Thursday, November 2, 2017

“Cô gái đóng băng” và điều kỳ diệu khó lý giải nhất nền y học hiện đại

Đêm định mệnh

Vào một đêm mùa đông ngày 20/12/1980, trong thời tiết giá buốt với nhiệt độ giảm xuống tận -30 độ C, cô gái 19 tuổi Jean Hilliard lái xe từ nhà bạn về nhà ở Lengby, Minnesota. Bỗng nhiên, xe mất lái, trượt dốc trên con đường băng giá. Cô không thể kiểm soát được chiếc xe và nó đã đâm vào một cái mương bên đường.

Biết rằng sẽ chết cóng nếu còn ở lại xe, sau đó, Jean bước ra ngoài và bắt đầu đi bộ tới nhà một người bạn sống gần đó để nhờ giúp đỡ.

Jean Hilliard lúc đó chỉ đi giày tây, khoác một chiếc áo khoác và đeo găng tay. Jean đi ngược gió, chân cô lạnh buốt.

Quần áo không đủ ấm nên Jean ngã gục xuống đường khoảng vài mét trước cửa nhà người bạn. Lúc đó khoảng 1 giờ sáng và Jean gần như đã kiệt sức, không thể gượng dậy được nữa.

“Cô gái đóng băng” và sự hồi sinh kỳ diệu khó lý giải nhất lịch sử y học - 1

“Cô gái đóng băng” Jean Hilliard (ảnh nhỏ) đã trở thành một hiện tượng bí ẩn của y học hiện đại.

Cô nằm bất động trong tuyết cho tới khi được người bạn là Nelson phát hiện vào khoảng 7h sáng hôm sau. Thời điểm đó, người cô đã cứng như một tảng đá và Nelson đã phải rất khó khăn mới đẩy được cô vào ghế sau ôtô rồi đưa đến bệnh viện.

Ngay khi tiếp nhận ca cấp cứu, các bác sĩ tại Bệnh viện Fosston nhất loạt đều sững sờ trước tình trạng của Jean. Jean thở rất chậm, thậm chí bác sĩ không thể kẹp nhiệt kế để đo nhiệt độ cho Jean.

Cơ thể Jean đã bị đông thành đá, không có khớp nào cử động được. Họ không thể dịch chuyển bất cứ bộ phận nào của cơ thể cô, thậm chí không thể đâm xuyên kim qua da cô để tiêm.

Mắt Jean không phản ứng với ánh sáng. Các bác sỹ chỉ biết đặt những gói ủ ấm xung quanh cơ thể Jean để tăng nhiệt độ cơ thể, làm tan lớp băng.

 "Cơ thể cô ấy lạnh lẽo, đông cứng giống như một miếng thịt để trong ngăn đá tủ lạnh. Các chi đều không thể gập hoặc cử động. Cô ấy không có bất kỳ một phản ứng nào trong khoảng 2 hoặc 3 giờ sau khi bắt đầu tan băng. Nhịp tim của Jean chỉ đập 8 lần mỗi phút. Nhiệt độ cơ thể khoảng 26 độ C", bác sĩ George Sather điều trị cho Jean cho biết.

Bất lực, nhóm cấp cứu đành phải buông xuôi. Họ nói các tế bào hoàn toàn đông cứng, các cơ quan nội tạng cũng lạnh dần, sẽ càng khó hơn để chúng có thể thực hiện chức năng của mình cho tới khi hoàn toàn ngừng hẳn. Thậm chí não cũng không thể cứu. Jean gần như chỉ là một xác chết đóng băng, không còn hy vọng nào cả.

Hồi sinh kỳ diệu     

Ngồi bên giường bệnh của con gái, mẹ Jean chỉ còn biết nắm tay cô và cầu nguyện, dù bản thân bà cũng biết rằng đã hết hy vọng.

Thế nhưng, trong khi mọi người đang tính đến hậu sự cho cô thì 11h trưa ngày 21/12/1980, Jean bắt đầu co giật và lấy lại được ý thức một cách thần kỳ. Mọi người xung quanh cô đều kinh ngạc.

Đến 13 giờ, Jean bắt đầu có dấu hiệu của sự sống, trong khi mẹ cô không ngừng cầu nguyện thì cuối cùng cô cũng tỉnh dậy và đòi uống nước.

