Wednesday, February 8, 2017

Mực khô xào cay món ăn vặt không thể bỏ qua trong ngày lạnh

Nếu bạn đang thèm một món ăn vặt giúp làm ấm cơ thể trong ngày gió lạnh này thì hãy vào bếp thử ngay món mực khô xào cay thơm ngon này nhé.

Nguyên liệu:

150g mực khô

100g hạt hạnh nhân rang chín

2 thìa dầu ăn

3 thìa sốt ớt

1 thìa nước tương

1 thìa nước cốt gừng

1 thìa xi rô hoặc mật ong

Vài tép tỏi băm nhỏ

Hành lá thái nhỏ

Một ít dầu mè, vừng rang, hạt thông (tùy thích)

Cách làm:

Bước 1

Mực khô bạn xé sợi hoặc dùng kéo cắt thành sợi nhỏ

Bước 2

Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, thêm sốt ớt, nước tương, nước cốt gừng và tỏi băm nhỏ vào đảo đều. Tiếp đó cho mực và hạnh nhân vào trộn đều cho mực thấm sốt.

Bước 3

Cuối cùng bạn thêm một ít dầu mè, vừng rang chín, hạt thông và hành lá vào đảo đều là xong.

Thành phẩm:

Vào những ngày thời tiết lạnh thì một món ăn vặt ấm nóng luôn được lòng người thưởng thức. Trong số đó không thể thiếu món mực khô xào cay này. Từng miếng mực dai dai ngọt ngọt thấm đẫm vị cay của sốt ớt quyện với chút bùi bùi của hạt hạnh nhân và vừng rang. Món ăn sẽ làm cơ thể bạn ấm áp lên đó.

Mực khô xào cay món ăn vặt không thể bỏ qua trong ngày lạnh - Ảnh 4.

Chúc các bạn làm được món mực khô xào cay thật ngon nhé!

Nguồn: Blognaver

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Chăm đi chùa, nhưng nhiều người không biết lễ

Không nên nặng về chiêm bái

Tại các nơi thờ tự (đền, chùa, phủ...) đều có một văn bia tóm tắt "nguồn gốc xuất xứ", như thờ ai, thời nào, công trạng ra sao, qua bao nhiêu lần tu sửa... Thế nhưng, quan sát những người đi lễ (không chỉ dịp này, không chỉ ở Hà Nội) mới thấy, người thực sự quan tâm đến thông tin quan trọng này lại thuộc về du khách nước ngoài - những người không theo đạo Phật như phần đông người Việt.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc biết rõ nơi thờ tự có nguồn gốc, thân thế ra sao… cũng giống như việc chúng ta cần phải biết mình đang nói chuyện với ai. Khi hiểu rõ tính cách, sở thích của người đó cũng đồng nghĩa với việc giúp cho mối quan hệ đó trở nên hiệu quả hơn. Thế nhưng, phần đông người đi hành lễ dường như chẳng mấy quan tâm đến sự khác biệt giữa chùa, đền, phủ. Họ cứ giữ chung một nghi thức, chung một lễ vật, chung cả cách thức cầu xin (tài, lộc, sức khỏe, thăng tiến...). Trong khi đó, có chùa thiên về cầu duyên, cầu tự, chùa thiên về cầu an... thì cách thức chiêm bái cũng sẽ khác nhau.

Hiện tượng nhét tiền vào tay tượng vẫn tồn tại ở nhiều đền, chùa. Ảnh: Chí Cường

Ví dụ, Lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định) vốn là một tập tục có từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần với mục đích tế lễ trời đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Phủ Thiên Trường là nơi Vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Việc đóng ấn đền Trần trong ngày khai ấn là do các quan chức nhà nước từ cấp cao cho đến cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện với ý nghĩa khai ấn mở đầu cho công việc của nhà nước. Tuy nhiên, mục đích, ý nghĩa đúng đắn của ấn Đền Trần đã được hiểu sang nghĩa là nơi cầu “thăng quan, tiến chức”.

