Wednesday, November 2, 2016

Thấy bụng to lên, người phụ nữ đi khám bất ngờ phát hiện 30 khối u chi chít trong tử cung

Đó là trường hợp của chị Trần Thị Thanh Thụy (39 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Chị Thụy cho biết, chị đã mắc đa u xơ tử cung 12 năm qua, tuy nhiên lúc vừa phát hiện khối u rất nhỏ nên không cần phải can thiệp.

Trong 6 tháng trở lại đây, chị bị mất máu rất nhiều trong những ngày "đèn đỏ" và khối u xơ to khiến bụng gồ lên. Khi đến tái khám tại một bệnh viện lớn ở TPHCM, chị được thông báo tử cung mọc chi chít các khối u xơ. Các bác sĩ khuyên chị nên cắt tử cung để tránh các biến chứng.

Do chị Thụy còn trong độ tuổi sinh đẻ, sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai nên chị cố gắng tìm các phương pháp bảo tồn tử cung.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức đang điều khiển phát năng lượng sóng siêu âm điều trị u xơ tử cung. Ảnh: Minh Đức.

ThS. BS. Nguyễn Minh Đức, Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), người trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân Thụy cho biết, qua thăm khám và từ hình ảnh trên phim cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có tổng cộng 30 khối u xơ tử cung dao động từ 26 đến 60mm. Các khối u của chị Thụy có thể sử dụng được biện pháp năng lượng sóng siêu âm hội tụ nên đã khuyên chị sử dụng phương pháp này để bảo tồn tử cung.

“Niềm hạnh phúc đã mỉm cười với chị sau hơn 221 phút, 30 khối u của chị đã được loại bỏ hoàn toàn đạt tỉ lệ 100%”, BS Đức chia sẻ.

Tử cung chi chít các u xơ.

Theo BS Minh Đức, u xơ tử cung là khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung. Đây là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 đến 50 tuổi. U thường gây nhiều triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt và chèn ép vào vùng chậu khiến bệnh nhân mệt mỏi, đặc biệt vào những ngày "đèn đỏ".

Để phòng tránh căn bệnh này, BS Đức khuyên chị em phụ nữ nên thường xuyên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Tránh để tình trạng u quá to hoặc quá nhiều và đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn sẽ không tốt cho sau này, thậm chí dẫn đến việc phải cắt bỏ tử cung.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi...

Let's block ads! (Why?)

Lâm Tâm Như tức giận, Hoắc Kiến Hoa lạnh lùng, fan "khẩu chiến" thay thần tượng

Cư dân mạng gần như mệt mỏi khi liên tục đọc phải những thông tin không hay về chuyện vợ chồng của Hoắc Kiến Hoa và Lâm Tâm Như. Có thể khẳng định cuộc hôn nhân tháng 7 vừa rồi của Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa đang đối diện với khủng hoảng truyền thông. Trong khi Lâm Tâm Như tức giận trước những lời đồn đoán thì Hoắc Kiến Hoa lại một lần nữa "đổ thêm dầu vào lửa" khi có phát ngôn nghe rất thiếu trách nhiệm.

Cuộc hôn nhân của Hoắc Kiến Hoa và Lâm Tâm Như là đề tài hot mấy tuần gần đây.

Mới đây, sau khi dính nghi vấn sẩy thai, ép hôn, Lâm  Tâm  Như đã tức giận lên tiếng chia sẻ qua studio cá nhân. Nữ diễn viên cho biết: "Thử hỏi thế nào là "ép cưới"? Thế nào là "trói buộc nhau vì bụng bầu"? Thế nào là sảy thai? Có phải mọi người đã xem quá nhiều phim rồi không? Chúng tôi không phủ nhận nên mọi người cứ nghĩ đó là thật sao? Chúng tôi có thể nói một cách thẳng thắn rằng những điều đăng tải là vô nghĩa, sai sự thật".

