Saturday, February 4, 2017

Nữ hiệu trưởng được cầu hôn trước 600 học sinh tiểu học

Bạn trai của cô Mandy, Russ Johsnon, đã dàn dựng buổi tập trung này vào ngày 26/1 để cầu hôn tình yêu của đời mình trong khi đang mặc bộ đồ con báo, tại trường tiểu học Castleman ở Texas.

“Tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi của phụ huynh học sinh. Họ nói rằng con của họ nghĩ hiệu trưởng đã cưới một chú báo”, Mandy nói về khoảnh khắc diệu kỳ. Anh Johnson (45 tuổi), đã lên kế hoạch cho màn cầu hôn từ Giáng sinh năm 2016. Ban đầu, Johsnon có ý định cầu hôn cô qua mạng xã hội Twitter, nơi mà 2 người gặp nhau lần đầu, nhưng rồi anh quyết theo một kế hoạch táo bạo hơn.

Màn cầu hôn được toàn thể học sinh chứng kiến

“Cô ấy dành rất nhiều tình cảm cho 700 học sinh và nhân viên tại đây và tôi biết họ sẽ muốn trở thành một phần trong ngày hạnh phúc này”, anh Johnson cho biết.

Anh Johnson đã lên kế hoạch này từ Giáng Sinh

“Tôi bước vào phòng thể dục và tự hỏi những chiếc camera đang làm gì ở đây vậy?", cô Mandy nhớ lại ngày đặc biệt. "Nhưng tôi không bận tâm lắm đến việc đó. Đội cổ vũ bắt đầu hát "Mandy, em sẽ lấy anh chứ?. Lúc đầu tôi cảm thấy bối rối và không hiểu chuyện gì đang xảy ra”.

“Con báo, linh vật của nhà trường đến gần tôi và kéo mặt nạ ra khỏi đầu. Đó chính là anh ấy. Tôi thật sự rất bất ngờ. Những học sinh của tôi đều hò hét mặc dù chúng quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra. Khi anh ấy quỳ gối, tất cả mọi người đều trở nên phấn khích”, cô Mandy cho biết.

Cô Mandy Vasek không thể tin được chuyện gì đang xảy ra

Cặp tình nhân dự định tổ chức đám cưới vào ngày 17/3 tới vì một lý do đặc biệt.

“Mandy đang học để lấy bằng tiến sĩ. Giấc mơ của cô ấy là bước lên sân khấu với tên tiến sĩ Johnson, họ của tôi", anh Johnson cho biết. "Cô ấy đang viết luận án và muốn dành công trình đó cho tôi. Cô ấy sẽ tốt nghiệp vào tháng 5, nên để thực hiện được giấc mơ này, chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới trước khi cô ấy tốt nghiệp".

Let's block ads! (Why?)

8 cách cực hiệu quả đề phòng viêm phổi khi giao mùa

8 cách cực hiệu quả đề phòng viêm phổi khi giao mùa - 1

Thời tiết giao mùa, trẻ mắc viêm phổi nhập viện tại BV Nhi Trung ương

Ngày 3/2, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM cho biết, trong những ngày Tết vừa khoa, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận trên 500 trường hợp cấp cứu, trong đó chiếm phần lớn là bệnh lý viêm phổi ở người già.

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, thời tiết giao mùa tỷ lệ trẻ nhập viện lại biến động.  Dự đoán tháng cao điểm trẻ đến khám vì thời tiết giao mùa, vi khuẩn, virus phát triển, tấn công trẻ.

Theo ThS.BS. Lê Ngọc Duy, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cách đây khoảng 3 tháng, mỗi ngày khoa thường tiếp nhận 100-120 bệnh nhân nhưng những ngày gần đây, Khoa tiếp nhận từ 160-170 bệnh nhân. Lượng bệnh nhân đông, chủ yếu là bệnh nhân nặng ở tuyến dưới chuyển lên. Các bác sĩ phải làm việc gấp nhiều lần so với thời điểm bình thường.

BS Lê Ngọc Duy cũng dự đoán, sắp tới bệnh nhân có thể đông hơn do thời tiết giao mùa, Khoa sẽ đề nghị Bệnh viện điều chuyển phù hợp, có thể linh động chuyển bệnh nhân sang các khoa khác để tránh quá tải.