Hay đền Bà Chúa Kho vốn có "xuất phát điểm" là tưởng nhớ bà chúa kho lương, đã giúp triều đình nhà Lý trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu giúp dân làng nên được người dân tỏ lòng biết ơn lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình và gọi bà với sự tôn kính là Bà Chúa Kho. Ngày nay, Bà Chúa Kho bỗng trở thành người ban phát tài lộc theo kiểu “vay trả” như một “chủ nhà băng”. Những người tới cửa Bà cầu khấn không còn là những nông dân như trước kia nữa, mà nay chủ yếu là những thương nhân, viên chức nhà nước. Như vậy là từ một hình thức tín ngưỡng nông nghiệp, Bà Chúa Kho đã trở thành một "vị thần" cứu cánh của giới kinh doanh, buôn bán, viên chức nhà nước...

Theo Thượng tọa Thích Tịnh Giác - Trụ trì chùa Phúc Sơn (Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội), sự biến đổi này là do quá trình "thần thánh hóa" của tín ngưỡng dân gian và "niềm tin u mê" được trở thành "đức tin" trong đại bộ phận người dân. Thượng tọa Thích Tịnh Giác cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong nhìn nhận về nơi thờ tự, coi đó là nơi "cầu được ước thấy" là do người trụ trì nơi đó chưa làm hết trách nhiệm của mình.

“Chùa miền Bắc nặng về chiêm bái mà chưa thiên về giảng pháp cho các phật tử và người dân. Cùng với giáo dục ngay từ nhà trường, các biện pháp quản lý của chính quyền thì bản thân nơi thờ tự phải đầu tư nhiều hơn cho giảng pháp. Hiện, chính quyền đang rất nỗ lực để chấn chỉnh, quản lý lễ hội; Giáo dục trong nhà trường thì cần có thời gian để tạo ra sự thay đổi cho thế hệ trẻ chứ không thể một sớm một chiều. Còn với nhà chùa, đó là nơi có thể thực hiện rất hiệu quả để thay đổi tư duy “thâm căn cố đế” của người dân hiện nay”, Trụ trì chùa Kim Sơn nói.

Nhận công đức, cúng dường thì cần nỗ lực hơn nữa

Thượng tọa Thích Tịnh Giác nhiệt thành thuyết giảng cho du khách về tục lệ thả cá chép hôm 23 tháng Chạp vừa qua. Ảnh: TL

Thượng tọa Thích Tịnh Giác cho biết, bản thân thường xuyên giảng pháp cho người dân ở đây hiểu đúng ý nghĩa của việc đi lễ chùa, đến chùa cần hành lễ ra sao, lễ bái thế nào cho đúng. “Tại chùa Kim Sơn, không có việc người dân đốt vàng mã, cũng không cúng lễ mặn. Chính tôi là người trực tiếp giảng pháp cho người dân hiểu mỗi khi họ đến chùa. Cũng giống như việc 6-7 năm nay, tôi đều xuất hiện ở Hồ Tây vào ngày 23 tháng Chạp để nhặt nilon do người dân vứt xuống khi thả cá chép vậy. Từ chỗ nhặt mỏi tay thì năm nay, tôi được "nhàn" hơn. Nếu các trụ trì làm hết sức để thay đổi tư duy của người dân thì tôi nghĩ, chừng 5 năm nữa thôi, người Việt sẽ đi chùa với tâm thế khác. Văn minh và chuẩn mực hơn. Bởi trụ trì là người rất quan trọng để làm nên sự thay đổi tư duy này, vì họ được tiếp xúc thường xuyên với người dân, Phật tử và được người dân rất kính trọng nên việc tuyên truyền, giảng pháp của trụ trì sẽ rất được người dân tin tưởng và noi theo. Thế nhưng, các trụ trì chùa đã làm hết chức năng của mình chưa? Gặp họ có dễ không? Từ cái sai của người này truyền sang người khác thì cái đúng của người này cũng sẽ truyền sang người khác. Có như thế thì mới tạo được một thế hệ đi lễ chùa đúng nghi thức, đúng với tinh thần Phật giáo".

GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam chia sẻ: “Thật đáng tiếc là chúng ta đi lễ hàng tuần, hàng tháng, nhưng để hành lễ theo đúng quy chuẩn thì rất hiếm người hiểu rõ. Mỗi người tự hiểu, thậm chí tự "phóng tác" cho mình một nghi thức riêng. Chỉ riêng việc hành lễ cũng mỗi người một kiểu. Người đứng vái, người quỳ vái. Cách vái cũng muôn hình vạn trạng: Đặt tay trước ngực, đặt tay trên đầu, hay vái một vòng từ qua đầu đến chạm đất... Cách đây vài năm, tôi có kiến nghị với Bộ VH,TT&DL nên soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử trong lễ hội, để người dân lấy đó làm tiêu chuẩn thực hiện. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay vẫn chưa có, trong khi đại bộ phận dân số chúng ta đều đi lễ. Đó là điều hết sức nghịch lý. Thêm nữa, tại các ngôi chùa, đền, phủ, người ta có đặt hòm công đức, bàn tiếp nhận công đức, nhận "cúng dường" nhưng họ đã làm đúng phận sự với Phật tử, với người dân là hướng dẫn họ, khai sáng cho họ nhận thức đúng đắn khi hành lễ chưa, hay chỉ biết nhận mà thôi?”.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, không chỉ người dân hiểu chưa đúng, chiêm bái chưa đúng mỗi khi đi lễ chùa, ngay cả người được học hành bài bản như các sư thầy cũng hiểu sai, làm biến dạng nghi thức tốt đẹp của đạo Phật. Ngay trong ngày khai hội ở chùa Hương hôm mùng 6 tháng Giêng (Âm lịch), sư thầy ở đây đã tạo nên cảnh hỗn loạn khi tung những chiếc vòng ngọc đeo cổ có in hình tượng phật bên trong cho khách hành hương. Tại một số ngôi chùa cũng nhận "tiền công" làm lễ dâng sao giải hạn cho các Phật tử và người dân. Bất chấp điều này được chính Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiều lần khuyến cáo, đây là điều đi ngược lại với giáo lý của đạo Phật.

Let's block ads! (Why?)

“Tình phộc” giữa miếu: "Vợ chồng tôi phải tập trước ở nhà"

Năm 2016, vợ chồng anh Chử Đức Chiến và chị Bùi Thị Thanh Huyền đã vinh dự được chọn là người thực hiện nghi thức làm “chuyện ấy” tại miếu Trò (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) thay vợ chồng anh Nguyễn Văn Lực và chị Nguyễn Thị Đám.

Anh Chiến và chị Huyền cầm nõ và nường đâm vào nhau "phộc phộc phộc" ba cái trúng phóc khiến người xem mãn nhãn, sung sướng.

Sau 1 năm thực hiện nghi thức linh thiêng, chia sẻ với PV chiều 7/2 (tức 11 tháng Giêng Tết Đinh Dậu), anh Chử Đức Chiến (38 tuổi) cho biết, năm qua kinh tế gia đình anh có bước đột phá, công việc làm ăn của gia đình tốt đẹp hơn, kinh tế vững vàng hơn.

“Lúc đầu mới tham gia thực hiện nghi thức “tình phộc” cũng bị bà con trong làng trêu nên tôi có chút ngại ngần nhưng đây là nghi thức truyền thống và được người dân trong làng tín nhiệm nên tôi không ngại ngùng nữa”, anh Chiến nói.

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Năm 2016, vợ chồng anh Chử Đức Chiến và chị Bùi Thị Thanh Huyền vinh dự được chọn làm “chuyện người lớn” trong Lễ Mật. Đây là lần đầu tiên anh chị thực hiện nên thấy ngại ngùng trước đám đông.

Chia sẻ thêm, anh Chiến cho hay, nghi thức năm ngoái anh và vợ đã thực hiện “tình phộc” 3 lần trúng cả 3, có thể vì thế mà kinh tế gia đình anh năm qua cũng vững vàng hơn.

