Friday, November 4, 2016

4 phụ nữ đang mang thai nhiễm virus Zika ở TP.HCM

4 phụ nữ đang mang thai nhiễm virus Zika ở TP.HCM - 1

TP.HCM phát hiện 4 thai phụ nhiễm virus Zika

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, chiều 3/11, số nạn nhân của virus Zika tiếp tục tăng lên 21 trường hợp, trong đó có 4 phụ nữ đang mang thai, ngoài ra còn 9 mẫu nghi nhiễm chờ kết quả xét nghiệm.

Ngay trong ngày hôm nay, đã phát hiện thêm 1 ca mắc Zika và 9 bệnh nhân khác trong diện nghi ngờ. Hôm qua 2/11, thành phố cũng ghi nhận thêm 3 ca. Như vậy, hiện tại TP.HCM đã có 21 trường hợp mắc bệnh, với 11/24 quận huyện có ca bệnh.

PGS.TS Phan Trọng Lân cho biết, trong 5 tuần gần đây, những trường hợp nhiễm virus Zika liên tục được phát hiện, dự báo số người nhiễm bệnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng nếu không có giải pháp phòng chống dịch triệt để và hiệu quả.

Đáng lo ngại, trong những ca bệnh đã được xác định dương tính với Zika thì có 4 phụ nữ đang mang thai (1 người mang thai dưới 3 tháng).

Trước tình tình hình trên, ngành y tế tiếp tục lấy mẫu máu từ những người nghi ngờ mắc bệnh để thực hiện xét nghiệm, chủ động giám sát dịch bệnh, nhanh chóng ban hành quy trình theo dõi, chăm sóc thai phụ nhiễm Zika tại các bệnh viện sản khoa và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản trên toàn thành phố.

Theo nhận định của Cục Y tế Dự phòng, TP.HCM có mật độ dân số đông nhưng vấn đề vệ sinh môi trường, nhà ở, ý thức phòng bệnh chưa cao nên dễ xảy ra dịch. TP.HCM đã công bố dịch ở cấp phường, xã.

Ngoài ra, thành phố cũng đang trong mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, có cùng một phương thức truyền bệnh chính là qua muỗi vằn.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, yêu cầu TP.HCM khẩn trương tìm các biện pháp cụ thể để bảo vệ phụ nữ mang thai trong giai đoạn này.

Bộ Y tế cũng nâng mức cảnh báo loại virus này với hi vọng hạn chế thấp nhất số người mắc. Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống sản nhi có hướng dẫn đối với các bà mẹ mang thai trong vòng 3 tháng đầu, nếu có các biểu hiện như sốt, biểu hiện sốt phát ban, có triệu chứng của viêm kết mạc cần đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi.

Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika như sử dụng kem xua muỗi, mặc quần áo dài và ngủ màn kể cả ban ngày.

Let's block ads! (Why?)

Biến tấu sáng tạo cho món bánh tằm vừa ngon vừa đẹp lung linh

Chỉ với một chút thay đổi về hình dáng và cách thưởng thức, món bánh tằm dân dã sẽ trở nên đặc biệt hơn rất nhiều đấy!


200g khoai mì (củ sắn)

60g bột năng

100g dừa nạo sợi

250ml nước cốt dừa

55g đường

2g muối

20g mè rang (vừng rang)

Lá dứa

Cà rốt

Củ dền



Khoai mì rửa sạch, gọt bỏ vỏ, ngâm nước muối khoảng 10 phút.

Rửa khoai mì với nước sạch, để khoai ra rổ cho ráo nước rồi nạo sợi nhỏ.

Cho khoai mì nạo sợi vào máy xay sinh tố xay nhỏ.


Trộn khoai mì đã xay nhỏ với 40g bột năng, 50ml nước cốt dừa và 30g đường.


Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng chút nước xay nhuyễn.

Dùng rây lọc bỏ bã và giữ lại phần nước cốt lá dứa.


Cà rốt và củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ.

