Tuesday, October 3, 2017

"Viện trưởng về hưu cả trăm người khóc", ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân

Bài học cuối cùng GS Trí nói nhiều về chữ tâm

Những bức ảnh ghi lại cảnh hành trăm người xếp hàng chia tay GS Nguyễn Anh Trí về hưu trong nước mắt đã lan tỏa và lay động bao người.  Ngày 3/10, có mặt tại viện, câu chuyện về người bác sĩ đặc biệt này vẫn còn được các đồng nghiệp, học trò và bệnh nhân chia sẻ, nhắc tới từ hành lang cho đến phòng bệnh.

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 1

Bài giảng cuối cùng trước khi về hưu GS Trí nói nhiều về chữ TÂM và ĐẠO ĐỨC của người bác sĩ

Là một người đã gắn bó với với GS Nguyễn Anh Trí 19 năm, BS Võ Thị Thanh Bình (Trưởng khoa Ghép tế bào gốc) bày tỏ: “Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy hụt hẫng khi GS Trí về hưu.

Trong quá trình làm việc, tôi bị GS Trí mắng nhiều lần lắm. Lúc đầu tôi cũng tự ái, nhưng sau đó ngẫm ra mới hiểu những lần mắng đó là những lần làm cho mình tiến bộ hơn".

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 2

BS Võ Thị Thanh Bình chia sẻ cảm xúc về GS Nguyễn Anh Trí

Theo chia sẻ của BS Bình, gần đây nhất chị được GS Trí lên lớp giảng bài (trước khi về hưu), ngoài những kiến thức về y khoa như những lần trước, GS Trí còn giảng những kiến thức mà chẳng sách vở nào có.

“Buổi học hôm đó, GS Trí gặp riêng các bác sĩ nội trú ở viện. Ngoài những kiến thức y học, GS Trí còn nhắn nhủ rất nhiều tới chúng tôi về chữ TÂM và ĐẠO ĐỨC.

Tôi còn nhớ mãi câu nói của giáo sư: "Là người bác sĩ, bên cạnh việc cứu người thì tình cảm, tấm lòng của bác sĩ với người bệnh là vô cùng quan trọng. Tình cảm, tấm lòng đó phải xuất phát từ chính cái TÂM".

Không có may mắn được tham dự lớp học của GS Trí như BS Bình, nhưng chị Bùi Bích Ngọc (cán bộ Khoa Dinh dưỡng) lại là người may mắn được ôm GS Trí trong ngày chia tay, với những cảm xúc vô cùng đặc biệt.

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 3

Chị Ngọc khóc trong ngày chia tay GS Nguyễn Anh Trí (2/10)

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 4

Hôm nay, chị Ngọc nhớ lại những kỷ niệm với GS Nguyễn Anh Trí và chị lại khóc

“Hôm đó, khi chú Trí đến chỗ tôi, cảm xúc của tôi lúc đó như một người con sắp phải xa bố vậy. Tôi ôm chầm lấy chú ấy và khóc nức nở như một đứa trẻ”, chị Ngọc nhớ lại.

Được biết, đó không phải là lần đầu tiên chị Ngọc rơi nước mắt vì những cảm xúc khi biết người “thuyền trưởng” về hưu.

“Hôm chú Trí đến khoa để chào các nhân viên, chúng tôi xếp hàng chờ sẵn. Nhìn thấy chú đi đến cầu thang, không chỉ riêng tôi mà các anh chị trong khoa đều khóc.

Video chị Ngọc xúc động chia sẻ cảm xúc khi GS Nguyễn Anh Trí về hưu

Hay như hôm cuối tuần trước, nhân viên khoa tôi đưa cơm lên phòng chú, khi cô bé ấy báo xuống rằng: Đồ đạc của chú đã đóng gói hết rồi. Nghe thấy vậy, tôi đã khóc vì biết rằng mình sắp xa một người cha, một người lãnh đạo vô cùng kính yêu”, chị Ngọc nói.

Mong GS Trí công tác thêm 5-10 năm nữa

Không chỉ có các nhân viên y tế, đối với người bệnh, họ luôn mong muốn GS Trí công tác thêm 5-10 năm nữa.

“Tôi được GS Trí khám hai lần, và nhiều lần được viện trưởng đến hỏi thăm trực tiếp. Dù mắt tôi không nhìn thấy ông ấy, nhưng nghe giọng nói và qua cái cầm tay tôi cảm nhận được sự ấm áp và tin tưởng vô cùng”, bác Uyên (đang điều trị khoa Ghép tế bào gốc) chia sẻ.

