có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì bạn cũng nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn bởi đơn giản là chúng cũng có vị không hề hấp dẫn.

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ - 3

Quả của cây măng tây

Nếu bạn đã từng trồng măng tây, bạn sẽ để ý thấy rằng những cây cái cho ra những quả mọng màu đỏ trông rất hấp dẫn. (Hầu hết những cây được lai tạo ngày nay đều là giống đực và không có quả.) Tuy nhiên, đừng dại dột mà động vào chúng! Những quả mọng này mặc dù không tiêu diệt bạn những sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu do sự hiện diện của các sapogenin, một chất độc nhẹ đối với con người và có thể gây ngộ độc cho động vật. Nếu ăn những quả mọng này, chúng sẽ khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ - 4

Lá đại hoàng

Thân cây đại hoàng có thể được sử dụng để chế biến thành món bánh ngon lành khi kết hợp với những trái dâu thơm ngọt, tuy nhiên nếu ăn nhầm lá của loại cây này thì bạn sẽ có nguy cơ phải đi cấp cứu.

Lá cây đại hoàng có chứa acid oxalic và các anthraquinone glycoside, đây là hai hợp chất khá độc đối với con người khi được tiêu hóa. Các triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mà bạn đã ăn, thường là nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật.

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ - 5

Lá và hoa của cây cà tím

Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà khét tiếng. Đôi khi người ta thường bị ấn tượng rằng ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.

Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ - 6

Cây cơm cháy

Tất cả các bộ phận của cây cơm cháy đều có thể gây độc cho con người và động vật, nhất là rễ, lá, thân và các cành – tuy nhiên cả quả và hoa cũng chứa độc tố. Cả cây có chứa những hợp chất có thể sản sinh ra acid hydrocyanid, và có thể giải phóng cyanid.

Việc loại bỏ các hợp chất giải phóng ra cyanid được khuyến cáo khi sử dụng các bộ phận như hoa và quả cơm cháy, và bạn cũng nên tránh tất cả những phần khác của loài cây này.

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ - 7

Ăn quả cơm cháy chưa chín hay chưa được nấu có thể gây buồn nôn và nôn mửa, do vậy tốt nhất là bạn nên tuân theo hướng dẫn từ công thức nấu ăn thay vì tự ý chế biến theo ý mình.

10 thực phẩm nam giới hiếm muộn cần tránh xa

Cuộc sống luôn có những thứ tréo ngoe. Có ông chồng thì gạt đi không hết, có ông chồng thì phải nâng niu từng chú tinh...

Let's block ads! (Why?)

Khi nào sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và chứng minh nhân dân?

Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân (CMND) được bãi bỏ, thay vào đó việc quản lý dân cư sẽ được thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Chậm nhất đến đầu năm 2019, công dân khi làm thủ tục hành chính sẽ không cần phải mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh..., mà chỉ cần cung cấp 3 thông tin chính: Họ tên; mã số định danh cá nhân và chỗ ở là sẽ được giải quyết.

Năm 2019, thu thập đủ thông tin của trên 90 triệu dân

Trao đổi với Báo Giao thông, Thượng tá Trần Hồng Phú, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) khẳng định, cuối năm 2018, đầu năm 2019, Bộ Công an sẽ hoàn tất thu thập thông tin của trên 90 triệu dân và cung cấp cho các ngành để giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả.

Theo Thượng tá Phú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu, khắc phục tình trạng người dân phải sử dụng nhiều giấy tờ cá nhân nhưng lại không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó, Tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo công an các địa phương thu thập 15 thông tin của công dân, trong đó quan trọng nhất là cấp cho mỗi người một số định danh duy nhất dùng chung. Sau này, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các bộ, ngành quản lý sẽ tra cứu thông tin thông qua mã số công dân này nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục và hạn chế việc công dân phải đi lại nhiều lần.

 khi nao se chinh thuc bo so ho khau, so tam tru va chung minh nhan dan? - 1

Người dân làm sổ hộ khẩu tại Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội

Thượng tá Phú cho biết thêm, mã số định danh được coi là chìa khóa, để các cơ quan Nhà nước tra cứu trong cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm lấy ra các thông tin về công dân phục vụ mục đích giải quyết thủ tục hành chính. Chậm nhất đến đầu năm 2019, công dân khi làm thủ tục hành chính sẽ không cần phải mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh..., chỉ cần cung cấp 3 thông tin chính: Họ tên; mã số định danh cá nhân và chỗ ở, là sẽ được giải quyết. “Quan trọng nhất là chờ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoạt động, kết nối với nhau đồng bộ.