Cho cà rốt và củ dền cắt nhỏ vào máy xay sinh tố cùng chút nước xay nhuyễn. Dùng rây lọc bỏ bã và giữ lại nước cốt tương tự như lá dứa.


Chia hỗn hợp bột khoai mì thành 4 phần bằng nhau. Một phần giữ nguyên, một phần trộn với nước cốt lá dứa, một phần trộn với nước cốt cà rốt và một phần trộn với nước cốt củ dền. Nếu bột bị ướt bạn có thể trộn thêm một chút bột mì vào.

Nặn bột thành những viên tròn nhỏ vừa ăn.


Xếp bột vào khay có thoa sẵn dầu ăn chống dính rồi cho vào nồi hấp trong khoảng 15 - 20 phút.

Khi bánh chín, bạn lấy từng viên bánh lăn đều qua dừa nạo sợi nhỏ để dừa bao quanh viên bánh.


Đổ 200ml nước cốt dừa, 20g đường và 10g bột năng vào nồi khuấy đều đến khi sánh lại thì tắt bếp.


Cho mè (vừng) vào chảo đảo đều, khi mè vàng thì bạn cho thêm 5g đường và 2g muối vào đảo đều rồi tắt bếp.


Khi ăn bạn xếp từng viên bánh tằm vào bát, chan nước cốt dừa và rắc muối mè lên trên.


Bánh tằm khoai mì là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam Bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Chỉ với một chút thay đổi về hình dáng và cách thưởng thức, món bánh tằm dân dã sẽ trở nên đặc biệt hơn rất nhiều. Vị dai dai của bánh tằm kết hợp với vị béo ngậy của nước cốt dừa và vị thơm bùi của mè rang hấp dẫn lắm nhé!

Chúc bạn thành công với món ăn này!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Làm đẹp “khác người”, cô gái trẻ nhập viện với khuôn mặt biến dạng

Nhập viện vì làm đẹp bằng ốc sên, nhựa mướp 

Nguyễn Thị Thùy Dương (23 tuổi), quê ở An Lão - Hải Phòng, đang ngồi đợi khám ở phòng số 14, khoa Khám bệnh. Theo như chia sẻ của Dương, trước đây da mặt chị không đến nỗi nào, tuy nhiên mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là mụn lại nổi lên khá nhiều.

Nhiều trường hợp mặt sưng lên vì làm đẹp theo kiểu không giống ai.

“Em đi khám họ bảo đó là sinh lý không nguy hiểm. Sau đó, em nghe theo lời mách bảo của bạn về phương pháp làm đẹp bằng cách cho ốc sên bò lên mặt trực tiếp sẽ hết sạch mụn và da rất trắng.

Lúc đầu em từ chối vì nghĩ đến là đã thấy ghê rồi. Thế nhưng, bạn em nói đã lấy chất nhờn của sên thành những lọ nhỏ rất thuận tiện khi sử dụng, nên em đã mua một lọ với giá 250.000 đồng về dùng.

Những ngày đầu em thấy mụn lặn dần, nhưng được khoảng 1 tuần em cảm thấy mặt nặng trịch, biến dạng, mụn sưng to. Lo quá em lên bệnh viện tỉnh khám thì bác sĩ tại đây cảnh báo phải ra BV Da liễu Trung ương để kiểm tra ngay lập tức”, bạn Dương chia sẻ.

Còn trường hợp của em Thu Thủy, 17 tuổi (ở Thái Thụy, Thái Bình) gặp họa do làm đẹp bằng chính mỹ phẩm tự chế theo lời truyền tai của bạn bè.

Đi học nghe bạn bè kháo nhau nhựa quả mướp có công dụng làm đẹp da, về nhà Thủy tự chiết xuất “mỹ phẩm” từ nhựa quả mướp vào lọ thủy tinh. Hàng ngày, Thủy bôi dung dịch đó lên mặt với hi vọng da sẽ trở nên trắng trẻo, mịn màng. Nhưng đẹp đâu chưa thấy, sau vài ngày bôi người nhà đã phải đưa em lên Hà Nội điều trị. 

