Friday, September 23, 2016

Đi chặt cây bị cành cây đâm thủng bụng

Đi chặt cây bị cành cây đâm thủng bụng - 1

Chiều 22-9, nguồn tin từ BV Đa khoa Bắc Quảng Nam cho hay đã tiếp nhận và cấp cứu một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch vì cây đâm thủng ruột non.

Bệnh nhân nhập viện là Bríu U. (22 tuổi, Đông Giang, Quảng Nam). Theo bệnh sử, chiều 16-9, bệnh nhân đi khai thác cây ở rừng thì không may bị cây chọc vào bụng gây đau đớn.

Sau đó, gia đình đã đưa Bríu U. vào Trung tâm Y tế Đông Giang. Vì vết thương nặng nên bệnh nhân được chuyển về bệnh viện phía bắc Quảng Nam để điều trị.

Theo chẩn đoán ban đầu, Bríu U. bị thủng tạng rỗng do tai nạn sinh hoạt. Kết quả X-quang cho thấy hình ảnh nghi vỡ lách độ I.

Theo dõi đến 2 giờ sáng 17-9, triệu chứng của bệnh nhân không cải thiện, hình ảnh X-quang có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành có y lệnh chuyển mổ cấp cứu.

Bệnh nhân được thực hiện mổ nội soi, kết quả ghi nhận có một đoạn rỗng tràng vùng hố chậu, có lỗ thủng hơn 30 mm trên nền bị bầm dập chung quanh.

Sau khi làm sạch vết thủng, các bác sĩ đã khâu lỗ thủng qua nội soi, rửa ổ bụng, dẫn lưu túi và hố chậu. Kiểm tra các tạng khác bình thường. Hiện tại bệnh nhân đang hậu phẫu ngày thứ năm tại bệnh viện trong tình trạng cải thiện tốt.

Bệnh viện phía bắc Quảng Nam cho biết đây là kỹ thuật mới được triển khai tại bệnh viện năm nay. Đây là ca bệnh thứ hai trong tháng 9 này được cấp cứu bằng phương pháp mới.

Let's block ads! (Why?)

Bộ GD&ĐT trả lời việc thí điểm dạy tiếng Nga và tiếng Trung đang gây tranh cãi

Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học

Theo đó, kế hoạch thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm của ngoại ngữ thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích:

“Ngoại ngữ thứ nhất” là ngoại ngữ bắt buộc. Học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. 

Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Đưa tiếng Nga, tiếng Trung vào nhà trường đang gây tranh cãi (Ảnh minh họa)

“Ngoại ngữ thứ hai” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai. Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dạy học thí điểm như ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện dạy - học.

Như vậy, một trong những nhiệm vụ của Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" (gọi là Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020) là học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học và trung học phổ thông sẽ đạt trình độ bậc 1, 2 và 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ.

Về việc tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông".

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.

Cần có lộ trình chuẩn bị

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 thông báo, việc dạy tiếng Nga và tiếng Trung sẽ liên tục trong suốt 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 cho đến hết lớp 12. Thời gian thí điểm bắt đầu dự kiến là từ năm học 2017, nghĩa là còn khoảng 1 năm nữa. Đây là lý do khiến cho đông đảo chuyên gia giáo dục, giáo viên lẫn phụ huynh lo lắng bởi 1 năm là quá gấp gáp.

Xem clip tại đây:

Video khai thác từ VTV

Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi

Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, nguyên trưởng khoa phiên dịch Nga-Anh-Pháp-Trung, Đại học Hà Nội cho biết: "Tôi thấy mừng vì sau một thời gian bỏ bẵng thì việc học các tiếng Nga, Trung đã được phục hồi. Thế nhưng, sự chuẩn bị cho phục hồi này lại quá gấp gáp. Thứ nhất, đội ngũ tiếng Nga kinh nghiệm dạy lâu năm đã tan tác, đội ngũ mới để dạy được thì chưa đủ. Muốn dạy tốt lại phải có chương trình giáo trình tốt. Đây là chủ trương đúng nhưng hơi gấp gáp.

Bên cạnh đó, ngoại ngữ thì phải có nhu cầu thực. Học sinh học thì phải nghĩ đến lúc ra trường sẽ làm gì, sử dụng thế nào.  Vì vậy, Bộ GD&ĐT nên có cuộc khảo sát nhu cầu thực tế và càng khảo sát kỹ thì khi thực hiện càng hiệu quả".