Vào ban đêm, cô có thể di chuyển đôi cánh tay. Đến ngày thứ 3, đôi chân của cô cũng có thể di chuyển. Cô phải điều trị y tế trong 49 ngày tiếp theo nhưng sau đó hồi phục hoàn toàn và không phải cắt bỏ ngay cả một ngón tay.

Các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên, đây là trường hợp khoa học hiện đại không thể tin nổi, khi cô không phải cắt bỏ gì hết trong khi rõ ràng chẩn đoán việc hoại tử cả tay và chân của cô đã được xác định.

Jean đã nằm 6 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt trước khi được chuyển sang phòng dịch vụ. Ngày thứ 49, cô đã có thể về nhà, như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Và cho đến nay, vẫn không ai biết được làm cách nào mà cơ thể của cô gái lại có thể phục hồi hoàn toàn và nhanh chóng, không để lại bất kỳ di chứng nào của trạng thái đóng băng.

Người phụ nữ mang “máu độc” và bí ẩn khó hiểu nhất lịch sử y học thế giới

Vào một đêm mùa đông lạnh lẽo năm 1994, một người phụ nữ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy cấp. Thời...

Let's block ads! (Why?)

Khóc nghẹn nhìn mưa lũ cuốn trôi hàng trăm con heo ở Khánh Hòa

PV đến nhà bà Hường cũng là lúc gia đình bà đang hối hả đưa 3 con heo vừa tìm được cách đó hơn 3km do bị lũ cuốn trôi vào lại chuồng.

Cả ngày hôm nay, mọi người chia nhau đi tìm, quên cả việc ăn uống, đưa về gần 50 con. Chút nỗ lực đó cũng khó có thể vớt vát được những thiệt hại mà bà Hường đang gánh chịu.

 khoc nghen nhin mua lu cuon troi hang tram con heo o khanh hoa - 1

Nước lũ dâng cao, cuốn trôi đàn heo hơn 300 con của bà Phan Thị Hường. Sau 1 đêm, tất cả giờ chỉ là những chuồng trống. Ảnh: Quốc Nhựt

Đưa chúng tôi ra phía sau, một khu chuồng trại chăn nuôi khép kín, quy củ nhưng trống hoang, lấm đầy bùn đất. “Mới chiều qua còn nguyên một trại, vất vả cho ăn, dọn chuồng mà giờ đi hết rồi. Lũ cuốn mất 250 con heo của gia đình tôi rồi”, bà Hường buồn bã.

Giọng buồn rầu bà Hường kể lại, mưa lớn ở vùng nhiều ngày liên tiếp, vậy mà đến tối hôm qua (31/10), con sông Đá Bàn phía sau nhà, nước vẫn không lên bao nhiêu. Nghĩ không có chuyện gì xảy ra, gia đinh bà vẫn chăm sóc đàn heo như bình thường.

 khoc nghen nhin mua lu cuon troi hang tram con heo o khanh hoa - 2

Đàn heo ngập trong dòng nước lũ. Ảnh gia đình cung cấp

Đến khoảng 11h đêm, nước lũ ở đâu cuồn cuồn đổ về, nhanh chóng tràn vào khu chuồng trại. Gia đình bà huy động lực lượng, liên hệ xã đến cứu nhưng nước lũ đã bao vây, chia cắt khu chuồng trại.

“Chúng tôi vào khu chuồng trại, nhìn nước lên cao rồi dần dần cuốn trôi đàn heo gần 300 con của mình mà bất lực, không biết làm gì. Sau đó, con nào khỏe thì bơi được vào bờ, còn lại bị cuốn trôi hết. Mọi việc diễn ra quá nhanh, chỉ trong vòng 30 phút thôi”, bà Hường kể.

 khoc nghen nhin mua lu cuon troi hang tram con heo o khanh hoa - 3

Khoảng 50 con heo may mắn sống sót được gia đình tìm lại được

Theo bà Hường, lũ quét đã cuốn và làm chết hơn 200 con heo thịt, 50 con heo con và 4 con nái đẻ. Trong số heo thịt, có một lứa khoảng 100 con (trong lượng từ 70kg – 1tạ) chỉ vài ngày nữa xuất chuồng, 100 con còn lại đạt từ 50-70kg. Với số lượng này, trong khi hợp đồng với thương lái khoảng 32.000đ/kg, bà nhẩm tính mất gần 500 triệu đồng. Đó là chưa kể hàng trăm triệu tiền thức ăn, công chăm sóc suốt thời gian qua.

