Sunday, October 2, 2016

Chồng mê cờ bạc, vợ giấu tiền rồi tạo hiện trường giả

Chiều 1/10, ông Nguyễn Sỹ Lực - Trưởng công an xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết: “Người lấy tiền là bà Phương vợ ông Thanh… chuyện thật mà như đùa. Chỉ vì sợ chồng lấy tiền đi đánh bài, nên mới tạo hiện trường giả như vụ trộm rồi cất tiền đi nơi khác”.

Vào chiều 23/9, ông Hoàng Danh Thanh, trú tại xóm 7, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An phát hiện nhà mình bị mất 15.220.000 đồng và 2 chiếc điện thoại trị giá gần 1 triệu đồng. Tại hiện trường, 2 thanh cửa sổ bị chặt, vật dụng trong nhà bị lục tung.

Sau đó, vợ chồng ông Thanh đã đến trình báo sự việc với công an xã Quỳnh Thạch để truy tìm thủ phạm.

Qua quá trình điều tra, thu thập bằng chứng, công an xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu đã tìm được thủ phạm là bà Phương vợ ông Thanh.

Bà Phương dựng hiện trường giả để khỏi nghi ngờ

Ngày 1/10, tại Công an xã Quỳnh Thạch, bà Phương thừa nhận hành vi của mình: “Chồng tôi ham cờ bạc, làm bao nhiêu tiền cũng dùng đi đánh bạc. Đợt vừa rồi, ông ấy có lấy tiền hụi về nên tôi nghĩ cách giấu tiền để khỏi ông ấy tiêu pha. Tôi không ăn trộm tiền, mà chỉ cất đi chỗ khác ở trong nhà và dùng để chi tiêu cho gia đình. Tôi biết mình tạo hiện trường giả là sai, mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cho tôi sửa chữa lỗi lầm”.

Chị Nguyễn Thị Hồng – một người hàng xóm chia sẻ: “Bà Phương là người tốt, chỉ vì sợ chồng nên mới làm như vậy. Tôi cũng mong mọi người hiểu cho bà ấy, làm phụ nữ mà có chồng ham mê cờ bạc khổ lắm”.

Cũng theo Công an xã Quỳnh Thạch, do 2 vợ chồng không kiện tụng gì mà xin được về nhà bảo nhau, sửa chữa, nên ban công an đang xem xét trường hợp này. Được biết, bà Phương đã giao lại số tiền trên cho cơ quan chức năng.

Let's block ads! (Why?)

Cuối tuần đãi cả nhà món thịt bò sukiyaki nổi tiếng từ nước Nhật

Mời các bạn thử trổ tài làm thử món thịt bò sukiyaki đãi cả nhà để mang lại hương vị thật mới cho gia đình.


Để làm món thịt bò sukiyaki bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

- 200g thịt bò nạm thái mỏng

- 50g nấm đông cô tươi

- 4 lá cải thảo

- 1 bìa đậu hũ trắng

- 1 củ cà rốt

- 1 cây hành boa-rô

- 1 củ hành tây nhỏ

- 100g miến dai của Nhật



Cải thảo rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây lột vỏ, cắt nhỏ.


Nấm đông cô bỏ cùi, cắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hành boa-rô rửa sạch cắt dài khoảng 2cm.


Đậu hũ cắt miếng nhỏ tùy thích.


Miến luộc mềm, rửa sạch bằng nước lạnh.


Cho dầu ăn vào chảo. Cho hành tây vào xào cho thơm, cho cà rốt vào xào, rồi cho thịt bò vào. Thêm 1 chén nước dùng hoặc nước lạnh vào.


Khi nước sôi thì cho lần lượt cải thảo, hành boa-rô, nấm đông cô vào. Khi rau củ chín thì cho miến vào.


Cho vào nồi 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh rượu trắng, nấu khoảng 2 phút cho tất cả thấm gia vị thì cho đậu hũ vào, nấu thêm tí nữa rồi tắt bếp. Múc ra chén và dùng.