Tâm thư của Lâm Tâm Như trả lời tin sảy thai, ép hôn.

Được biết, Studio của Lâm Tâm Như đã đưa ra một tâm thư dài cùng lời giải thích và đính chính rõ ràng với các fan và giới truyền thông. Sau Lâm Tâm Như, nhiều người mong chờ phản ứng của Hoắc Kiến Hoa. Nhưng, đối diện với tin đồn không hay về vợ con, Hoắc Kiến Hoa chỉ tuyên bố: "Không cần quan tâm tới bọn họ".

Hoắc Kiến Hoa hoàn toàn bình thản trước tin đồn.

Lời chia sẻ của Hoắc Kiến Hoa khiến các fan sửng sốt. Nhiều người cho rằng nam tài tử thiếu trách nhiệm với Lâm Tâm Như và em bé trong bụng. Các fan cho rằng trong buổi họp báo, Hoắc Kiến Hoa nên chấm dứt những thị phi không hay kể từ sau khi làm đám cưới. Nhưng, thái độ lạnh lùng, im lặng và hành động không chịu đeo nhẫn cưới của Hoắc Kiến Hoa càng khiến cho các tin đồn không hay xuất hiện.

Hoắc Kiến Hoa luôn giữ mặt lạnh khi bên vợ khiến nghi vấn bị ép cưới xuất hiện khá nhiều.

Các fan của Lâm Tâm Như bắt đầu lên tiếng chỉ trích nam tài tử không biết bảo vệ vợ con. Thậm chí nhiều fan còn bày tỏ thái độ không thích Hoắc Kiến Hoa. Chuyện "Lâm tỷ" của họ được gả cho Hoắc Kiến Hoa là sai lầm và khẳng định Hoắc Kiến Hoa là người đàn ông ích kỷ.

Trước những lời chỉ trích này, fan của Hoắc Kiến Hoa tỏ rõ sự tức giận. Nhiều người cho rằng Lâm Tâm Như nhận được khá nhiều lợi ích khi trở thành vợ của nam tài tử điển trai. Nếu không trở thành vợ của Hoắc Kiến Hoa liệu cô có được báo chí quan tâm đến như vậy. Lúc này, Hoắc Kiến Hoa và Hồ Ca lại được gợi lại là một cặp đôi đẹp hơn Hoắc Kiến Hoa và Lâm Tâm Như.

Let's block ads! (Why?)

Thanh Hằng ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí

Chân dài tranh thủ "lót dạ" trong buổi tổng duyệt cho show thời trang tối nay (2/11) tại Hà Nội.

<a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/thanh-hang/' title='Thanh Hằng' target='_blank'>Thanh Hằng</a> ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí 

Thanh Hằng được Công Trí giao nhiệm vụ vedette cho bộ sưu tập Cô gái của kẻ lạ và tôi. Đây là show mở màn Tuần thời trang Quốc tế Việt Nam, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Thanh Hằng ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí 

Trong buổi tổng duyệt, cô ăn vội cốc mì lúc nghỉ giải lao rồi tập luyện cùng mọi người.

Thanh Hằng ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí 

Người đẹp gây ấn tượng với áo khoác màu camel (vàng lạc đà), quần jeans rách và sneakers thêu hoa của Gucci. Cô vừa ăn vừa trao đổi công việc với nhà thiết kế Công Trí.

Thanh Hằng ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí 

Thanh Hằng tạo dáng nhí nhảnh trong buổi tổng duyệt.

Thanh Hằng ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí 

Cô gái cao 1,54 m La Thanh Thanh để mặt mộc tập luyện. Cô được chọn là First Face (gương mặt mở màn) của show.

Thanh Hằng ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí 

Hình ảnh Ô Quan Chưởng được dựng trên sàn catwalk.

