Thursday, October 6, 2016

Mẹ cắm ấm siêu tốc góc nhà, bé trai 13 tháng tuổi bỏng nặng

Mẹ cắm ấm siêu tốc góc nhà, bé trai 13 tháng tuổi bỏng nặng - 1

Mẹ bất cẩn cắm bình nước siêu tốc tại góc nhà khiến con bị bỏng nặng (ảnh minh họa)

Ngày 5/10, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, chỉ trong 1 tháng trở lại đây, BV đã tiếp nhận 75 trường hợp bị bỏng do bất cẩn trong sinh hoạt.

Điển hình, cháu Quốc H. (13 tháng tuổi ở huyện Đông Anh, Hà Nội) bị bỏng nặng từ chiếc ấm siêu tốc. Mẹ cháu H. kể: “Hôm đó, tôi vừa đổ đầy nước vào chiếc ấm siêu tốc để đun, biết con hiếu động hay đùa nghịch tôi đã đặt hẳn vào góc phòng rồi mới cắm điện. Sau đó, tôi ra ngoài phơi đồ. Nhưng ra ngoài chưa đầy 5 phút thì đã nghe tiếng con khóc ré lên, tôi chạy vào xem thì mới tá hỏa cháu đang ôm cả chiếc ấm vào người.”

Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, đa phần các trường hợp trẻ bị bỏng nhập viện đều bắt nguồn từ sự lơ là, bất cẩn của người lớn trong quá trình trông nom, chăm sóc. Theo bác sỹ Thống, trong trường hợp trẻ bị bỏng, trước hết người lớn phải bình tĩnh, nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguồn gây bỏng. Sau đó, tưới rửa vùng bỏng dưới vòi nước sạch, phủ vùng bỏng bằng gạc sạch rồi nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế bằng phương tiện tốt nhất, không cần thiết phải bôi thuốc vào vết bỏng.

“Việc làm nguội vết thương bằng nước lạnh có tác dụng giúp vết thương không bị lan rộng, vết bỏng nhỏ lại và giảm cảm giác đau đớn cho người bị bỏng. Việc xả nước vào vết bỏng cần lưu ý vặn vòi nước thật nhỏ và nhẹ nhàng tưới lên vết bỏng”, bác sĩ Nguyễn Thống nói.

Vị chuyên gia cũng lưu ý, nếu vùng bỏng có dính với quần áo thì cần nhanh chóng nhẹ nhàng cởi bỏ trước khi vết thương phồng rộp thành bọng nước. Nếu quần áo dính vào vết thương thì tuyệt đối không được tự ý, hay cố làm mọi cách để lôi ra. Nhiều trường hợp, dùng đá lạnh để chườm sẽ làm giảm thân nhiệt của trẻ....

Tùy tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để phụ huynh đưa các bé đến khám. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp. Nếu bố mẹ chăm sóc bé tại nhà thì mỗi ngày cần thay băng, rửa vết thương với NaCl và bôi kem chữa bỏng. 

Let's block ads! (Why?)

Thử làm bánh xèo kiểu Hàn nóng hổi ngon mê tơi!

Tiết trời mát mẻ hãy vào bếp làm món bánh xèo kiểu Hàn đãi cả nhà trong bữa ăn vặt nhé!


Phần bột:

- 45gr bột đa dụng

- 30gr bột bắp

- 2gr muối

- 120ml nước lạnh

Phần nhân:

- 8 nhánh hành lá

- 1 quả trứng gà

- 100gr tôm thường

- 80gr mực

- 10gr dầu ăn

Phần nước chấm:

- 1 muỗng nước tương

- ½ muỗng giấm

- 1 nhúm hành lá cắt khoanh

- Ít ớt băm

- Ít hạt vừng



Pha tất cả nguyên liệu của phần bột bánh vào tô to gồm: Bột mì, bột bắp, muối, nước lạnh khuấy đều. (không nên khuấy hỗn hợp quá kỹ vì sẽ làm bánh bị dai). Để sang một bên.


Hành lá rửa sạch để ráo nước, cắt bỏ phần đầu rễ. Sau đó cắt khúc dài vừa ăn.


Làm nóng chảo với dầu ăn. Xếp ít nhánh hành lá vào chảo.


Múc một muôi bột to, dàn đều hết chảo.


Sau đó rải đều ít tôm và mực đã chế biến sẵn vào.