Muốn tra cứu thông tin thì dễ nhưng phải đầu tư hạ tầng, cơ sở thông tin để khai thác, xem được luôn việc giải quyết thủ tục. Riêng Bộ Công an đến cuối năm 2018, đầu năm 2019 có thể cung cấp thông tin cho các ngành để giải quyết thủ tục hành chính”, Thượng tá Phú thông tin.

Bãi bỏ hàng loạt thủ tục liên quan hộ khẩu

Trước đó, theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, Chính phủ thông qua phương án của Bộ Công an về việc bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, CMND trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.

Ở nhóm thủ tục đăng ký thường trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, các loại giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú cũng sẽ được bãi bỏ. Tương tự, việc quản lý tạm trú cũng sẽ không còn sổ tạm trú mà thay bằng việc cập nhật thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cùng với việc bỏ sổ hộ khẩu, các thủ tục như tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, gia hạn tạm trú… cũng được bãi bỏ.

 khi nao se chinh thuc bo so ho khau, so tam tru va chung minh nhan dan? - 2

Đặc biệt, cùng với việc bãi bỏ sổ hộ khẩu và CMND, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký xe, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, CMND. Thậm chí trong một số tờ khai về lý lịch cá nhân, người dân sẽ không còn phải cung cấp các thông tin như ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú. Như vậy, sau khi bãi bỏ sổ hộ khẩu và CMND, người dân sẽ sử dụng số định danh cá nhân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến cá nhân. 

Nghị quyết 112/NQ-CP có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành (30/10/2017). Để triển khai thực hiện phương án này, Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp cùng các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chưa thể bỏ được ngay

Trao đổi với PV, một chuyên gia về cải cách tư pháp cho biết, Nghị quyết ra đời và có hiệu lực từ tháng 10, nhưng Nghị quyết cũng là để chúng ta có định hướng từ nay đến lộ trình năm 2020, phù hợp với Luật Căn cước công dân là tới năm 2020 sẽ xây dựng đồng bộ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Vì phải xây dựng được hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đồng bộ, thống nhất thì mới tiến hành bỏ được.

“Trong thời gian từ nay đến khi xây dựng xong vẫn phải duy trì những giấy tờ cần thiết như CMND, sổ hộ khẩu. Luật Căn cước công dân lộ trình quy định đến năm 2020, Chính phủ cũng phải theo lộ trình đó. Tuy dự kiến đến năm 2020 có thể hoàn thành hệ thống đồng bộ này, nhưng vẫn còn nghi ngờ vì việc này cần nguồn kinh phí rất lớn, phải rất nỗ lực, quyết tâm và đầu tư kinh phí mới làm được”, chuyên gia này cho biết.

Trong khi đó, Luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 nêu rõ: CMND đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ CMND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.

Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật Căn cước công dân có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 1/1/2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của luật này. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật Căn cước công dân trong thời gian chuyển tiếp từ khi luật này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2019.

Như vậy, có thể thấy ít nhất từ nay đến năm 2019, sổ hộ khẩu vẫn chưa thể bỏ được ngay.

>> Xem thêm: Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Theo Hoài Thu (Báo Giao Thông)

Let's block ads! (Why?)

Khám phá điều kỳ diệu trong hạt vừng nhỏ bé

Đặc biệt, vừng còn“nổi danh” là một vị thuốc với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp, được y học dân tộc nhiều quốc gia tin dùng.

