Monday, February 20, 2017

Cách nấu canh cá độc đáo này đảm bảo sẽ khiến bạn bất ngờ vì độ ngon của nó

Canh cá nấu củ cải với cách chế biến đơn giản nhưng lại rất ngon miệng cho bữa cơm tối gia đình.

Nguyên liệu:

1 con cá chép

200g củ cải

10g gừng

25g ớt xanh

5g ớt đỏ

10ml dầu ăn

Gốc hành lá, hạt tiêu, muối

Cách làm:

Bước 1

Củ cải gọt vỏ thái sợi, gừng thái sợi, ớt và hành thái nhỏ.

Bước 2

Cá mổ bỏ ruột, bỏ mang, cạo sạch vẩy sau đó rửa sạch và thấm khô cá. Cho dầu ăn vào chảo cùng với một ít gừng đun nóng. Tiếp đó cho cá vào chiên vàng đều 2 mặt rồi cho ra đĩa.

Bước 3

Cho phần gừng còn lại và gốc hành vào chảo xào thơm, thêm củ cải vào xào qua.

Bước 4

Cho cá đã chiên vào chảo củ cải, thêm lượng nước vừa ăn vào đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun khoảng 15 phút.

Bước 5

Thêm ớt, muối, hạt tiêu vào đun cho đến khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp.

Thành phẩm:

Cá chép được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng giàu protein và các nguyên tố vi lượng, ít chất béo và axit béo không bão hòa. Không những thế còn có công dụng chữa bệnh như chữa ho, lở loét, giải độc cơ thể… và đặc biệt tốt đối với phụ nữ mang thai. Khi nấu canh cá chép với củ cải không chỉ tạo nên một món ăn ngon miệng mà còn rất tốt để chữa chứng ho đờm rất dễ mắc phải mỗi khi giao mùa.

Cách nấu canh cá độc đáo này đảm bảo sẽ khiến bạn bất ngờ vì độ ngon của nó - Ảnh 6.

Chúc bạn ngon miệng!

Nguồn: Blogsina

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Xôi khúc

Xôi khúc là loại xôi có nguồn gốc từ vùng đồng bằng bắc bộ. Hương vị của xôi khúc là hương vị được hòa quyện hài hòa từ vị dẻo của gạo nếp, vị ngậy của đỗ xanh, vị béo của thịt lợn và đặc biệt hơn cả là hương thơm đặc trưng của rau khúc. Với tôi, xôi khúc là món xôi của mẹ, từ thủa nhỏ món ăn dân dã này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi cùng tình yêu thương của mẹ đã dung dưỡng chúng tôi lên người. Tuy là món ăn sáng nhưng lại được chế biến khá cầu kỳ, bởi vậy không phải lúc nào chị em tôi cũng được thưởng thức món bánh khúc do chính tay mẹ làm, tuy vậy vì biết chị em tôi mê tít món ăn này nên mỗi buổi chợ về mẹ thường vẫn luôn nhớ mua cho chúng tôi những món quà nhỏ bé, hấp dẫn này. Giờ mẹ đã già, giờ mỗi lần khi ăn bánh khúc do tôi làm là mắt mẹ lại ánh nên niềm vui khi hoài niệm về quá khứ, về một thời tuổi thơ khi mẹ được bà nấu bánh khúc.

Xôi khúc là loại xôi có nguồn gốc từ vùng đồng bằng bắc bộ. Hương vị của xôi khúc là hương vị được hòa quyện hài hòa từ vị dẻo của gạo nếp, vị ngậy của đỗ xanh, vị béo của thịt lợn và đặc biệt hơn cả là hương thơm đặc trưng của rau khúc. Với tôi, xôi khúc là món xôi của mẹ, từ thủa nhỏ món ăn dân dã này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi cùng tình yêu thương của mẹ đã dung dưỡng chúng tôi lên người. Tuy là món ăn sáng nhưng lại được chế biến khá cầu kỳ, bởi vậy không phải lúc nào chị em tôi cũng được thưởng thức món bánh khúc do chính tay mẹ làm, tuy vậy vì biết chị em tôi mê tít món ăn này nên mỗi buổi chợ về mẹ thường vẫn luôn nhớ mua cho chúng tôi những món quà nhỏ bé, hấp dẫn này. Giờ mẹ đã già, giờ mỗi lần khi ăn bánh khúc do tôi làm là mắt mẹ lại ánh nên niềm vui khi hoài niệm về quá khứ, về một thời tuổi thơ khi mẹ được bà nấu bánh khúc.