Trứng gà đánh tan, sau đó đổ 1 ít lớp trứng lên mặt bánh cho kết dính.


Rán mỗi mặt 3-4 phút, đến khi mặt bánh vàng, giòn thì trở mặt.


Sau khi xong phần bánh rán, ta làm đến nước sốt chấm. Trộn đều các nguyên liệu trong phần nước chấm khuấy đều lên. (nếu muốn bạn có thể cho thêm ít đường để nước chấm đậm đà hơn).


Bạn có thể cắt bánh ra nhiều phần, trang trí cùng ít ngò và ớt khoanh chẳng hạn.


Bánh xèo kiểu Hàn sau khi thành phẩm sẽ có vỏ ngoài vàng giòn rụm, cắn vào sẽ thấy mềm bên trong cùng hải sải chín đều, giòn sực thêm vào đó là vị hành hơi cháy cháy càng làm gia tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra phần nước chấm với hương vị đậm đà bùi bùi thơm thơm của vừng rang càng tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Món bánh xèo này rất hợp để ăn vào bữa xế chiều và nên ăn ngay khi còn nóng bạn nhé!

Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Nỗi đau của mẹ nghi can giết 4 bà cháu ở Quảng Ninh

Như đã đưa tin, Doãn Trung Dũng (SN 1971, ở phường Trưng Vương, TP. Uông Bí, Quảng Ninh) bị cơ quan công an bắt giữ tối 26.9 tại quán cà phê Ngọc Anh (xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng), đối tượng đã thừa nhận là người ra tay sát hại 4 bà cháu trong gia đình chị Vũ Thị Thanh (SN 1983) tại phường Phương Nam (TP. Uông Bí) rạng sáng 24.9, khiến cho bà Nguyễn Thị Hát (SN 1955) và 3 cháu nhỏ chết thảm.

Sau gần 10 xảy ra thảm sát kinh hoàng, tại nơi sinh sống của gia đình đối tượng ở phố Đồng Mương, phường Trưng Vương, căn nhà cấp bốn nằm sâu trong ngõ nhỏ vốn đã ít người qua lại, giờ đây càng trở nên trống vắng, hoang lạnh. Có lẽ, những ngày qua là thời gian khổ hạnh nhất đối với những thành viên trong gia đình Dũng.

Khu vực bể nước phát hiện con dao Dũng gây án. Ảnh: Đ.Tuỳ

Bà B.T.N (74 tuổi, mẹ Dũng) cho biết: “Buổi chiều ngày 24.9, khi công an đến nhà tìm Dũng và Dũng bỏ trốn, tôi vẫn không nghĩ là con trai mình là người sát hại 4 bà cháu trong gia đình chị Thanh. Đến khoảng 20 giờ tối hôm đó, có rất nhiều công an vào nhà đọc lệnh khám xét thì tôi mới biết chuyện”.

Cũng vào chiều muộn ngày 24.9, khi chị Đ.T. H (SN 1976, vợ Dũng) vừa đi làm ở công ty về đến nhà, cơ quan chức năng đã mời chị và cháu D.Đ.H (16 tuổi, con trai lớn của Dũng) lên trụ sở phường làm việc. Đến khoảng 2h sáng 25.9, hai mẹ con chị mới được về. Chị H bị hoảng loạn tinh thần, mệt mỏi và vẫn không tin chồng mình lại có thể sát hại dì họ và các cháu.

Bà N tâm sự: “Lúc đó, tôi nói với con dâu và các cháu rằng, nhà mình lấy ngày này sang năm làm ngày giỗ cho thằng Dũng. Vì chắc chắn với tội danh như vậy thì làm sao con trai tôi thoát được án tử hình. Ai gây ra tội thì người đó phải chịu sự trừng phạt của pháp luật”.

Nói về 2 người cháu của mình, bà N cho hay, khi biết bố bị bắt, cháu H là người rất mạnh mẽ và cứng rắn. Lúc nào, H cũng an ủi động viên bà và mẹ. Còn cháu D.Đ.Hx (tên tắt của người con trai 5 tuổi của đối tượng) mới đi học ở trường mầm non của phường được 2 hôm nay.

“Năm nay, cháu H đã 16 tuổi, tôi chỉ sợ vì bố phạm tội nên khi cháu đi xin việc các cơ quan, công ty sẽ không nhận cháu vào làm. Hiện tại, cả gia đình chỉ trông vào đồng lương công nhân của vợ Dũng. Còn bản thân tôi bị bệnh gần năm nay không đi lại được. Nếu cháu H không được nhận làm, gia đình tôi không biết trông cậy vào ai”, bà N ngậm ngùi.

