Tuesday, December 13, 2016

Món nấu nhanh: Gỏi mực khô ngũ sắc

Hướng dẫn làm gỏi mực khô ngũ sắc ngon tuyệt, đẹp mắt với công thức chế biến đơn giản cho những bữa tiệc gia đình mùa cuối năm.

Hướng dẫn làm gỏi mực khô ngũ sắc ngon tuyệt, đẹp mắt với công thức chế biến đơn giản cho những bữa tiệc gia đình mùa cuối năm.

Gia vị

  • 100gr khô mực sợi
  • 100gr đu đủ xanh
  • 50gr xoài xanh
  • 50gr bắp cải tím
  • 50gr cà rốt
  • 1 ít đậu phộng
  • Rau thơm: húng lủi, húng quế
  • Gia vị: nước mắm, tỏi, ớt , chanh, đường

Cách làm chi tiết:

Goi muc kho

Gỏi mực khô ngũ sắc ngon tuyệt, đẹp mắt cho tiệc

  • Nguyên liệu cho món Gỏi khô mực ngũ sắc gồm có:
Goi muc kho 1

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món gỏi mực khô

  • Xoài gọt vỏ, băm sợi nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi. Bắp cải tím tách lá, bào sợi. Đu đủ bào sợi.
  • Nước trộn gỏi: Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Cho tỏi, ớt, 1 muỗng canh đường vào giã nhuyễn. Thêm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh nước cốt chanh vào khuấy đều cho đến khi đường tan.
  • Rau thơm rửa sạch, vẩy ráo.
  • Cho cà rốt, đu đủ, bắp cải tím vào tô nước lạnh ngâm cho giòn, khi trộn vớt ra để ráo.
Goi muc kho 3

Sơ chế nguyên liệu

  • Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho 1 muỗng canh nước mắm trộn gỏi vào đảo thơm. Thêm mực khô xé sợi vào đảo đều cho mực khô xăn lại, hơi chấy thơm.
Goi muc kho 4

Đảo đều mực cho hơi chấy thơm

  • Cho cà rốt, đu đủ, bắp cải tím, xoài xanh, rau thơm cắt nhỏ vào tô, thêm mực xé sợi, 1/2 nước trộn gỏi vào trộn đều.
Goi muc kho 5

Cho rau gỏi vào trộn đều

  • Bày gỏi khô mực ngũ sắc ăn cùng bánh tráng nướng. Khi ăn rưới thêm nước trộn gỏi còn lại vào, trộn đều.
Goi muc kho 6

Đổ nước trộn gỏi vào trộn đều

  • Chúc bạn thành công với món ngon cho ngày cuối tuần này.

Let's block ads! (Why?)

Vụ khiêng xác từ bệnh viện về nhà: Nguy cơ phát tán bệnh cực cao

Vụ khiêng xác từ bệnh viện về nhà: Nguy cơ phát tán bệnh cực cao - 1

Hình ảnh 2 người đàn ông khênh xác bệnh nhân nhiễm HIV tử vong về nhà.

Chiều 11/12, hình ảnh hai người đàn ông khiêng, một người khác đi sau thi thể người thân được cuốn chiếu trên đường và vừa đi vừa khóc trên một trang mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận.

Theo chia sẻ, hình ảnh này được chụp tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và tử thi được đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn về nhà.

Liên quan đến vấn đề vận chuyển bệnh nhân mắc những bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh HIV/AIDS, PGS.TS. BS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hành động trên hoàn toàn vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường, làm tăng nguy cơ phát tán nguồn gây bệnh ra môi trường sống.

“Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình khẩn trương vào cuộc xác minh và có báo cáo chi tiết bằng văn bản về sự việc này”, ông Khuê nói.

Ông Khuê nói tiếp: “Khi bệnh nhân tử vong, bệnh viện phải có có xe tang đi theo bảo vệ vệ sinh môi trường, theo quy định”.