Gia vị

  • Rau khúc
  • 100gr đậu xanh
  • 200gr gạo nếp
  • 150gr bột nếp
  • 100gr bột tẻ
  • 1 muỗng cà phê bột năng
  • 200gr thịt sấn vai xay
  • Mộc nhĩ
  • Hành khô, hạt tiêu
  • Ruốc thịt

Dụng cụ

  • Chõ đồ xôi, đỗ, chảo xào thịt

Cách làm chi tiết:

  • Gạo nếp ngâm qua đêm, vo sạch, để ráo rồi xóc với chút muối.
  • Đậu xanh ngâm nở, đem đồ chín rồi tán mịn.
  • Phi thơm hành khô rồi cho thịt, mộc nhĩ băm nhỏ vào xào chín, nêm chút gia vị cho vừa miệng, bắc ra rắc thêm hạt tiêu.

  • Trộn đều bột tẻ và bột nếp cùng rau khúc, hạt nêm để làm vỏ xôi. Vừa nhào vừa chế thêm từng chút nước một đến khi thu được hỗn hợp bột ráo tay.

  • Chia đậu xanh và vỏ xôi thành những viên vừa phải, dàn mỏng đậu xanh rồi xúc thịt vào giữa, gói lại, vê kín

  • Tiếp đến là dàn mỏng lớp bột vỏ, đặt viên nhân và gói lại

  • Sau khi làm hết lượt, ta lăn nhẹ những viên xôi qua 1 lớp mỏng gạo nếp rồi xếp nhẹ nhàng những nắm xôi vào chõ như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp đã ngâm kỹ làm áo (lượng gạo nếp nhiều hay ít tùy vào sở thích của các bạn). Sau đó, đậy vung thật chặt, đun lửa thật đều cho nước sôi, kể từ khi nước sôi cho đến lúc xôi chín khoảng 45 phút.

Let's block ads! (Why?)

Chè bưởi sắn dây thơm mát

Copyright © 2017 WebGiaDinh.org. All rights reserved.

Lưu ý: Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, trong mọi trường hợp phải theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Hosting được tài trợ bởi SUNDATA

Let's block ads! (Why?)

Vụ 2 người chết sau gây mê ở BV Trí Đức: Công an chờ… Bộ Y tế

Vụ 2 người chết sau gây mê ở BV Trí Đức: Công an chờ… Bộ Y tế - 1

Bệnh viện đa khoa Trí Đức.

Liên quan đến vụ 2 người tử vong sau khi tiêm thuốc gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức hôm 25.12, trao đổi với PV sáng nay (20.2) Đại tá Đinh Huy Hoàng – Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, công an quận vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ, chưa có kết luận cuối cùng.

“Chúng tôi chưa kết luận điều tra được vì phải chờ kết quả giám định của Bộ Y tế, việc này là đúng theo quy định”, Đại tá Hoàng nói.

Khi được hỏi, quy trình khám chữa bệnh và sử dụng thuốc gây mê của Bệnh viện Đa khoa Trí Đức có sai sót gì không? Đại tá Hoàng cho biết, cơ quan điều tra đang chờ kết luận của Bộ Y tế.

Trước đó, sáng 25.12, Bệnh viện Đa khoa Trí Đức đã xảy ra vụ việc khiến 2 bệnh nhân tử vong sau gây mê. Cả hai bệnh nhân này đều được sử dụng các loại thuốc giống nhau trong giai đoạn tiền mê và gây mê. Và cả hai bệnh nhân đều có biểu hiện sốc sau 30 giây tiêm thuốc.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, nguyên nhân dẫn tới tai biến y khoa này, bước đầu chẩn đoán nghi sốc phản vệ. Tuy vậy, nguyên nhân chính xác phụ thuộc vào kết quả khám nghiệm pháp y với hai bệnh nhân này.