Bà N (mẹ Dũng) và gia đình đang dần ổn định cuộc sống sau khi Dũng bị bắt giữ. Ảnh: Đ.Tuỳ

Ông Dương Quang Đông - Bí thư chi bộ kiêm trưởng khu của phường Trưng Vương cho hay, khi xác định Dũng là đối tượng sát hại 4 bà cháu ở phường Phương Nam, lãnh đạo phường đã giao nhiệm vụ cho khu dân phố tuyên truyền, vận động nhân dân trong không nên kỳ thị, xa lánh và tạo điều kiện giúp đỡ gia đình chị H , đặt biệt là 2 cháu nhỏ. Đồng thời, lãnh đạo Hội phụ nữ của Thành phố và phường xuống tận nhà thăm hỏi, động viên giúp gia đình vượt qua sự khốn khó.

Cũng theo trưởng khu 1, sau khi chồng bị bắt, chị H bị sốc nặng về tinh thần, chị đã nhiều lần có ý định nghỉ làm ở công ty về quê nội ở quận Ngô Quyền (TP. Hải Phòng) nương náu, nhưng nếu nghỉ làm thì lấy đâu ra tiền cho các con ăn học và nuôi mẹ đang bị bệnh ở nhà. Nghĩ vậy, chị trở lại công ty làm được vài hôm nay. Đến nay, tinh thần và tư tưởng của chị H cùng gia đình đã tạm ổn định và sinh sống bình thường.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Bùi Văn Tiến - Chủ tịch UBND phường Trưng Vương cho biết: “Tại cuộc họp giao ban ngày 30/9, chúng tôi đã giao cho Hội phụ nữ và khu phố tạo mọi điều kiện giúp đỡ gia đình chị H ổn định về tư tưởng và cuộc sống. Tuyên truyền cho nhân dân trong khu xóm không nên xa lánh gia đình chị vì bản thân chị, mẹ chị và 2 con là người vô tội cần được giúp đỡ. Đồng thời, đề nghị trường mầm non có kế hoạch giúp đỡ cháu Hạnh đi học và nhất định không để cháu bỏ học làm ảnh hưởng đến tương lai sau này”.

Let's block ads! (Why?)

Mát trời không thể bỏ qua món thịt kho măng đậm đà dân dã

Món thịt kho măng là món ăn bình dị mà ngon đến lạ kì. Thịt kho ăn không ngấy chút nào nhờ vị thanh mát của măng tươi giòn giòn, cân bằng cái béo ngậy của thịt ba chỉ.



300g thịt ba chỉ

1 cây măng

1 củ gừng lớn

2 cọng hành lá

2 muỗng canh nước tương

1 muỗng canh rượu nấu ăn

Muối, dầu ăn



Chuẩn bị sơ chế nguyên liệu: thịt heo rửa sạch, măng tươi mua về cắt khúc vừa ăn rồi bắc lên bếp luộc 3-5 phút thì vớt ra để ráo.


Thịt ba chỉ cắt khúc mỏng, nhỏ vừa ăn. Gừng cắt lát mỏng, hành cắt khúc dài tầm 3cm.


Bắc chảo lên bếp cùng chút dầu ăn, khi dầu nóng đều thì cho gừng vào phi thơm rồi cho thịt ba chỉ vào xào, đảo nhanh tay. Đồng thời, lấy một bát nhỏ cho muối, đường, nước tương, rượu nấu ăn vào khuấy đều.


Khi thịt săn lại thì cho hành và măng vào đảo đều.


Đổ hỗn hợp gia vị vào, thêm nước để gia vị ngập mặt thịt, đun ở lửa nhỏ cho đến khi gia vị thấm đều, lên màu thịt đẹp mắt và cạn bớt nước là được.


Món thịt kho măng dân dã, ngon mà không ngấy chút nào nhờ vị thanh mát của măng tươi giòn giòn, cân bằng cái béo ngậy của thịt ba chỉ. Món ăn này “hứa hẹn” sẽ rất là hao cơm đấy nhé! Để món thịt kho được ngon hơn, các bạn có thể nấu trong nồi áp suất hoặc nồi cơm điện, vừa tiết kiệm thời gian mà vừa có tác dụng giúp thịt được mềm nhừ hấp dẫn.