Ẩm thực Nhật vốn được nổi tiếng bởi sử dụng độ ngọt chính từ rau củ chứ không dùng nhiều bột nêm. Món thịt bò sukiyaki là món ăn rất được ưa chuộng tại Nhật bởi sự kết hợp từ thịt và rau củ tạo sự cân bằng. Chắc hẳn những ai quan tâm đến ẩm thực Nhật Bản đã từng nghe qua món ăn ngon bổ này. Sukiyaki là một dạng thịt bò nấu với rau củ ăn hơi giống lẩu nhưng vị đậm đà hơn bởi sự kết hợp chính của nước tương, đường và rượu mirin. Mời các bạn thử trổ tài làm thử món sukiyaki đãi cả nhà để mang lại hương vị thật mới cho gia đình.

Chúc bạn ngon miệng!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Không cần lò nướng vẫn làm được cánh gà nướng siêu hấp dẫn

Không cần dùng đến lò nướng, bạn vẫn có thể món cánh gà nướng chảo với thành phẩm vàng ươm đẹp mắt và hương vị đậm đà khó quên!



10 cánh gà

1 cọng sả

2 củ gừng

3 muỗng canh tương ớt

3 muỗng canh nước mắm

½ muỗng cafe hạt tiêu xay

1 muỗng cafe muối

1 muỗng cafe mật ong

1 muỗng cafe rượu nấu ăn

Dầu ăn



Chuẩn bị các nguyên liệu. Dùng dao khía từng đường chéo lên cánh gà và cắt sả, gừng thành từng lát chéo.


Cho sả, gừng, nước mắm, tương ớt cùng chút muối, mật ong, rượu nấu ăn, hạt tiêu vào trộn đều với cánh gà.


Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc tô đựng lại và cho vào tủ lạnh ướp qua đêm.


Bắc chảo lên bếp, dùng chổi phết chút dầu ăn lên mặt chảo. Khi chảo nóng đều thì cho cánh gà vào, thỉnh thoảng lật mặt và phết thêm lớp mật ong lên mặt cánh gà. Khi thịt chín, vàng ươm như hình là được.


Cánh gà nướng không khó để làm mà lại còn đáp ứng được tiêu chí ngon – bổ - rẻ. Cánh gà nướng chảo kiểu này sẽ có màu vàng cánh gián trông óng ánh rất đẹp mắt, hấp dẫn và đương nhiên hương vị cũng ngon lành vô đối, ngon đến từng đầu ngón tay! Đối với món ăn này, bạn nên chọn phần đầu cánh gà công nghiệp vì loại cánh gà này nhiều thịt, khi chế biến xong sẽ mềm và ngon hơn nhé!

Chúc các bạn thành công với cách làm cánh gà nướng chảo này nhé!

Nguồn: BSC

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

“Làng đu dây” ở Hà Nội đổi đời sau gần thế kỷ

500 người gồm cả già trẻ, lớn bé hàng ngày không còn phải đi chung con đò sắt cũ kỹ, hiểm họa luôn rình rập. Cây cầu mới đã thực sự nối những bờ vui cho những người dân quê lam lũ sau gần một thế kỷ.

Gần thế kỷ đu dây vượt sông

Chúng tôi tìm đến thôn Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội vào một ngày đầu thu đầy nắng. Từ phố Tía, nằm trên QL1 hỏi thăm vào Ngọc Liễu ít người biết, nhưng khi hỏi bằng thông tin kèm theo là “làng đu dây qua sông”hầu như ai cũng biết. Có lẽ, hình ảnh người dân đã gần 90 năm phải đu dây trên con đò sắt qua sông đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân quanh vùng nên nhắc tới ai cũng nhớ.

Vượt qua cây cầu vẫn còn mới, chúng tôi sang làng Ngọc Liễu, ghé vào nhà một gia đình sống sát chân cầu, gặp chủ nhà là ông Trịnh Lê Phượng, 52 tuổi.

Ngồi bên hiên nhà, hướng mắt ra phía cây cầu và dòng sông Nhuệ đang êm đềm chảy, ông Phượng kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng khi chưa có cây cầu. Làng Ngọc Liễu, nơi ông Phượng cùng hàng trăm hộ dân sinh ra và lớn lên vốn là một dải đất liền kề với các thôn khác trong xã. Thế nhưng từ năm 1930, khi thực dân Pháp cho khai dòng sông Nhuệ cắt ngang làng Ngọc Liễu với xã Nghiêm Xuyên thì Ngọc Liễu trở thành một ốc đảo, ba hướng được bao quanh bởi con sông Nhuệ.