Mới đây, chị Vũ Hà Giang (ở Phú Xuyên, Hà Nội) vợ của anh H.V.T ( một trong hai người tử vong sau gây mê ở Bệnh viện Đa khoa Trí Đức) chia sẻ với phóng viên, chị rất bức xúc vì đến giờ gia đình chưa biết nguyên nhân vì sao anh T tử vong.

Theo chị Giang, anh T khi còn sống là trụ cột của gia đình. Từ khi anh qua đời, mẹ con chị Giang phải về Phú Xuyên nhờ người thân hỗ trợ. Một mình chị Giang phải lo tất cả mọi việc, từ con cái cho đến kinh tế gia đình. Con nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi nên chị Giang vô cùng vất vả.

Let's block ads! (Why?)

Mẹ giết con trai 6 tuổi giấu dưới gầm giường rồi thản nhiên ngủ ở trên mấy ngày sau đó

Vụ việc gây chấn động tại thị trấn Hàn Giang, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Theo Modern Express đưa tin vào sáng 18/2, với sự nỗ lực tìm kiếm của lực lượng chức năng, cậu bé 6 tuổi bị gia đình thông báo mất tích đã được tìm thấy. Thủ phạm không ai khác chính là mẹ của em đã bị bắt vào lúc 22h ngày 17/2.

Bà ra ngoài 20 phút, cháu trai mất tích bí ẩn

Trước đó, bà ngoại của cậu bé họ Cao đã đi siêu thị mua đồ vào buổi sáng sớm ngày 15/2. Khi ra ngoài, bà còn cẩn thận chốt khóa cổng.

Cậu bé Cao đáng thương.

Nơi bé Cao bị mất tích bí ẩn.

Sau 20 phút đi mua đồ về, bà mở cửa cổng và gọi cháu trai. Thế nhưng gọi nhiều lần mà vẫn không nghe thấy tiếng của bé Cao trả lời. Bà hoảng hốt, thậm chí khóc khi không thể tìm thấy cháu trai. 

Mẹ của bé Cao là Li nói rằng, khi đó Cao mặc chiếc áo khoác màu xanh, quần sọc. Tuy nhiên, cậu con trai thứ 2 mới 7 tháng tuổi khóc trên gác xép nên đã chạy lên và không để ý đến con. Có thể Cao đã chạy đi tìm bà.

Theo thông tin từ gia đình, mỗi khi ra khỏi nhà họ đều đóng cổng cẩn thận. Ông nội Cao sau khi không tìm thấy cháu đã thông báo cho cảnh sát vào lúc 8h sáng cùng ngày.

Ông nội Cao khóc mếu không tìm thấy cháu.

Căn phòng bí ẩn

Giết con giấu gầm gường nhưng trước mặt mọi người, bà mẹ trẻ này vẫn đóng kịch một cách hoàn hảo.

Người dân địa phương cho biết, bé Cao mất tích vào buổi sáng thì bà mẹ Li cũng bế con trai nhỏ sang nhà hàng xóm và hỏi "Bé Cao có sang đây chơi không?".

Khi thông tin bé Cao bị mất tích, trang Modern Express đã đưa tin tìm kiếm và cung cấp số điện thoại của mẹ nạn nhân. Nhiều người đã nhắn tin cho Li hỏi thăm tình hình bé Cao. Bà mẹ này không chút do dự nhắn lại: "Cậu bé vẫn chưa tìm thấy. Cảm ơn bạn và xin hãy chia sẻ thông tin để nhanh tìm được cháu". 

Thậm chí, trong một bản tin trên truyền hình cho thấy, bà mẹ này đã đứng trước đông mọi người, lôi điện thoại ra tìm ảnh bé Cao tỏ vẻ mong ngóng, lo lắng cho con. 

Mọi người xới tung cả khu vực không tìm thấy Cao.

Bà mẹ thản nhiên lục tìm ảnh con trước đám đông.

Do mải lo tìm kiếm cậu bé Cao, tất cả mọi người đều không để ý đến sự bất thường của người mẹ này.