BS CKI. Nguyễn Viết Hậu – Phó trưởng khoa Cấp cứu BV ĐHYD cho biết, đây là tình trạng viêm phổi cộng đồng điển hình (viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng).

Ở người lớn tuổi, sức đề kháng giảm, phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng cũng ít rầm rộ, thường không sốt, không ho đàm nhiều, đôi khi chỉ là ho ít và ớn lạnh như một cảm cúm thông thường. Điều này dễ làm người bệnh và thân nhân chủ quan.

Theo PGS TS BS. Lê Tiến Dũng – Trưởng khoa Hô hấp BV ĐH Y Dược, khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hay quá lạnh, hay khi thời tiết chuyển mùa thường có dịch bệnh nhiễm siêu vi cúm và sau đó là viêm phổi, nhất là ở người già hay người có nhiều bệnh, giảm sức đề kháng.

Người già khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có triệu chứng bệnh âm thầm, phức tạp nhưng thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nặng, việc điều trị cũng khó khăn và lâu dài vì người già thường có các bệnh mạn tính đi kèm. Do vậy, việc phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi đột ngột rất quan trọng nhằm ngăn ngừa tối đa mức tăng nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm gây tử vong.

Viêm phổi ở người già diễn biến xảy ra rất nhanh và có nhiều biến chứng

8 cách phòng viêm phổi khi giao mùa

PGS TS BS. Lê Tiến Dũng khuyến cáo, người già, người có nhiều bệnh, người suy giảm sức đề kháng, cần lưu ý 8 cách phòng bệnh viêm phổi khi giao mùa.

Thứ nhất là rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi, trước khi ăn uống.

Thứ hai là sử dụng nguồn nước sạch hàng ngày, luôn bảo đảm một ngày bổ sung đầy đủ từ 1,5 - 2 lít nước. Việc làm này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp đào thải những độc tố gây hại có nguy cơ phát bệnh viêm phổi.

Thứ ba, nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là nguyên nhân gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nhiễm khác.

Thứ tư nên giữ gìn môi trường xung quanh vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát nhằm khử sạch vi khuẩn, virus là mầm mống gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại.

Thứ năm nên giữ gìn cơ thể đủ ấm theo tiêu chí ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm cổ, ngực, bàn chân, bàn tay.

Ngoài ra, chú ý không nên để bếp lò sưởi ấm trong nhà dễ gây viêm phổi. Về mùa hè, nên để điều hòa ở nhiệt độ thích hợp là 20 - 22 độ C, không nên để thấp quá gây chênh lệch môi trường bên ngoài dễ dẫn tới viêm họng, viêm phổi và gây đột quỵ cho người già.

Thứ sáu là bổ sung dinh dưỡng phù hợp bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ vitamin A, C, E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Thứ bảy, tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu trên những người có chỉ định, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn , suy tim, cắt lách, tuổi trên 65 nhằm dự phòng bệnh viêm phổi, các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già.

Thứ tám cần kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, tiểu đường.

Let's block ads! (Why?)

Cái Tết đầu tiên của 2 đứa trẻ bị trao nhầm

Đó là Lan Anh và Ngọc Yến, hai bé gái bị trao nhầm ở BV Đa khoa thị xã Bình Long, Bình Phước. Hai em sinh cùng ngày 10-1-2013 nhưng đến hơn ba năm sau (năm 2016) mới thực sự trở về bên bố mẹ ruột của mình.

Đi đâu cũng có nhau

Hơn nửa năm sau ngày nhận lại con ruột của mình (tháng 7-2016), cả hai gia đình đã đổi tên cho hai em theo như tên gốc ban đầu. Lan Anh giờ tên là Ngọc Yến, còn Ngọc Yến thì đổi lại là Lan Anh. Vì Lan Anh sinh trước 15 phút nên cả hai bên thống nhất Lan Anh sẽ là chị, Ngọc Yến là em.

Dù đã nhận con ruột của mình nhưng gia đình anh Vũ Đình Khiên (phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, Bình Phước) và chị Thị Liên (xã Phước An, huyện Hớn Quản, thị xã Bình Long, Bình Phước) đều chung nỗi niềm nhớ đứa con gái đã nuôi ba năm nay tuy không cùng huyết thống. Họ quyết định cho hai bé ở chung với nhau, cứ luân phiên đều đặn một tuần gia đình bên này sẽ chăm sóc các con rồi tuần sau nhà bên kia đón về chăm sóc.