Thanh Hằng ăn vội mì tôm trước giờ làm vedette cho Công Trí 

Ngoài Công Trí, nhà thiết kế Malaysia – Joe Chia (giữa) – cũng ra mắt bộ sưu tập mới trong tối nay.

Ý Ly

Theo VNE

Let's block ads! (Why?)

Bệnh xá giữa trùng khơi

Bệnh xá giữa trùng khơi - 1

Một ca cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn ngày 25/9 - Ảnh: Thiện Anh

Bệnh xá giữa biển khơi

Cơn ho rũ rượi cộng thêm những cơn sốt cảm khiến tôi hoa mắt, chóng mặt từ mấy hôm trước còn đang ở trên tàu Hải Đăng 05, dù được nhà tàu cấp thuốc kháng sinh nhưng vẫn không khỏi. Tàu cập đảo Trường Sa Lớn, đồng chí Chính trị viên Nguyễn Văn Tuấn thấy tôi có vẻ mệt mỏi, cười hiền bảo: “Nhà báo cứ yên tâm, trên đảo có bác sỹ giỏi lắm sẽ chữa dứt điểm nhanh thôi”. Bệnh xá đảo nằm dưới tán mấy cây bàng khá yên tĩnh. Khác với lúc ở trên tàu Hải Đăng 05 từng cuộn gió biển táp vào người lồng lộng, ở trên đảo gió nhẹ xạc xào lá, se lạnh như mùa thu ở đất liền. Đồng chí Chính trị viên “bàn giao” tôi cho Bác sỹ Chuyên khoa I, Đại úy Trương Đức Cường, Bệnh xá trưởng Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn không quên “quảng cáo”: “Đây là bác sỹ giỏi nhất của đảo. Nhà báo chỉ cần vài viên thuốc là lại khỏe ngay”.

Bác sỹ Cường khám, soi họng tôi khá kỹ rồi chẩn bệnh: “Viêm xoang, viêm họng cấp, đề nghị không tiếp tục ngủ trên boong tàu nữa, phải ngủ trong phòng kín gió. Uống thuốc theo đơn đầy đủ nhé”. Rồi bác sỹ Cường cấp cho tôi mấy vỉ thuốc đặc trị yêu cầu uống ngay để dịu bệnh.

Tại khu vực Trường Sa, ngoài các cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ còn có công nhân làm việc ở các trạm hải đăng, trạm khí tượng hải văn, người dân sống trên đảo, lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải và đặc biệt là rất nhiều ngư dân đánh bắt hải sản trên biển. Chính vì có bệnh xá đảo Trường Sa Lớn nên các chiến sỹ, công nhân, ngư dân và người dân yên tâm khi làm việc trên biển. 

Và quả thật sáng hôm sau khi ngủ dậy, cổ họng bớt đau, người đỡ sốt, cơn đau ở hốc mũi cũng đỡ nhiều khiến tôi khỏe khoắn hơn. Tôi gặp bác sỹ Cường để cảm ơn, hỏi chuyện mới biết anh ra đây công tác theo chương trình luân chuyển y, bác sỹ hàng năm của Bệnh viện Quân y 175. Mới ra đảo được vài tháng nhưng anh đã quen với công việc.

“Gần như ngày nào cũng có bệnh nhân đến cấp cứu, khám và điều trị. Ngoài khám bệnh cho quân, dân, công nhân trạm hải đăng trên đảo Trường Sa Lớn, bệnh xá còn khám cho bà con ngư dân. Trung bình mỗi tháng khoảng 200 - 300 bệnh nhân”, bác sỹ Cường nói rồi dẫn tôi đi thăm bệnh xá. Dù ở đảo, nhưng bệnh xá được trang bị những thiết bị y tế hiện đại với máy siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm máu tại chỗ. Trường hợp nào nặng vượt khả năng điều trị của bệnh xá mới phải hội chẩn qua truyền hình trực tiếp với Bệnh viện Quân y 175.