“Năm nay, vợ chồng tôi vẫn được người dân tín nhiệm để thực hiện nghi thức linh thiêng giữa miếu Trò. Tuy nhiên, năm nay có điểm mới là lễ hội Trò Trám được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nên vợ chồng tôi bị áp lực hơn. Hai vợ chồng đã phải tập ở nhà khoảng 10 phút bằng dụng cụ tự tạo để khi thực hiện nghi thức không bị trượt”, anh Chiến cho hay.

 Anh Chiến cho biết, năm vừa qua (2016) kinh tế gia đình anh vững vàng hơn.

Chị Bùi Thị Thanh Huyền (26 tuổi) chia sẻ: “Năm 2016 là lần thực hiện nghi thức đầu tiên của tôi, đây cũng là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy và thực hiện nghi thức “tình phộc”. Sau khi thực hiện xong nghi thức, nhiều người trêu vợ chồng tôi lắm, bảo gan thật đấy, vợ chồng trẻ mà không ngại. Tuy nhiên, thực hiện nghi thức trang nghiêm do ban tổ chức tín nhiệm nên vợ chồng tôi cũng không thấy ngại ngùng”.

Chị Huyền (vợ anh Chiến) cho hay, sau khi thực hiện xong nghi thức “tình phộc” tại miếu Trò, nhiều người trêu vợ chồng chị và bảo: “Gan thật đấy, vợ chồng trẻ mà không ngại”.

Bà Lê Thị Nút (mẹ của anh Chiến) cho hay: “Khi thấy hai con được người dân tín nhiệm cho thực hiện nghi thức “tình phộc” tôi rất phấn khởi. Tôi rất đồng tình khi hai con tham gia vì gia đình tôi cạnh miếu nên phải có trách nhiệm với tập thể, với việc gìn giữ nét đẹp của lễ hội trò trám, cùng bà con quảng bá hình ảnh của lễ hội đến với du khách thập phương”.

Ông Nguyễn Thành Ngữ (69 Tuổi, người trông miếu Trò) thông tin, chương trình tổ chức lễ hội Trò Trám năm nay đặc biệt hơn khi lễ hội vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Nguyễn Thành Ngữ nói, người dân xã Tứ Xã rất vui mừng khi lễ hội trò trám được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia.

“Đây là điều mong muốn của nhiều thế hệ người dân xã Tứ Xã, từ đời cha ông chúng tôi đến nay. Qua nhiều năm gìn giữ, khôi phục đến năm 2017, lễ hội Trò Trám chính thức được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia khiến chúng tôi hết sức vui mừng. Chính vì thế, lượng du khách năm nay đến tham dự lễ hội đông hơn mọi năm”, ông Ngữ nói.

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 

11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.

Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.

Let's block ads! (Why?)

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố

Chân dài Quảng Bình mặc cả "cây" đen của Đỗ Mạnh Cường, khoe street style đầu năm.

Lê Thúy diện <a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/mot-nguc-tran/' title='mốt ngực trần' target='_blank'>mốt ngực trần</a> dạo phố 

Trong bộ ảnh mới, Lê Thúy chọn các bộ váy màu đen nằm trong bộ sưu tập The Little Black Dress. Chân dài yêu thích sắc đen vì vẻ quyền lực, sang trọng lại không lỗi mốt.

Lê Thúy diện <a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/mot-nguc-tran/' title='mốt ngực trần' target='_blank'>mốt ngực trần</a> dạo phố 

Lấy phom từ áo măng tô truyền thống, bộ váy với dáng xòe kết hợp lưới mỏng bên trong, tạo sự mềm mại.

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Lê Thúy là "nàng thơ" gắn liền với sự nghiệp thiết kế của Đỗ Mạnh Cường trong nhiều năm qua. Không chỉ là người giúp đỡ chân dài từ thuở mới vào nghề, Đỗ Mạnh Cường còn góp phần định hình phong cách cho cô. Trong năm 2016 vừa qua, Lê Thúy cũng đạt được những thành công nhất định khi trình diễn ở Milan Fashion Week.