Ngồi chờ cùng Thủy ở phòng khám, mẹ em thở dài phân bua: “Ban đầu, cháu dùng nhựa mướp bôi lên mặt bố mẹ không hề hay biết. Đến khi, thấy mặt con bị loang lổ, chỗ trắng, chỗ đen như người bị lang ben, tôi gặng hỏi cháu mới thú nhận. Sợ quá tôi đưa con lên ngay BV Da liễu Trung ương khám".

Ngoài những trường hợp làm đẹp theo kiểu nghe theo tin đồn như trên, tại khoa Khám bệnh, có không ít chị em cũng đã “gặp họa” vì làm đẹp sai cách như tiêm Collagen, bôi các loại thuốc bán trổi nổi trên mạng…

Số lượng bệnh nhân đến khám vì làm đẹp theo kiêỷ trào lưu không hề ít.

Mỹ phẩm tốt vẫn bị phản ứng như thường

Trao đổi với chúng tôi về các mối nguy khi làm đẹp của chị em hiện nay, Ths.BS Trịnh Xuân Vinh – Trưởng khoa Khám bệnh (BV Da liễu Trung ương) cho biết, thời gian qua bệnh viện thường xuyên tiếp nhận khám và điều trị cho những bệnh nhân bị tác dụng phụ sau khi làm đẹp.

“Chúng tôi thường hay gặp nhất đó là những bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng, nguyên nhân là do bệnh nhân tự dùng thuốc bôi làm đẹp. Trong đó, nhiều nhất là các loại thuốc tiêm trị nám, làm trắng da.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp nhập viện do làm theo các thông tin truyền tai trên mạng, điển hình nhất là bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mặt sưng vù, mắt híp lại do dùng ốc sên để làm trắng da.

Đối với những bệnh nhân như trên chúng tôi phải cho nhập viện điều trị chuyên sâu ngay, thời gian điều trị cho những bệnh nhân này có thể kéo dài hàng tháng và rất tốn kém”, BS Vinh cho hay.

Ths.BS Trịnh Xuân Vinh – Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu Trung ương).

Theo BS Vinh, hiện nay y học rất phát triển và ngành thẩm mỹ, da liễu cũng vậy. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà vẫn nhiều người phải nhập viện vì làm đẹp theo kiểu tin đồn.

BS Vinh khuyến cáo, để đảm bảo an toàn cho bản thân, tốt nhất trước khi muốn làm đẹp, chị em nên đến khám tại các cơ sở uy tín, từ đó các bác sĩ sẽ thử phản ứng và đưa ra hướng điều trị phù hợp với cơ địa từng người.

“Có thể phương pháp này phù hợp với chị A, nhưng chị B khi dùng phương pháp đó lại bị dị ứng, thậm chí là gây biến chứng, vì thế trước khi muốn sử dụng các sản phẩm làm đẹp, dù là uy tín hay tốt đến mấy cũng phải có sự tư vấn của bác sĩ”, BS Vinh nói.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Let's block ads! (Why?)

2 bà xã của sao Việt được "cưng như trứng" khi mang bầu

Thủy Tiên - Vợ Đan Trường

Đan Trường và Thủy Tiên làm đám cưới cách đây 3 năm tại Mỹ, sau đó họ tổ chức một buổi tiệc ấm cúng ở TP HCM để ra mắt đồng nghiệp, bạn bè trong nước. Sau khi cưới, Đan Trường gần như sang Mỹ sinh sống hẳn, chỉ thỉnh thoảng về nước ca hát và làm giám khảo các show truyền hình thực tế. Cách đây không lâu, anh cũng từng tâm sự, vợ chồng anh rất mong có con nhưng Trời chưa cho họ cơ duyên đó.