Loại cây có từ thời tiền sử

Cây vừng (Sesamum indicum) là loại cây ra hoa thuộc chi vừng (Sesamum), họ vừng (Pedaliaceae), được trồng ở vùng nhiệt đới từ thời tiền sử. Qua nghiên cứu khảo cổ chứng minh khi khai quật một ngôi mộ ở Ai Cập có bức tranh người thợ làm bánh mì thêm hạt vừng vào bột bánh… Khoảng 3000 năm TCN, vừng là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Á, người Trung Quốc dùng dầu vừng đốt đèn và sử dụng nó để làm bồ hóng sản xuất mực in. Cây vừng còn gọi là cây mè, chữ Hán gọi là chi ma, hạt vừng là chi ma tử. Sử sách chép rằng, cây vừng vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn Độ), vì vậy, người Trung Hoa gọi cây vừng là hồ ma và hạt vừng là hồ ma tử. Ngoài ra, vừng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như du tử miêu, du ma, cẩu sát, cự thắng… Ngày nay, vừng là loại cây đã được thuần hóa, trồng ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới để lấy hạt ăn và chữa bệnh.

Vừng là cây thân thảo, cao khoảng1 - 1,5m, có nhiều lông mịn, cây vừng có lá so le mọc từ gốc, hình mác hẹp, có gân. Hoa vừng màu vàng nhạt hoặc hơi hồng. Quả nang, hình trụ dài, khía dọc, chia thành 4 mảnh. Khi chín, 4 mảnh quả tách ra bên trong chứa rất nhiều hạt vừng nhỏ xíu, kỳ diệu. Hạt vừng hình bầu dục, có vỏ màu trắng kem, màu vàng, tím, đen, đỏ. Vừng sinh trưởng trong điều kiện có độ ẩm và nhiều ánh sáng, nhiệt độ từ 25 - 30 độ C. Cuối mùa hạ, đầu mùa thu là lúc quả vừng chín, người ta cắt cả cây, phơi khô, đập lấy hạt.

Hiện 3 nước có sản lượng vừng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico. Vừng được thu hạt để ép lấy dầu. Dầu vừng là một loại dầu đặc biệt chứa nhiều axit béo không no nên nó khó đông đặc khi thời tiết lạnh, bảo quản được lâu. Ngoài việc dùng trong ẩm thực, dầu vừng còn là một trong những loại dầu phổ biến dùng làm dung môi trong chiết xuất những chất tan trong dầu từ dược liệu, pha loãng tinh dầu thảo dược.

Khám phá điều kỳ diệu trong hạt vừng nhỏ bé - 1

Vừng vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Hạt bé nhỏ mang giá trị lớn…

Những hạt vừng nhỏ xíu nhưng lại chứa cả một “kho” dinh dưỡng và thuốc trong đó. Trong hạt vừng có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng như protid, lipid, glucid, xơ, vitamin B1, B2, PP, E, các chất khoáng như: Ca, P, K, Na, Mg, Fe, Zn, Se, Cu, Mn… Với 3 loại vừng trắng, vàng, đen thì vừng đen được sử dụng nhiều trong y học.

Theo Y học cổ truyền, vừng có thể được dùng đơn độc hoặc phối các vị thuốc khác chữa trị nhiều bệnh. Theo sách Bản thảo cương mục, hạt vừng bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh. Với Nam y thần dược: “Hạt vừng (ma nhân), dầu vừng (ma du) có vị ngọt, béo, tính bình, quy 4 kinh phế, tỳ, can, thận. Có tác dụng nhuận tràng, bổ khí huyết, bổ ngũ tạng, ích khí lực, bổ não tủy, mạnh gân cốt, sáng tai mắt, ích lão trường thọ”.

Vừng thường được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng, lợi sữa ở phụ nữ nuôi con bú, trị lỵ, giải độc, chữa tổn thương do chấn thương, bỏng, mụn nhọt. Đặc biệt, hoạt chất sesamin và sesaminol trong dầu vừng có tác dụng chống tăng huyết áp, hạ cholesterol và chống sự giãn nở của cơ tim, chống oxy hóa, bảo vệ gan.

Giá trị đặc biệt hơn từ hạt vừng bé nhỏ này là khả năng phòng chống ung thư. Với lượng lớn dinh dưỡng cùng các vitamin, khoáng chất thì hạt vừng còn chứa axit phytic là một hợp chất chống ung thư mà ít ai biết tới.Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Do đó, không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư, hợp chất này còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện và ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn chặn các bệnh liên quan đến rối loạn nhận thức.