Theo thầy Vũ Thế Khôi, để chuẩn bị giáo trình, đội ngũ giáo viên tốt để thực hiện thì phải cần ít nhất 3-5 năm. "Khi đã làm thất bại thì làm lại rất khó", thầy Khôi bày tỏ.

Let's block ads! (Why?)

Bệnh viện lao đao vì gói thầu dược liệu có nguồn gốc TQ

Ngày 22-9, Bác sĩ Hà Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, cho biết thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hiện phòng nghiệp vụ thuộc đơn vị này đã phối hợp với Cơ quan CSĐT làm rõ những nghi vấn có liên quan đến gói thầu cung ứng dược liệu trị giá hơn 20 tỉ đồng cho Bệnh viện Y học Cổ truyền của tỉnh này.

Bệnh viện lao đao vì gói thầu dược liệu có nguồn gốc TQ - 1

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang đang lao đao vì thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân.

Trong thông báo mới đây, Cục Quản lý Y dược Cổ truyền thuộc Bộ Y tế cho rằng: công văn số 15502 ngày 19/09/2014 của Cục Quản lý dược cho phép Công ty TNHH Thiên Ân Dược nhập khẩu 372 danh mục dược liệu từ Tổng Công ty Mậu dịch XNK huyện Ninh Minh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) mà Công ty Hoà Phú cung cấp dự thầu có thể là giấy tờ giả mạo đã bị chỉnh sửa từ công văn số 15502 ngày 19/9/2013 của Cục Quản lý Dược cấp cho Công ty TNHH Thiên Ân Dược. Ngoài ra, đoàn cũng nghi ngờ Công ty Hoà Phú giả mạo một số giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của mặt hàng dược liệu có nguồn gốc thuốc Bắc trong hồ sơ dự thầu. Đồng thời, đoàn cũng nghi ngờ kết quả của một số phiếu kiểm nghiệm chất lượng dược liệu trong hồ sơ dự thẩu của Công ty Hoà Phú có các chỉ tiêu kiểm tra trùng với phiếu kiểm nghiệm chất lượng dược liệu do Công ty Hoà Phú cung cấp cho bệnh viện (phiếu kiểm nghiệm năm 2015). Ngoài ra, đoàn còn đề nghị niêm phong toàn bộ các lô dược liệu số 122015 mà đoàn đã lấy mẫu kiểm nghiệm.

Trong quá trình thực hiện cung ứng dược liệu, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Kiên Giang đã làm công văn đề nghị Công ty Hòa Phú cung cấp bổ sung các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ các mặt hàng dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc “Trung Quốc” nhưng đến nay công ty vẫn không thực hiện được nên phía bệnh viện không đồng ý nhập thuốc do Công ty Hoà Phú cung ứng. Điều này khiến cho bệnh viện thiếu dược liệu nghiêm trọng.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Dung, cách nay hơn tháng, khi còn là Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang thì bà Dung đã ký công văn khẩn gởi Sở Y tế tỉnh Kiên Giang để báo cáo tình hình thiếu thuốc nghiêm trọng tại bệnh viện này. Trong đó có đến 92 loại dược liệu trong kho thuốc đã hết nên gây khó khăn trong công tác điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện cũng đã tạm ngưng cung cấp dịch vụ kỹ thuật “ngâm thuốc nước y học cổ truyền” do thiếu 5/8 vị thuốc điều chế thuốc ngâm y học cổ truyền khiến cho người bệnh bức xúc.

Để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu dược liệu, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang chỉ đạo giao cho các bệnh viện y học cổ truyền trong toàn tỉnh lựa chọn nhà thầu và thông báo cho các bệnh viện biết mua sắm trực tiếp theo giá thống nhất của tỉnh.

Let's block ads! (Why?)

Những dụng cụ nhà bếp hay dùng nhưng cực kỳ nguy hiểm

Trang thông tin Natural News mới đây đã liệt 7 loại dụng cụ nấu bếp mà các bà nội trợ nên tránh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Dụng cụ bằng nhôm

Do có giá thành hợp lý, nồi chảo nhôm là lựa chọn khá phổ biến trong các nhà bếp. Tuy nhiên, người sử dụng đôi khi phải trả phí rất đắt bởi việc tiếp xúc với nhôm lâu ngày có thể dẫn tới bệnh Alzheimer, tự kỷ và một vài căn bệnh khác. 

Đặc biệt, những dụng cụ bằng nhôm không được tráng lớp chống oxy hóa bên ngoài dễ dàng giải phóng kim loại vào một số thực phẩm nhất định – bao gồm cả thực phẩm giàu axit (ví dụ như nước sốt cà chua) và thực phẩm giàu kiềm (muối nở). 