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Lông được sử dụng làm điểm nhấn cho phom xáy xòe bằng voan lưới xuyên thấu. Các chi tiết được bố trí theo cấu trúc bất đối xứng. 

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Đi theo xu hướng ngực trần đang được lăng xê mạnh ở làng mốt thế giới, người đẹp không mặc áo ngực.

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Chất liệu nhung tiếp tục hot ở nửa đầu năm nay. Với váy dáng dài, freesize kiểu cổ điển, Lê Thúy được tôn chiều cao. Cô rảo bước trên phố với giày cao 30 cm. 

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Thiết kế được tạo điểm nhấn bằng đường gấp nếp ở cổ tay hay thắt eo.

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Phom váy bodycon tôn dáng với thắt nơ to bản, phù hợp trong nhiều hoàn cảnh như đi làm, thảm đỏ hay các buổi tiệc sang trọng.

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Cô kết hợp mắt kính có gọng uốn lượn, làm tăng vẻ sành điệu.

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Chất liệu ren xếp chồng lên nhau tạo nên dáng váy xòe. Trong suốt những bộ sưu tập gần đây, ren luôn là chất liệu được Đỗ Mạnh Cường khai thác tối đa với sự đa dạng trong phom dáng, đường cắt.

Lê Thúy diện mốt ngực trần dạo phố 

Ảnh: Chanh, trang điểm: Quân Nguyễn, làm tóc: Pu Lê.

Ý Ly

Theo VNE

Let's block ads! (Why?)

Ngọc Hân diện trang phục H’Mông với váy hiện đại

Hoa hậu Việt Nam 2010 toát lên vẻ kiêu sa với các thiết kế của Vũ Việt Hà.

<a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/ngoc-han/' title='Ngọc Hân' target='_blank'>Ngọc Hân</a> diện <a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/trang-phuc/' title='trang phục' target='_blank'>trang phục</a> HMông với váy hiện đại 

Là bạn thân của Hoa hậu Ngọc Hân, nhà thiết kế Vũ Việt Hà mời cô làm mẫu cho bộ sưu tập Thiên Di.

Ngọc Hân diện <a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/trang-phuc/' title='trang phục' target='_blank'>trang phục</a> HMông với váy hiện đại 

Bộ sưu tập lấy cảm hứng vẻ đẹp của con người và vùng đất Tây Bắc. Để thể hiện điều này, Vũ Việt Hà kết hợp chất liệu và phom dáng truyền thống với hiện đại.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Các trang phục được đính kết bằng tay kỳ công.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Ngọc Hân trong bộ áo thổ cẩm kết hợp chân váy high-low. Các mẫu thiết kế còn gây chú ý với phụ kiện như xà cạp, hoa cài tóc… của người H'Mông.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Nhà thiết kế Hà Nội giữ nguyên giá trị của bộ trang phục truyền thống H'Mông bằng việc sử dụng chất liệu vải nhuộm chàm, in hoa văn bằng sáp ong. 

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Vũ Việt Hà đến tận bản làng của người dân vùng cao, tìm hiểu về chất liệu, cách thực hiện. Anh chọn từng thước vải chàm, đặt mua từng khuôn vải thêu, dệt ở những phiên chợ nơi đây.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Áo xuyên thấu đính hạt cườm kết hợp chân váy maxi, điểm nhấn là đai lưng tua rua và túi thổ cẩm ở hông.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Những đường nét của hoa văn, họa tiết in ấn theo đúng kỹ thuật thêu dệt của người H'Mông. Trang phục đính kết thêm những viên đá, pha lê, hoặc tạo khối, điểm nhấn mới.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Một mẫu trang phục áo dáng cape hiện đại pha lẫn nét truyền thống ở họa tiết thổ cẩm trước ngực.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Chất liệu ren, lưới được sử dụng vừa đủ, tôn lên những khối vải, hoa văn truyền thống. Nhà thiết kế cho biết bố cục họa tiết là cảm hứng từ những nét vẽ mộc mạc trong câu chuyện thần thoại của người H'Mông.