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 5

Bác Uyên cảm nhận được hơi ấm sau những cái bắt tay của GS Trí

Còn cô Bùi Thị Thuyết (52 tuổi, ờ Hòa Bình) người có vinh dự được chia tay GS Nguyễn Anh Trí ngày 2/10, nghẹn ngào nói: “Tôi chỉ mong viện trưởng ở lại thêm 5-10 năm nữa để chúng tôi được nhờ.

Vẫn biết rằng, các bác sĩ khác cũng rất giỏi nhưng không hiểu sao tôi luôn có niềm tin mãnh liệt đối với GS Trí”.

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 6

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 7

Cô Thuyết nhớ lại khoảnh khắc chia tay với GS Trí

Còn cháu Lý Kim Ánh (13 tuổi, đang điều trị tại khoa Tan máu bẩm sinh) chia sẻ: “Cháu rất buồn khi bác về hưu, cháu cảm ơn bác đã dành hết tâm huyết để chữa trị cho chúng cháu. Cháu chúc bác sau khi về hưu sẽ tiếp tục nghiên cứu để những người bệnh như chúng cháu không phải chết”.

Là một người “anh cả” đi đầu trong phong trào vận động và hiến máu nhân đạo, nên đối với những tình nguyện viên vận động hiến máu, GS Trí là một tấm gương để các thế hệ noi theo.

“Hy vọng về hưu rồi, GS Trí vẫn luôn là người cầm ngọn đuốc soi đường cho phong trào vận động hiến máu nhân đạo tiếp tục phát triển. Để những giọt máu được sẻ chia đến những người bệnh kém may mắn”, bà Hòa chia sẻ.

 "vien truong ve huu ca tram nguoi khoc", an tuong dac biet qua loi ke cua dong nghiep, benh nhan - 8

Trước những tình cảm mà các bác sĩ, người bệnh dành cho mình, GS Nguyễn Anh Trí xúc động chia sẻ: “Tôi yêu tập thể này! Họ là những đồng nghiệp, là đồng chí, là học trò, là nhân viên... và họ cũng là những người tôi rất đỗi thân thương và yêu quý!

Bệnh nhân nữa, những người đã đưa lại cho tôi nỗi đam mê trong công việc, những thành công, thành tựu trong cuộc đời tôi - đứng chờ tôi để được bắt tay, để nói lời cảm ơn và còn để ôm tôi mà khóc!

Tôi thương họ lắm! Và tôi đã nói: Được cứu chữa cho bà con, được phục vụ cho nhân dân là niềm vui và hạnh phúc vô bờ bến của tôi!”.

>> Xem theo: Cuộc chia tay hiếm có: Hàng trăm người xếp hàng trong nước mắt chia tay vị viện trưởng về hưu

Theo Lê Phương (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Ấn tượng đặc biệt về GS Nguyễn Anh Trí qua lời kể của những người từng có dịp gặp gỡ

Bài học cuối cùng GS Trí nói nhiều về chữ tâm

Ngày 3/10, có mặt tại viện sau một ngày Giáo sư Nguyễn Anh Trí rời nhiệm sở, từ hành lang bệnh viện cho đến phòng bệnh, thậm chí là phòng làm việc của các bác sĩ, đâu đâu cũng gặp những lời chia sẻ, những hình ảnh về vị Viện trưởng đáng kính này.

 an tuong dac biet ve gs nguyen anh tri qua loi ke cua nhung nguoi tung co dip gap go - 1

Bài giảng cuối cùng trước khi về hưu GS Trí nói nhiều về chữ TÂM và ĐẠO ĐỨC của người bác sĩ

Là một người đã gắn bó với với GS Nguyễn Anh Trí 19 năm, BS Võ Thị Thanh Bình (Trưởng khoa Ghép tế bào gốc) bày tỏ: “Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy hụt hẫng khi GS Trí về hưu.

Trong quá trình làm việc, tôi bị GS Trí mắng nhiều lần lắm. Lúc đầu tôi cũng tự ái, nhưng sau đó ngẫm ra mới hiểu những lần mắng đó là những lần làm cho mình tiến bộ hơn".

 an tuong dac biet ve gs nguyen anh tri qua loi ke cua nhung nguoi tung co dip gap go - 2

BS Võ Thị Thanh Bình chia sẻ cảm xúc về GS Nguyễn Anh Trí

Theo chia sẻ của BS Bình, gần nhất chị được GS Trí lên lớp giảng bài (trước khi về hưu), ngoài những kiến thức về y khoa như những lần trước, GS Trí còn giảng những kiến thức mà chẳng sách vở nào có.