Ông Hữu cho biết, đầu năm 2014, sau nhiều năm kiến nghị, UBND huyện Thường Tín đã có nguồn ngân sách và phê duyệt xây dựng cây cầu có chiều dài 200m, rộng 5m bắc qua đây. Tháng 10/2015, cây cầu đã được hoàn thành. Ngày cây cầu khánh thành cũng là ngày hội lớn nhất của làng Ngọc Liễu từ trước tới nay.

Thời điểm trước tháng 10/2015, người dân thôn Ngọc Liễu phải ngồi đò sang sông bằng cách đu dây vô cùng nguy hiểm - Ảnh: Infonet

Dòng sông Nhuệ lúc này vô tình chia cách Ngọc Liễu với bên ngoài. Để ra khỏi làng người dân nơi đây chỉ có một cách là vượt sông và phương tiện duy nhất là chiếc đò dây. Chiếc đò dây thủa ban đầu làm bằng gỗ, có tuổi đời hơn 60 năm, đến khi chiếc đò này hỏng thì một chiếc thuyền sắt được chính quyền hỗ trợ đầu tư thay thế. Chiếc thuyền sắt to rộng hơn nên hàng ngày cả làng tới vài trăm lượt đi đi về về liên tục từ sáng sớm đến đêm khuya, vào các giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều tối thì thuyền liên tục chật cứng và quá tải.

Ngày nắng thì không sao, những ngày mưa to hay mưa phùn gió bấc, việc qua sông vất vả và nguy hiểm thêm bội phần. Có những hôm trời rét cắt da, cắt thịt mà các cháu học sinh vẫn phải đến trường. Nhìn cảnh các cháu lớn bám tay vào dây để kéo thuyền sang sông trong gió lạnh, những bàn tay nhỏ phải gồng lên để vượt sông, ai nấy đều thấy xót xa. Vất vả gian nan lại nguy hiểm khiến ai nhìn cũng ngậm ngùi nhưng không có cách nào khác, người dân Ngọc Liễu vẫn phải oằn lưng để kéo dây thuyền để được về nhà, được đi làm hay đi học...

Hơn nửa đời người sống trong cảnh ngăn sông, ông Phượng nhớ tất cả những gì diễn ra tại bến sông này mấy chục năm qua. Việc thông thương, giao lưu bên ngoài với chiếc thuyền và sợi dây thừng khiến cả làng phải khốn khổ với những tình huống cười ra nước mắt. Đó là rào cản khiến làng không thể phát triển, người dân không có việc làm, trẻ em hạn chế đến trường và các chế độ xã hội phổ cập chưa đến với người dân nơi đây.

Cùng thế hệ với ông Phượng, ông Nguyễn Văn Tỵ, 58 tuổi, người dân thôn Ngọc Liễu vẫn còn nhớ như in những tháng ngày phải đu dây qua sông. Ông Tỵ tâm sự: “Ngày trước khi chưa có cầu, chúng tôi khổ đủ đường. Việc đi lại hàng ngày đã là một nhẽ, đến những việc lớn hơn như: Xây nhà, cưới vợ, gả chồng cho con cái mới là những chuyện éo le. Ngày tôi tổ chức đám cưới cho con trai, khi rước dâu, hai bên nội ngoại có hàng trăm người lần lượt từng người lên thuyền qua sông. Chiếc thuyền nhỏ đảm nhiệm phần nhiệm vụ rất quan trọng là lần lượt chở từng đoàn người nhà trai nhà gái qua sông nên gia đình phải chuẩn bị dây thừng chắc chắn và làm lại đường lên xuống an toàn trước cả tuần. Đồng thời, phân công riêng một người chuyên kéo dây thuyền cho khách qua sông, giờ rước dâu gia đình phải dự tính làm từ sáng sớm cho kịp”.