Việc tìm kiếm bé Cao diễn ra khắp nơi trong vòng nhiều ngày nhưng kỳ lạ là không có dấu vết nào. Trong khi đó, Li ngủ trên gác xép và trong mấy ngày con bị mất tích, bà mẹ này chỉ quanh quẩn ở giường mà không hề ra ngoài. Có người muốn lên gác xép tìm bé Cao nhưng bị bà mẹ này từ chối với lý do "Đã tìm hơn chục lần rồi. Tại sao phải tìm lại?".

Mọi người cho rằng cô đang bị mất con nên không muốn đào sâu vào nỗi đau. Không một ai lên gác xép và cũng không có ai nghi ngờ gì nên tiếp tục tìm kiếm xung quanh.

Bé trai bị mẹ giết giấu dưới gầm giường.

Cho đến lúc 22h ngày 17/2, cảnh sát phải nhờ đến chó nghiệp vụ, lục tung giường trên gác xép mới phát hiện ra bé Cao. Cậu bé vẫn đang mặc chiếc áo khoác xanh, quần sọc nhưng không bao giờ tỉnh dậy được nữa.

Bà mẹ này bị bắt ngay sau đó.

>> Xem thêm: Nghi án mẹ giết con trai 15 tuổi ở Hà Nội

Let's block ads! (Why?)

Người phụ nữ chiến thắng 2 bệnh ung thư bằng cách nào?

Người phụ nữ chiến thắng 2 bệnh ung thư bằng cách nào? - 1

Chị Hiển trò chuyện với phóng viên 

Liên tiếp hai bệnh ung thư "gõ cửa" 

Chị Hiển trú tại xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Chị trải qua ba lần sinh nở nhưng chỉ có người con thứ 2 ở lại với anh chị. Năm nay cháu đã 23 tuổi. Cháu lớn bị tim bẩm sinh qua đời khi còn nhỏ, cháu thứ 3 cũng đã qua đời. Tâm sự với chúng tôi, chị Hiển cho biết, năm 2003, chị khoẻ mạnh bình thường nhưng tự nhiên bị hạ huyết áp, có lúc chỉ còn 45/60. Người mệt mỏi, mạch yếu, chị Hiển đi khám tim mạch ở các nơi, điều trị gần 1 năm nhưng không khỏi.

Sang đến năm 2004, tình hình sức khoẻ kém hơn. Chị đi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ung thư dạ dày. Lúc này, khối u đã choán gần hết dạ dày. Chị Hiển được bác sĩ tại Bệnh viện 108 phẫu thuật cắt bỏ 4/5 dạ dày.Sau khi phẫu thuật cắt bỏ 4/5 dạ dày, chị Hiển điều trị theo phác đồ của bác sĩ tại Bệnh viện 108.

Nhưng hai năm sau, chị phát hiện ở ngực có khối u nhỏ. Chị lại xuống bệnh viện 108 kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vú. Kết quả giải phẫu hai bệnh ung thư dạ dày và ung thư vú hoàn toàn khác nhau nên bác sĩ khuyên chị về chuyên khoa ung thư điều trị.Chị Hiển chuyển về Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp để điều trị ung thư vú. Lúc này, chị được bác sĩ Phạm Thị Việt Hương điều trị. Nhưng trong quá trình điều trị được hai đợt hoá chất thì chồng chị Hiển lại mắc xơ gan cổ trướng.

Chị Hiển tâm sự: “Tôi nghĩ là mình bị ung thư chắc chỉ chết nên muốn nhường cơ hội chữa bệnh cho chồng để mình có làm sao thì chồng còn sống mà nuôi con. Tôi bỏ viện về nhà chăm chồng ốm và dồn công, dồn của chữa bệnh cho chồng”.

Nhưng đến năm 2009, chồng chị Hiển qua đời. Lúc này, bệnh ung thư vú đã tái phát mạnh và lan rộng. Chị Hiển nghĩ mình chết chắc. Nhưng nhìn giấy ghi nợ đã vay chữa bệnh cho chồng, chị không dám chết! Nhiều lần mở giấy ra, định ngỏ lời với người thân, nếu có gì bất trắc nhờ trả nợ hộ, nhưng rồi chị không nỡ. Chị Hiển lại khăn gói xuống bệnh viện K điều trị lần nữa.