“Buổi học hôm đó, GS Trí gặp riêng các bác sĩ nội trú ở viện. Ngoài những kiến thức y học, GS Trí còn nhắn nhủ rất nhiều tới chúng tôi về chữ TÂM và ĐẠO ĐỨC.

Tôi còn nhớ mãi câu nói của giáo sư: "Là người bác sĩ, bên cạnh việc cứu người thì tình cảm, tấm lòng của bác sĩ với người bệnh là vô cùng quan trọng. Tình cảm, tấm lòng đó phải xuất phát từ chính cái TÂM".

Không có may mắn được tham dự lớp học của GS Trí như BS Bình, nhưng chị Bùi Bích Ngọc (cán bộ Khoa Dinh dưỡng) lại là người may mắn được ôm GS Trí trong ngày chia tay, với những cảm xúc vô cùng đặc biệt.

 an tuong dac biet ve gs nguyen anh tri qua loi ke cua nhung nguoi tung co dip gap go - 3

Chị Ngọc khóc trong ngày chia tay GS Nguyễn Anh Trí (2/10)

 an tuong dac biet ve gs nguyen anh tri qua loi ke cua nhung nguoi tung co dip gap go - 4

Hôm nay, chị Ngọc nhớ lại những kỷ niệm với GS Nguyễn Anh Trí và chị lại khóc

“Hôm đó, khi chú Trí đến chỗ tôi, cảm xúc của tôi lúc đó như một người con sắp phải xa bố vậy. Tôi ôm chầm lấy chú ấy và khóc nức nở như một đứa trẻ”, chị Ngọc nhớ lại.

Được biết, đó không phải là lần đầu tiên chị Ngọc rơi nước mắt vì những cảm xúc khi biết người “thuyền trưởng” về hưu.

“Hôm chú Trí đến khoa để chào các nhân viên, chúng tôi xếp hàng chờ sẵn. Nhìn thấy chú đi đến cầu thang, không chỉ riêng tôi mà các anh chị trong khoa đều khóc.

Hay như hôm cuối tuần trước, nhân viên khoa tôi đưa cơm lên phòng chú, khi cô bé ấy báo xuống rằng: Đồ đạc của chú đã đóng gói hết rồi. Nghe thấy vậy, tôi đã khóc vì biết rằng mình sắp xa một người cha, một người lãnh đạo vô cùng kính yêu”, chị Ngọc nói.

Mong GS Trí công tác thêm 5-10 năm nữa

Không chỉ có các nhân viên y tế, đối với người bệnh, họ luôn mong muốn GS Trí công tác thêm 5-10 năm nữa.

“Tôi được GS Trí khám hai lần, và nhiều lần được viện trưởng đến hỏi thăm trực tiếp. Dù mắt tôi không nhìn thấy ông ấy, nhưng nghe giọng nói và qua cái cầm tay tôi cảm nhận được sự ấm áp và tin tưởng vô cùng”, bác Uyên (đang điều trị khoa Ghép tế bào gốc) chia sẻ.

 an tuong dac biet ve gs nguyen anh tri qua loi ke cua nhung nguoi tung co dip gap go - 5

Bác Uyên cảm nhận được hơi ấm sau những cái bắt tay của GS Trí

Còn cô Bùi Thị Thuyết (52 tuổi, ờ Hòa Bình) người có vinh dự được chia tay GS Nguyễn Anh Trí ngày 2/10, nghẹn ngào nói: “Tôi chỉ mong viện trưởng ở lại thêm 5-10 năm nữa để chúng tôi được nhờ.

Vẫn biết rằng, các bác sĩ khác cũng rất giỏi nhưng không hiểu sao tôi luôn có niềm tin mãnh liệt đối với GS Trí”.

 an tuong dac biet ve gs nguyen anh tri qua loi ke cua nhung nguoi tung co dip gap go - 6

 an tuong dac biet ve gs nguyen anh tri qua loi ke cua nhung nguoi tung co dip gap go - 7

Cô Thuyết nhớ lại khoảnh khắc chia tay với GS Trí

Còn cháu Lý Kim Ánh (13 tuổi, đang điều trị tại khoa Tan máu bẩm sinh) chia sẻ: “Cháu rất buồn khi bác về hưu, cháu cảm ơn bác đã dành hết tâm huyết để chữa trị cho chúng cháu. Cháu chúc bác sau khi về hưu sẽ tiếp tục nghiên cứu để những người bệnh như chúng cháu không phải chết”.