Nhịp cầu nối những bờ vui

Ông Nguyễn Văn Kiên (57 tuổi), Trưởng thôn Ngọc Liễu kể lại, không phải quá lâu mà chỉ cách đây ngót chục năm, cả làng có khoảng 300 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu hàng ngày đều đi chung chiếc thuyền sắt cũ kỹ. Trong số đó, có khoảng 100 em học sinh các cấp đang tuổi cắp sách tới trường. Ngày trước, hầu như năm nào cũng có hàng chục vụ tai nạn xảy ra tại đây và đã có nhiều vụ đuối nước thương tâm.

Cũng chính vì đi lại khó khăn mà nhiều học sinh trong làng đã phải bỏ học giữa chừng. Khi chưa có cầu, trẻ nhỏ trong làng đi học phải dậy sớm hơn các bạn ở thôn khác, nhiều lúc chẳng kịp ăn lót dạ vì hành trình vượt sông có khi đến nửa giờ đồng hồ. Những hôm mưa to, gió lớn, người lớn phải đưa chúng sang sông nhưng sang đến nơi thì quần áo, cặp sách cũng ướt hết. Mưa làm cho con đường xuống bến đò trơn trượt, nhiều cháu học sinh sang được bờ rồi bị ngã bẩn hết quần áo lại phải quay về thay rồi mới dám đi học tiếp…

Đu dây qua sông ở Ngọc Liễu - Ảnh: Infornet

 Trầm ngâm một hồi, ông Kiên hào hứng: “Bây giờ thì đổi đời rồi, trẻ con đi học chỉ cần mấy phút bước trên cây cầu bê tông, nắng mưa, bão bùng không còn lo ngã xuống sông nữa”.

Cả một đời gắn bó với “ốc đảo” Ngọc Liễu, ông Kiên cùng những người dân tại đây đều bám vào nghề nông. Ngọc Liễu có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn lại màu mỡ nên phát triển nông nghiệp rất tốt. Nhưng ngày trước, khi chưa có cầu, năm nào bội thu việc vận chuyển nông sản của bà con mang ra thị trấn bán cũng là cả một hành trình gian nan. Vì vậy, dù có quỹ đất nhưng người dân Ngọc Liễu ít người dám đầu tư phát triển kinh tế trang trại bởi việc vận chuyển quá gian nan.

“Nhưng ngày nay, nhờ cây cầu, cuộc sống thay đổi nhiều lắm, không chỉ việc đi lại thuận lợi, mà kinh tế cũng phát triển hơn nhiều. Từ ngày có cầu, chúng tôi thực sự phấn khởi lắm, phải chính xác là đổi đời các chú ạ! Không có gì bằng được một cây cầu liền với xã, đó là niềm vui sướng vạn đại của bao thế hệ trong làng. Bây giờ, các cháu đã được đi học đúng giờ không phải nhịn đói tới trường, dân làng có điều kiện tiếp xúc và phát triển kinh tế với bên ngoài. Do đường vào thôn đã thuận lợi, hiện tại trong thôn đã có hơn chục hộ xây dựng mô hình kinh tế trang trại, nhiều hộ đã xây được nhà tầng khang trang rồi”, ông Kiên xúc động nói.

Ông Hoàng Xuân Hữu, Chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên, một lãnh đạo có nhiều năm công tác tại địa phương vẫn nhớ về những chuyến đò đu dây vượt sông để sang Ngọc Liễu như kỷ niệm không bao giờ quên. Ông Hữu chia sẻ: “Ngày trước, khi cây cầu chưa có, lãnh đạo xã sang Ngọc Liễu họp, thăm bà con hay có việc gì cũng đều phải đi đò sang sông. Ban ngày đã khó khăn, ban đêm khi trong làng có vụ việc gì cần chính quyền can thiệp thì vất vả vô cùng. Một tháng, chúng tôi chỉ có vài lần sang Ngọc Liễu để họp hành hoặc thăm bà con nhưng đã thấy gian nan rồi. Vậy mà, hàng thế kỷ qua người dân vẫn phải hàng ngày vượt sông thì còn vất vả đến đâu. Thật lòng, với vai trò là lãnh đạo địa phương tôi thấy xót xa lắm. Thương bà con mà chỉ biết kiến nghị lên cấp trên để xin kinh phí xây cầu mà bao nhiêu năm không được”.