Mặc dù đồ nấu bếp bằng nhôm thường được xem là tương đối an toàn và khó thẩm thấu kim loại, người tiêu dùng vẫn nên tránh sử dụng đồ nhôm không được tráng men.

Những dụng cụ nhà bếp hay dùng nhưng cực kỳ nguy hiểm - 1

Các dụng cụ thường dùng trong nhà bếp cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Dụng cụ bằng đồng

Nổi tiếng vì tính thẩm mỹ và độ dẫn nhiệt cao nên dụng cụ nấu bếp bằng đồng được các đầu bếp ưa chuộng. Nhưng cũng giống như nhôm, những thành phần có nồng độ axit cao có thể dẫn đến việc thẩm thấu kim loại đồng vào thực phẩm được nấu trong đó. 

Mặc dù đồng là khoáng chất cần thiết nhưng dư đồng trong cơ thể sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm độc gan, thần kinh hoặc tăng huyết áp…

Dụng cụ nấu bằng nhựa

Thìa hay bàn xẻng nấu ăn bằng nhựa có thể chảy rất nhanh khi tiếp xúc với nồi hoặc chảo nóng và từ đó dễ dàng giải phóng chất độc vào trong thức ăn. Giải pháp tốt nhất khi nấu ăn trên bếp nóng là dùng các loại thìa gỗ hoặc bàn xẻng nấu ăn bằng thép không gỉ.

Thớt nhựa

Thớt nhựa thường được xem như dụng cụ an toàn hơn thớt gỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều, mặt thớt sẽ trở nên thô nhám và để lại rãnh. Trong trường hợp như vậy, người nội trợ nên bỏ thớt cũ và mua ngay một chiếc mới bởi vi khuẩn phát triển từ rãnh thớt vô cùng nguy hiểm.

Một số người lại ưa dùng thớt gỗ hơn.  Một chiếc thớt gỗ tốt ít để lại các vết cắt và rãnh. Nếu được làu chùi và bảo quản khô ráo, thớt gỗ là dụng cụ không chỉ an toàn mà còn mang tính thẩm mỹ cao.

Hộp đựng thức ăn bằng nhựa

Nhiều hộp đựng thức ăn bằng nhựa chứa bisphenol A (BPA), chất hóa học có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh, tổn thương não và nhiều nguy cơ về sức khỏe khác. Người tiêu dùng được khuyến cáo nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng kính thủy tinh nếu có thể hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng hộp đựng thức ăn bằng nhựa trong nhà bếp của bạn được đánh nhãn “Không có BPA”.

Dụng cụ bằng thép không gỉ bị trầy xước

Mặc dù dụng cụ bếp bằng thép không gỉ thường được xem là ưu việt so với nhiều loại chất liệu khác, nhưng một khi những dụng cụ này bị trầy xước, chúng có thể làm thẩm thấu một số kim loại nguy hiểm như sắt, niken và crôm vào trong thức ăn. 

Các bậc phụ huynh được khuyến cáo nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng những dụng cụ này nếu con bạn bị dị ứng với sắt hoặc niken.

Dụng cụ có lớp chống dính Telfon

Telfon, lớp chống dính, thường được dùng trong sản xuất chảo rán, vỉ nướng và nhiều dụng cụ làm bếp khác. Sở hửu ưu điểm dễ lau chùi nhưng Teflon lại chứa lượng lớn chất hóa học độc hại, trong đó bao gồm một số tác nhân gây ung thư. 

Lớp khói từ dụng cụ bếp Teflon còn “khét tiếng” với khả năng gây tử vong ngay lập tức cho chim nuôi trong nhà. Đó chính là lý do tại sao hiện nay sản phẩm Telfon không được khuyến khích sử dụng. 

Thay vào đó người nội trợ có thể dùng nồi chảo gang, vừa đảm bảo khả năng chống dính lại không tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Nội dung được tham khảo từ nguồn tin Natural News, hệ thống trang tin tức chuyên về các phương pháp chữa bệnh tự nhiên, ủng hộ các loại thuốc thay thế có nguồn gốc thiên nhiên, các nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Let's block ads! (Why?)

Cách làm sạch thớt loại bỏ 100% vi khuẩn bạn nên thử ngay!

Hãy học những cách làm sạch thớt dưới đây để đảm bảo thớt được vệ sinh sạch sẽ triệt để nhé!