Khoảnh sân nhỏ trước nhà chị Liên giờ đây đầy ắp tiếng cười sảng khoái của hai đứa con gái nhỏ. Thấy hai đứa giành bút chì màu của nhau, chị Liên dỗ dành từng đứa, dặn dò hai chị em phải biết nhường nhịn nhau.

Có lúc mải chơi mà không thấy chị đâu, Ngọc Yến chạy đi tìm khắp nơi. Đến giờ cơm hay đi tắm, hai đứa cũng phải ăn và tắm cùng nhau mới chịu, thiếu mất một đứa là đứa kia lại hỏi tìm.

Anh Khiên kể lúc mới xa bố mẹ nuôi của mình cả hai em đều khóc, xin ở lại thêm vài ngày. Mấy ngày đầu ở cùng mẹ ruột Ngọc Yến chưa quen nên nói rằng: “Mẹ Liên nhớ cho con về nhà ba Khiên với, con nhớ đường từ nhà mẹ Liên về nhà ba Khiên rồi. Nếu mẹ bận thì con đi một mình cũng được”...

Còn giờ đây Ngọc Yến nói: “Ở nhà nào em cũng thích hết!”. Giờ đây hai em xem nhà nào cũng là nhà của mình.

Lan Anh (trái) cùng Ngọc Yến chơi với nhau tại nhà mẹ Liên. Ảnh: THANH TUYỀN

Tết đoàn viên

Ngày 10-1 vừa qua là ngày sinh nhật của cả hai em. Ai cũng muốn tổ chức sinh nhật thật sum vầy, ấm áp. Hai bên đã chia ngày ra để mừng sinh nhật hai bé. Gia đình anh Khiên tổ chức vào ngày 8-1, còn chị Liên thì tổ chức vào ngày 22-1.

Sinh nhật con, anh Khiên và chị Liên tổ chức một bữa tiệc nhỏ, mời mọi người cùng đến để chung vui với gia đình. Cả hai em được bố mẹ ẵm đi chào mọi người, không rời nhau. Anh chị cũng dành một khoảng không gian trong căn phòng nhỏ để giữ lại những hình ảnh của hai con.

Chị Liên đã đưa hai đứa đi chụp ảnh chung, in thành một tấm ảnh lớn treo ngay trong nhà, còn làm thêm một cuốn album hình nhỏ riêng. Ngày lấy ảnh con về, chị Liên nhờ anh trai treo tấm ảnh của hai đứa lên tường nhà. “Nhìn hai đứa như hai chị em song sinh vậy đó” - chị nói.

Tết này gia đình anh Khiên và chị Liên đều đưa hai em đi thăm họ hàng ở xa. Anh Khiên dẫn hai em đi chơi Tết với người thân ở Bình Dương, còn chị Liên thì dắt con xuống Tây Ninh thăm họ hàng. Hai em đã có cái Tết đầu tiên ở cạnh gia đình, trong vòng tay ấm áp của bố mẹ ruột và cả bố mẹ nuôi.

Điều mà cả anh Khiên và chị Liên mong mỏi nhất trong năm nay là hai em sẽ sớm được đến trường cùng nhau vì năm rồi vẫn chưa làm xong thủ tục. Mong những ngày sau cả hai em luôn có những tháng ngày bình yên như vậy…

Những ngày dài nhất trong đời...

Trong bữa cơm trưa cuối năm, anh Khiên cùng bố vợ của mình là ông Nguyễn Duy Nghiên ngồi nhắc lại chuyện xảy ra với gia đình mình trong suốt thời gian qua. Đến tận bây giờ cả hai vẫn không tin được chuyện trao nhầm này lại xảy ra với gia đình mình.

Anh Khiên tâm sự, anh từng có linh cảm đứa con gái mà mình nuôi không phải là con ruột. Linh cảm của một người cha cứ thúc giục anh đi tìm con ròng rã hơn hai năm. Sợ vợ buồn, anh một mình đi kiếm nhà của người mẹ chuyển dạ cùng ngày với vợ mình để nhìn cho được mặt của cháu bé ra sao.