Cũng theo ông Khuê, Bộ Y tế đã hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng người chết do HIV/AIDS thuộc các bệnh truyền nhiễm nhóm B. Thi hài khi vận chuyển phải được bao bọc kín bằng các vật liệu không thấm nước và được vận chuyển bằng phương tiện riêng. Nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải giao thông đường không, đường thủy, đường biển hoặc đường sắt thi hài phải được đặt ở buồng riêng và kín.

Vụ khiêng xác từ bệnh viện về nhà: Nguy cơ phát tán bệnh cực cao - 2

 Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế

Ngoài ra, hiện nay cũng không có quy định bắt buộc bệnh viện phải có trách nhiệm vận chuyển tử thi mà chỉ có hỗ trợ xe (tùy từng điều kiện của bệnh viện). Vì bệnh viện phải ưu tiên đảm bảo xe cứu thương để phục vụ bệnh nhân sống, nên việc có hỗ trợ bệnh nhân tử vong tùy thuộc khả năng bệnh viện có dư xe hay không.

“Rút kinh nghiệm từ sự việc tương tự từng xảy ra tại tỉnh Sơn La hồi tháng 9, Bộ đã yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trực thuộc phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ về quy định vận chuyển người bệnh đã tử vong về nhà. Nhất là đối với các trường hợp bệnh nhân nghèo”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Trong trường hợp người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc thi hài đã bị thối rữa, trước khi vận chuyển, thi hài phải được khâm liệm theo quy định.

Về quy định giải quyết bệnh nhân tử vong, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện. Nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế, tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Chia sẻ với phóng viên, ông Bùi Văn Vanh – GĐ Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) cho biết, bệnh nhân tử vong ở viện, chúng tôi có đề nghị đưa tử thi bệnh nhân xuống nhà xác, làm thủ tục để cho xe đưa bệnh nhân về, nhưng do tính chất nhạy cảm, nên gia đình đã nhờ hàng xóm đến đưa về và mai táng theo phong tục địa phương.

GĐ Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn nói : “Chúng tôi cũng thấy việc cuốn chiếu, khiêng thi thể về là rất phản cảm nhưng gia đình họ ở gần bệnh viện, chỉ cách khoảng hơn 1km, lại quyết tự đưa về nên cũng rất khó”.

Let's block ads! (Why?)

Nổ lớn tại Công an tỉnh Đắk Lắk: Đã có 6 sĩ quan thương vong

Đến 8 giờ sáng nay, 13.12, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, thiếu tướng Trần Kỳ Rơi cho biết có 3 sĩ quan đã chết và 3 sĩ quan bị thương trong vụ nổ tại trụ sở Công an tỉnh Đắk Lắk, trên đường Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột.

Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi xác nhận, vụ nổ xảy ra vào khoảng 21h tối 12.12 tại phòng tạm lưu giữ vật chứng của trụ sở Công an tỉnh Đắk Lắk. Hiện các lực lượng chức năng Công an tỉnh Đắk Lắk đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.

Hiện trường vụ nổ khiến 6 người thương vong.

Ghi nhận tại khu vực xung quanh hiện trường vụ nổ, một số người dân sống gần trụ sở Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết vụ nổ phát ra từ toà nhà chứa tang vật vi phạm. Sức công phá lớn đến mức tường nhiều nhà người dân ở quanh khu vực quanh đó cũng bị sập một phần, nhiều cửa kính và bóng đèn nhà dân lân cận bị hư hỏng; hiện trường quanh khu vực này đang được phong tỏa nghiêm ngặt.

Dự kiến lúc 9h sáng nay, Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi sẽ chủ trì cuộc họp báo để thông tin về vụ việc.

Let's block ads! (Why?)

Học sinh thích thú với bài hát "Ông bà anh" vào đề thi Ngữ văn lớp 12

Hôm qua (12/12), học sinh lớp 12 trường THPT Trường Chinh (quận 12, TPHCM) thích thú khi chia sẻ trên mạng xã hội đề thi học kỳ I môn Ngữ văn. 