Khi xuống viện, bệnh của chị đã ở giai đoạn 4, bác sĩ tư vấn cho chị về phác đồ điều trị. Những ngày ở viện, chị Hiển luôn nghĩ mình phải sống, cùng chiến đấu với bệnh ung thư, dù chỉ có một mình.Nằm viện, khát khao sống của chị lại nhân lên gấp bội khi nghĩ về con. Chị nghĩ chỉ cần sống 1 ngày, con mình sẽ còn mẹ, con chị không rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cứ nghĩ thế, chị gạt bỏ hết tất cả, chỉ còn nghị lực ham sống.

Những ngày mệt mỏi do truyền hoá chất, chị Hiển cũng không cho phép mình được nghĩ quẩn. Chị vẫn lao động bằng sức của mình, chị đi dọn dẹp nhà trọ cho những nhà ở xung quanh bệnh viện, chị không dám nghỉ ngơi vì sợ nằm một chỗ sẽ nghĩ quẩn, nghĩ dại. Tâm lý chính là liều thuốc hỗ trợ đắc lực nhất giúp chị vượt qua được những tác dụng phụ của điều trị ung thư.

Đến năm 2011, chị Hiển đã truyền xong 6 đợt hoá chất, xạ trị và được ra viện. Đến nay, sau 6 năm sống không bệnh, các chỉ số mỗi lần tái khám đều ổn định, chị cảm thấy mình thật may mắn, bởi có không ít người cũng bị ung thư như chị, từng nằm điều trị cạnh chị, đã qua đời.

Bí quyết thành công của người phụ nữ nhỏ bé

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Việt Hương – Khoa Nhi, Bệnh viện K Trung ương, người đã điều trị cho bệnh nhân Hiển, cho biết, năm 2009, bệnh nhân Hiển đến bệnh viện trong tình trạng u to, sùi loét không phẫu thuật được. Bác sĩ chọn phương pháp điều trị hoá chất tiền phẫu. Sau 3 đợt điều trị hoá chất tiền phẫu khối u co nhỏ lại, tổn thương loét được giải quyết, tạo điều kiện cho các bác sĩ khoa ngoại phẫu thuật cắt triệt căn tuyến vú.

Sau đó, bác sĩ tiếp tục điều trị 3 đợt hoá chất sau mổ và kết hợp tia xạ và điều trị nội tiết nên dù nhập viện ở giai đoạn muộn nhưng bệnh nhân đã khoẻ mạnh lại.

Theo bác sĩ Hương, bí quyết để tạo nên thành công của một ca bệnh có tiên lượng xấu, lại có hoàn cảnh khó khăn, cần hết sức chi tiết, cẩn thận.Thứ nhất: về mặt chuyên môn phải điều trị đúng, chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thứ hai: Quyết tâm nghị lực phi thường của người bệnh khi họ có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, cả về kinh tế và tinh thần. Nếu bệnh nhân không quyết tâm điều trị, bác sĩ cũng không thể áp dụng các phương pháp điều trị.“Bệnh nhân Hán Thị Hiển sau khi được bác sĩ tư vấn, bệnh nhân đã có nghị lực vươn lên tồn tại, khao khát sống. Sống một ngày để nuôi con một ngày, sống một tháng nuôi con một tháng, sống 1 năm nuôi con một năm”- bác sĩ Hương chia sẻ.Thứ 3, thành công khi điều trị cho bệnh nhân có 2 bệnh ung thư là quyết tâm của bác sĩ. Khi bệnh nhân có nghị lực, có khát vọng sống nhưng bác sĩ lại cảm thấy tiên lượng sống ít, không thể cố được, không áp dụng biện pháp triệt để, biện pháp mạnh mà chỉ dùng các biện pháp tạm bợ thì không thể cứu được bệnh nhân.

“Tôi đặt quyết tâm cứu chữa đến cùng. Có thể hoàn cảnh như thế, chồng chết, hai con cũng chết, chỉ còn đứa con cuối cùng và chị ấy tha thiết sống để lo cho đứa con ấy, càng thúc ép tôi có mong mỏi giúp bệnh nhân sống. Và chúng tôi đã làm được!” - BS Hương vui vẻ nói.