Ngọc Hân diện trang phục HMông với váy hiện đại 

Vũ Việt Hà nổi bật với sở trường thiết kế áo dài trong nhiều năm qua với hàng loạt bộ sưu tập qua các mùa festival Áo dài, Festival Huế… Anh từng giúp Hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan gây ấn tượng tại cuộc thi Miss Grand International 2016. Thiết kế áo tứ thân của anh được xếp vào Top 3 trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi này.

Ảnh: Kiếng Cận

Ý Ly

Theo VNE

Let's block ads! (Why?)

Bất ngờ trước hàng loạt đại gia Hongkong lắm tiền và... nhiều vợ

"Đa thê" không phải là chế độ dành cho thời kỳ vua chúa, rất nhiều vị tỷ phú, đại gia giàu có Hongkong hiện tại cũng lắm vợ không kém.

Đặng Triệu Tôn

Thời gian gần đây, cái tên gây chú ý trong làng giải trí chính là nam diễn viên Đặng Triệu Tôn. Không chỉ giàu có và là một trong những nam nghệ sĩ được yêu thích, Đặng Triệu Tôn còn gây bất ngờ khi có thể sống hòa thuận với cả 3 bà vợ và sắp sửa có thêm bà thứ 4.

Đặng Triệu Tôn bên 3 bà vợ.

Dù gia đình Đặng Triệu Tôn phức tạp như thế nhưng cuộc sống gia đình của nam diễn viên vẫn rất thoải mái và yên ổn. Nhiều người tò mò về cách giữ hòa khí giữa các bà vợ của Đặng Tiệu Tôn. Thực tế, nam diễn viên Hongkong rất biết cách thu xếp gia đình và công việc. Dù chỉ là diễn viên nhưng Đặng Triệu Tôn luôn để các bà vợ sống thoải mái không cần lo lắng chuyện tiền bạc. Cũng bởi vậy, các bà vợ rất ngoan ngoãn với anh.

Anh dung hòa được các mối quan hệ với những bà vợ trong nhà.

Nhưng, có nguồn tin cho biết Đặng Triệu Tôn không phải chỉ là diễn viên bình thường. Anh có xuất thân giàu có, là con trai của cố nghệ sĩ, ông trùm bất động sản Đặng Vĩnh Tường. Sau khi bỏ nghiệp đóng phim, Đặng Triệu Tôn tiếp tục thừa kế gia sản của cha kinh doanh nhà đất. Cũng bởi vậy, anh sở hữu số tài sản lớn và có thể chu cấp tiền cho tất cả các bà vợ.

Trần Tam Mộc

Cũng giống như Đặng Triệu Tôn, Trần Tam Mộc có số bà vợ không hề kém cạnh - 4 bà vợ. Mặc dù nổi tiếng là nghệ sĩ Trung Quốc có ngoại hình lùn nhất làng giải trí nhưng Trần Tam Mộc lại có mệnh đào hoa và từng trải qua 4 cuộc hôn nhân với 4 người phụ nữ và tất cả đều rất xinh đẹp, vóc dáng gợi cảm.

Trần Tam Mộc lùn nhưng rất đào hoa.

Trần Tam Mộc có chiều cao 1m28 vì mắc bệnh tuyến yên bẩm sinh. Ngoại hình không đẹp như nhiều nghệ sĩ nam khác nhưng Trần Tam Mộc rất tự tin về vẻ ngoài của mình. Ông từng nhận định: "Tôi là diễn viên lùn nhất Trung Quốc. Nhưng, tôi là Ảnh đế lùn nhất Châu Á". Vốn là diễn viên phụ với các vai diễn nhỏ nhưng Trần Tam Mộc luôn hoàn thành rất tốt nhân vật của mình và nhận được nhiều tình cảm của khán giả.

Trần Tam Mộc và cô vợ hiện tại.