Chính vì thế, khi thông tin Thủy Tiên đang có bầu hơn 4 tháng đã khiến những người yêu mến anh Bo vô cùng vui mừng và hạnh phúc. Về phần mình, bà xã của nam ca sĩ không giấu khỏi niềm vui mừng:

 "Cách đây 3 năm, mẹ đã được mặc bộ áo cưới này trong ngày quan trọng nhất của mẹ. Và bây giờ, sau bao nhiêu tháng ngày chờ đợi, thì mẹ hạnh phúc biết dường nào khi đếm từng ngày một trôi qua để được mặc cho con chiếc áo đáng yêu này. Cám ơn con đã cho mẹ thấy được một điều rằng trên đời này, không có gì hạnh phúc bằng khi được có con và cảm nhận được trái tim bé nhỏ của con đang ngày một lớn lên trong trái tim lớn của mẹ. Mẹ yêu con, Mathis Thiên Từ" - Thủy Tiên tâm sự.

Bà xã Đan Trường còn đăng ảnh chiếc áo có in chữ "Prince" nên mọi người đều biết đứa con đầu lòng của cô và ca sĩ Đan Trường là con trai. Khán giả hâm mộ của Đan Trường liên tiếp gửi lời chúc mừng vợ chồng thần tượng sắp có "Tiểu Bo".

Vợ chồng Đan Trường

Từ khi có bầu, vợ Đan Trường được chồng vô cùng chiều chuộng và chăm sóc. Dù bận lưu diễn ở Việt Nam và các nước châu Á, Đan Trường vẫn luôn hỏi thăm tình hình bà xã. Trong một số sự kiện khi xuất hiện, nam ca sĩ dành cho vợ những cử chỉ tình tứ. Ngoài ra, Thủy Tiên còn được mẹ đẻ tặng một xe hơi mới để tiện đi lại khi mang bầu.

Mới đây, Đan Trường khiến nhiều người trầm trồ ngưỡng mộ khi anh tổ chức sinh nhật cho vợ hoành tráng để chúc mừng bà xã sắp được làm mẹ

Hương Baby - Vợ Tuấn Hưng

Tuấn Hưng và vợ hot girl kết hôn vào tháng 4/2014, sau đó, cặp đôi đón chào bé Su hào chào đời vào cuối năm. Hiện Su hào đã gần 2 tuổi. Vợ Tuấn Hưng cũng mới chuyển vào TP HCM kinh doanh và có cơ hội gần chồng, giúp anh hoạt động âm nhạc.

Mới đây, Tuấn Hưng hạnh phúc chia sẻ cùng bạn bè, người thân việc vợ anh đang mang bầu lần 2. Nam ca sĩ còn cho biết, anh dạo này khá mệt "như là nghén thay vợ". Được biết, từ khi vợ có bầu, Tuấn Hưng dành hết phần việc nhà cũng như giúp vợ chăm sóc con trai để  vợ có thêm thời gian dưỡng thai. Ngoại trừ những khi phải đi công tác, còn lại, Tuấn Hưng đều ở nhà để chăm sóc bà xã.

Hiện tại, vợ Tuấn Hưng đang mang bầu khoảng 5 tháng. Cô vẫn giữ được vẻ xinh đẹp và rạng ngời dù bầu bí. Hai vợ chồng nam ca sĩ cũng thường xuyên chia sẻ những hình ảnh mặn nồng và tình tứ trên trang cá nhân.

Hiện Tuấn Hưng và vợ chưa tiết lộ giới tính em bé thứ 2. Tuấn Hưng ở tuổi 38, có con khá muộn nên anh càng nóng lòng mong nhà thêm một thành viên mới để gia đình thêm đông vui.

Tuấn Hưng và bà xã 9x

Let's block ads! (Why?)

Thursday, November 3, 2016

Trẻ mắc cúm mùa, ho gà, tay chân miệng nhập viện la liệt

Trẻ mắc cúm mùa, ho gà, tay chân miệng nhập viện la liệt - 1

Rất nhiều trẻ nhập viện do dịch cúm, tay chân miệng

Ngày 3/11, Ths.BS Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, đây là thời điểm giao mùa ở miền Bắc, có thể rất nhiều trẻ phải nhập viện do dịch bệnh.