Không chỉ có nhà bà Hương, theo thống kê của xã Ninh Sơn, mưa lũ cũng đã khiến 1.000 con gia cầm trên địa bàn bị cuốn trôi, 20ha mía, 9ha rau màu dọc theo sông Đá Bàn bị ngập úng, hư hại.

>> Xem thêm: Hàng nghìn con lợn chết đuối, nổi lềnh bềnh trong nước lũ

Theo Quốc Nhựt (Báo Giao thông)

Let's block ads! (Why?)

Người mẹ suốt 1 năm đòi lại con bị chồng "bắt" từ khi 5 tháng tuổi

Chúng tôi tìm đến nơi ở của chị Nguyễn Thị Hạnh (35 tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) – người phụ nữ bị gia đình chồng cướp quyền nuôi con từ khi đứa bé 5 tháng tuổi.

Người mẹ tố bị gia đình chồng đánh

Chị Hạnh cho biết, kể từ ngày ra tòa ly hôn, chị phải về quê sống nhờ bố mẹ đẻ với hi vọng sớm được gặp lại con trai. Nhưng đến giờ, chị chưa một lần được gặp lại con vì chồng cũ…không chịu giao đứa trẻ.

Chị kể: “Năm 2015, tôi và anh Lê Ngọc Thành (39 tuổi) cưới nhau, có đăng ký kết hôn tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Về làm dâu, tôi luôn bị gia đình chồng để ý, soi mói đủ điều. Nhiều lúc, tôi thấy áp lực nhưng vì chồng nên cố gắng chịu đựng”.

 nguoi me suot 1 nam doi lai con bi chong "bat" tu khi 5 thang tuoi - 1

Chị Hạnh đau đớn khi nghĩ tới việc hơn 1 năm nay chưa gặp lại con trai.

Khi mang thai đứa con đầu lòng, chị Hạnh và gia đình chồng xảy ra mâu thuẫn. Vì vậy, chị quyết định về bên ngoại dưỡng thai và chờ đợi ngày con chào đời. Chị bảo, thời gian về nhà đẻ sinh sống, gia đình chồng không một ai gọi điện hỏi thăm. Khi ấy, chị nghĩ sau này sẽ làm mẹ đơn thân, quyết nuôi dạy con lớn khôn!

Ngày đứa trẻ chào đời, chị Hạnh nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng nên đã gọi điện thông báo cho chồng biết. Ngay sau đó, anh Thành đã đến thăm vợ và con. Một tháng sau, anh lên đón mẹ con chị về lại TP. Biên Hòa.

“Tôi cứ nghĩ khi sinh con, chồng và gia đình sẽ thay đổi, yêu thương mình hơn trước. Ngờ đâu, bố mẹ chồng đánh tôi sưng hết mặt mày, sau đó họ bị chính quyền xử phạt hành chính và buộc phải xin lỗi bố mẹ tôi.

Tháng 8/2016, họ bắt thằng nhỏ đi và đuổi tôi ra khỏi nhà, không cho gặp lại con. Khi ấy, con tôi mới được 5 tháng tuổi”, chị Hạnh xót xa.

Hơn 1 năm không được gặp lại con trai, chị Hạnh chua xót:  “Tôi chỉ có một ao ước được gặp lại con và bế bồng thằng nhỏ. Không biết, giờ này nó đã đi vững được chưa, có nhớ người mẹ tội nghiệp này hay không? Thực sự, tôi không muốn làm to chuyện, chỉ muốn giành lại quyền làm mẹ của mình”.

 nguoi me suot 1 nam doi lai con bi chong "bat" tu khi 5 thang tuoi - 2

Hiện tại, con trai chị Hạnh đã lớn và chị chỉ có thể ngắm nhìn con qua ảnh

Hành trình đi đòi quyền làm mẹ

Sau khi bị gia đình chồng đuổi đi, ngày 19/8/2016, chị Hạnh nộp đơn đến Tòa án Nhân Dân (TAND) TP. Biên Hòa xin ly hôn và yêu cầu quyền được nuôi con.