Chúc các bạn thành công với cách làm thịt ba chỉ kho măng này nhé!

Nguồn: meishichina

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Gần 80% nước giải khát đóng chai lập lờ nhãn mác

Gần 80% nước giải khát đóng chai lập lờ nhãn mác - 1

Lô nước giải khát C2 không đạt chất lượng bị cơ quan chức năng tiêu hủy

Nhận định trên được đưa ra tại hội thảo về Chất lượng nước giải khát đóng chai do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCVN, Bộ KHCN) tổ chức ngày 5/10.

Đa phần sản phẩm vi phạm về nhãn mác, chất lượng

Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa (TCVN) cho biết: Kết quả khảo sát cho thấy, nước giải khát đóng chai trên thị trường hiện nay, chủ yếu vi phạm về nhãn hàng hóa và chất lượng theo quy chuẩn. Cụ thể, trong năm 2016, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa đã khảo sát 19 mẫu các loại nước giải khát như: Nước cam ép, nước chanh, nước tăng lực, nước ổi, nước dứa... Kết quả cho thấy: 15/19 mẫu (bằng 78,9% số mẫu được khảo sát) sai về nhãn hàng hóa; 2/19 mẫu (khoảng 10,5%) không đạt chất lượng về chỉ tiêu vi sinh.

"Người tiêu dùng trước khi mua cần phải kiểm tra về nhãn hàng hóa, xem có ghi đầy đủ: Tên hàng hóa, tên cơ sở, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Tuyệt đối không mua và sử dụng những sản phẩm nước giải khát đóng chai không có hoặc không đầy đủ các thông tin trên”.

Ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), nhiều nhà sản xuất nước giải khát không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm nên đã sử dụng một số chất phụ gia như chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị và một số chất dinh dưỡng không đúng chuẩn mực. Ví dụ như, các loại chất tạo màu, tạo mùi với hàm lượng và chất lượng không đảm bảo dẫn đến có hại cho sức khỏe.

“Một số nhà sản xuất nước giải khát cam kết đưa những chất dinh dưỡng, khoáng chất nhưng thực tế lại không đưa vào, hoặc không đúng hàm lượng dẫn đến chất lượng nước giải khát không đảm bảo, thậm chí có hại cho sức khỏe người tiêu dùng”, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nhận định.

Trước thông tin nước giải khát nhiễm chì đang khiến người tiêu dùng lo lắng, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, nguyên nhân chính là do DN không kiểm soát được nguyên liệu đầu vào. “Nguồn nhiễm kim loại nặng có khả năng ở ngay trong các chất phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng ví dụ như, chất tạo vị chua như axit chanh (axit citric). Bản thân axit này có thể bị nhiễm chì, bởi mỗi nước có cách sản xuất có khả năng nhiễm kim loại nặng ở mức độ khác nhau. Mặt khác, nguồn nhiễm kim loại nặng có thể từ bao bì sản phẩm. Cụ thể, bao bì bằng nhựa rất dễ bị nhiễm kim loại nặng vì trong quá trình gia công, người ta dùng chất hóa dẻo để gia công bao bì, trong đó, catdimi rất nhiều. Có những DN nhỏ sử dụng chai nhựa tái chế hoặc các chai nhựa dùng lại thì rất dễ bị nhiễm bẩn. Loại bao bì bằng kim loại như nhôm và mạ thiếc rất có khả năng bị thôi nhiễm kim loại nặng. Vì vậy, trước khi nạp nước giải khát vào chai, hộp phải phủ một lớp chống ăn mòn để tránh hiện tượng thôi nhiễm kim loại nặng từ bao bì”, ông Thịnh phân tích.

Lỗ hổng quản lý nước giải khát đóng chai

Theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng nước giải khát thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên, theo Luật ATTP, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm. Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với nước giải khát.

Theo cơ chế hiện hành, cơ sở sản xuất nước giải khát được phép tự thử nghiệm và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, cơ quan chức năng chỉ làm công tác hậu kiểm lại không thường xuyên. Dư luận đặt câu hỏi dễ bỏ lọt hàng kém chất lượng ra thị trường?