Một số bệnh hay gặp như cúm, ho gà, tay chân miệng, sởi… khiến trẻ nhập viện rất nhiều. Đặc biệt, cúm mùa tăng nhiều nhất trong thời điểm này. Trung bình mỗi ngày Khoa phải tiếp nhận 5-7 trẻ nhập viện do cúm mùa với tình trạng bệnh rất nặng.

Hiện nay, cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Cúm nặng thường có biểu hiện: sốt cao, viêm đường hô hấp, sau 2-3 ngày trẻ thấy mệt, không chơi, khó thở.

Cũng theo bác sĩ Hải, đối với những trẻ mắc hen phế quản, tim bẩm sinh hoặc đang chữa ung thư…nếu mắc thêm cúm, nguy cơ bệnh nặng rất cao.

Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngoài cúm mùa, thời tiết giao mùa cũng là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, các bệnh truyền nhiễm tăng. Hiện nay, mỗi ngày Khoa cũng tiếp nhận khoảng 5-6 trẻ mắc tay chân miệng.

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng là sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao khó hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Trẻ bị tổn thương ở da, đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Theo ông Nguyễn Văn Thường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, số bệnh nhi nhập viện trong thời điểm giao mùa ngày càng tăng. Bên cạnh các bệnh lý hô hấp và tiêu hóa, đáng lo là bệnh tay chân miệng.

Ông Nguyễn Văn Thường cho biết, theo ghi nhận tại Khoa Nhi của Bệnh viện, số bệnh nhi tăng 25 đến 30% so với ngày thường, trong đó báo động nhất là bệnh tay chân miệng. Theo đó, trung bình mỗi ngày bệnh viện Xanh Pôn ghi nhận từ 30- 40 bệnh nhi vào khám, trong số đó chủ yếu là điều trị ngoại trú ở nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cảnh báo, thời tiết giao mùa có thể bùng phát nhiều dịch bệnh, nếu chủ quan nhiều dịch bệnh có thể gây tử vong.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, ngoài những bệnh mới nổi, còn có những căn bệnh khác như: Sốt xuất huyết, cúm gia cầm, sốt rét đã và đang lưu hành ở Việt Nam có thể sắp bùng phát. Đặc biệt là virus zika đang khiến nhiều nước lo lắng và tích cực đối phó. Ở nước ta, tuy phát hiện không nhiều, nhưng cũng không thể chủ quan.

Do đó, để đối phó với dịch bệnh nói chung, ngành y tế cần tập trung vào dự phòng, phát hiện, đáp ứng và khống chế dịch bệnh.

“Chúng ta không nên chủ quan với bất kỳ căn bệnh nào, kể cả bệnh cúm thường (H1N1) cũng rất nguy hiểm và gây tử vong. Hiện bệnh cúm mùa đang gia tăng ở một số tỉnh, bởi vậy phải có biện pháp phòng chống bệnh kịp thời”, bà Tiến nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, để phòng dịch bệnh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ; Vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Let's block ads! (Why?)

Cậu bé ung thư mơ làm CSGT đã qua đời

Làm tang ma nhờ nhà người thân

Đại tá Lê Ngọc (Trưởng phòng CSGT – Công an TP Đà Nẵng) cho biết, trưa ngày 3/11, cháu Đỗ Tuấn Dũng (10 tuổi, quận Liên Chiểu) đã trút hơi thở cuối cùng vì căn bệnh ung thư. Trước đó, cháu được điều trị tại bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng.

Anh Nguyễn Văn Quang (cậu ruột Dũng) cho biết biết, thi thể của cháu được đưa về nhà người quen ở đường Cao Thắng (quận Hải Châu) để làm tang ma. “Cháu qua đời khiến người thân vô cùng đau xót. Hy vọng, cháu sẽ được an lành nơi chín suối”, anh chia sẻ.