Gân 1 tháng sau, TAND TP. Biên Hòa quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu anh Thành giao con cho chị Hạnh bởi đứa trẻ quá nhỏ, cần sự chăm sóc của người mẹ.

Sau đo, cơ quan Thi hành án dân sự TP.Biên Hòa cũng đã tổ chức cưỡng chế buộc anh Thành phải giao con cho chị Hạnh nhưng bất thành.

Tại hai phiên tòa  xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, TAND TP.Biên Hòa và TAND tỉnh Đồng Nai đều quyết định giao con cho chị Hạnh trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người chồng kiên quyết không chịu giao đứa trẻ cho chị Hạnh.

 nguoi me suot 1 nam doi lai con bi chong "bat" tu khi 5 thang tuoi - 3

Các quyết định thi hành, cưỡng chế giao con 

"Tôi biết việc làm của mình vi phạm pháp luật nhưng tôi chấp nhận vì con”

Nói về việc giữ con, anh Thành cho biết bản thân anh không phục 2 bản án trên của Tòa án. Theo anh, trong quá trình sinh sống, chị Hạnh có dấu hiệu không ổn định về thần kinh, nhiều lúc cư xử không đúng chuẩn mực với bố mẹ chồng và không có thu nhập ổn định để nuôi con.

“Những gì cô ấy tố gia đình tôi hành hạ, bạc đãi là chưa đúng sự thật. Cô ấy bị thần kinh, lúc mang thai không coi bố mẹ tôi ra gì và thường tự hành hạ bản thân, đấm vào bụng của mình để bố mẹ tôi thấy. Khi thằng bé chào đời, cô ấy ôm con bỏ ngoài trời mưa hoặc bồng đi lang thang. Thử hỏi, tôi làm sao dám giao con cho người như vậy! Nếu cô ấy bình thường, tôi sẽ chấp nhận giao”, anh Thành nói.

 nguoi me suot 1 nam doi lai con bi chong "bat" tu khi 5 thang tuoi - 4

Theo anh Thành, chị Hạnh không có thu nhập ổn định để nuôi con

Nhắc đến việc hơn 1 năm nay chị Hạnh chưa được gặp con trai vì chồng không cho, anh Thành thừa nhận. “Tôi sợ cô ấy lên thăm sẽ ảnh hưởng đến thằng bé! Tôi biết việc làm của mình vi phạm pháp luật nhưng tôi chấp nhận vì con”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Hạnh – chấp hành viên thi hành bản án cho biết Cơ quan Thi hành án dân sự TP.Biên Hòa đã làm các thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không thể buộc anh Thành giao con cho chị Hạnh theo như bản án đã tuyên.

“Việc anh Thành không giao con, chúng tôi đã xử phạt hành chính và gửi kiến nghị khởi tố hình sự (số 1115/CV-THADS) đến Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra Công an TP.Biên Hòa đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự  vì không giao con nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi”, ông Hạnh cho biết.

Trả lời về trường hợp của chị Nguyễn Thị Hạnh, Trung tá Lý Minh Định - Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Công an TP.Biên Hòa cho biết đơn vị đã tiếp nhận và đang tiến hành điều tra làm rõ.  Nội dung như thế nào thì điều tra viên sẽ trả lời sau nhưng hiện tại điều tra viên đang đi học, chưa thể cung cấp thông tin”, vị này nói.

>> XEM THÊM: HÀNH TRÌNH CAY ĐẮNG CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ ĐÒI QUYỀN NUÔI CON

Theo Khai Tâm (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Số phận bất hạnh của người thương binh phanh xe gấp, khiến vợ ngã xuống đường tử vong

Khoảng 11h ngày 30/10, tại đường Lê Quang Đạo, gần sân vận động Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông hy hữu.

Được biết, vào thời điểm trên, ông Trần Văn Nam (SN 1956, là thương binh, HKTT tại Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) điều khiển xe ba bánh chở vợ là bà Nguyễn Thị Đoan (SN 1948) ngồi ghế trước bên cạnh, lưu thông trên đường Lê Quang Đạo theo hướng từ sân vận động Mỹ Đình về Mễ Trì.