Thừa nhận có lỗ hổng trong việc quản lý chất lượng nước giải khát đóng chai, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng Cục trưởng TCVN nhận định: “Đây là một vấn đề lớn trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa không chỉ đối với nước giải khát mà còn đối với các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước không thể có đủ nguồn lực đi kiểm tra, thử nghiệm đối với tất cả các loại nước giải khát. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, DN trách nhiệm về sản phẩm cung cấp ra thị trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước qua quá trình theo dõi việc thực thi các quy định pháp luật theo mức độ rủi ro của sản phẩm sẽ quyết định việc tăng cường kiểm soát chất lượng ngay từ ban đầu (tiền kiểm) hay kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa sau khi đã được lưu thông trên thị trường (hậu kiểm)”.

Qua đây, ông Linh cũng khuyến nghị: Bộ Công thương cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng, ATTP lưu thông trên thị trường. Bộ KHCN sẽ đẩy mạnh công tác cảnh báo chất lượng đối với SPHH nói chung, trong đó có nước giải khát. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần nghiên cứu chỉnh sửa, ban hành QCVN theo hướng cần kiểm soát chặt chẽ đối với mặt hàng nước giải khát trước khi lưu thông trên thị trường.

Let's block ads! (Why?)

Trước vụ án, nhà chùa biết sư đâm chết 1 người, làm bị thương 5 người bị bệnh tâm thần

Vụ án nhà sư đâm chém người khiến 1 cụ bà chết, 5 người bị thương xảy ra khoảng 10 sáng ngày 5/10 tại chùa Bửu Quang (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP. HCM).

Đối tượng bị bắt tên thật là Ngô Quang Huy, pháp danh tu tại chùa là Thiện Huy, 25 tuổi.

Cụ bà tử vong là Huỳnh Thị Ngọc Phát, pháp danh Tư Ngọc, năm nay 102 tuổi. 3 nhà sư khác bị đâm chém trọng thương nặng nhất là ông Nguyễn Văn Mạo (64 tuổi), Trần Minh Đức (54 tuổi) và Lê Văn Lĩnh (32 tuổi), tất cả đều tu tại chùa Bửu Quang.

Các nạn nhân bị thương đưa đi cấp cứu đã qua cơn nguy hiểm

Nhà chùa Bửu Quang có báo cáo gửi Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM vụ việc. Theo đó, đối tượng Huy – người đâm chém khiến 6 người thương vong có tiền sử bị bệnh tâm thần. Nhà chùa có phát hiện việc Huy bị bệnh tâm thần nhưng chưa đưa Huy đi chữa trị thì đối tượng này gây ra vụ việc.

Tuy nhiên có chính xác là Huy bị bệnh tâm thần rồi lên cơn gây ra vụ việc hay không thì phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Công an quận Thủ Đức đã phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. HCM phong tỏa hiện trường, khám nghiệm điều tra đến tối ngày 5/10 mới hoàn tất.

Do vụ án có tính chất nghiêm trọng nên Công an quận Thủ Đức chưa cung cấp thông tin cho báo chí. Về việc đối tượng Huy có tiền sử bị bệnh tâm thần hay là sử dụng chất kích thích hay không vẫn đang được điều tra, giám định làm rõ.

Đối tượng Huy có biểu hiện thần kinh không bình thường, đang được giám định để điều tra

Trước đó, ngay khi bắt được đối tượng Huy, lãnh đạo phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức) cho biết, các ngành chức năng đã mời bác sĩ chuyên khoa đến tận công an phường giám định sức khỏe của Huy xem có sử dụng chất kích thích hay bị tâm thần, hoang tưởng.

Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được, Huy được đưa vào chùa Bửu Quang tu thời gian được 5 tháng. Sau đó giữa Huy và người trong chùa có mâu thuẫn nên Huy rời đi khỏi chùa một thời gian.

Trước khi vụ việc Huy truy sát 5 người thương vong, Huy có trở lại chùa Bửu Quang để tu lại được vài ngày. Tuy nhiên tính tình của Huy lúc này mọi người nhận xét rất khác lạ, Huy lầm lì, ít nói, sinh hoạt kín đáo.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Hiện sức khỏe 3 nhà sư bị đâm chém gây trọng thương nặng nhất đã qua cơn nguy hiểm, đang được theo dõi thêm.

Chùa Bửu Quang nơi xảy ra vụ việc nhà sư đâm chém thương vong 5 người.

Như đã đưa tin, vụ việc nhà sư dùng dao đâm chém 5 người xảy ra tại chùa Bửu Quang, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức khoảng 10h sáng nay 5/10.