Câu chuyện đang dang dở bỗng có một trường hợp vào cấp cứu. Bệnh nhân là Lê Giang Thành, SN 1992, quê ở Thanh Hóa, làm việc trên một tàu đánh bắt hải sản ở khu vực Trường Sa, có biểu hiện đau bụng từ đêm hôm trước. Cơn đau dai dẳng khiến thủy thủ đoàn quyết định đưa bệnh nhân lên đảo cấp cứu. Bác sỹ Lê Thanh Liêm trực tiếp siêu âm, xét nghiệm máu cho bệnh nhân cho biết, thông thường nhiều ngư dân cũng hay lên bệnh xá khám, chữa bệnh và xin thuốc. “Sau khi khám, lần sau trở lại, nhiều người còn mang theo cá, mực biếu anh em bác sỹ khiến chúng tôi rất cảm động”, bác sỹ Liêm chia sẻ.

Những người được cứu từ “cửa tử”

Theo biên chế, bệnh xá đảo Trường Sa Lớn có ba bác sỹ chuyên khoa ngoại, cấp cứu và khoa nội. Bác sỹ Cường cho biết thêm, những ca nặng sẽ hội chẩn trực tiếp từ đất liền nên dù lượng bệnh nhân đến khám khá đông, nhưng công việc cũng không đến nỗi quá tải. Thông thường, ngư dân hoạt động trên biển và cả quân nhân trên đảo hay gặp các dạng bệnh như ở đất liền. Tuy nhiên, do tính chất đi biển có khi phải mất nhiều thời gian mới đến được đảo nên những bệnh nhẹ lại bị nặng hơn. Nguy hiểm nhất là bệnh viêm ruột thừa và tai biến, đột quỵ.

Bác sỹ Cường nhớ lại những ngày đầu tiên mới ra đảo cách đây 5 tháng. Ngay đêm đầu tiên tiếp nhận nhiệm vụ ở bệnh xá, anh đã xử lý hai ca cấp cứu nặng. Trường hợp ngư dân tên Lợi, làm việc trên một tàu cá, bị viêm ruột thừa cấp ở giờ thứ 30. Bệnh này khi ở đất liền xử lý rất dễ, có thể mổ nội soi, nhưng do đang đi biển nên bệnh nhân đến đảo muộn. Các bác sỹ sau khi hội chẩn kỹ lưỡng đã quyết định mổ mở để cứu bệnh nhân. Dù tự tin vào kinh nghiệm của mình, nhưng bác sỹ Cường vẫn lo lắng trong lần cứu người đầu tiên ở môi trường mới. Nhưng rồi mọi việc cũng suôn sẻ. Ca mổ kết thúc thành công lúc 2h sáng.

Chưa kịp nghỉ ngơi, khoảng 4h sáng, các bác sỹ lại tiếp nhận một bệnh nhân khác đang làm việc trên tàu kiểm ngư, cũng bị viêm ruột thừa ở giờ thứ 42. Đây là trường hợp rất nặng và nguy kịch, có biểu hiện vỡ, nhiễm trùng. Một mặt ê-kíp chuẩn bị mổ cấp cứu cho bệnh nhân, một mặt báo cáo hội chẩn với lãnh đạo Bệnh viện 175. Cấp trên đồng ý chuyển bệnh nhân vào bờ bằng máy bay trực thăng, nhưng sau khi hội chẩn lần cuối, bệnh nhân được giữ lại mổ tại bệnh xá.

“Ca phẫu thuật hôm đấy kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ. Vết mổ lớn và muộn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Bệnh nhân không có người nhà chăm sóc, nên các y, bác sỹ phân công nhau chăm sóc bệnh nhân giai đoạn hậu phẫu, từ việc đánh răng cho đến các sinh hoạt khác. Thật mừng là sau ba ngày, bệnh nhân khỏe dần lên. Anh em vui lắm, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến”, bác sỹ Cường kể.