Lan Anh giờ đã quen với mẹ ruột của mình, hay phụ mẹ việc nhà và chơi đùa với mẹ

“Sau này, khi tâm sự với bố, lúc đó bố còn giận con cả tháng trời. Nhưng không hiểu sao con lại cứ có cảm giác như vậy đó bố à... Mà thật sự cho đến cái ngày đi xét nghiệm ADN, con vẫn mong rằng không có sự nhầm lẫn như con nghĩ, vậy mà không ngờ! Coi như đây quà trời cho, đẻ một lần mà lại được hai đứa con” - anh Khiên nói.

"Tự nhiên cái giờ con có tới hai đứa em gái, chơi vui lắm luôn đó. Con thương hai em như nhau, em nào cũng dễ thương hết", bé Lan Phương con gái đầu của anh Khiên, chị Trang nói.

Let's block ads! (Why?)

Kỳ lạ cô bé chữa được bách bệnh bằng cách chạm tay vào người bệnh

Suốt nhiều năm nay, dân làng San Gonzalo truyền tai nhau về cô bé Alani Santos có năng lực đặc biệt. Cô có thể chữa được mọi căn bệnh chỉ bằng cách chạm tay vào bệnh nhân rồi cầu nguyện với Chúa.

Cứ hai tuần một lần, người dân ở đây lại tập trung đến ngôi đền của Alani Santos để xin được phép lành từ cô bé thần y này.

Cô bé Alani Santos, người được thừa hưởng quyền năng của Chúa để chữa bách bệnh bằng cách cầu nguyện.

Cô bé đang chữa bệnh cho một người dân trong thị trấn San Gonzalo bằng cách chạm tay vào người bệnh nhân rồi cầu nguyện với Chúa.

Mọi người cùng tuyên xưng niềm tin với cô bé để được chữa khỏi bệnh.

Các buổi chữa bệnh đều được tổ chức và quản lý bởi cha cô, người tự nhận là mục sư Aduato Santos. Ông cũng quay lại video và đăng tải lên mạng để quảng bá tài chữa bệnh của con mình cho nhiều người được biết đến.

Trong số những video đó, có một video được rất nhiều người xem, cho thấy cảnh cô bé Santos nắm tay một bà lão bị tật ở chân rồi cầu nguyện. Sau đó bà lão đã có thể đứng dậy rồi đi lại trong đền thờ mà không cần dùng đến cây gậy chống nữa.

Cũng trong video đó, một người đàn ông được cho là bị mắc HIV trong suốt 7 năm, đang sống trong những ngày cuối cùng của đời mình, được cô bé chữa khỏi hoàn toàn chỉ bằng việc cô chạm vào cơ thể người đàn ông này.

Các buổi chữa bệnh được tổ chức và điều khiển bởi cha cô, người tự xưng là mục sư Aduato Santos.

Các buổi chữa bệnh được ghi hình và đăng tải lên các trang mạng bởi cha cô, mục đích là để quảng bá cho mọi người biết về tài năng đặc biệt này.

Mỗi bệnh nhân sau khi khỏi bệnh đều phải để lại một cái chén vào bộ sưu tập của cô. Đây được coi như minh chứng cho số người đã được cô chữa lành bệnh. Nhiều người sau khi biết đến cô bé Santos, liền tức tốc chạy đến Rio để được chữa bệnh.

Hiện nay cô bé gần 11 tuổi, nhưng công việc này đã được bắt đầu từ năm 2012, tức là khi cô bé được 6 tuổi. Santos cho biết mình rất yêu thích công việc này, vì nó có thể giúp được nhiều người và khiến xã hội tốt đẹp hơn.

Cha của Alani, mục sư Aduato cho biết: “Con gái tôi cũng là một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng tôi thật biết ơn Chúa khi nó được sở hữu quyền năng của Chúa, có thể chữa được mọi bệnh tật cho tất cả mọi người”.

“Bé nhà tôi như một thiên sứ đại diện cho Chúa tại nơi này, mọi người đến rất đông để được con tôi chữa bệnh, và ai trong số họ cũng khỏi bệnh để quay về với cuộc sống thường ngày của mình”, cha của Alani tự hào cho biết.

Một người vừa được đón luồng sinh khí để thoát khỏi cơn bệnh của mình.