Theo đó, đề thi "lạ" này xuất hiện bài hát "Ông bà anh" của Lê Thiện Hiếu trong chương trình Sing my song (Bài hát hay nhất) được nhiều bạn trẻ thuộc làu làu.

Bài hát ông bà anh đang được giới trẻ yêu thích.

Cụ thể, đề bài đưa ra đoạn văn bản trích bài hát như sau:

“Ông bà anh yêu nhau thời chưa có ti vi

Ông bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơi

...

Thời nay mệt quá đi thôi!

Anh muốn tình yêu tuyệt vời, như ông bà anh

Và em ơi em, em có hiểu lòng anh, anh muốn 1 tình yêu xanh ngát xanh như ông bà anh”.

Trong phần Đọc hiểu (3 điểm) đề yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Tình yêu của hai thế hệ trong văn bản có gì khác nhau? Lời bài hát đã bộc lộ tâm sự gì của tác giả? Tình yêu của ông bà ngày xưa được tái hiện qua hình ảnh, kí ức nào? Những câu được gạch chân trong văn bản đã đề cập đến hiện tượng gì ở một số người trong cuộc sống hiện nay? Chỉ ra và phân tích một biện pháp tu từ trong văn bản?

Phần Làm văn (câu hỏi 2 điểm): Bài "Ông bà anh" đang rất được nhiều bạn trẻ yêu thích. Có người cho rằng Đừng ai bận lòng so sánh tình yêu xưa - tình yêu nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì tình yêu vẫn đẹp như nó vốn thế mà thôi. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của các bạn về câu nói trên.

Bài hát vào đề thi. (Ảnh Diễn đàn Học văn - Văn học)

Đề thi này không chỉ mang lại hứng khởi cho học sinh mà còn khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra đồng tình: "Học văn là để con người ta sống tốt hơn, nhân văn hơn,... và đề thi văn này cũng vậy. Nếu ai nói nó không phù hợp hãy đưa ra lý do chính đáng. Mình không ăn theo nhưng cái nào hay có ích cho con người thì nên áp dụng".

"Học không phải trong sách mà học cách sống học bước vào đời học để biết thế nào là tình yêu. Và học văn đâu nhất thiết phải khuôn mẫu học để mình ứng xử, để diễn đạt cho tốt. Văn học là bao la có thể học thêm khi cuộc đời học trò kết thúc:.

"Nếu ai đã có con ở tuổi trung học mình nghĩ đề thi này rất hay. Đó là đọc hiểu và chỉ có một phần trong bộ đề không phải cả đề văn. Hãy để các bạn nói ra sự hiểu biết của mình qua tình yêu của 2 thế hệ bằng sự thể hiện qua cách viết văn chúng ta sẽ hiểu được những suy nghĩ tâm tư của các bạn ấy".

Trao đổi với PV, trường THPT Trường Chinh TP.HCM xác nhận đó là đề thi đợt kiểm tra học kỳ I sáng 12/12 của trường: "Sau khi tổ chức thi xong nhà trường cũng nhận được phản hồi tích cực từ học sinh và phụ huynh. Đề thi do tổ Văn của trường thực hiện và đúng theo định hướng của Sở GD&ĐT về hướng đề thi mở".

Em Phạm Nhật Hồng, lớp 12C14 cho biết: "Em cảm thấy đề này rất là hay và thực tế. Nó mới mẻ và rất gần gũi với học sinh. Em làm bài cũng tốt". Nhật Hồng cũng tiết lộ, đây là lần đầu trường ra đề thi phần đọc hiểu như thế này.

Let's block ads! (Why?)

Góc sửa giày đặc biệt của chàng trai mắc bệnh bướu máu khiến nhiều người rơi lệ

Đến đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 (TP. HCM) hỏi chàng trai sửa giày dép miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ai ai cũng biết. Đó là Nguyễn Bá Cường hay còn gọi là Beo, năm nay 18 tuổi, sống tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật.