Let's block ads! (Why?)

Bất chấp lệnh cấm, các phương tiện vẫn đi vào làn dành riêng cho BRT

Bắt đầu từ ngày 15/2, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường quy định, các phương tiện tham gia giao thông đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt BRT.

Theo đó, Công an TP. Hà Nội chỉ đạo cán bộ chiến sĩ các Đội CSGT số 2, 3,7 tập trung làm công tác hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao thông trên các tuyến có làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT hoạt động. Ngoài giờ cao điểm, các tổ công tác tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.

Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT được giám sát bằng camera, ôtô đi vào sẽ bị phạt 800.000 -1,2 triệu đồng, xe máy 300.000 - 400.000 đồng.

Thế nhưng bất chấp lệnh cấm của Công an TP. Hà Nội hiện nay trên các tuyến đường xe buýt nhanh đi qua như Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu... các phương tiện tham gia giao thông xe máy, ô tô, xe đạp điện, xe ba gác... vẫn  đi vào đường dành riêng cho xe BRT, khiến cho sự di chuyển của BRT gặp nhiều khó khăn và rất nguy hiểm.

Một số trường hợp bị lực lượng chức năng dừng xe xử lý, đa phần người vi phạm biết sai, nhưng họ đã viện đủ loại lý do như đường đông, vội giờ làm... để đi liều.

Một lái xe taxi  tên Đ (trú tại Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra khá ấm ức khi bị xử phạt: "Tôi chạy xe taxi, gặp cảnh ùn tắc kéo dài vài giờ đồng hồ thì coi như mỗi buổi chỉ chạy được từ 1-2 "cuốc", ngoài tiền nộp về cho công ty thì không có thu nhập. Do đó, biết là sai nhưng tôi vẫn vi phạm", người lái taxi phân trần.

Đại uý Lê Văn Hưng (Đội phó Đội CSGT số 7) khẳng định thực hiện nghiêm kế hoạch, Đội CSGT số 7 sẽ bố trí lực lượng kiên quyết xử lý các vi phạm trong nhiều khung giờ tại các nút giao thông giao cắt với đường Lê Văn Lương.

Video: Bất chấp lệnh cấm các phương tiện vẫn đi vào làn dành riêng cho BRT

Bắt đầu từ ngày 15/2, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường quy định, các phương tiện tham gia giao thông đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt BRT.

Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT được giám sát bằng camera, ôtô đi vào sẽ bị phạt 800.000 -1,2 triệu đồng, xe máy 300.000 - 400.000 đồng.

Thế nhưng bất chấp lệnh cấm của Công an TP. Hà Nội hiện nay trên các tuyến đường xe buýt nhanh đi qua như Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương... vẫn còn rất nhiều phương tiện tham gia giao thông vi phạm

Ô tô, xe máy nối đuôi nhau đi vào làn dành riêng cho xe buýt nhanh trên đường Láng Hạ

Mặc dù trên làn đường đã có kẻ chữ ký hiệu đường dành riêng cho BRT nhưng nhiều người vẫn cố tình vi phạm

Các Đội CSGT số 2, 3,7 chỉ đạo cán bộ chiến sĩ tập trung làm công tác hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao thông trên các tuyến có làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT hoạt động. Ngoài giờ cao điểm, các tổ công tác tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.

"Vào giờ cao điểm, có rất nhiều xe con, xe tải đi chung trên làn đường nhỏ này nên thường xuyên gây ra ách tắc. Do đó, để không bị muộn giờ làm hoặc ảnh hưởng đến công việc, buộc chúng tôi phải đi lấn sang làn đường dành cho xe buýt nhanh", Anh Việt chia sẻ về bất cập khi thường xuyên phải lưu thông trên tuyến này.

Đại uý Lê Văn Hưng Đội phó Đội CSGT số 7 khẳng định thực hiện nghiêm kế hoạch, Đội CSGT số 7 sẽ bố trí lực lượng kiên quyết xử lý các vi phạm trong nhiều khung giờ tại các nút giao thông giao cắt với đường Lê Văn Lương.

Let's block ads! (Why?)