Rất đông người tin tưởng và đến đây để mong được cô bé chữa lành bệnh.

Bên ngoài khu vực được gọi là đền thờ của Alani Santos có bày bán những vật dụng lưu niệm nhằm tăng thêm thu nhập cho các hoạt động chữa bệnh.

Tại nơi được gọi là đền thờ của bé Alani Santos, có nhiều người bán các món quà lưu niệm như băng đĩa thu hình những buổi chữa bệnh, áo thun hay áp phích có in hình bé Santos. Cha của cô bé cho biết đây là hoạt động nhằm kiếm thêm kinh phí để hoạt động.

Một người được chữa bệnh tại đền thờ bé Alani, cho biết: “Khi cô bé chạm vào người tôi, tôi cảm thấy như có một luồng sinh khí chạy qua, tôi cảm nhận được đó là quyền lực của Chúa, rồi cơ thể tôi trở nên khỏe mạnh và tôi biết mình đã thoát khỏi cơn bệnh quái ác”.

Tuy nhiên, nhiều người không tin tưởng lắm vào sự việc này. Một số người biết được cha của cô bé – người tự xưng mình là một mục sư Thiên Chúa Giáo – đã có tiền án trộm cướp và phải ở tù trước đây, họ cho rằng ông đã dựng nên trò này để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Let's block ads! (Why?)

Những lễ hội phồn thực táo bạo nhất Việt Nam

Ngày nay, người tin tính thiêng của tục thờ “sinh thực khí” vẫn cứ tin, còn người không tin tham dự để thỏa chí tò mò, ít ra cũng có bộ ảnh selfie tại “hiện trường”.

Mười năm về trước nói ra mồm từ “nõ nường” còn ngại, giờ đây mọi người thấy đó là những tên gọi lịch sự, đậm truyền thống. Những địa phương phục dựng diễn xướng mang tính phồn thực có lượng du khách tăng chóng mặt. Người dân tại Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) có lễ hội “Linh tinh tình phộc”, và Quang Lang ( Thái Thụy, Thái Bình) có “Ông Đùng bà Đà” cùng nhận thấy nhờ sở hữu sự kiện mang tính phồn thực độc đáo mà làng quê họ nổi danh, làm ăn nhộn nhịp hơn hẳn.

Lễ rước Tàng thinh - Mặt nguyệt tại lễ hội Ná Nhèm 2016. Ảnh: Hồng Hà

Màn đấu rọ của ông Đùng bà Đà

Với người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, tục thờ ông Đùng bà Đà gắn với tín ngưỡng phồn thực, có từ khi nào không rõ. Theo truyền thuyết có hai chị em sinh đôi, khi sinh ra đã có tầm vóc cao to khác người. Họ bị bố mẹ, xã hội tẩy chay, sau một thời gian lưu lạc hai chị em đành lấy nhau. Tin đồn đến tai vua, vua liền xử chém họ vì tội loạn luân. Sau khi chết, hai người rất linh thiêng và luôn phù hộ cho bà con trong làng nên được dân làng lập đền thờ và hàng năm làm hình nộm cúng tế nhằm ngày mất của họ.

Truyền thuyết trên tồn tại từ xửa xưa với nhân dân Quang Lang (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), một làng có nghề làm muối lâu đời. Tương truyền, cung phi Nguyệt Ảnh vốn là người làng đã từ bỏ hoàng cung về quê ban phát tiền của, giúp đỡ dân làng muối. Bà mắc bệnh hiểm nghèo khi tuổi còn trẻ. Ngày cuối cùng bà ngồi nhìn ra cửa sổ nhìn thấy trẻ con trong xóm lấy bồ cỏ làm hình nộm ông bà Đùng, công kênh nhau cười đùa, bà bật cười rồi nhắm mắt qua đời. Dân làng Quang Lang xót thương tôn thờ làm Bà Chúa Muối, hàng năm mở hội vào ngày hóa của bà, 14 tháng Tư âm lịch hàng năm với tục rước hình nộm gọi là các Đùng (lễ hội còn có tên là hội ông Đùng bà Đùng (hoặc bà Đà).