Chiếc thớt là vật dụng quen thuộc thường dùng trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, việc vệ sinh thớt không đúng cách, vi khuẩn ẩn náu sâu trong bề mặt thớt lâu ngày có thể khiến sức khỏe của gia đình bạn bị rước họa. Hãy học những cách làm sạch thớt dưới đây để đảm bảo thớt được vệ sinh sạch sẽ triệt để nhé!

Để vệ sinh hàng ngày bạn cần chuẩn bị 2 chai xịt nhỏ để đựng giấm trắng nguyên chất và dung dịch hydrogen peroxide 3% (sẵn có ở các hiệu thuốc).

Làm sạch mỗi ngày:

Sau khi cắt rau, củ, quả: Sau khi sử dụng cắt gọt rau củ quả (không cắt thịt), dùng khăn vải ẩm gạt bỏ những vụn thực phẩm còn vương lại trên thớt rồi phun bề mặt thớt bằng giấm, lau khô bằng khăn bếp sạch. Giấm là một chất khử trùng hiệu quả, như axit axetic chứa combats E.coli, Salmonella và Staphylococcus.

Sau khi cắt thịt và gia cầm: Dùng khăn giấy ướt lau hết vụn thực phẩm còn sót lại, rồi làm sạch bằng giấm như khi cắt rau củ quả. Sau đó phun thêm một lớp hydrogen peroxide 3% lên toàn bộ bề mặt, để nguyên lớp dung dịch trong 2-3 phút, sau đó lau lại bằng khăn giấy ướt. Để thớt khô trong không khí. Hydrogen Peroxide là một nhà vô địch trong việc tiêu diệt vi khuẩn, do đó khi kết hợp hoạt động cùng với giấm, chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn triệt để. Đặc biệt là trong trường hợp thớt của bạn bị rạn, nứt thì việc vệ sinh thông thường bằng nước không thể làm sạch hết trong các ngóc ngách. Sử dụng giấm và Hydrogen Peroxide sẽ đảm bảo thớt của bạn được khử trùng đúng cách.

Vệ sinh theo tháng:

Thớt của bạn được sử dụng và vệ sinh hàng ngày, nhưng nó cũng cần phải được làm sạch hơn định kỳ theo tháng.

Để làm điều này, bạn nhỏ 4-5 giọt thuốc tẩy vào một bát nước lạnh rồi dùng bàn chải lông cứng nhẹ nhàng chà trên bề mặt.

Di chuyển bàn chải theo từng vòng tròn nhỏ.

Sau khi hoàn tất, hãy lau sạch bề mặt bằng ngăn giấy ẩm và kết thúc thì dùng miếng vải khô lau sạch.

Lưu ý: nếu bạn phải rửa thớt bằng xà phòng và nước thì đừng bao giờ nhấn chìm toàn bộ thớt trong nước. Thay vào đó, dùng một miếng vải hoặc miếng bọt biển nhúng vào nước xà phòng và vắt sạch nước trước khi lau trực tiếp lên bề mặt thớt. Sau đó lau khô thớt theo chiều dọc của thớ gỗ. Cách này sẽ hạn chế tối đa nước ngấm vào gỗ trước khi bốc hơi, đây vốn là nguyên nhân khiến vi khuẩn ngày càng ẩn náu kỹ hơn trong thớt, biến thành mầm họa.

Nếu bạn vệ sinh thớt hàng ngày, nó sẽ không có mùi khó chịu, nhưng nếu bạn vừa cắt hành tây hay bằm tỏi thì nó có thể lưu lại mùi chẳng dễ chịu chút nào, thậm chí còn bám dính vào thực phẩm mà bạn cắt sau đó thì đây là cách khử mùi dành cho bạn.

Đầu tiên, rửa thớt như ở bước 1, sau đó thoa lên mặt thớt một lớp nước ép chanh tươi. Cách đơn giản nhất là cắt một miếng chanh và chà xát nó trên bề mặt thớt

nhưng bạn sẽ phải lau sạch những tép chanh vương trên bề mặt trước khi bề mặt thớt khô ráo.

Thớt sử dụng lâu thường bị ngả màu, trông cũ kỹ thậm chí mất thẩm mỹ và vệ sinh. Nhưng bạn đừng lo vì có cách hô biến cho thớt cũ thành thớt mới toanh chỉ trong tích tắc.

Trộn hỗn hợp gồm: 1 muỗng canh baking soda, 1 muỗng canh muối và 1 muỗng canh nước.