Đang loay hoay tìm nhà, chúng tôi cũng đã bắt gặp Cường ngồi chăm chú sửa giày cho một người đàn ông khuyết tật đứng bên cạnh. Đằng trước vị trí Cường ngồi có một tấm giấy bọc nhựa cẩn thận với dòng chữ gây chú ý: “Nhận sửa giày, dép miễn phí cho các anh, chị bán vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị”.

Chúng tôi ngồi bên cạnh đợi Cường, chỉ trong vài phút đôi giày của người đàn ông khuyết tật được sửa xong. Cường cẩn thận bỏ đôi giày vào bao, người đàn ông cúi gằm định mở ví lấy tiền trả thì em cười nói: “Dạ, con không lấy tiền, con sửa miễn phí cho ông ạ!”. “Không lấy tiền hả con, con lấy còn giúp đỡ gia đình nữa chứ!”, người đàn ông nói. “Dạ không, con sửa miễn phí cho mọi người khó khăn ạ, ông cũng như mọi người, con nhận tấm lòng chứ không lấy tiền!”, Cường đáp. Người đàn ông ấy nắm chặt tay Cường cảm ơn rối rít rồi ôm chiếc bao bọc đôi giày tiến về bên kia đường.

Cường sửa giày, dép miễn phí cho người nghèo

Khi được chúng tôi hỏi về cái duyên đưa em đến với công việc sửa giày, dép, Cường chia sẻ: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha làm nhạc công thu nhập bấp bênh, mẹ làm nội trợ trong gia đình, chi tiêu cho sinh hoạt thiếu hụt trước sau. Cuộc sống khó khăn như thế nên nhiều lúc em muốn làm gì đó giúp đỡ gia đình.

“Em học đến lớp 6 nhưng cảm thấy không theo nổi, ở lại 3 năm anh ạ. Thấy mình không sáng dạ lắm nên em “nhường” cho em trai tiếp tục học còn mình kiếm công việc gì đó giúp đỡ cha mẹ”, Cường giãi bày.

Trong những lần đi chơi quanh nơi mình ở, Cường gặp anh Tuấn là thợ đóng và sửa giày, dép có tay nghề. Thấy nhiều lần Cường tò mò về công việc, anh Tuấn mới hỏi Cường có muốn học thì anh bày. Cường gật đầu rồi theo anh Tuấn học nghề hơn 2 năm.

“Ban đầu em còn luýnh quýnh tay chân, kim đâm chảy máu tay khi may giày hay dán keo mãi mà không dính. Làm lâu quen tay nên được hơn 2 năm thì em thuần thục”, Cường nói.

Tấm bảng sửa giày, dép miễn phí của Cường đặt bên ngoài để mọi người biết

Khi chúng tôi hỏi về tấm bảng sửa giày, dép miễn phí của mình, Cường bảo đó là tấm bảng anh Tuấn làm cho rồi treo lên trên chiếc tủ sửa giày hằng ngày. Anh Tuấn căn dặn Cường trong công việc mưu sinh mỗi ngày phải “biết nghĩ, biết thương cho những người có hoàn cảnh khó khăn cùng cảnh ngộ như mình. Sống là sẻ chia chứ không chỉ nhận cho riêng mình – lời Cường nói”.

Từ giữa năm 2015 đến nay, Cường bắt đầu công việc sửa giày, dép để kiếm tiền phụ giúp gia đình và giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh khó khăn. Tiền công thu nhập của em mỗi ngày khoảng 150 ngàn đồng, đó là chưa kể nếu tính tiền những người khó khăn đến sửa giày, thu nhập gấp 2-3 lần nhưng em đều lắc đầu không nhận.