Trước khi vào hội, dân làng sửa lễ xin Bà Chúa Muối cho được làm ông bà Đùng và các Đùng con. Họ cử người làm hình nộm khổng lồ Đùng bố mẹ cùng hai hình nộm Đùng con. Thân Đùng cao 2m, hình trụ rỗng có bán kính khoảng 80cm, để một người (người chạy Đùng) có thể chui được vào múa. Thân được đan bằng cây trúc sa, là loại tre nhỏ trồng ngoài bãi biển ven làng, chẻ thành nan nhỏ, dài để đan mắt cáo; mặt làm bằng cái mẹt vẽ hình mặt người ngộ nghĩnh, cài hoa tươi. Người được chọn để múa Đùng phải là những thanh niên khỏe mạnh, gia đình con cái hai bề, không có vận áo xám.

Theo miêu tả, rọ Đùng thời xưa to hơn, người múa Đùng rất khỏe mới điều khiển được. Ngày nay, rọ đan nhỏ hơn, các lời hát trong màn múa cũng thay đổi thêm ca từ và giai điệu hiện đại.

Màn múa Đùng lúc nhập nhoạng tối là phần được chờ đợi nhất. Hai hình nộm ông Đùng  bà Đà nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái, giáp mặt rồi thân chập vào nhau, lặp đi lặp lại trong tiếng tung hô của đám đông. Các Đùng con quấn quít quanh bố mẹ. Lúc đám rước quay về tới Đền, dân làng vội vã xô nhau cướp cho được một nan nứa trên hình nộm về cắm vào ruộng, vườn hay trên đầu giường để lấy may. Màn đấu rọ thể hiện mong muốn ngàn đời của người dân nông nghiệp về sự sinh sôi, nảy nở của giống nòi, của cây trồng và vật nuôi. Trong các diễn xướng tín ngưỡng phồn thực của VN, lễ hội Ông Đùng bà Đà được cộng đồng đánh giá là sáng tạo, tương tác cao và vui vẻ nhất.

Trò trám, “tình phộc” 3 giây trong bóng tối

“Linh tinh tình phộc”, ngay tên gọi tượng hình, tượng thanh đó đã đủ gợi trí tò mò. Đó là lý do mấy năm gần đây du khách ngày càng đông đổ về Lễ hội Trò Trám vào 11,12 tháng Giêng âm lịch tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Vĩnh Phú).

Lễ hội Trò Trám là tên gọi theo địa danh (rừng trám xưa kia) diễn ra các tích trò “phồn thực” và “tháo khoán”, trước đó trò diễn “tứ dân chi nghiệp” ngoài sân miếu được coi là màn “dạo đầu“ mang tính chất ẩn dụ rất cao. Chẳng hạn như khi diễn trò, trai gái hát đối đáp nhau những ca từ “phồn thực” đầy ẩn ý tạo không khí vui nhộn như:

“Có chồng thì thả mồi ra/ Chưa chồng thì cặp thì tha lấy mồi”;“Ước gì em hóa lưỡi cày/ Anh hoá thành bắp lắp ngay bây giờ”

Công đoạn hai có nhiều tên gọi khác nhau như “phồn thực”, “cầu đinh”, “lễ mật”. Đúng 0 giờ, tại miếu Trò, chủ tế lấy ra cặp sinh thực khí bằng gỗ được cất rất cẩn thận trong chiếc tráp đỏ phía trên bàn thờ trong miếu. Chủ tế đưa “linh vật” cho cặp nam nữ, người nam cầm  nõ (cái của nam) còn người nữ cầm nường (cái của nữ). Đèn tắt phụt, đồng thời vang lên tiếng hô của cụ chủ lễ “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” sinh thực khí bằng gỗ vào nhau 3 lần. Trong bóng tối, dân làng nín thở chờ đợi nghe 3 tiếng cốp cốp cốp. Họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt, cây cối xanh tươi.

Công đoạn cuối cùng là “tháo khoán”. Ngày xưa, sau tiếng hô “tháo khoán “trai tân gái làng” rủ nhau vào rừng trám giao lưu, ăn nằm thoải mái. Ngày nay lễ hội mang tính diễn lại nên sau tiếng chiêng dập, chủ tế dẫn đầu đám trò chạy quanh miếu ba vòng theo ngược chiều kim đồng hồ, theo sau là dân làng: Vừa chạy vừa hú, vừa gõ dùi vào mẹt để đuổi ma quỷ, trừ hiểm họa cả năm cho dân làng.

Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, người có công đề xuất khôi phục lễ hội Trò Trám từ 15 năm trước chia sẻ “Nõ nường thời nay được sơn son thếp vàng, tạo hình kích cỡ như thật nhìn hơi bị ít thẩm mỹ. Đúng như thời xưa nõ chỉ là cái chày gỗ mộc, nường là cái mo cau đục lỗ. Các cụ ngày xưa cũng biết cách điệu, nõ nường cũ trông đẹp và hóm hơn thời nay”. Thuyết phục cặp đôi diễn“tình phộc” tại miếu không dễ. Đôi trai gái tỏ ra ngượng ngịu, khán giả lại nhốn nháo, cứ chụp ảnh lập lòe  khiến không khí cũng giảm thiêng. Nhà văn cho biết cặp đôi diễn năm ngoái đã bỏ lên rừng khai hoang, tháng Giêng tới không biết có tìm nổi người không.

Tàng thinh gây tranh cãi tại Ná Nhèm

Xuất hiện vài năm gần đây, lễ hội Ná Nhèm (xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn) với lễ rước tàng thinh mặt nguyệt (sinh thực khí nam nữ) đã đưa tên Ná Nhèm lên bản đồ lễ hội “phồn thực” táo bạo nhất VN.

Ths Bàn Tuấn Năng, người có 5 năm nghiên cứu và phục dựng lễ hội cho biết Ná Nhèm (theo tiếng Tày nghĩa là mặt nhọ) không chỉ là lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc nhưng phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của Lê Trịnh. Sử cũ ghi có ngày sau khi triều Mạc thất thủ, Lê Trịnh giết đến 2.000 người họ Mạc trong một ngày. Họ Hoàng và họ Bế đã vượt qua các ràng buộc của Nho giáo để vác sinh thực khí Nam Nữ đi cung tiến cho đức Vua của chính mình. Về bản chất đây chỉ là việc con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh, để lại sớm rèn đao, luyện gươm củng cố sức mạnh từ dòng họ, làng bản đến quốc gia.

Khác với lễ hội phồn thực khác, tàng thinh mặt nguyệt ở đây là lễ vật cúng tế, cuối ngày được đem ra đốt. Dàn trai tráng rước tàng thinh mặt nguyệt bôi mặt nhọ biểu trưng cho việc ẩn danh, cũng là nghi thức lạ, không có ở bất cứ đâu.

Linh vật tâm điểm của Lễ hội Trò Trám. Ảnh: Phương Nguyễn

Mỗi năm có thể thay đổi tạo hình. Tàng thinh 50 năm trở về trước hình que bằng cổ chân, mặt nguyệt làm từ cạp thúng, có lúc từ cái mâm. Lúc bắt đầu phục dựng, các cụ bàn bạc “ngày xưa có khoảng một trăm người dự, tàng thinh bé không sao, nay có cả vạn người, lễ vật bé thế nhìn chẳng thấy”.

Mỗi năm kể từ 2012, mẫu tàng thinh được thay đổi chỉnh sửa dần nhưng vẫn chưa bắt mắt, tới năm 2016 mẫu lễ vật gây tranh cãi ồn ào trong dư luận và truyền thông. Kích cỡ táo bạo và màu sơn hồng bị chê trách là bắt chước lễ hội “rước của quí” của Nhật Bản. Ở một diễn biến khác nhờ bộ lễ vật hoành tráng, rực rỡ mà lượng du khách tăng vọt. Dân bản mạnh tay chuẩn bị vài trăm con lợn quay vẫn bán hết veo. Ná Nhèm còn khẳng định thương hiệu điểm du lịch với nhiều thung lũng hoa tam giác mạch nở tưng bừng. Lễ vật độc lạ và tam giác mạch hứa hẹn có lượng selfie ngang ngửa nhau.

Hỏi về tạo hình tàng thinh 2017, ông Tuấn Năng nói “nếu biết trước du khách sẽ không háo hức nữa. Mỗi năm một phiên bản khác.Chỉ biết rằng năm nay sẽ không sơn hồng để khỏi nghi vấn “giống Nhật””.

Let's block ads! (Why?)