Khi chiếc xe di chuyển tới khu vực đối diện số 6 Lê Quang Đạo, gặp chướng ngại vật, ông Nam bất ngờ phanh gấp. Cú phanh đột ngột khiến bà Đoan ngồi ghế bên cạnh không giữ được thăng bằng ngã đập đầu xuống đường dẫn tới tử vong.

 so phan bat hanh cua nguoi thuong binh phanh xe gap, khien vo nga xuong duong tu vong - 1

Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: Beatvn

2 ngày sau khi vụ tai nạn thương tâm trên xảy ra, PV có mặt tại gia đình ông Nam để tìm hiểu thêm vụ việc. Khác xa với những suy nghĩ ban đầu của chúng tôi, thực tế chỗ ở của vợ chồng ông Nam, bà Đoan chỉ là một gian nhà chưa đầy 20m2 lụp xụp, nằm sâu trong làng Mễ Trì Thượng (vốn là đất nghĩa trang) được chính quyền tạo điều kiện cho người dân mượn để kinh doanh tăng thêm thu nhập.

Mở đầu câu chuyện với PV, ông Nam nói trong nước mắt: “Thực ra tôi và bà Đoan đã có mối lương duyên từ trước đó hàng chục năm trời. Vậy mà giờ đây, khi cả 2 tình cờ gặp lại sau bao năm xa cách, chưa bù đắp, san sẻ được nhiều cho nhau, thì bà ấy đã vĩnh viễn bỏ tôi mà đi”.

Nói về cuộc đời mình, ông Nam cho biết, ông vốn sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo ở ngoại thành Hà Nội (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng). Khi mới vào độ tuổi 18, đôi mươi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông rời quê hương lên đường nhập ngũ.

Sau một lần bị thương nặng, ông được một y sĩ cấp cứu và chăm sóc tận tình. Người đó không ai khác chính là bà Đoan. Sau tấm ân tình đó, hai người thề hẹn sau khi hòa bình lập lại nhất định sẽ tìm gặp nhau.

Tới năm 1975, ông Nam giải ngũ trở về quê nhà. Khi đó, ông cũng mất luôn tin tức của bà Đoan. Thời gian thấm thoát thoi đưa, ông Nam xây dựng gia đình với người phụ nữ khác rồi lần lượt sinh hạ 5 người con.

Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ông Nam làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Năm 2012, ông lặn lội từ quê nhà lên trung tâm thành phố Hà Nội để chạy xe ba gác mưu sinh.

Tại khu vực làng Mễ Trì Thượng, sau một lần tạt vào quán ăn ven đường, ông Nam tình cờ gặp lại ân nhân của mình cách đây gần nửa thế kỉ. Biết được hoàn cảnh éo le của bà Đoan (đã ly hôn chồng), cuộc đời trải qua nhiều sóng gió, ông Nam càng cảm thấy thương cảm.

Bản thân, cuộc sống hôn nhân của người đàn ông này nơi quê nhà cũng không được hạnh phúc. Vậy là sau khi giải quyết thủ tục ly hôn với người vợ đầu, ông cùng bà Đoan chuyển về ở hẳn với nhau. Được biết, 2 người mới làm thủ tục đăng kí kết hôn vào tháng 6/2017.

 so phan bat hanh cua nguoi thuong binh phanh xe gap, khien vo nga xuong duong tu vong - 2

Ông Nam nghẹn ngào kể về mối lương duyên giữa mình và người vợ mới mất. Ảnh: H.Chi

Nói thêm về vụ tai nạn, ông Nam giọng nghẹn ngào kể, sáng ngày 13/10, ông cùng vợ chở thuê vật liệu xây dựng cho khách từ Mễ Trì đến đường Nguyễn Hoàng (ven bến xe Mỹ Đình).

Sau khi giao hàng cho khách xong, bà Đoan bảo chồng đưa về quê nội để lấy thông tin về ngày giỗ của tổ tiên để sau này thuận tiện việc thờ cúng. Thấy vợ nói vậy, ông Nam đồng ý đưa bà về Đan Phượng.

Tuy nhiên, cho tới tận gần trưa, vẫn chưa lấy được đầy đủ thông tin, sốt ruột một số việc ở nhà, bà Đoan bảo chồng chở về. Khi chiếc xe ba gác chạy về đến khu vực gần sân vận động Mỹ Đình, bất ngờ một chiếc xe taxi chạy ngang đầu. Trước tình huống bất ngờ, ông Nam theo phản xạ tự nhiên đạp mạnh chân phanh để tránh va chạm.