Hàm lượng magie cao trong hạt vừng (với 36g hạt vừng đã cung cấp tới 31,6% nhu cầu magie hằng ngày cho cơ thể) làm giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ. Bên cạnh đó, hạt vừng còn giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp, ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu và làm giảm hội chứng tiền mãn kinh… Ngoài ra, các sản phẩm từ hạt vừng có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường ở mọi tình trạng khác nhau, bằng khả năng điều hòa lượng insulin và glucose trong cơ thể; Chất xơ và dầu béo trong hạt vừng giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, do vậy mà cơ thể cũng tránh được các loại bệnh về đường tiêu hóa.

Món ăn bài thuốc từ vừng

Suy nhược cơ thể: vừng đen, lá dâu non lượng bằng nhau, tán nhỏ, làm hoàn với mật, mỗi hoàn 10g, ngày uống 1 - 2 hoàn.

Trị táo bón kéo dài: vừng đen, lá dâu mỗi vị 100g, sa sâm, mạch môn mỗi vị 200g, tán nhỏ, làm hoàn với mật, mỗi hoàn 10g, ngày uống 1 - 2 hoàn.

Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu não: vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất lượng bằng nhau, tán bột, làm hoàn, mỗi hoàn 10g, ngày uống 2 - 3 hoàn.

Viêm thận mạn tính: vừng đen 0,5kg, quả óc chó 0,5kg, táo đỏ vừa đủ. Vừng đen và quả óc chó tán nhuyễn, ngày 3 lần, mỗi lần 20g, sau khi uống, nhai thêm 7 quả táo (đây là 1 liệu trình, uống hết chế biến tiếp).

Sức yếu, lưng gối mỏi đau: vừng đen, thục địa, ý dĩ, rượu với mỗi thứ vừa đủ. Bọc trong túi vải, ngâm trong rượu 1 tuần, dùng uống lúc bụng đói.

Chức năng gan và thận suy: vừng đen, lá dâu với mỗi thứ có lượng bằng nhau, nếp vừa đủ, nấu cháo ăn.

Mẩn ngứa mề đay: vừng đen 10g, táo đen 10g, đậu đen 10g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống liên tục.

Sản phụ thiếu sữa: vừng đen 250g, giò heo 2 - 3 cái, gia vị vừa đủ. Giò heo hầm canh, vừng đen sau khi rang tán nhuyễn, uống với canh giò heo, mỗi lần 15g, ngày 3 lần.

Hen suyễn: vừng đen 250g (sao), gừng 120g, đường phèn 100g, mật ong 100g. Gừng vắt lấy nước, trộn với vừng, rồi cho vào chảo rang thơm, để nguội. Đường phèn và mật ong nấu chảy trộn đều với vừng, sau cùng chứa trong một lọ. Mỗi sáng và chiều múc ăn 1 muỗng canh.

Thiếu máu: vừng đen 15g, cẩu kỷ tử 15g, thục địa 20g, đảng sâm 30g, đương quy 10g, bạch thược 10g, sắc uống, ngày 1 - 2 lần.

Trẻ em ho gà: vừng đen 50g, lạc 30g, mật ong 50ml. Tất cả cho vào nồi, thêm nước nấu canh, ăn sau khi nấu chín, ngày 1 lần, dùng liền 3 - 5 ngày.

Suy giảm trí nhớ, hay quên, mất ngủ: vừng đen 250g, quả óc chó 250g, đường vàng 0,5kg. Rang chín vừng và quả óc chó. Đun nước đường cho nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa khi đường chảy dính, kéo lên thành sợi, tắt bếp, đổ vào mè đen, quả óc chó, trộn đều, sau khi đổ vào những khuôn có lót dầu ăn, chờ nguội, cắt miếng, mỗi lần dùng 15g, ngày 3 lần, ăn thường xuyên.

Hạt vừng có thể nói như một “vệ sĩ tí hon” luôn song hành “bảo vệ” chúng ta một cách tự nhiên qua các món ăn bài thuốc được dân gian lưu truyền ngàn đời qua. Giá trị của hạt vừng nhỏ bé nhưng kỳ diệu với cơ thể con người có thể vẫn còn nhiều ẩn số… để chúng ta tiếp tục khám phá thêm trong “hành trình” cuộc sống.

Let's block ads! (Why?)