Theo ông Hữu, giờ đây, cây cầu được bắc qua sông Nhuệ chắc chắn sẽ giúp Ngọc Liễu vươn mình. “Trước kia bà con trồng được mớ rau muốn đem ra chợ xã bán cũng ngại vì đi lại mất rất nhiều thời gian. Giờ đây, nhiều hộ đã và đang đầu tư làm ăn lớn với mô hình trang trại. Về an sinh xã hội, nếu trước đây chẳng may có người mắc trọng bệnh phải đi cấp cứu thì cũng mất cả tiếng mới qua được sông, giờ có cầu chắc chắn những chuyện buồn đó vĩnh viễn không còn nữa. Các cháu nhỏ thì không còn phải nơm nớp lo muộn học, lo ngã xuống sông như thuở nào. Bây giờ, mỗi lần đi qua cầu sang Ngọc Liễu thăm bà con, lúc nào trong lòng tôi cũng thấy vui phơi phới, mừng cho sự đổi đời của người dân”, ông Hữu tâm sự.

Let's block ads! (Why?)

Saturday, October 1, 2016

Tòa hoãn xử vì bị hại thấy mặt bị cáo là ngất xỉu

Theo hồ sơ, Đỗ Thành Nguyên chung sống như vợ chồng với chị Thu (mẹ ruột bị hại) tại một cái chòi ở xã An Tịnh. Em N. (bị hại, sinh năm 2002) sống với bà ngoại ở thị trấn Trảng Bàng. Em N. thường xuyên đến chòi để phụ mẹ bán trái cây. Lợi dụng lúc chị Thu đi vắng, Nguyên đòi quan hệ với em N. và được em đồng ý. Tính từ giữa tháng 9-2015 đến tháng 10-2016, cả hai đã quan hệ ba lần. 

Đầu tháng 3-2016, gia đình thấy em N. có dấu hiệu không bình thường nên đưa đi khám. Bác sĩ cho biết em N. đã mang thai 20 tuần. Gia đình đã gửi đơn tố cáo đến Công an huyện Trảng Bàng để yêu cầu xử lý hình sự.

Bị cáo Nguyên ngồi trước tòa.

Khi thấy biểu hiện bất thường của bé N. tại phiên tòa, PV đã tiếp xúc và được em N. kể lại như sau. Khoảng tháng 8-2015, ông Nguyên ghé nhà bà ngoại chở em N. xuống chòi phụ mẹ bán khoai. Đến chòi, do chị Thu không có nhà nên Nguyên đã cưỡng hiếp em N. Sau đó, Nguyên còn dọa sẽ giết cả hai mẹ con em N. nếu kể chuyện này với ai. Nên giờ nhìn thấy Nguyên, em N. lại ngất xỉu vì sợ.

Let's block ads! (Why?)

Người phát tán clip sex của phó giám đốc có thể ngồi tù

Vừa qua, dư luận xôn xao khi trên mạng xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh ân ái giữa ông N.V.V - Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng với chị N.H, nguyên là kế toán một trường tiểu học. Ông V và chị H không có quan hệ hôn thú, bản thân ông V đã có vợ con.

Câu chuyện ông N.V.V bị lộ clip sex đã đặt ra nhiều câu hỏi, người phát tán clip sex nói chung và người phát tán clip “ân ái” của ông V sẽ bị xử lý thế nào? nếu những người trong clip chính là người phát tán hoặc gửi cho vợ hoặc chồng của người mình đang quan hệ “bất chính”.

Để làm rõ vấn đề này, PV đã trao đổi với luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý, Đoàn Luật sư Hà Nội).

Clip “nóng” của ông N.V.V bị phát tán trên mạng (Ảnh cắt từ clip). Ảnh: NLĐ

Thưa luật sư, người phát tán clip sex lên mạng bị xử lý như thế nào?

- Người phát tán hoặc đăng tải hình ảnh có nội đồi trụy như clip sex lên mạng có thể bị xử lý về tội “Làm nhục người khác” hoặc tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Tuy nhiên, đối với tội “Làm nhục người khác” thì bắt buộc phải có đơn đề nghị xử lý của người bị hại (người có trong hình ảnh hoặc clip bị phát tán). Trong khi tội “Truyền bá Văn hóa phẩm đồi trụy” thì không cần những người liên quan tố cáo hoặc yêu cầu xử lý mới xử lý mà chỉ cần cơ quan điều tra phát hiện ra người đã thực hiện hành vi vi phạm là đã có thể xử lý.