Theo anh Quang, cha Dũng qua đời cách đây hai năm vì bệnh tai biến. Do nhà quá nghèo, mẹ con cháu phải cho thuê nhà và đến sống nương nhờ nhà dì ruột.

Hình ảnh Dũng khoác sắc phục CSGT đã khiến cộng đồng cảm động trong khoảng thời gian dài

Sau khi cha qua đời không lâu, Dũng được phát hiện bị ung thư máu. Sau đó, cháu được chuyển đến chữa trị tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Gần 1 năm trước, Dũng chia sẻ với bác sĩ Lê Na (công tác tại bệnh viện Ung Bướu) muốn làm CSGT. Ngay sau đó, nữ bác sĩ viết thư gửi giám đốc Công an TP Đà Nẵng, trình bày nguyện vọng của cậu bé.

Đúng ngày sinh nhật Dũng, ngày 21/11/2015, Công an TP Đà Nẵng quyết định thực hiện lời hứa cho cháu bằng cách khoác lên mình chiếc áo CSGT cho cậu. Cậu cũng được nhập đoàn tuần tra giao thông cùng lực lượng cảnh sát trên đường phố.

Chỉ một ngày làm CSGT cũng đã hoàn thành ước mơ của cậu. Sự việc này trở thành câu chuyện lay động cộng đồng. Từ cuối tháng 9, bệnh tình của Dũng chuyển biến rất xấu khi di căn vào phổi. Bác sĩ tiên lượng, cuộc sống của cháu chỉ được tính bằng ngày. “Chúng tôi vẫn hy vọng Dũng sẽ kéo dài sự sống được một thời gian nữa. Nhưng, sức khỏe của cháu quá yếu, đã ra đi vào khoảng 12 giờ trưa ngày 3/11”, anh Quang nghẹn đắng.

Cũng theo anh Quang, gia đình Dũng rất nghèo. Nhiều tháng qua, do chăm sóc cho con trai, mẹ Dũng không làm được gì. Cả hai mẹ con đều sống nhờ vào cơm thiện nguyện và cơm miễn phí của bệnh viện.

Vẫn muốn làm CSGT đến hơi thở cuối cùng

Anh trai của Dũng là Đỗ Tuấn Sơn, học sinh lớp 11, trường THPT Lê Qúy Đôn. Đây là ngôi trường cấp 3 danh giá nhất, ước mơ của tất cả học sinh tại Đà Nẵng muốn được vào học. Sơn được đánh giá là học sinh giỏi, thông minh. Thế nhưng, do hoàn cảnh ngặt nghèo, em có nguy cơ phải dừng nghiệp bút nghiên.

Chiều cùng ngày, người thân tổ chức lễ tang ma cho Dũng. Chị Hương (mẹ Dũng) cứ ôm thi thể của con trai. Nước mắt chị chảy dài khiến những người có mặt rấm rức theo.

Những ngày cuối cùng của Dũng tại bệnh viện

Về chiều, mưa vẫn cứ lâm râm như khóc thương cho số phận đáng thương của đứa trẻ xấu số. Dòng người đến thăm, muốn nhìn cháu lần cuối cứ nối dài.

Đại tá Lê Ngọc kể, trong khoảng thời gian qua, đơn vị vẫn thường cử người đến thăm hỏi cháu Dũng. Hai tuần trước, gia đình báo là cháu đã được đưa vào khoa hồi sức cấp cứu.

Cháu từng tâm sự với mẹ, muốn được mặc áo, ngồi lên xe, tuần tra cùng CSGT một lần nữa. Biết được nguyện vọng này, gia đình cũng như CSGT quyết định sẽ thực hiện nguyện vọng của cháu một lần nữa khi sức khỏe cho phép. Tuy nhiên, sức khỏe của cháu ngày càng yếu nên nguyện vọng này không thể thực hiện được.