Sau đó nhúng miếng vải sạch vào hỗn hợp này và nhẹ nhàng chà bề mặt thớt theo hướng thớ gỗ. Khi thực hiện xong, lau bề mặt bằng một miếng vải ẩm, sạch.

Cuối cùng dùng miếng vải khô lau lại. Bề mặt thớt cũ giờ đã trông như mới rồi đấy!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Mãn kinh sớm dễ bị bệnh tim, chết sớm

Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 32 khảo sát trước đó, liên quan tới 300.000 phụ nữ nhằm so sánh tình trạng bệnh lý và tử vong ở những người bắt đầu mãn kinh trước 45 tuổi với người mãn kinh ở độ tuổi 45 hoặc muộn hơn. Số liệu phân tích cho thấy nguy cơ bệnh tim cao hơn 50% ở phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi. Hiện tượng mãn kinh sớm cũng được nhận thấy có liên quan với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và nhiều nguyên nhân khác tăng cao nhưng không liên quan tới nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng mãn kinh sớm với nguy cơ bệnh tim và tử vong không được nhóm nghiên cứu khẳng định.

Mãn kinh sớm dễ bị bệnh tim, chết sớm - 1

Các nhà khoa học nêu khả năng nên sử dụng liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh sớm. Ảnh: HEALTHDAY NEWS

Từ phát hiện này, nhóm nghiên cứu nêu khả năng nên sử dụng liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh sớm để giúp hạn chế nguy cơ nêu trên. Từ lâu, việc sử dụng hormone sinh dục nữ estrogen bị nghi dễ gây ung thư và đột quỵ nên nhiều chuyên gia lưu ý nguy cơ cao hơn lợi ích. Tuy nhiên, nhóm tác giả khảo sát khuyến cáo nên cân nhắc để sử dụng liệu pháp hormone đối với phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi, nhất là ở những người chưa có lý do rõ rệt để tránh liệu pháp này. Tuổi mãn kinh bình thường là vào khoảng 51 nhưng bình quân khoảng 10% phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi 45.

Let's block ads! (Why?)

Mách bạn cách làm sa tế chuẩn ngon tránh xa phẩm màu gây ung thư

Từ bây giờ bạn sẽ khỏi lo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sa tế nếu áp dụng cách làm sa tế chuẩn ngon sau đây.


100gr tôm khô

4 củ tỏi

7 nhánh sả

2 quả ớt ngọt

Ớt cay (Tùy vào độ cay mà bạn muốn làm sa tế để gia giảm lượng ớt cho phù hợp)

Dầu ăn

Nước mắm

Đường



Tôm nõn khô ngâm nước ấm khoảng 5 phút.


Sau 5 phút, rửa sạch tôm với nước vài lần rồi đổ tôm ra rổ cho ráo nước.


Tỏi bóc vỏ, sả và ớt rửa sạch, cắt nhỏ.


Cho lần lượt sả, tỏi và ớt vào máy xay sinh tố xay nhỏ, để riêng từng nguyên liệu.


Tiếp theo, cho tôm vào xay nhỏ.


Cho lần lượt sả, ớt, tỏi, tôm đã xay nhỏ vào lò vi sóng ở mức nhiệt trung bình trong khoảng 5 phút để các nguyên liệu hơi khô lại lúc nấu sẽ nhanh hơn.


Đổ dầu ăn vào chảo, cho tỏi và sả vào đảo đều đến khi thơm vàng.


Tiếp theo, bạn cho ớt và tôm xay nhỏ vào chảo đảo đều trong khoảng 5 phút.


Thêm 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường vào đảo đều cho gia vị tan hết. Đun tiếp trong khoảng 5 phút nữa thì bạn tắt bếp. Quá trình nấu nếu hỗn hợp sa tế bị đặc thì bạn đổ thêm dầu ăn vào đảo đều là được nhé!


Với sự kết hợp các nguyên liệu vô cùng đơn giản như: tôm nõn khô, ớt, sả, tỏi… đã tạo nên hương vị vô cùng đặc biệt và thơm ngon cho sốt sa tế tôm truyền thống. Sa tế tôm tự làm vừa chất lượng lại đảm bảo vệ sinh, dùng nấu canh, nấu lẩu hay làm gia vị chấm… đều ngon hết sảy đấy! Chờ sa tế nguội, bạn đổ sa tế vào lọ kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2 tháng vẫn thơm ngon nha!

Chúc bạn thành công với cách làm sa tế này nhé!

Let's block ads! (Why?)