Có một bệnh nhân khiến các bác sỹ ở bệnh xá trên đảo nhớ và day dứt mãi. Đó là lần cấp cứu cho ngư dân Phùng Bá Hưng, quê Quảng Ngãi, được chẩn đoán đuối nước và chấn thương sọ não hồi tháng 8. Bác sỹ Cường nhớ lại, ban đầu khi vớt lên nạn nhân trong tình trạng hôn mê, mạch không ổn định, nước trong phổi nhiều, lơ mơ... Bệnh nhân được cấp cứu tích cực hai ngày nhưng chuyển biến không tốt. Các bác sỹ quyết định hội chẩn và chuyển bệnh nhân bằng máy bay về Bệnh viện Quân y 175. Bệnh nhân sau đó được cấp cứu điều trị tích cực nên dần hồi tỉnh.

Ngư dân Lê Giang Thành cho biết, những lần đau ốm khi đang đi biển, anh em thủy thủ lại lên đảo khám bệnh và xin thuốc. Các bác sỹ ở đảo nhiệt tình, khám bệnh cẩn thận, dặn dò uống thuốc kỹ lưỡng và cả cách phòng, tránh bệnh tật trên biển. Thuyền viên xa nhà cả mấy tháng trời, lênh đênh trên biển như thế, cũng may ở đảo có các bác sỹ nên yên tâm bám biển.

Còn ông Vũ Duy Minh, Trạm trưởng Trạm Hải đăng Trường Sa Lớn tâm sự, công nhân gác đèn biển như chúng tôi xa gia đình cả nửa năm trời, khi bệnh tật, đau ốm đã có các bác sỹ ở bệnh xá nên hoàn toàn yên tâm làm việc, yên tâm gác đèn khẳng định chủ quyền biển đảo đất nước.

Let's block ads! (Why?)

4 nhóm người nên nói không với bún

4 nhóm người nên nói không với bún - 1

Ảnh minh họa.

Người bị dạ dày, đại tràng

Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.

Không tốt cho trẻ nhỏ

Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.

Người bị ốm, sốt

Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.

Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.

Cách chọn bún không hóa chất

Bún sạch được làm từ gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục, thậm chí rất đục như màu cơm. Còn bún được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ có màu trắng sáng, óng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal.

Bên cạnh đó, bún được cho hàn the thường giòn, dai, trong khi bún sạch sẽ dễ bị nát, đứt gãy khi sờ vào. Vì vậy, khi đi mua bún, ngoài việc chú ý màu sắc, người tiêu dùng nên dùng tay sờ thử để xem bún có dễ nát, đứt gãy và cảm giác hơi dính hay không. Nếu có những dấu hiệu này thì đó là bún sạch. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Và điều quan trọng nhất là khi mua bất kì sản phẩm bún, phở nào, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm của cửa hàng có uy tín, nếu là sản phẩm đóng gói thì nên chọn hãng có uy tín, xuất xứ rõ ràng.

Let's block ads! (Why?)

Người phụ nữ nhảy lầu tự tử vì bị chồng mắng ngu ngốc khi giải sai toán cho con

Không ai có thể ngờ rằng, chỉ vì một bài toán lớp 3, bà mẹ người Giang Tây, Trung Quốc đã nhảy lầu 3 tự tử. Đó là câu chuyện vừa xảy ra với gia đình anh Liu ở khu công nghiệp tỉnh Chiết Giang. Gia đình có 4 người và đang sống trong khu tập thể của nhà máy nơi anh làm việc.

Vào lúc 7h sáng ngày 27/10, chị Ryu, vợ anh Liu dạy toán cho con gái 9 tuổi, học lớp 3. Bài tính nhẩm là 700 - 292 bằng bao nhiêu?

Vợ anh Liu đưa ra đáp án là 401 trong khi câu trả lời của anh Liu là 408. Bởi vì câu trả lời không giống nhau nên cặp đôi này bắt đầu tranh cãi.