Phía Phòng CSGT đã cử đoàn viên và phụ nữ đến giúp đỡ gia đình lo hậu sự và viếng cháu. Trước đó, các thành viên trong Phòng cũng huy động, mỗi người hai ngày lương để giúp cháu trị bệnh. Số tiền này chưa kịp trao thì cháu đã qua đời. Số tiền này sẽ được cán bộ chuyển cho gia đình để lo hậu sự.

“Lúc chiều, nghe tin cháu Dũng qua đời, các thành viên trong Phòng quây quần nhắc về cháu mà ai cũng khóc. Từ lâu, chúng tôi xem cháu là một đồng đội. Cháu qua đời, chẳng khác nào chúng tôi đã mất một đồng đội”, vị đại tá chia sẻ.

Let's block ads! (Why?)

Ba nữ sinh mất tích khó hiểu ở Đồng Nai

Một cán bộ Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đơn vị này đã tiếp nhận thông tin trình báo của gia đình 3 nữ sinh được cho rằng mất tích và đang tổ chức điều tra xác minh, làm rõ vụ việc.

Đi học rồi đi luôn

Theo trình báo của chị Phan Thị Thu Tâm (ngụ khu phố 3, phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai): Sáng 18-10, con gái chị là Phan Phan Tâm Như - 12 tuổi, học sinh lớp 7 một trường THCS trên địa bàn - chào cha mẹ để đến trường rồi cắp cặp đi học như thường lệ.

Tuy nhiên, đến 7 giờ 30 phút cùng ngày, chị Tâm nhân được điện thoại của giáo viên chủ nhiệm thông báo Như không đến lớp.

Đến chiều cùng ngày, chị Tâm nhận được thông tin từ một số bạn học của con cho biết trên trang mạng cá nhân của một nữ sinh lớp 9 có đăng mấy dòng nhắn rằng em này đã dẫn 2 nữ sinh lớp dưới, cùng xóm, đi khỏi địa phương và địa chỉ nơi đến.

Ảnh Ngân và Ngọc (từ trái sang) do gia đình cung cấp

Nữ sinh lớp 9 trong bộ ba mất tích là cháu Nguyễn Thanh Ngân. Nữ sinh khác đi cùng Như là cháu Lê Mỹ Ngọc, học chung lớp 7. Tuy nhiên, khi gia đình tìm đến địa chỉ nữ sinh nhắn trên mạng xã hội thì không thấy 3 nữ sinh.

Những ngày sau đó, cứ nhận được tin ai đó báo tin là gia đình chị Tâm tức tốc đi tìm con, lúc ở tỉnh Bình Dương, khi ở TP HCM nhưng đều không có kết quả.

Trong khi đó, gia đình chị Đinh Ngọc Mai (mẹ nữ sinh Ngọc), cũng vật vã trong nhiều ngày đi tìm con. Gia đình chị Mai in hình con gái, số điện thoại và rải tờ rơi tìm con nhưngđến nay vẫn chưa có manh mối nào cụ thể.

Manh mối lạ

Chị Mai cho biết, gần đây, khi gia đình đăng tải thông tin tìm con trên mạng xã hội thì bất ngờ gày 2-11, người thân nữ sinh nhận được tin nhắn của một người lạ xưng làm nghề xe ôm báo cháu Ngọc đang ở cửa khẩu Đức Huệ, tỉnh Long An.

Người này còn nói đã chở một phụ nữ người Việt tên Nga cùng hai bé gái giống Ngọc và Như qua khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.

Hình ảnh Như do gia đình cung cấp

Đặc biệt, người đàn ông tự xưng hành nghề xe ôm còn khẳng định do thua bạc nên bà Nga đã gán hai bé gái để trừ nợ.

“Người này nói hai cháu Ngọc và Như đang bị giam giữ ở khu nhà trọ gần biên giới”, gia đình nữ sinh Ngọc cho biết.

Cũng như gia đình cháu Ngọc và Như, người thân cháu Ngân cũng lo lắng tìm kiếm nữ sinh này nhưng hơn nửa tháng nay vẫn bặt vô âm tính.

Let's block ads! (Why?)