Học người Hàn Quốc làm món bò kho trứng cút tuyệt ngon

Bước 2

Hành tây bóc vỏ bổ đôi, gốc hành cắt khúc, tỏi bóc vỏ, gừng thái lát. Cho 2 lít nước vào nồi, thêm hành, tỏi, gừng, hạt tiêu vào đun sôi

Cho thịt bò vào, mở nắp nồi và đun sôi ở lửa lớn trong 5 phút sau đó đậy nắp nồi và hạ nhỏ lửa. Bạn đun thêm khoảng 35-40 phút.

Let's block ads! (Why?)

Chuyện những người bị từ chối thẳng thừng khi muốn bán nội tạng của mình

Cả hai vợ chồng rủ nhau bán thận

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm điều phối và ghép tạng Quốc gia tâm sự, từ khi thành lập trung tâm đến nay, rất nhiều người đã gọi điện đến đường dây nóng của trung tâm, đến trực tiếp trung tâm với mong muốn được bán tạng của mình.

Vừa tiếp một cặp vợ chồng đến xin bán mỗi người một quả thận, thạc sĩ Phúc kể lại, hai vợ chồng này vì điều kiện gia đình khó khăn, nợ nần chồng chất, năm hết tết đến nên họ muốn được bán mỗi người một quả thận.

Ảnh một ca ghép tạng.

Anh Nguyễn Văn Th 42 tuổi, từng làm giám đốc một công ty chuyên khoan cọc nhồi xây dựng. Ở thời điểm thịnh vượng có ngày anh Th. kiếm được vài trăm triệu đồng. Đến khi làm ăn thất bát, công ty phá sản, nợ nần chồng chất đến nỗi tiền sinh hoạt phí của gia đình cũng là vấn đề lớn với người đàn ông này.

Quá túng quẫn, anh ta nghĩ cách đến trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia để “bán thận”. Anh ta nói rằng cần tiền và sẵn sàng bán một quả thận để lấy tiền chi tiêu vào vài việc còn dang dở.

Hay như trường hợp sinh viên Trần Khánh H. quê ở Quảng Ninh, đang là sinh viên của một trường đại học nhưng H. nghiện các trò chơi cờ bạc, lô đề. H nợ bạn bè, thậm chí còn cầm cố cả thẻ sinh viên, máy tính, xe máy bố mẹ sắm cho cậu để chơi đề.

Trong cơn túng quẫn, H. tìm đến Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia xin bán thận và bán được gì cậu cũng bán để kiếm tiền trang trải nợ nần, không muốn bố mẹ phải suy nghĩ.

Đây chỉ là một vài trường hợp trong hàng trăm trường hợp tìm đến các cơ quan y tế để xin bán tạng.

Pháp luật nghiêm cấm

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Phúc cho biết, hầu như ngày nào ông cũng gặp trường hợp khách như thế này nhưng mọi câu trả lời đều là không được vì pháp luật nghiêm cấm.

Việc “nghiêm cấm hoàn toàn” mua bán, kinh doanh nội tạng là do những hệ quả khôn lường về mặt xã hội và nhân đạo, đặc biệt nó có liên quan đến tội phạm mua bán người - một trong những loại tội phạm được cả thế giới quan tâm ngăn chặn hiện nay.

Việt Nam đã quy định về vấn đề này cụ thể trong điều 11 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Quy định cụ thể về việc nghiêm cấm mua bán nội tạng cũng như quảng cáo liên quan đến mua bán và ghép tạng).

Trong điều 154 Bộ Luật Hình sự cũng quy định rõ về mức phạt tù với người có hành vi mua bán nội tạng. Theo đó, người thực hiện hành vi trên sẽ phải đối mặt với mức phạt tù ít nhất là 3-7 năm tù.

Nếu hoạt động từ 2 người trở lên hoặc có tổ chức, mức phạt tù sẽ là từ 7-15 năm tù và từ 20 năm tù trở lên nếu vi phạm nghiêm trọng. Như vậy, Luật pháp đã quy định rõ ràng và chặt chẽ: Việt Nam chỉ chấp nhận nghĩa cử cao đẹp là hiến tạng tự nguyện.

Chính vì vậy, bất cứ ai muốn bán thận, một phần tạng của mình là phi pháp vì pháp luật không thừa nhận.

Let's block ads! (Why?)