Cú phanh gấp đã khiến bà Đoan ngồi ghế bên cạnh ngã nhào và đập đầu xuống nền đường dẫn đến tử vong tại chỗ. Trước cảnh tượng đó, ông Nam gào khóc rồi vội vàng lao vào ôm chầm lấy người vợ đáng thương của mình.

Nói về dự định tương lai, ông Nam gạt vội giọt nước mắt như đang muốn trực trào chia sẻ: “Trước mắt, tôi muốn cùng người thân lo toan chu tất cho đám ma của vợ. Sau đó, tôi sẽ vẫn tiếp tục chạy xe ba gác để mưu sinh như trước đây.

Còn về chỗ ở, khi nào nhà nước yêu cầu trả lại phần diện tích hiện gia đình đang mượn để kinh doanh thì tôi sẽ chấp hành. Khi đó, đi đâu về đâu tôi sẽ tính tiếp vậy chứ biết làm sao. Nhà cửa, đất đai ở quê nhà tôi đã cho người vợ đầu và chia cho các con hết cả”.

Theo Huyền Chi (Gia đình & Xã hội)

Let's block ads! (Why?)

Tin mới thời tiết 2/11: Áp thấp sắp vào đất liền, TP.HCM sẵn sàng sơ tán người dân

Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng và thủy văn Trung ương, trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào các tỉnh Kiên Giang - Cà Mau với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có nguy cơ xảy ra một đợt mưa đặc biệt lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt diện rộng ở vùng trũng, đô thị thuộc các tỉnh nói trên rất cao.

 tin moi thoi tiet 2/11: ap thap sap vao dat lien, tp.hcm san sang so tan nguoi dan - 1

Phú Yên chìm trong nước lũ do ảnh hưởng của áp thấp

Ven biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau cần đề phòng nước dâng kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4-4,5m.

Cùng thời gian này, trên biển Đông đang xuất hiện một áp thấp nhiệt đới mới, dự báo trong hôm nay sẽ mạnh lên thành bão số 12. Lúc 4h sáng nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 380km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. 

Đến 4 giờ sáng mai ngày 3/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Như vậy đúng 20 năm sau bão Linda đổ bộ khiến hơn 3.000 người chết và mất tích, tại vùng biển phía Nam lại xuất hiện một cơn bão mới.

Để ứng phó với khả năng áp thấp nhiệt đới, bão có thể đổ bộ vào thành phố, tối qua 1/11, UBND TP.HCM khẩn cấp chỉ đạo các địa phương, đơn vị chức năng lên phương án ứng phó, trong đó có phương án di dời các hộ dân ở xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) vào đất liền.

Thành phố yêu cầu di dời dân phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật. Việc di dời dân phải đảm bảo an ninh, trật tự. Người dân được di dời phải được đảm bảo chăm lo tốt tại nơi họ tạm cư tránh áp thấp nhiệt đới.

Theo Hà Anh (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Lá dâu trị cảm mạo, dịu ho

Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Dùng trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Hằng ngày dùng 6 - 15g dưới dạng nấu, hãm, sắc...  Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có lá dâu:

Lá dâu trị cảm mạo, dịu ho - 1

Phát tán phong nhiệt:

Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.

Trị phong nhiệt, ho nhiều, tức ngực, khạc đờm vàng: lá dâu 12g, kim ngân 12g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, ngải cứu 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 5 thang.

Phòng sốt xuất huyết: lá dâu 12g, lá khế 16g, sắn dây 12g, mã đề 12g, sinh địa 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống thường ngày trong thời gian có dịch.

Mát phổi, dịu ho:

Bài 1: Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.

Bài 2: tang diệp, bạch cương tằm 10g, bạc hà 5g. Sắc uống. Chữa đau họng, ho khan.

Làm mát gan, sáng mắt:

Bài 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.

Bài 2: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.

Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung uý tử 20g, thêm 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.

Món ăn thuốc có tang diệp:

Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Cho nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt.

Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g, pha nước sôi uống thay trà. Dùng cho người đau đầu hoa mắt chóng mặt.

Cháo tang diệp cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước, gạo đem nấu cháo, cháo chín cho nước sắc vào nấu tiếp cho sôi đều, cho ăn nóng. Món này tốt cho người đau nhức mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh V do chấn thương vùng mặt.

Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Các vị hầm kỹ, bỏ túi dược liệu ra, thêm gia vị vừa ăn. Dùng liền 5 - 10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.

Kiêng kỵ: Khi ban sởi đã mọc rồi không nên dùng.

Bài thuốc trị chứng bứt rứt, khó ngủ

Tâm hỏa nóng bứt dứt thường gặp ở tuổi trung niên trở lên, nhất là người tiền sử tăng huyết áp. Người bệnh thường...

Let's block ads! (Why?)

Phân của trẻ đổi màu, cha mẹ cần nghĩ tới bệnh cực kỳ nguy hiểm này

Chị Nguyễn Thị H. ở Lạng Sơn cho biết, khi con chị được 15 ngày tuổi phát hiện vàng da nhưng nghe mọi người nói con chị chỉ bị vàng da sinh lý nên không đi khám. Cho đến khi con chị H. đi ngoài, phân bạc, chị mới đưa đi khám ở BV Đa khoa tỉnh. Bác sĩ cho biết, con chị có dấu hiệu của teo mật bẩm sinh. Ngay sau đó, con chị H. được chuyển thẳng lên BV Nhi Trung ương phẫu thuật.

Phân của trẻ đổi màu, cha mẹ cần nghĩ tới bệnh cực kỳ nguy hiểm này - 1

Vàng da, phân đổi màu là dấu hiệu của bệnh teo mật bẩm bẩm sinh. (Hình minh họa)

Hiện tại, bé gái con của chị H. đã được 1 tuổi nhưng vẫn phải theo dõi khám định kỳ tại bệnh viện.

Trao đổi với PV, Tiến sỹ Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện nhi Trung ương cho biết, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau để đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

Trẻ có các dấu hiệu vàng da kéo dài từ sau sinh, phân bạc mầu sớm và liên tục, vàng da vàng mắt thường xuất hiện 2-4 tuần sau sinh và có dấu hiệu tăng dần. Triệu chứng vàng da bệnh lý của trẻ có thể kế tiếp ngay sau giai đoạn vàng da sinh lý nên rất dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm là vàng da sinh lý kéo dài.

Đối với dấu hiệu phân bạc màu, bác sĩ Hoa cho biết, đây là một triệu chứng rất quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá bệnh. Màu phân điển hình của teo đường mật là phân mạc màu và trắng như phân cò hoặc xi măng. Tuy nhiên, trên thực tế, thường hay gặp phân màu vàng rất nhạt hoặc vàng chanh.

Theo BS Hoa, phân bạc màu trong teo đường mật xuất hiện liên tục, khác với phân bạc màu trong viêm gan sơ sinh có thể xen kẽ một số ngày phân vàng.

Để đánh giá mẫu phân, cha mẹ cần theo dõi liên tục, thu thập tất cả các bãi phân của trẻ trong ít nhất từ 3-5 ngày để đối chiếu và so sánh.

Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện nhi Trung ương cho biết, Teo mật bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, do gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy của gan.

Bệnh thường khởi phát ngay sau giai đoạn vàng da sinh lý nên gia đình bệnh nhi không để ý và bỏ qua giai đoạn vàng của việc phẫu thuật. Nếu phát hiện bệnh sớm thì phẫu thuật khi trẻ 6 tuần tuổi là tốt nhất và sau đó bệnh nhi sẽ khỏi khỏi bệnh nếu thuộc tuýp bệnh chữa được.

Khi trẻ ã 3 tháng tuổi mới phát hiện bệnh, việc phẫu thuật trở nên khó khăn hơn và từ 4 tháng tuổi trở lên, biện pháp điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào việc chờ ghép gan vì lúc đó gan của bệnh nhi đã bị xơ và mất chức năng.

Do đó, theo BS Hoa, nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ teo đường mật bẩm sinh, gia đình cần đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Phân của trẻ bạc màu là dấu hiệu của teo mật bẩm sinh được coi như một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ không thể chữa khỏi được bằng phương pháp dân gian, dùng thuốc nam. Việc sử dụng các biện pháp này sẽ làm trì hoãn các biện pháp điều trị cần thiết, làm mất đi thời điểm vàng để xử lý và gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

”Bắt bệnh” qua những đặc điểm trên khuôn mặt

Những đặc điểm trên khuôn mặt sẽ tiết lộ về sức khỏe của bạn.

Let's block ads! (Why?)