"Sau khi cãi nhau, tôi mắng cô ấy là ngu ngốc, đơn giản chỉ vì đáp án vợ tôi đưa ra là sai và tôi bảo 'Thế thì làm sao dạy được con? Chết đi cho xong", anh Liu kể lại. Người chồng này chỉ buột miệng nói ra vài câu trách mắng vợ nhưng không ngờ rằng vợ mình đã tự ái dẫn đến hành động dại dột.

(Ảnh minh họa)

Sau khi nghe chồng mắng, chị Ryu vô cùng tức giận, ra khỏi phòng và cô nhảy từ tầng 3 xuống đất. "Tôi đang ở trên giường và không thể chạy ra kịp kéo cô ấy được. Tôi nhanh chóng chạy xuống cầu thang và nhìn thấy vợ đang nằm trên nền đất với rất nhiều máu", anh Liu chia sẻ.

Anh Liu vội vã gọi cấp cứu và chị Ryu được đưa đến bệnh viện. Rất may, chị Ryu đã qua cơn nguy kịch.

Được biết, anh Liu học hết tiểu học trong khi vợ anh đang học dở tiểu học.

Nói về thời điểm đó, anh Liu vô cùng ân hận. Anh cũng cho biết, mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng anh bình thường, không có mâu thuẫn gì: "Tôi biết tính khí của cô ấy. Tôi không mong đợi người vợ với tính khí mạnh mẽ như vậy".

Let's block ads! (Why?)

Ngày lạnh xuýt xoa bữa sáng với mỳ cay Thượng Hải là ngon nhất

Cơn sốt mỳ cay gần đây nổi lên như cồn, không nằm ngoài xu hướng đó, món mỳ cay Thượng Hải này sẽ giúp bạn có thể tự làm mỳ cay tại nhà!


200g thịt vai

½ chén đậu phộng

¼ chén dầu ăn

¼ chén sốt ớt gochujang

¼ chén hành tây thái hạt lựu

2 củ cà rốt thái hạt lựu

100g nấm, thái hạt lựu

1,2 lit nước dùng gà

300g vắt mỳ khô

1-2 cọng hành lá



Bắc chảo lên bếp cùng ¼ chén dầu ăn sau đó cho đậu phộng vào đảo đều cho đến khi chuyển màu nâu vàng thì thêm sốt ớt vào, đảo trong 30 giây.


Tiếp đến cho hành tây vào xào khoảng 2 phút, khi đó hành tây bắt đầu mềm thì bạn thêm cà rốt, nấm cùng chút đường vào xào thêm 3 phút ở lửa vừa.


Cho 200ml nước dùng gà vào, hạ lửa thật nhỏ. Trong lúc đó bắc nồi nước sôi luộc thịt lợn cắt nhỏ vào để khử bớt mùi.


Vớt thịt lợn cho vào nồi nước dùng, thêm số nước dùng gà còn lại vào, đun thêm 30 phút nữa, cách năm phút thì đảo đều một lần, nêm nếm cho vừa với khẩu vị gia đình.


Luộc vắt mỳ rồi vớt ra tô sau đó cho hỗn hợp nước dùng lên và thưởng thức! Đừng quên rắc lên hành lá cắt nhỏ để trang trí nhé!


Cơn sốt mỳ cay gần đây nổi lên như cồn, không nằm ngoài xu hướng đó, món mỳ cay Thượng Hải này sẽ giúp bạn có thể tự làm mỳ cay tại nhà! Món mỳ cay này cay se se ngay đầu lưỡi, vừa ăn vừa suýt xoa rất ngon, đặc biệt sốt ớt gochujang không hề làm nóng bụng hay gây hại cho dạ dày nên bạn cứ yên tâm thưởng thức nhé!

Chúc các bạn thành công với cách làm mỳ cay Thượng Hải này nhé!

Nguồn: thewoksoflife

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)