Là một người “anh cả” đi đầu trong phong trào vận động và hiến máu nhân đạo, nên đối với những tình nguyện viên vận động hiến máu, GS Trí là một tấm gương để các thế hệ noi theo.

“Hy vọng về hưu rồi, GS Trí vẫn luôn là người cầm ngọn đuốc soi đường cho phong trào vận động hiến máu nhân đạo tiếp tục phát triển. Để những giọt máu được sẻ chia đến những người bệnh kém may mắn”, bà Hòa chia sẻ.

Trước những tình cảm mà các bác sĩ, người bệnh dành cho mình, GS Nguyễn Anh Trí xúc động chia sẻ: “Tôi yêu tập thể này! Họ là những đồng nghiệp, là đồng chí, là học trò, là nhân viên... và họ cũng là những người tôi rất đỗi thân thương và yêu quý!

Bệnh nhân nữa, những người đã đưa lại cho tôi nỗi đam mê trong công việc, những thành công, thành tựu trong cuộc đời tôi - đứng chờ tôi để được bắt tay, để nói lời cảm ơn và còn để ôm tôi mà khóc!

Tôi thương họ lắm! Và tôi đã nói: Được cứu chữa cho bà con, được phục vụ cho nhân dân là niềm vui và hạnh phúc vô bờ bến của tôi!”.

>> Xem theo: Cuộc chia tay hiếm có: Hàng trăm người xếp hàng trong nước mắt chia tay vị viện trưởng về hưu

Theo Lê Phương (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Hà Nội: Người phụ nữ rơi từ tầng 20 xuống đất tử vong

Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 12h trưa nay (ngày 3/10) tại khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội). Nhiều người dân sống gần khu đô thị Văn Khê bỗng nghe thấy tiếng động lớn phát ra từ chung cư cao tầng.

Khi mọi người chạy ra đã phát hiện một người phụ nữ nằm bất động dưới đất. Qua kiểm tra, nạn nhân được xác nhận đã tử vong. 

 ha noi: nguoi phu nu roi tu tang 20 xuong dat tu vong - 1

Sau đó người dân nhanh chóng trình báo cơ quan công an đến hiện trường khám nghiệm điều tra làm rõ nguyên nhân.

Trao đổi với chúng tôi, đại tá Vương Tiến Dũng, Trưởng Công an quận Hà Đông xác nhận có vụ việc trên.

Đại tá Dũng cho biết, bước đầu xác định nạn nhân rơi từ tầng 20 của chung cư xuống đất tử vong. Nạn nhân có biểu hiện tâm lý không bình thường và đã nhảy lầu tự tử.

Được biết, người phụ nữ xấu số trên sinh năm 1985, quê ở Hà Nam, danh tính nạn nhân và nguyên nhân vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Trước đó, tại tòa nhà CT2B (Khu đô thị Tân Tây Đô – Đan Phượng – Hà Nội) cũng xảy ra một sự việc tương tự, khi một nữ sinh rơi từ tầng 25 xuống đất tử vong.

Theo thông tin từ cơ quan công an xã Tân Lập, nạn nhân sinh năm 2001 đaag học tại một trường chuyên thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội. Được biết, những ngày gần đây nạn nhân có biểu hiện của bệnh trầm cảm.

Theo Lê Phương (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Vợ bị ung thư vú van xin được điều trị, chồng lạnh lùng từ chối "Đằng nào cũng chết"

Có người trải qua cả đời mới biết được ai là bạn, là người thân và là người bên mình lúc khó khăn gian khổ. Tuy nhiên, có một người phụ nữ dễ dàng tìm ra sự thật mà không cần đến cả đời ở một nơi mang tên: bệnh viện.

Người phụ nữ ấy tên là Châu Ngọc Bình, 26 tuổi, người Hồ Nam, Trung Quốc. Cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú đã di căn. Bác sĩ cho biết, cô cần được phẫu thuật nếu không sẽ bị đe dọa tính mạng. Chuỗi bi kịch cũng bắt đầu xảy ra từ đây.

Theo lời khuyến cáo, Ngọc Bình đã nhập viện lập tức song bác sĩ nói với cô rằng việc phẫu thuật phải có chữ ký xác nhận của chồng. Thế nhưng sau 7 ngày thông báo mình mắc bệnh, cô chờ đợi mà không có dấu vết nào của chồng. Thậm chí, một cuộc điện thoại, nhắn tin hỏi thăm cũng không có.