Trường hợp của ông N.V.V bị lộ clip nóng, luật sư có thể cho biết, người phát tán đoạn clip sex sẽ bị xử lý thế nào?

- Để xử lý người phát tán clip sex của ông N.V.V thì cần phải xác định danh tính người phát tán cũng như động cơ, mục đích của hành động này. 

Nếu mục đích của người tung clip là để bêu riếu, hạ thấp danh dự của người trong clip thì xử lý về tội “Làm nhục người khác”. Còn nếu mục đích là phát tán cho nhiều người xem thì bị xử về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Người phạm tội “Làm nhục người khác” có thể ngồi tù tới 3 năm, còn tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” có thể ngồi tù 15 năm.

Từ câu chuyện của ông N.V.V, nhiều người đặt câu hỏi, nếu một trong hai người quan hệ ngoại tình cố tình ghi lại clip sex rồi gửi tới vợ hoặc chồng của người mình đang có quan hệ bất chính nhằm phá hoại hôn nhân của người tình thì có bị xử lý hình sự hay không?

- Nếu một trong hai người đang có quan hệ bất chính gửi clip sex tới vợ hoặc chồng của người mình đang có quan hệ bất chính nhằm phá vỡ hạnh phúc gia đình của người tình thì khó có căn cứ xử lý hình sự đối với người gửi bởi họ không có động cơ phổ biến, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tới nhiều người, hoặc có mục đích làm nhục người khác.

Người gửi clip sex cũng khó bị xử lý về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng”.

Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định rất rõ, người phạm tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng” là người đã có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Như vậy, nếu chỉ có clip sex của hai người có quan hệ bất chính thì chưa thể xác định họ đã chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn nên khó để xử lý hình sự.

Tuy nhiên, nếu hành vi của người gửi clip sex chưa cấu thành tội phạm thì họ sẽ bị xử phạt từ 30-50 triệu đồng vì có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc” theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Xin cảm ơn luật sư.

Let's block ads! (Why?)

Bé gái 14 tuổi mang thai, sau 2 năm mới biết cha của đứa trẻ là anh họ

Chiều 1/10, công an huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Tấn Kỷ (SN 1987, xã Duy Hòa) về hành vi Giao cấu với trẻ em.

Khoảng tháng 6/2016, ông Lê Văn S (SN 1964) có đơn gửi đến cơ quan chức năng tố cáo về hành vi của ông M (SN 1969) khiến con gái mình là T (SN 2000) có thai. Sau khi T sinh con, ông M “quất ngựa truy phong”, không cấp dưỡng, để ông S phải nuôi cháu ngoại. Khi T mang thai chỉ mới học lớp 7 và đã phải nghỉ học.

Ông S buồn rầu khi con gái mới 14 tuổi đã sinh con

Nhận đơn, cơ quan chức năng mời bé T lên làm việc. T khai mình có thai với ông M. Khi T mang thai chỉ mới 14 tuổi nên công an xã mời những người liên quan đến làm việc.

Ông M được mời lên làm việc. Ông bác bỏ lời khai của bé T và cho rằng, đứa trẻ không liên quan gì đến mình.

Ông M được đưa đi giám định ADN với đứa trẻ. Kết quả cho thấy, giữa ông M và đứa trẻ không có quan hệ huyết thống.

Theo lời khai của bé T, nhiều thanh niên ở địa phương được giám định ADN. Kết quả giám định cho thấy, ADN của Kỷ trùng với ADN của đứa trẻ. Sau đó, Kỷ bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi giao cấu với trẻ em. Điều đáng nói, Kỷ là con của dì ruột bé T.

Căn nhà của gia đình ông S

Gia đình ông S thuộc hộ nghèo nhiều năm nay. Ông có hai đứa con gái. Vợ ông mất từ nhiều năm trước. Hiện, T đang làm việc tại một quán cà phê để nuôi con. Cháu bé nay đã 1,5 tuổi.

Let's block ads! (Why?)