Người đàn ông khuyết tật cảm ơn Cường khi được sửa giày miễn phí cho

Cường chia sẻ: “Em không nhớ hết những người đã đến nhờ em sửa giày, dép miễn phí nữa, đông lắm anh ạ. Còn nhớ những ngày đầu, có vài cô chú đem giày tới hỏi đi hỏi lại con sửa giày miễn phí thật hả? Em bảo dạ sửa miễn phí, hứa các cô chú đó mới tin tưởng đưa cho sửa vì sợ tốn tiền. Những lúc sửa xong, không lấy tiền em nhận được những cái nắm chặt tay, câu khen ngợi, cảm ơn mà em cười thẹn thùng…”.

Ông Nguyễn Bá Quốc (50 tuổi, cha Cường) tâm sự, ngay từ khi chào đời, trên cơ thể Cường đã có những vết đốm nổi trên cơ thể. Khi đưa đi khám, bác sĩ bảo Cường bị bệnh bướu máu.

Do hoàn cảnh khó khăn, các bác sĩ bảo bệnh này cũng lành tính nên gia đình không có điều kiện cho Cường được điều trị tới cùng. Chính vì vậy mà bệnh này đã làm cơ thể Cường chậm phát triển. Dù năm nay đã tròn 18 tuổi nhưng Cường thấp bé, ốm yếu hơn những đứa trẻ bình thường khác.

Cường bảo: “Em không suy nghĩ nhiều đến căn bệnh mà mình đang mang. Điều em nghĩ đến là làm sao lo cho cha mẹ, em trai và giúp đỡ mọi người xung quanh mình nhiều hơn. Sau này có vốn sẽ mở một tiệm sửa giày, dép nhỏ để có nơi chốn làm việc cố định”.

Let's block ads! (Why?)

Lời kể kinh hoàng của nam thanh niên tự chặt tay mình

Lời kể kinh hoàng của nam thanh niên tự chặt tay mình - 1

Nạn nhân N. đang được chăm sóc tại bệnh viện 115 Nghệ An.

Sau 5 ngày được điều trị tích cực tại bệnh viện 115 Nghệ An, nạn nhân Lê Văn N. (SN 1987) trú xóm 10, xã Quang Sơn, Đô Lương, Nghệ An là người tự chặt cánh tay của mình hiện đã dần hồi phục sức khỏe, cánh tay đã ấm dần lên có hy vọng thành công rất cao.

Ngồi bên giường bệnh người em trai, anh Lê Văn Hòa (SN 1985) vẫn rất sốc. Vì theo anh Hòa, N. là người rất hiền lành chăm chỉ, chưa bao giờ thấy nghiện ngập hay chích hút gì cả. “Họ cứ nói em tôi bị như thế này thế nọ, nhưng đến giờ này cả gia đình tôi cũng không hiểu tại sao N. lại có thể tự chặt cánh tay của mình được”.

Cũng theo chia sẻ của anh Hòa thì N. chưa có mâu thuẫn với ai trong cuộc sống, chưa yêu đương từ lúc ra trường đến nay chỉ biết lo làm ăn kiếm tiền gửi về cho bố mẹ.

Trước đây, nghề nghiệp chủ yếu của N. là làm nghề lắp ráp máy trong một công ty ở miền Nam. Thời gian gần đây, công việc không ổn định nên N. đã về nhà với bố mẹ, ra Tết mới tính chuyện làm ăn, nào ngờ lại xảy ra sự việc trên.

Nhắc lại chuyện hôm xảy ra sự việc, người nhà nạn nhân N. kể lại, vào khoảng 1h30 trưa 9/12, sau bữa cơm trưa anh N. ngồi chơi và vào nhà tắm. Sau đó N. tự lấy dao thái rau của gia đình chặt đứt lìa cánh tay trái, rồi N. cầm đoạn tay bị đứt lìa chạy ra rồi lấy 1 mảnh giẻ quấn vào tay để cầm máu và hét toáng lên để bố mẹ vào cứu.