Người phụ nữ ấy ngày đêm vẫn nuôi hy vọng, đợi chờ sự xuất hiện của chồng bởi ngay lúc này cô cần sự chăm sóc, động viên của anh. Một người bị ung thư giai đoạn cuối, thời gian chỉ tính theo ngày có lẽ chỉ cần người yêu thương ở bên sẽ không còn gì phải hối tiếc. Nhưng mong ước đã không xảy ra. Trong cơn tuyệt vọng, cô cầu cứu đến báo chí.

Phóng viên địa phương đã đến nhà người chồng. Khi đó, chỉ có bố chồng của Ngọc Bình ở nhà. Phóng viên đã trò chuyện thân tình với ông để khuyên con trai đến bệnh viện thăm vợ.

Ngày hôm sau, người chồng cũng đã xuất hiện tại bệnh viện.

Trong phòng bác sĩ, bác sĩ nói mức độ nghiêm trọng mà Ngọc Bình đang mắc phải và cách duy nhất để duy trì sự sống là phải phẫu thuật. Được biết, nếu không phẫu thuật Ngọc Bình chỉ sống được khoảng 3 tháng còn ngược lại sẽ sống cả chục năm. Trong suốt quá trình trao đổi đó, người đàn ông này chỉ im lặng.

Nửa giờ sau, bước ra từ phòng bác sĩ, anh ta cầm theo tờ giấy đã ký với dòng chữ kèm theo: “Từ chối phẫu thuật, xin được xuất viện. Hậu quả sẽ tự gánh chịu”.

 vo bi ung thu vu van xin duoc dieu tri, chong lanh lung tu choi "dang nao cung chet" - 1

Người chồng này lạnh lùng cho rằng phẫu thuật rồi cũng sẽ chết, 3 tháng hay 10 năm rồi cũng sẽ chết nên không cần phải phí tiền.

Thực tế, số tiền chi cho ca phẫu thuật là khoảng 230 triệu đồng nhưng người chồng chỉ cần đưa trước một nửa là được. Thế nhưng, anh ta đã chọn từ bỏ.

Vụ việc còn lên đến đỉnh điểm khi chị gái của Ngọc Bình năn nỉ anh chồng: “Tiền có thể làm ra. Em hãy để cho bác sĩ điều trị. Em ấy còn quá trẻ, mới 26 tuổi thôi”. Người chị này thậm chí còn quỳ gối van xin: “Chị cầu xin em. Em ấy là vợ của em mà. Cuộc sống mới chỉ bắt đầu. Em ấy không thể chết”. Nhưng mọi lời nói của người chị đều bị bỏ ngoài tai.

 vo bi ung thu vu van xin duoc dieu tri, chong lanh lung tu choi "dang nao cung chet" - 2

Chị gái quỳ gối van xin nhưng bị anh chồng bỏ ngoài tai.

 vo bi ung thu vu van xin duoc dieu tri, chong lanh lung tu choi "dang nao cung chet" - 3

 vo bi ung thu vu van xin duoc dieu tri, chong lanh lung tu choi "dang nao cung chet" - 4

Có mặt ở bệnh viện còn có chị chồng của Ngọc Bình. Điều lo lắng nhất của 2 người chị này không phải là điều trị cho Ngọc Bình thế nào mà để cô đối mặt với sự thật phũ phàng này ra sao. Chỉ 10 m đoạn đường từ hành lang vào phòng mà dường như đối với họ nặng nề như đeo chì vào chân.

 vo bi ung thu vu van xin duoc dieu tri, chong lanh lung tu choi "dang nao cung chet" - 5

Khi thấy 2 người, Ngọc Bình như hiểu tất cả. Cô bật khóc. Bản năng sinh tồn khiến cô quỳ xuống trước 2 người: “Chị gái, chị chồng. Xin hãy giúp em. Em không muốn chết. Em muốn sống. Em còn quá trẻ…”.

Trong căn phòng nhỏ, cả 3 cùng đau đớn khóc, nước mắt không ngừng chảy.

 vo bi ung thu vu van xin duoc dieu tri, chong lanh lung tu choi "dang nao cung chet" - 6

Ngọc Bình đau đớn đọc dòng chữ của chồng.

>> XEM THÊM: Phát hiện vợ bị ung thư sắp chết, người chồng có hành động khiến bao người căm phẫn

Theo T.N (sohu) (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)