Vào thời gian trên, nhà sư Thiện Huy xảy ra mâu thuẫn với một nhà sư khác nên xuống bếp trong chùa lấy 1 con dao tấn công làm làm nhà sư này bị thương.

Thấy sự việc diễn ra, một số nhà sư khác chạy đến can ngăn thì cũng bị nhà sư Thiện Huy dùng dao, đâm chém khiến 5 người bị thương.

Công an quận Thủ Đức nhận được thông tin đã đến bắt giữ Huy cùng hung khí ngay sau đó.

Let's block ads! (Why?)

Ung thư đe dọa gần 170.000 hộ ở TP.HCM

Kết quả giám sát mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy hiện trên địa bàn TP có gần 170.000 hộ dân đang sử dụng nguồn nước ngầm ô nhiễm, chứa chất gây ung thư. Đáng nói là trong số này, nhiều khu vực dù mạng lưới nước sạch đã được kéo đến tận nhà nhưng người dân vẫn sử dụng nước giếng.

Xài nước bẩn, ngó lơ nước sạch

Theo thống kê của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), hiện trên địa bàn TP có khoảng 7% trong tổng số hộ dân đã được gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng, tập trung tại các khu vực vùng ven TP. Trong khi đó, có khoảng 10% số hộ sử dụng nguồn nước sạch nhưng có mức tiêu thụ rất ít (từ 1-4 m3/tháng). Cao nhất là tại huyện Hóc Môn khi con số thống kê cho thấy có đến 6.766/27.030 đồng hồ nước sử dụng 0 m3.

Ung thư đe dọa gần 170.000 hộ ở TP.HCM - 1

Gia đình chị Nguyễn Kim Thanh, ngụ số 48/3B Phan Văn Hớn, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn đang phải sinh hoạt với nguồn nước giếng nhiễm phèn nghiêm trọng Ảnh: GIA MINH

Lý giải việc có nước máy nhưng không xài, chị Trần Thị Nga - ngụ số 66/4 ấp Trung Lân, xã Bà Điểm - cho biết nước giếng bị ô nhiễm nên gia đình tôi đã mua nước đóng bình về sử dụng cho việc ăn uống. Nếu so sánh giữa chi phí mua nước đóng bình và sử dụng nước máy thì cũng tương đương nhau, trong khi nước đóng bình lại... thơm! Cách nhà chị Nga không xa, gia đình anh Trần Văn Lành cũng chủ yếu sử dụng nước giếng và nước đóng bình, còn nguồn nước máy lại bị “chê”. Anh Lành cho biết phải đóng vài trăm ngàn đồng mỗi tháng nên gia đình anh hạn chế sử dụng nước máy và quay lại xài nước giếng khoan.

Thế nhưng, qua ghi nhận của phóng viên, nguồn nước ngầm tại nhiều nơi ở xã Bà Điểm đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều hộ dân phải dùng đủ phương pháp lọc nước nhưng vẫn không giảm được độ phèn.

Mặc dù ngành cấp nước đã phủ mạng lưới cấp nước sạch tới địa phương và gắn đồng hồ nước tới từng nhà nhưng rất nhiều hộ dân trên đường Cây Trôm - Mỹ Khánh, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi đã khóa đường ống sau đồng hồ như khẳng định rằng gia đình họ không dùng nguồn nước này. Theo giải thích của một chủ hộ, do nước sạch không có vị ngọt như nước giếng khoan nên không sử dụng. Hay ở quận 9, Gò Vấp, Bình Tân..., số hộ dân được gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng và sử dụng ít cũng khá cao. Đa số các hộ dân nơi đây cũng chia ra 3 loại nước nhưng ưu tiên sử dụng nước giếng, nước đóng bình rồi mới đến nước máy.

Chưa tin tưởng

Ngoài nguyên nhân giá cả, theo chị Nga, việc gia đình chị không xài nước máy còn xuất phát từ nguyên nhân nguồn nước máy ở nhà chị bị cặn đỏ lúc sáng sớm và có mùi hôi. Lý do trên cũng lý giải cho việc gia đình anh Quốc Thảo - ngụ đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp - “ngó lơ” nước máy, ưu tiên nước giếng.

Tương tự, người dân ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh phản ánh nguồn nước sạch từ trạm cấp nước thỉnh thoảng bị đục, có váng nổi trên mặt nước nên họ ưu tiên dùng nước giếng. Bà Lê Kim Phấn, ngụ ấp 4, cho biết chỉ dùng nguồn nước máy để tắm giặt chứ không sử dụng cho mục đích ăn uống. Tuy nhiên, quần áo trắng sau nhiều lần giặt bằng nguồn nước này thì bị ố vàng.