Kết hôn với Trần Tam Mộc, các cô vợ của ông chịu khá nhiều tai tiếng. Nhiều người bị cho là ham tiền và thậm chí bị gia đình từ mặt khi chấp nhận làm đám cưới. Bởi vậy, Trần Tam Mộc dành khá nhiều tình cảm cho các bà vợ và mong các cô có thể có cuộc sống thoải mái.

Lưu Loan Hùng

Lưu Loan Hùng là tỷ phú Hongkong giàu nứt đố đổ vách của làng giải trí. Ở tuổi 66, ông có cô vợ trẻ kém 26 tuổi là Trần Khải Vận. Được biết, cặp đôi gặp nhau từ năm 2001 và có chung một trai một gái. Hiện tại, sức khỏe ngày càng già yếu nhưng Lưu Loan Hùng vẫn được Trần Khải Vận chăm sóc rất chu đáo. Cánh phóng viên nhiều lần chụp được hình ảnh vị tỷ phú nổi tiếng đưa vợ đưa đi khám sức khỏe tại bệnh viện. Hình ảnh Lưu Loan Hùng chống gậy đi bên cô vợ trẻ từng là đề tài bàn tán xôn xao trên diễn đàn mạng.

Lưu Loan Hùng bên cô vợ kém 26 tuổi.

Thực tế, Lưu Loan Hùng mới chỉ kết hôn với Trần Khải Vận vào cuối năm ngoái. Trước đó, cặp đôi từng chung sống như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn. Lưu Loan Hùng mới chỉ chấm dứt mối quan hệ với người vợ trước là Lữ Lệ Quân cách đây không lâu. Ông quyết tâm sống đến cuối đời với cô vợ kém 26 tuổi Trần Khải Vận.

Lưu Loan Hùng bên người vợ trước Lữ Lệ Quân.

Trước Lữ Lệ Quân, Trần Khải Vận, Lưu Loan Hùng từng trải qua cuộc hôn nhân đầu với Bảo Vịnh Cầm. Nhưng cả hai chia tay vào năm 1992. Hiện tại, Lưu Loan Hùng có 6 đứa con từ 3 bà vợ. Ông đều chu cấp tiền cho con rất đầy đủ. Riêng 2 người vợ trước, Lưu Loan Hùng từng khẳng định cả hai chỉ muốn tiền bạc của ông trong khi Trần Khải Vận hoàn toàn ngược lại.

Alvin Chau

Cuộc hôn nhân của Alvin Chau từng gây chấn động làng giải trí Hongkong trong một thời gian dài. Mối quan hệ lằng nhằng giữa Alvin Chau cùng với vợ Trần Tuệ Linh và bồ Liêu Bích Lệ luôn là đề tài bàn tán trên các diễn đàn. Sau thời gian dài sống trong mối quan hệ nhập nhằng, Trần Tuệ Linh quyết định ly hôn sau 13 năm chung sống với Alvin Chau vào cuối năm 2015.

Alvin Chau thoải mái có bồ nhí Liêu Bích Lệ bên ngoài...

Hiện tại, mối quan hệ tay bay giữa Trần Tuệ Linh - Alvin Chau - Liêu Bích Lệ vẫn còn tồn tại. Vì chịu sức ép từ phía gia đình, Alvin Chau không còn dám đưa Liêu Bích Lệ về nhà. Anh đưa bồ nhí tới London sống và không có ý định đưa cô trở lại Hongkong mặc dù Liêu Bích Lệ đã sinh quý tử cho Alvin Chau. Trong khi đó gia đình nhà Alvin Chau đặc biệt yêu quý con dâu Trần Tuệ Linh và luôn dành tình cảm đặc biệt cho cô.

... nhưng vẫn không rời vợ cả.

Vì muốn lấy lòng vợ cả và vẫn ngọt ngào với bồ nhí, Alvin Chau thường xuyên phải đi đi lại lại chăm sóc cả hai người phụ nữ. Để phục thù người còn lại, cả Trần Tuệ Linh và Liêu Bích Lệ thường xuyên chia sẻ hình ảnh ngọt ngào bên Alvin Chau trên trang cá nhân. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, Liêu Bích Lệ vẫn chỉ là bồ nhí bên ngoài của Alvin Chau và chưa được chính thức đặt chân vào nhà họ Châu như mong muốn.