Quá hốt hoảng bố mẹ N. chỉ biết khóc và kêu làng xóm đến cứu, sau đó cánh tay được ướp đá lạnh và chuyển cả N. đến viện cấp cứu

Nạn nhân N. cho biết: “Đầu óc em lúc ấy chỉ nghĩ đến chuyện ở đâu, không tưởng tượng nổi cứ như bị điều khiển bởi một người khác. Sau đó em mới lấy dao để chặt tay trái, lúc ấy em vẫn nhận biết được là em chặt tay, nhưng không có cách nào để ngăn lại được”.

Sau khi chặt tay, N. biết mình rất đau và tự lấy giẻ quấn lại vết thương, nhanh chóng cầm cánh tay đưa ra cho bố mẹ cứu. “Một số báo chí nói tôi đưa tay vào cho mẹ nấu cháo là không phải, giờ cứ nghĩ đến sự việc hôm ấy tôi sợ kinh hoàng. Cơ thể của mình thì mình giữ lấy, chứ có ai tự dưng đang yên đang lành chặt cánh tay của mình”.

Đồng thời anh N. khẳng định, lý do chặt tay không phải vì mâu thuẫn tình cảm hay do nghiện ma túy.

Vì đây là hành vi tự chặt tay của con mình, nên người nhà đã không yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc.

Mặc dù được nối ghép thành công, nhưng anh N. vẫn được các bác sỹ theo dõi sát sao.

Let's block ads! (Why?)

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Tỷ phú gốc Việt có mối quan hệ khá tốt với tổ chức Miss World. Năm 2010, ông từng ấp ủ dự định tổ chức thi Hoa hậu Thế giới tại Việt Nam nhưng không thành công.

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Hồi tháng 7/2008, ông Hoàng Kiều cùng bà Julia Morley – Chủ tịch tổ chức Miss World và Hoa hậu Trương Tử Lâm có chuyến công tác từ thiện tại huyện Sóc Sơn và Đông Anh. Ảnh: Mỹ Dung.

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Sau đó, tỷ phú gốc Việt lại xuất hiện bên cạnh người đẹp họ Trương tại buổi họp báo công bố Việt Nam đăng cai tổ chức Hoa hậu Thế giới 2010 ở Nha Trang. Nhưng cuối cùng dự án không thành công. Ảnh: NVCC. 

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Đầu năm 2009, ông Hoàng Kiều tiếp tục đồng hành cùng Trương Tử Lâm và Hoa hậu Thế giới 2008 Ksenia Sukhinova trong chuyến thăm Việt Nam. Đoàn đã tặng quà cho người dân hai tỉnh miền Trung – Quảng Bình và Quảng Trị (cũng là quê hương của ông Hoàng Kiều). Ảnh: Báo Nông nghiệp VN.

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Cũng trong chuyến đi này, doanh nhân sinh năm 1944 tổ chức một đêm nhạc tại tỉnh Kiên Giang. Đứng cạnh ông là người đẹp Ksenia Sukhinova. Ảnh: NVCC.

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Những năm sau, ông Hoàng Kiều vẫn đồng hành cùng Ksenia Sukhinova trong nhiều hoạt động khác. Ảnh: NVCC.

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Năm 2014, ông tham dự một sự kiện tại Quảng Châu, Trung Quốc cùng Hoa hậu Thế giới người Nam Phi Rolene Strauss. Sự kiện còn có sự góp mặt của diễn viên Lý Băng Băng. Ảnh: NVCC.

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Tỷ phú gốc Việt đứng giữa hai người đẹp của làng giải trí quốc tế. Ảnh: NVCC.

Những lần xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới của ông Hoàng Kiều

Gần đây nhất, ông tổ chức hoạt động gây quỹ từ thiện tại California (Mỹ) với sự đồng hành của đương kim Hoa hậu Thế giới Mireia Lalaguna Royo. Ảnh: Angelopedia. 

M.Đức

Tổng hợp

Let's block ads! (Why?)