“Thỉnh thoảng nước bị yếu, tôi phải thức trắng đêm để hứng nước sử dụng cho ngày hôm sau” - bà Phấn ngao ngán. Theo tìm hiểu, nguồn nước ở xã Hưng Long do các trạm cấp nước thuộc Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông thôn cung cấp. Bà Phấn cho biết mỗi khi nước đục, dơ, bà đều phản ánh lên xí nghiệp nhưng chất lượng nước vẫn chưa được cải thiện.

Người dân một số khu vực được cấp nước sạch từ các công ty cấp nước thuộc SAWACO cũng than phiền về nguồn nước thỉnh thoảng bị đục và có mùi tanh. Đơn cử, một số khu dân cư dọc đường Thống Nhất, phường 16, quận Gò Vấp phản ánh khoảng nửa năm về trước, nước thỉnh thoảng bị đục nên không dám sử dụng. Thời gian gần đây, nguồn nước đã trong trở lại nên nhiều người quay lại sử dụng nước sạch, tuy nhiên, một số hộ vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn nên vẫn sử dụng nước giếng khoan.

Nước sạch đã sạch

Ông Bạch Vũ Hải, Phó Tổng Giám đốc SAWACO, cho biết nguyên nhân nước đục ở các trạm cấp nước thuộc Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông thôn là do nguồn nước ngầm đầu vào ở một số trạm cấp nước bị ô nhiễm mà không thể xử lý được. Đối với các trạm này, SAWACO yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước và xử lý trước khi đưa vào mạng lưới cấp nước đến các hộ dân. Theo quy hoạch cấp nước, đến năm 2025 sẽ đóng cửa các trạm cấp nước này.

“Bây giờ, các trạm cấp nước ở khu vực nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, không thể xử lý thì sẽ đóng cửa ngay. Những trạm này sẽ lấy nguồn nước từ mạng lưới cấp nước của SAWACO và thành các trạm cấp nước vệ tinh phân phối nước sạch đến các hộ dân trong khu vực” - ông hải Khẳng định.

Về tình trạng nước đục ở quận Gò Vấp, ông Hải giải thích do khi Nhà máy nước Tân Hiệp xảy ra sự cố thì nguồn nước trong đường ống sẽ có cặn lắng, đến khi hoạt động trở lại, nước trong đường ống tăng áp lực sẽ cuốn theo cặn này. Ông Hải cho biết đã chỉ đạo các đơn vị liên quan súc xả đường ống khi nước trong đường ống ở trạng thái tĩnh nhằm hạn chế tình trạng nước đục. Bên cạnh đó, hiện SAWACO đã kéo đường ống từ Nhà máy nước BOO Thủ Đức để cấp nước cho khu vực quận Gò Vấp nhằm kéo giảm sự cố đục nước ở quận này.

Ông Hải cho rằng: “Nước sạch đã thực sự sạch, bà con sử dụng hoàn toàn yên tâm”. Tuy nhiên, theo ông Hải, không thể vận động người dân chuyển toàn bộ sang sử dụng nước sạch ngay một lúc mà phải chuyển dần theo các nhu cầu. “Ban đầu là vận động người dân sử dụng nước sạch cho mục đích ăn uống, dần dần chuyển sang mục đích sinh hoạt để người dân quen dần” - ông Hải chia sẻ.

Khuyến cáo đáng sợ của ngành y tế

Theo bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, kết quả giám sát, đánh giá chất lượng nước ngầm mới đây ở một số vùng ven như quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú và huyện Hóc Môn cho thấy hàm lượng amoni cao vượt giới hạn cho phép 9,14%.

Các bác sĩ phân tích nước có hàm lượng amoni cao cho thấy bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ như nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi… Amoni trong nước ngầm khi gặp ôxy trong không khí chuyển hóa thành nitrat và nitrit. Hai chất này khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo nên tình trạng methemoglobin (thiếu ôxy trong máu), kết hợp với các axít amin trong cơ thể hình thành chất nitrosamine gây ung thư. Việc sử dụng nước nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có thể gây nên suy thận, nhiễm khuẩn huyết...

Ng.Thạnh

Let's block ads! (Why?)