Let's block ads! (Why?)

Dịch thủy đậu bùng phát, nhiều người nằm viện mặt xanh như đổ mực

Dịch thủy đậu bùng phát, nhiều người nằm viện mặt xanh như đổ mực - 1

Người lớn mắc thủy đậu thường nặng hơn trẻ em.

57 tỉnh thành bùng phát bệnh thủy đậu

Cục Y tế dự phòng cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng qua, dịch bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại 57 tỉnh, thành phố. Cả nước đã ghi nhận gần 2.100 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Đáng chú ý, hiện đã có 1 trường hợp trẻ tử vong.

Theo Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, tình hình bệnh thủy đậu đang khá phức tạp, số ca mắc bệnh đang ra tăng nhanh. Đáng nói, không chỉ có trẻ em mắc căn bệnh này nhưng gần đây xuất hiện không ít số ca bệnh là người lớn nhập viện. Theo quan sát của phóng viên, tất cả những bệnh nhân nhập viện do thủy đậu do bôi thuốc nên mặt đều xanh như đổ mực.

Bệnh viện E tiếp nhận bệnh nhân V.T.T.H (SN 1987, tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 6/2, trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân.

Sau khi bác sĩ thăm khám, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nổi hết toàn bộ thân, đau đầu, mệt mỏi. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nhập viện điều trị và theo dõi biến chứng bệnh.

Khai thác tiền sử của bệnh nhân H, bệnh nhân bị mắc thủy đậu từ ngày 5/2. Con bệnh nhân 2 tuổi cũng bị mắc thủy đậu và đã được điều trị khỏi 31/1/2017. Con bệnh nhân cũng lây bệnh từ các bạn học trường mầm non.

Sau một ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn sốt, nổi nốt ban toàn thân, có những nốt bội nhiễm, dịch đục, mủ trắng, nốt mới mọc, nốt mọc lâu….

Cùng cảnh ngộ, bệnh nhân N.M.H (SN 1994, Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhập viện vào ngày 4/2 do mắc bệnh thủy đậu, nổi bỏng nước toàn thân.

Cách đó 3 ngày, bệnh nhân này có tiếp xúc với cháu bé 4 tuổi cũng bị mắc thủy đậu nhưng đang trong thời gian khỏi bệnh. Điều đáng nói là 2 bệnh nhân người lớn này chưa từng tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thủy đậu, chưa từng mắc bệnh và tiếp xúc với nguồn lây…

Biến chứng nặng có thể tử vong

Theo Ths.BS Vũ Mạnh Cường - Phó Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viên E, trong 1 tháng gần đây, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó, không có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm và tử vong.

BS Vũ Mạnh Cường cho biết, thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Đến nay, bệnh thủy đậu đang vào mùa, dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể. Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

TS.BS Lương Thị Thu Hiền – Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp – Bệnh viên E cho biết, thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp.

Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với bệnh, thường xảy ra vào mùa đông xuân.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên.

Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

BS Hiền nhấn mạnh, đây là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Các biến chứng nặng như: Viêm phổi, não, tiểu não... thường để lại di chứng.

BS Cường khuyến cáo, bệnh thủy có thể ngừa bằng vắc-xin. Vì vậy, người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh nên chích ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vắc-xin phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Vì sao tiêm vắc-xin rồi vẫn mắc?

Đa số người mắc chưa được tiêm vắc-xin phòng thủy đậu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc-xin rồi vẫn mắc bệnh. Bởi vì, trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vắc-xin thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường là không bị biến chứng.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người cần tiêm đủ 2 liều vắc-xin thủy đậu. Tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi. Vắc-xin có thể tiêm cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn (chưa mắc bệnh thủy đậu).

Let's block ads! (Why?)